Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
lượt xem 0
download
Giáo trình "Tổng quan du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp)" trình bày những nội dung chính như sau: Khái quát về hoạt động du lịch; nhu cầu, động cơ và điều kiện phát triển ngành Du lịch; sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch; ngành kinh doanh dịch vụ du lịch;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
- TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ- KỸ THUẬT BÌNH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TỔNG QUAN DU LỊCH NGÀNH: QUẢN TRỊ KHU RESORT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: QĐ-TC, ngày tháng năm 202… của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận)
- Bình Thuận, 2023 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. ii
- LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho học sinh trung cấp nghề Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn; đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận chủ trương tổ chức biên soạn giáo trình môn Tổng quan du lịch đang được triển khai giảng dạy. Thực hiện chủ trương trên, để giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh được thuận lợi, giáo trình Tổng quan du lịch được biên soạn và tham khảo các tài liệu, giáo trình của một số nguồn, tác giả trong và ngoài nước. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã chú ý cập nhật khá đầy đủ các tài liệu có liên quan và đưa vào một số tình huống, ví dụ minh họa được biên soạn từ các tài liệu, báo chí và quan sát thực tiễn trong các doanh nghiệp du lịch: khách sạn, nhà hàng. Mặc dù đã rất cố gắng, chúng tôi nghĩ rằng giáo trình này có thể còn hạn chế, sai sót về nội dung lý thuyết cũng như thực tiễn. Chúng tôi chân thành mong đợi nhận được sự phê bình, góp ý để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn! Bình Thuận, ngày tháng năm 2023 Tham gia biên soạn 1……………………………… 2……………………………… 3……………………………… 4……………………………… iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích KDL Khách du lịch KQT Khách quốc tế KNĐ Khách nội địa iv
- DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1. Mô tả các khái niệm về khách du lịch..............................14 Biểu đồ 3.1: Giả thuyết chu kỳ sống của khu du lịch........................79 v
- MỤC LỤC (Ban hành kèm theo Quyết định số: QĐ-TC, ngày tháng năm 202… của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận)...........i Chữ viết tắt.......................................................................................... iv Giải thích.............................................................................................iv KDL.....................................................................................................iv KQT.....................................................................................................iv KNĐ.....................................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................v MỤC LỤC...........................................................................................vi CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.......................................8 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1.................................................................8 Chương 1 là chương giới thiệu khái quát về hoạt động du lịch như du lịch, du khách, sản phẩm du lịch, quá trình hình thành và phát triển du lịch, ý nghĩa của phát triển du lịch để người học có kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo....................................................................................................... 8 1.1. Sơ lược lịch sử phát triển du lịch 9 1.1.1. Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam 9 1.3. Cơ sở hình thành và điều kiện phát triển du lịch 22 1.4. Các loại hình du lịch 30 1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch 39 vi
