intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kinh tế nông nghiệp: Phần 1 - TS. Đỗ Quang Quý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

22
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kinh tế nông nghiệp: Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn kinh tế nông nghiệp; kinh tế các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp; tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp: Phần 1 - TS. Đỗ Quang Quý

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc kinh tÕ & QTKD Th¸i Nguyªn TS. §ç Quang Quý (Chñ biªn) Gi¸o tr×nh Kinh tÕ n«ng nghiÖp 1 Nhµ xuÊt b¶n ®¹i häc Th¸i Nguyªn – 2007
  2. LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế nông nghiệp là môn học quan trọng cho phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt trong xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập của sinh viên chuyên ngành kinh ế nông nghiệp, tập thể giáo viên khoa kinh tế trường Đại t học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên giới thiệu cuốn giáo trình kinh tế nông nghiệp. Giáo trình kinh t nông nghiệp được biên soạn trên cơ sở các giáo trình ế liên quan đã được sử dụng ở các trường đại học: giáo trình kinh tế nông nghiệp của trường đại học Kinh tế quốc dân; giáo trình kinh tế nông nghiệp, phân tích kinh tế nông nghiệp của trường đại học nông nghiệp Hà Nội; cùng một số giáo trình và tài li u của các nhà giáo giàu kinh nghiệm đã giảng dạy kinh tế nông ệ nghiệp; của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Phân công biên so giáo trình: TS. Đỗ Quang Quý chủ biên, biên soạn ạn các chương 1, 4, 5, 7 và 8; ThS. Nông văn Tưng biên soạn chươn g 2, 3; ThS. ợ Đồng Văn Tuấn biên soạn chương 10; ThS. Nguyễn Văn Công biên soạn chương 6, 9. Đây là cuốn giáo trình được tập thể tác giả biên soạn lần đầu, nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp, cùng các độc giả để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Tập thể tác giả 2
  3. Chương I ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp mở ra vào cuối thế kỷ XVIII, rồi cách mạng khoa học kỹ thuật giữa thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI có nhiều ngành ra đời và phát triển lớn mạnh: công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, viễn thông, công nghệ tin học…Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là một trong hai ngành sản xuất vật chất rất quan trọng, bởi những đóng góp sau đây: 1.1. Nông nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Nhiều sản phẩm của nông nghiệp: lương thực, thực phẩm đều là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ăng Ghen đã từng khẳng định: "trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở và mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo…" [ 1], Việt Nam ta có câu "Có thực mới vực được đạo". Xã hội càng phát triển, với dân số ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về số lượng, chủng loại đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Điều quan trọng là, dù trình độ khoa học - công nghệ có hiện đại đến mấy cũng chưa có ngành nào thay th ế ngành nông nghiệp để tạo ra lương thực thực phẩm cho xã hội. Với trình độ phát triển của khoa học ngày nay, vẫn chưa có một ngành sản xuất nào có thể thay thế được, thiếu những sản phẩm thiết yếu đó, con người không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, vấn đề an ninh lương thực đối với mỗi quốc gia là rất quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu l ương thực - thực phẩm, mỗi Quốc gia có những con đường khác nhau: nhập khẩu đối với các nước ít dân (Bruney, [1] M¸c-¡ng Ghen TuyÓn tËp, TËp II, Nhµ XuÊt b¶n Sù thËt, Hµ Néi n¨m 1962, trang 264 3