- 1.6. Những hạn chế của phát triển du lịch 45 CHƯƠNG 2 NHU CẦU, ĐỘNG CƠ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH............................................................................................48 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2.............................................................. 48 Mục tiêu chương 2............................................................................48 2.1. Một số tổ chức du lịch quốc tế và Việt Nam 49 2.2. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch 57 CHƯƠNG 3 SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH...............66 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3.............................................................. 66 Chương 3 là chương giới thiệu về tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch, tính thời vụ và những tác động của tính thời vụ trong du lịch. 66 Mục tiêu chương 3...........................................................................66 3.1. Tài nguyên du lịch 67 3.2. Điểm đến du lịch 74 3.3. Tính thời vụ và những tác động của tính thời vụ trong du lịch 82 CHƯƠNG 4 NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH................................93 GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4...............................................................93 4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 94 4.1.1. Khái niệm và phân loại cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 94 4.2. Lao động trong du lịch 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................104 vii
- viii
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Tổng quan du lịch 2. Mã môn học: MH09 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học 3.1. Vị trí: Môn học Tổng quan du lịch được bố trí giảng dạy sau các môn học chung. 3.2. Tính chất: Tổng quan du lịch là môn học cơ sở của các nghề khối du lịch. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học giúp người học có tầm nhìn bao quát về du lịch như khách du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch.... 4. Mục tiêu của môn học: Môn học này nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu cụ thể như sau 4.1. Về kiến thức + Mô tả được các bộ phận, yếu tố cấu thành ngành công nghiệp du lịch và đặc trưng của ngành du lịch. + Nhận biết được các điều kiện phát triển du lịch và các loại hình du lịch; + Nhận biết được tác động của ngành du lịch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. + Liệt kê và phân biệt được các loại hình kinh doanh lưu trú, ăn uống, lữ hành và dịch vụ du lịch khác. + Liệt kê các khái niệm về du lịch, động cơ du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ du lịch. + Phân loại được các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch. + Mô tả các tài nguyên du lịch và điểm đến du lịch, các nhân tố tác động đến du lịch. + Nhận biết các lĩnh vực hoạt động trong kinh doanh du lịch. tác động tích cực và tiêu cực. 4.2. Về Kỹ năng + Mô tả được quá trình phát triển của ngành du lịch thế giới, du lịch Việt Nam. 1
- + Hiểu được tính chất các vị trí công việc trong ngành du lịch nói chung, ngành khách sạn nói riêng và hình thành được ý tưởng ban đầu về nghề nghiệp chuyên sâu cho người học. + Trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ chức và quản trị lực lượng bán hàng. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức chủ động, độc lập, sáng tạo trong công việc cá nhân đồng thời phối hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn Số TT MH/ học/ tín Trong đó Tổng MĐ Mô đun chỉ số 1 2 3 4 LT TH KT I. Các môn học chung 11 15 16 15 316 6 185 15 1 5 0 0 Giáo dục 1 MH01 2 30 15 13 2 30 chính trị 2 MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1 15 Giáo dục thể 3 MH03 1 30 4 24 2 30 chất Giáo dục 4 MH04 quốc phòng 2 45 21 21 3 45 và an ninh 5 MH05 Tin học 2 45 15 29 1 45 6 MH06 Tiếng anh 4 90 30 56 4 90 Giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe 7 MH07 1 16 7 9 0 16 tình dục và phòng chống HIV/AIDS Kỹ năng 8 MH08 2 45 15 28 2 45 mềm II. Các môn học, mô đun cơ 11 12 210 83 9 75 90 45 0 sở 8 Tổng quan 9 MH09 2 45 15 29 1 45 du lịch 2