  4. Singapo…); hoặc chương trình " đổi dầu lấy lương thực" như Iran, Iraq… Điều đó chỉ phù hợp với những nước có dân số thấp. Những nước có dân số đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam phải tự sản xuất mới đảm bảo an toàn lương thực 1.2. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến Các ngành công nghiệp chế biến như: công nghiệp giấy, công nghiệp dệt, công nghiệp rượu, bia, công nghiệp giầy da, công nghiệp dầu ăn, công nghiệp đồ hộp… sử dụng chủ yếu nguyên liệu đầu vào được sản xuất từ những sản phẩm của nông nghiệp. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu sản phẩm thiết yếu của cuộc sống cần phải được bảo quản, chế biến đa dạng hơn. Bởi vậy, sự phát triển của ngành nông nghiệp có tác động thúc đẩy cho công nghiệp nhẹ; đặc biệt là công nghiệp chế biến cùng phát triển theo. 1.3. Nông nghiệp cung cấp hàng hoá xuất khẩu Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, mỗi quốc gia có lợi thế phát triển cây trồng, vật nuôi khác nhau hình th ành lợi thế so sánh giữa các quốc gia về phát triển thương mại quốc tế. Vì thế, các quốc gia có lợi thế về phát triển nông nghiệp sẽ xuất khẩu nông sản, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghi p ệ hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập về ngoại tệ hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị. Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đã tăng nhanh: năm 2000 hàng nông sản đạt 2.563,3 triệu Đôla, hàng lâm sản đạt 155,7 triệu Đôla, hàng thuỷ sản đạt 1.478,5 triệu Đôla; năm 2005 hàng nông sản đạt 4.467,4 triệu Đôla, hàng lâm sản đạt 252,5 triệu Đôla, hàng thuỷ sản đạt 2.732,5 triệu Đôla. 1.4. Nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp sức lao động cho các ngành kinh tế khác Nền kinh tế càng phát triển đều có mức tăng tỷ trọng cả về giá trị cũng như lao động của các ngành phi nông nghiệp; còn ngành nông nghiệp có xu 4
  5. hướng ngược lại. Xu hướng này có tính quy luật là do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của các ngành tác động vào nông nghiệp; đồng thời những tiến bộ kỹ thuật của bản thân nông nghiệp dẫn tới năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng. Khi năng suất trong nông nghiệp t ăng, một bộ phận lao động của nông nghiệp sẽ cung cấp cho các ngành phi nông nghiệp. Vì thế, nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp sức lao động cho các ngành kinh tế khác. Ở Việt Nam, lao động nông nghiệp năm 2000 là 65,1%; năm 2006 giảm đi còn 55,7% 1.5. Nông nghiệp nông thôn là thị t rường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác Nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác phát triển như công nghiệp hoá học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, d vụ sản xuất và đời sống. Sự phát triển ổn định của nông ịch nghiệp đòi hỏi phải cung cấp một lượng hàng ổn định về vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông cụ cũng như các m hàng tiêu dùng công ặt nghiệp như, xà phòng, giấy vở, dệt may… Vì thế, nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao: năm 1995 ỷ lệ dân số nông thôn so với tổng dân số cả nước là 79,25%, t năm 2000 là 75,82%, đ năm 2005 vẫn còn ở mức rất cao là 73,12%. Do đó, ến phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn, là điều kiện để họ tăng khả năng tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác, là cơ sở thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. 1.6. Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng Phát triển nông nghiệp ở bất cứ nước nào, cũng gắn liền với việc sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng, thực vật và động vật. Một nền nông nghiệp phát triển, ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên, còn phải góp phần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống suy giảm các nguồn lực, mất đa dạng sinh học, chống ô nhiễm môi 5
  6. trường. Đó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững. Một nền nông nghiệp phát triển không bền vững, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên không khoa học sẽ đều phải trả giá do những thảm hoạ của thiên nhiên như: hạn hán, lũ quét, hiệu ứng nhà kính… Hơn nữa, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của người nông dân. Vì thế, ở đâu có s xuất nông nghiệp thì ở đó có dân, l c ản ự lượng nòng cốt giữ gìn an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp là một ngành kinh tế đặc biệt, khác với công nghiệp và các ngành kinh tế khác ở lĩnh vực sản xuất, đầu tư và lưu thông hàng hoá. Để phát triển đúng đắn nền nông nghiệp, việc xem xét và phân tích các đặc điểm của ngành là rất cần thiết. 2.1. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật Trong khi đối tượng sản xuất của công nghiệp phần lớn là các vật vô chi vô giác, thì nông nghiệp có đối tượng sản xuất là sinh vật. Sinh vật bao gồm các cây trồng, vật nuôi và các sinh vật khác. Chúng có các quy luật tự nhiên riêng (sinh trưởng, phát triển, phát dục, diệt vong) và đồng thời lại chịu tác động rất nhiều từ ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì thế, trong công nghiệp con người có thể tác động vào đối tượng sản xuất ở bất cứ phạm vi và mức độ nào theo ý muốn, thì trong nông nghiệp con người phải nhận thức cho được quy luật sinh học và quy luật tự nhiên để cho sinh vật phát triển theo chiều hướng có lợi cho con người. Mọi sự can thiệp phù hợp với quy luật sinh học và quy luật tự nhiên là một yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình sản xuất nông nghiệp nào. 2.2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Trong công nghiệp, đất đai là nơi làm nền móng nhà xưởng, thì địa hình, chất lượng đất không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu quả của ngành. Còn trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thường thì không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Đất 6
  7. đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt là vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, vì đất đai chịu sự tác động của con người như cày, xới để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động, vì nó phát huy như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có s n xuất nông nghiệp. Vì thế số l ượng và chất ả lượng đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và cả vùng. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Chỉ có thông qua đất đai, các tư liệu sản xuất mới tác động đến cây trồng, việc sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả sản xuất. Từ đây, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý để vừa làm tăng năng suất đất đai, vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai. Quỹ đất đai phải được bảo tồn cho lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài. 2.3. Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt Tích tụ và tập trung cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, ở đâu có đất, có người là ở đó có sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, mỗi vùng rất khác nhau về địa hình, về khí hậu thời tiết, dẫn tới những khác nhau về quy hoạch và bố trí sản xuất trên mỗi vùng, lãnh thổ. Đặc điểm này do tính chất của đất đai quy định. Hơn nữa, đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu có địa bàn trải rộng. Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống ở đó và thời tiết khí hậu. Mỗi vùng có một hệ thống kinh tế - sinh thái riêng. Do đó, mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng, sinh vật phù hợp với lợi thế so sánh ở từng vùng đó. Vì thế, việc thực hiện sản xuất chuyên môn hoá gắn liền với phát triển tổng hợp là đặc thù của mỗi vùng. 2.4. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao Các cây trồng, vật nuôi ngoài sự tác động trực tiếp của con người cần phải có thời gian tác động của tự nhiên nữa, quá trình kết hợp đó không ăn khớp nhịp nhàng, mà xen kẽ nhau, do vậy trong nông nghiệp có lúc thời vụ nhàn rỗi và có 7
  8. lúc rất căng thẳng (gieo trồng, thu hoạch). Để giảm bớt tính thời vụ, chúng ta cần giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - kỹ thuật như bố trí sản xuất chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, mở rộng thêm các ngành nghề, đa dạng hoá trong kỹ năng lao động và đa dạng hoá trong trang bị công cụ lao động có tính vạn năng. Về kỹ thuật cần tìm cây trồng, vật nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. Trên đây là nh ững đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp của mọi quốc gia. Nông nghiệp Việt Nam ngoài những đặc điểm trên, còn một số đặc điểm riêng sau: 2.5. Nông nghiệp Việt Nam phát triển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường Người sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông dân, còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các quy luật cung cầu và cạnh tranh. Năng suất lao động thấp, ruộng đất manh mún đã cản trở rất nhiều trong quá trình tập trung hoá sản xuất và cơ giới hoá nông nghiệp. Để đưa nông nghi p Việt Nam đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao cần ệ thiết phải hoàn thiện chiến lược trong mọi lĩnh vực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, sự đổi mới của nền kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã thể hiện xu hướng tích cực: năm 1989 chiếm 52% giá trị nông sản xuất khẩu; năm 2002 chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, và có tới 9 trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của toàn nền kinh tế (gạo, cà phê, cao su, chè, đậu phộng, hạt điều, hạt tiêu, rau quả và hải sản). 2.6. Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới, Á nhiệt đới ẩm, có pha trộn khí hậu ôn đới Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nước ta một số thuận lợi và khó khăn sau đây: 8
  9. * Thuận lợi - Có tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi phong phú, có cả những sản phẩm vùng nhiệt đới: cao su, cà phê; và ôn đới như: su hào, bắp cải, súp l ơ, cà chua, hành tây... điều quan trọng là cây trồng phát triển bốn mùa. - Có lượng mưa tương đối lớn cùng với hệ thống sông, suối nhiều đáp ứng nước tưới cho cây trồng và phát triển ngành chăn nuôi thuỷ sản thuận lợi. * Khó khăn - Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã làm cho nước ta có lượng mưa rất lớn, bình quân từ 1600 - 1800 mm một n ăm, song lượng mưa này chỉ tập trung vào vài ba tháng: Miền Bắc vào tháng 5, 6, 7, miền Trung tháng 7, 8, 9 và miền Nam là tháng 10, 11, 12 vừa gây ra lũ lụt, bão, vừa gây ra hạn hán. - Khí hậu nóng ẩm đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh nhanh và phá hoại các thành quả lao động của nông dân. - Địa hình đất không bằng phẳng, có độ dốc cao, nhất là vùng trung du và miền núi, mưa to gây ra xói mòn, lũ quét, sạt lở đất. Bởi thế, trong quá trình phát triền nền nông nghiệp của đất nước, chúng ta cần tìm mọi cách để phát huy hết những mặt thuận lợi và hạn chế đến mức tối đa những mặt khó khăn của nó, bảo đảm cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp có sự phát triển nhanh, vững chắc và bền vững. 3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 3.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Khi xã hội loài người đang còn ở trình độ thấp, nền kinh tế chỉ mới có vài ngành sản xuất chủ yếu, thì các môn khoa học cơ bản đóng vai trò m đường, ở chỉ lối cho sản xuất phát triển. Thế nhưng, khi xã h đã phát triển ở trình độ ội cao, phân công lao động đã đi vào tỷ mỉ, thì có rất nhiều ngành kinh tế mới hình thành và phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng đó, đã làm cho các môn khoa học cơ bản không thể đảm đương nổi vị trí trước đây của nó. Chính vì vậy 9
  10. cần thiết phải ra đời các môn kinh tế ngành. Kinh tế nông nghiệp ra đời cũng là một tất yếu khách quan. Đối tượng của môn học là nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong nông nghiệp nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển theo xu hướng của nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội, sự phát triển hài hoà của nông nghiệp với công nghiệp và thành thị với nông thôn, giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Tất cả những vấn đề trên được xem xét trên cơ sở vận dụng những nguyên lý kinh tế học trong điều kiện cụ thể của nông nghiệp với hoàn cảnh kinh tế chính trị và xã hội của mỗi nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học Kinh tế nông nghiệp là môn học cơ sở cho các môn khoa học kinh tế khác trong nông nghi p nh ư kinh tế nông hộ, kế toán nông nghiệp, tài chính nông ệ nghiệp, Marketing trong nông nghiệp và quản trị kinh doanh nông nghiệp... Nó đặt nền tảng cơ sở lý luận để nghiên cứu các môn học trên. Nhiệm vụ bao trùm của môn kinh tế nông nghiệp là sự góp phần thực hiện đúng đắn và có hiệu quả, phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta. Để làm được chức năng đó, khoa học kinh tế nông nghiệp có nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Hệ thống hoá các nguyên lý kinh tế, áp dụng vào nông nghiệp và xây dựng cơ sở lý luận làm cho quá trình phát triển bền vững nền nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, chính trị và xã hội của mỗi nước. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó tìm ra những bài học bổ ích cho sự phát triển bền vững nông nghiệp nước ta. - Đánh giá các mặt kinh tế, kỹ thuật của các nguồn lực và c ác yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng các nguồn lực đó. - Phân tích, đánh giá thị trường và trao đổi thương mại trong nông nghiệp và các ngành có liên quan. - Tăng cường nhận thức về môi trường chính sách trong nước và quốc tế 10
  11. góp phần xác định các hướng ưu tiên và chính sách trong nghiên ứu và phát c triển nông nghiệp nông thôn. 3.3. Nội dung nghiên cứu của môn học Các nội dung nghiên cứu của môn học được trình bày thành 10 chương: chương I Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên c môn kinh tế nông ứu nghiệp; chương II Kinh tế các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp; chương III Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp; chương IV Các nguyên tắc ra quyết định của sản xuất nông nghiệp; chương V Cầu và cung trong nông nghiệp; chương VI S xuất hàng hoá trong nông nghiệp; chương VII Kinh ế th ương ản t mại trong nông nghiệp; chương VIII Phát tri n nông nghiệp bền vững; ch ương ể IX Kinh tế sản xuất ngành trồng trọt; chương X Kinh tế sản xuất ngành chăn nuôi 3.4. phương pháp nghiên cứu của môn học 3.4.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm biện chứng cho biết, những nguồn lực được sử dụng trong nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của sản xuất. Mối quan hệ nhân quả đó luôn khăng khít và hữu c ơ. Năng suất, chất lượng và hiệu quả luôn luôn gắn liền với khả năng khai thác các ngu n lực khan hiếm và đầy những biến ồ động của thị trường. Vì thế, việc tác động vào yếu tố này, sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác theo quan hệ nhân quả. Ví dụ, đổi mới giống thì năng suất tăng, năng suất tăng thì giá sẽ giảm… Quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu các hiện tượng về phát triển nông nghiệp, chúng ta phải dựa vào các tài liệu thể hiện sự phát triển theo thời gian của các hiện tượng kinh tế với nhau theo thứ tự của chúng. Từ những kết quả phân tích theo các mốc thời gian, chúng ta thấy được xu hướng vận động và có cơ sở xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Ví dụ, hiện tại năng suất lúa đạt 10 tấn /1 ha, thì việc xây dựng chỉ tiêu cho năng suất lúa trong tương lai (do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới) phải đạt cao hơn năng suất hiện tại. 3.4.2. Phương pháp thống kê - phân tích Với những sự kiện và con số mà phương pháp thống kê đã thu thập, biểu 11
  12. hiện bản chất số lượng các hiện tượng kinh tế. Đặc biệt quan trọng khi sử dụng phương pháp này là nguồn số liệu rất lớn, thì có thể lựa chọn mẫu số liệu, kiểm tra và đánh giá chúng để có được một đặc trưng về số liệu của số lớn đó. Ta sử dụng những đặc trưng của số liệu mà tiến hành phân tích so sánh để thấy xu hướng hoặc động thái của các hiện tượng kinh tế. 3.4.3. Phương pháp toán Sử dụng phương pháp toán trong vi c nghiên cứu các mối quan hệ giữa ệ các lượng của đầu vào, đầu ra; giữa giá với cung, cầu…Đây là công cụ hữu ích trong nghiên cứu, đưa ra các k luận liên quan khi sử dụng ph ương pháp toán ết trong việc ra quyết định lựa chọn các đầu vào tối ưu để tạo ra sản phẩm tối đa. 3.4.4. Phương pháp thực nghiệm giả thiết Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu môn học kinh tế nông nghiệp, tương tự như phương pháp thí nghi m sử dụng trong nghiên cứu khoa ệ học tự nhiên và khoa h kỹ thuật. Ph ương pháp này thường sử dụng các giả ọc định, giả thiết với logíc trừu tượng của mình sẽ đặt ra rất nhiều khả năng, nhiều quan hệ kinh tế, từ đó có lời giải cho một vấn đề nào đó sẽ chính xác hơn. Ví dụ, trên thị trường lúa gạo, tại một thời gian và một địa điểm có nhiều người bán và nhiều người mua. Vì cả hai đều hướng vào tìm kiếm sự thoả mãn tối đa lợi ích. Từ đó, có thể giả thiết là người bán tối đa hoá thu nhập nên họ bán với giá thấp hơn sẽ bán được nhiều hơn; giả thiết là người mua tối đa hoá độ thoả dụng nên họ sẽ tìm đến người bán rẻ và đáp ứng yêu cầu sử dụng của họ. Với giả thiết trên, chúng ta sẽ kết luận xác đáng cho cả hai nhóm. 12
  13. Tóm tắt chương 1 1, Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội, trước hết nông nghiệp sản xuất và cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội loài người tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị, cung cấp ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hoá thông qua xuất khẩu, là thị trường tiêu thụ về tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng của công nghiệp. 2, Nông nghiệp có những đặc điểm nói chung trước hết là hệ thống không gian rộng lớn, phức tạp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rõ rệt. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế trong nông nghiệp, hoạt động của sản xuất nông nghiệp gắn với cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi, sản xuất mang tính thời vụ cao. Ngoài những đặc điểm trên, còn có những đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam, một nền nông nghiệp lạc hậu, phân tán, sản xuất nông nghiệp tiến hành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới ẩm thuộc khu vực gió mùa Đông Nam Á có pha trộn tính chất ôn đới có nhiều thuận lợi rất cơ bản, đồng thời có những khó khăn lớn. 3, Kinh tế nông nghiệp là môn kh oa học xã hội, nghiên cứu các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thuộc phạm vi nông nghiệp, nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại v.v...Bởi vậy, ngoài các phương pháp nghiên ứu thường sử dụng, nghiên cứu kinh tế nông c nghiệp còn sử dụng các phương pháp toán tối ưu, hàm sản xuất v.v... 13
  14. Câu hỏi ôn tập chương 1 1, Phân tích vị trí của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân. 2, Phân tích những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam, từ những đặc điểm đặt ra những vấn đề kinh tế gì đáng chú ý? 3, Trình bày và làm rõđối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn kinh tế nông nghiệp. 14
  15. Chương II KINH TẾ CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng đều cần có ba nhóm yếu tố: đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quy mô và ch l ượng của ất các yếu tố trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên (rừng, biển, động thực vật, nguồn nước) và môi trường - gọi chung là nguồn lực, quy định quy mô và hiệu quả của ngành nông nghiệp. Việc khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực tạo nên trạng thái cân bằng của nông hộ, của các vùng và toàn ngành nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và tích luỹ cho nông nghiệp. Nước ta, trong những năm g đây GDP c a nông nghiệp được tăng ần ủ trưởng ở mức 5,3% mỗi năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,3%, lâm nghiệp tăng 1,5%/năm và thuỷ sản t ăng 11,2%/năm (tính bình quân 3 năm 2001 - 2003) [ 2 ] một mức tương đối phổ biến của thế giới. Nghiên cứu kinh tế các nguồn lực cần phải đứng trên quan điểm kinh tế, xã hội và môi trường mà xem xét, để từ đó có các chính sách sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn lực. Tùy theo đặc điểm về hoạt động của sản xuất nông nghiệp mà các nguồn lực trên được sử dụng ở phạm vi và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, các nguồn lực này luôn luôn mang tính cạnh tranh giữa các phương thức khai thác, sử dụng khác nhau trong từng ngành kinh tế, cho từng loại sản phẩm. Kinh tế các nguồn lực trong nông nghiệp, đó là phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. 1. KINH TẾ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP Đất tự nhiên được phân thành các nhóm: đất nông, lâm, ngư nghiệp; đất thổ cư; đất chuyên dùng và đất khác. Đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp gọi là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp gồm các nhóm: đất [ 2] Kinh tÕ - x· héi ViÖt Nam 3 n¨m 2001- 2003 Tæng côc Thèng kª NXB Thèng kª Hµ Néi 2003 trang 181 15
  16. trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất có khả năng nông nghiệp. Đất được canh tác thường xuyên với các cây trồng hàng năm gọi là ruộng đất. 1.1. Vai trò, đặc điểm kinh tế của đất đai trong nông nghiệp 1.1.1. Vai trò của đất đai Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Trên phương di n này, đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. ệ Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến sự thành công của các chính sách