- Thời gian học tập (giờ) Học kỳ Mã Tên môn Số TT MH/ học/ tín Trong đó Tổng MĐ Mô đun chỉ 1 2 3 4 số LT TH KT Văn hoá du 10 MH10 2 30 28 0 2 30 lịch An ninh – an 11 MH11 toàn trong 2 45 15 28 2 45 khách sạn Tâm lý 3 12 MH12 45 30 13 2 45 khách du lịch Tổ chức kinh doanh nhà 13 MH13 3 45 30 13 2 45 hàng, khách sạn III. Các môn học, mô đun 19 54 40 1.095 871 29 0 90 465 chuyên môn 5 0 Marketing du 14 MH14 2 45 15 28 2 45 lịch Nghiệp vụ 15 MH15 2 45 15 28 2 45 thanh toán Tiếng anh 16 MĐ16 chuyên 4 90 30 56 4 90 ngành Nghiệp vụ 17 MĐ17 6 150 30 116 4 150 nhà hàng Nghiệp vụ lễ 18 MĐ18 6 150 30 116 4 150 tân Nghiệp vụ 19 MĐ19 6 150 30 116 4 150 buồng Nghiệp vụ 20 MĐ20 bar 4 105 15 84 6 105 Tổ chức sự 21 MH21 kiện 3 45 30 12 3 45 Thực tập tốt 22 MĐ22 nghiệp 7 315 0 315 0 315 Tổng cộng 67 1.621 429 1.139 53 226 345 585 465 3
- 5.2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra I Chương 1: Khái quát về hoạt động của ngành du lịch - Khái niệm và các bộ phận cấu thành hoạt động du lịch - Khái quát quá trình phát triển 10 3 7 của du lịch thế giới, Việt Nam - Bản chất và các đặc trưng của ngành công nghiệp du lịch - Xu hướng phát triển du lịch Bài tập thực hành II Chương 2: Nhu cầu, động cơ và điều kiện phát triển ngành du lịch - Khái niệm, các học thuyết về nhu cầu 10 2 8 - Những điều kiện phát triển du lịch - Khái niệm các động cơ du lịch Bài tập thực hành III Chương 3: Sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch - Khái niệm về sản phẩm du lịch 10 4 6 - Các loại hình du lịch Bài tập thực hành IV Chương 4: Ngành kinh doanh 10 4 5 1 dịch vụ du lịch - Các loại hình lưu trú chủ yếu - Các đặc trưng chủ yếu của ngành kinh doanh lưu trú - Phân hạng khách sạn của Việt Nam - Quá trình phát triển của ngành kinh doanh lưu trú Việt Nam 4
- Thời gian (giờ) TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra - Dịch vụ vận chuyển du lịch - Dịch vụ ăn uống - Các điểm tham quan du lịch - Các hoạt động vui chơi giải trí - Kinh doanh lữ hành và các hoạt động trung gian Bài tập thực hành V Chương 5: Quản lý nhà nước về du lịch - Vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển du lịch 5 2 3 - Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý - Nhà nước về du lịch Bài tập thực hành Tổng cộng 45 15 29 1 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đảm bảo đầy đủ điều kiện về hệ thống âm thanh, ánh sáng. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, trang thiết bị dụng cụ phục vụ trong nhà hàng, thiết bị dạy học khác 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Phải có đầy đủ bài giảng, giáo án, tài liệu, bài tập thực hành; biểu mẫu về thực đơn, giấy roki A0, bút lông đen, xanh, đỏ. 6.4. Các điều kiện khác: Bàn ghế phải được bố trí thuận tiện cho việc học tập theo nhóm, không gian phòng thực hành phải đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và thực hành theo nhóm của học sinh. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung 5
- - Kiến thức: Hiểu biết về Kết cấu và đặc điểm của sản phẩm du lịch; Các lĩnh vực và tính thời vụ của hoạt động kinh doanh du lịch; Các loại tài nguyên và cấu thành của một điểm đến du lịch; Đặc điểm và yêu cầu của lao động trong du lịch. - Kỹ năng: Phân tích được đặc điểm của sản phẩm du lịch để cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp; Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của tính thời vụ trong công việc cũng như trong hoạt động kinh doanh du lịch; Phân loại được các loại tài nguyên du lịch để có thể phát triển điểm đến du lịch thông qua những giá trị hiện có; Tự trau dồi bản thân để phù hợp với yêu cầu công việc trong tương lai... - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: học sinh phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, tôn trọng và bảo vệ những giá trị của ngành du lịch; Có ý thức chủ động, độc lập, sáng tạo trong công việc cá nhân đồng thời phố hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm. 7.2. Phương pháp đánh giá TT Loại hình kiểm Hình thức, phương Số lần (cột Thời tra, thi pháp điểm) gian (phút) 1 Kiểm tra thường Phát vấn hoặc trò 01 10 xuyên chơi 2 Kiểm tra định kỳ Trắc nghiệm 01 45 3 Thi kết thúc môn Trắc nghiệm 01 45 học 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho nghề nghiệp vụ nhà hàng khách sạn trình độ Trung cấp. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp Diễn giảng, phát vấn, minh họa trực quan, thị phạm. 6
- 8.2.2. Đối với người học: Lắng nghe, quan sát, phát biểu, thực hành cá nhân, thực hành theo nhóm. 9. Tài liệu tham khảo A. Tiếng Việt [1] Nguyễn Đình Quang, Trần Thị Thúy Lan (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Hà Nội, Hà Nội; [2] Trần Văn Thông (2004), Tổng quan du lịch, TP. Hồ Chí Minh; [3] Nguyễn Thanh Hiển (2004), Bài giảng Tổng quan du lịch, Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh; [4] Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Hà Nội; [5] Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; [6] Trương Sĩ Quý – Hà Quang Thơ (2010), Giáo trình Kinh tế du lịch, Đại học Huế; [7] Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 7
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu khái quát về hoạt động du lịch như du lịch, du khách, sản phẩm du lịch, quá trình hình thành và phát triển du lịch, ý nghĩa của phát triển du lịch để người học có kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Về kiến thức: Hiểu được đặc điểm sản phẩm du lịch; trình bày được điều kiện để phát triển du lịch; - Về kỹ năng: Phân tích được các đặc điểm của sản phẩm du lịch; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ đúng đắn khi phục vụ khách du lịch; có ý thức chủ động, độc lập, sáng tạo trong phục vụ khách cũng như gìn giữ những giá trị của sản phẩm du lịch để thu hút khách. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi ôn tập và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 8
- - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. Sơ lược lịch sử phát triển du lịch 1.1.1. Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam Lịch sử phát triển của du lịch Việt Nam cũng được xem xét qua các thời kỳ nhưng không giống như lịch sử phát triển du lịch thế giới, lịch sử phát triển du lịch Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ Phong kiến. - Thời kỳ phong kiến: Ở Việt Nam hiện tượng đi du lịch đã xuất hiện rõ nét ở thời kỳ này, đó là các chuyến du lịch của vua chúa đi tham quan thắng cảnh, lễ hội và các chuyến đi du ngoạn của các thi sĩ như Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… 9
- - Thời kỳ cận đại: Du lịch vẫn chưa phổ biến trong dân chúng, chỉ một bộ phận rất nhỏ, đó là những người có địa vị, tiền bạc biết đến du lịch. Sau khi giành được chính quyền năm 1945, du lịch Việt Nam hầu như cũng không phát triển. - Thời kỳ sau năm 1975: Đến sau năm 1975 khi đất nước được độc lập hoàn toàn, các chuyến đi du lịch của cán bộ công nhân viên và người lao động có nhiều thành tích được nhà nước đài thọ theo chương trình điều dưỡng đã tăng lên nhanh chóng. Sau năm 1990 khi chính sách đổi mới và thực hiện đổi mới nền kinh tế đã gặt hái được những thành công thì du lịch trở thành xu hướng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư. Các hoạt động du lịch đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn các loại hình, chi tiêu và thời gian. Du lịch không chỉ diễn ra trong nước mà cả các chuyến đi du lịch ra nước ngoài cũng dần tăng lên. Sự phát triển của du lịch Việt Nam được đánh dấu qua các giai đoạn: - Ngày 9/7/1960 Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập, trực thuộc sự quản lý của Bộ Ngoại thương. Ngày 12/9/1969 ngành du lịch lại được giao cho Bộ Công an và Văn phòng Thủ tướng trực tiếp quản lý, giai đoạn này chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, những người có thành tích trong chiến đấu, lao động và học tập. - Ngày 27/6/1978 Tổng cục Du lịch Việt Nam thuộc Hội đồng Bộ trưởng được thành lập. Qua nhiều lần tách nhập vào các bộ phận khác nhau, đến cuối năm 1992 Tổng cục Du lịch lại được thành lập trở lại. - Ngày 31/7/2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam được thành lập thông qua Nghị quyết của Quốc hội khóa 12, và Tổng cục Du lịch hiện nay trực thuộc Bộ. 1.1.2. Lịch sử phát triển du lịch thế giới Lịch sử phát triển của du lịch thế giới trải qua các thời kỳ: - Thời kỳ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại: Hiện tượng đi du lịch đã xuất hiện, đó là các chuyến đi của các nhà chính trị và thương gia. 10
- Sau đó loài người đã phát hiện ra nguồn nước khoáng có khả năng chữa bệnh, thì loại hình du lịch chữa bệnh xuất hiện. Thời kỳ này hoạt động du lịch còn mang tính tự phát do các cá nhân tự tổ chức. - Thời kỳ văn minh La Mã: Người La Mã đã tự tổ chức nhiều chuyến tham quan các ngôi đền và Kim tự tháp Ai Cập, các ngôi đền ven Địa Trung Hải. Thời kỳ này xuất hiện loại hình du lịch công vụ và tham quan. Đó là cuộc hành trình của các thương gia và các Hầu tước, Bá tước… Thời kỳ này con người đã bắt đầu có sự ham muốn các chuyến đi để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Do đó số người đi du lịch tăng lên và lúc này du lịch bắt đầu trở thành cơ hội kinh doanh. - Thời kỳ phong kiến: Hoạt động du lịch hình thành rộng rãi hơn, các chuyến đi nhằm mục đích lễ hội ngắm cảnh, giải trí của các tầng lớp vua chúa, quan lại phát triển mạnh; các khu vực có giá trị chữa bệnh và phục hồi sức khỏe thu hút đông đảo khách du lịch. Các hoạt động buôn bán của các thương gia phát triển nhanh không chỉ diễn ra trong một nước mà còn lan rộng sang các nước xung quanh, do đó loại hình kinh doanh công vụ phát triển. Các hoạt động phục vụ ăn uống nghỉ ngơi, vui chơi cũng hình thành và phát triển rõ hơn, du lịch lúc này được định hình với tư cách là một ngành kinh tế - ngành du lịch. - Thời kỳ cận đại: Hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch mới chỉ tập trung ở một số nước tư bản có nền kinh tế phát triển, du khách vẫn tập trung chủ yếu vào các nhà tư bản giàu có, giới quý tộc trong xã hội. - Thời kỳ hiện đại: Sự phát triển của công nghiệp và những phát minh về khoa học đã tạo ra cho du lịch bước tiến nhanh chóng, đó là sự xuất hiện của xe lửa, ô tô; đặc biệt khi xuất hiện máy bay thì du lịch trở thành nhu cầu quan trọng đối với mọi người. Du lịch với tư cách là một ngành kinh tế chỉ mới thực sự xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Đó là năm 1841 Thomas Cook (người Anh) đã tổ chức chuyến đi du lịch đông người đầu tiên trong nước, sau đó ra nước ngoài, đánh dấu sự ra đời của tổ chức kinh doanh lữ hành. 11
- Vào những năm 1880 các nước như Pháp, Thụy Sỹ, Áo có hoạt động kinh doanh khách sạn hiện đại rất phát triển. Đặc biệt từ những năm 1950 trở về đây ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu có tính phổ biến trong quảng đại quần chúng trên thế giới. 1.2. Du lịch, du khách và sản phẩm du lịch 1.2.1. Du lịch và du khách 1.2.1.1. Du lịch Khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến. - Tiếp cận dưới giác độ nhu cầu: Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được. - Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. - Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” - Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” Bài giảng này dựa theo khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) để tiếp cận các nội dung. 1.2.1.2. Du khách a) Khái niệm 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 1 - PGS. TS Lê Anh Tuấn
165 p | 237 | 46
-
Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 2 - PGS. TS Lê Anh Tuấn
156 p | 100 | 25
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn (Nghề: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
156 p | 120 | 18
-
Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 1 - ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều
96 p | 90 | 18
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn (Nghề: Quản trị nhà hàng)
150 p | 87 | 17
-
Giáo trình Tổng quan du lịch
198 p | 51 | 17
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú du lịch - Nguyễn Thị Oanh
92 p | 125 | 14
-
Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
102 p | 37 | 13
-
Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 2 - ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều
136 p | 89 | 12
-
Giáo trình Tổng quan du lịch (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp) - Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn
100 p | 27 | 11
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai
78 p | 48 | 10
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
78 p | 52 | 10
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
75 p | 70 | 9
-
Giáo trình Tổng quan du lịch (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
102 p | 37 | 9
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
46 p | 41 | 9
-
Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn (Ngành: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
88 p | 56 | 8
-
Giáo trình Tổng quan du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
85 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn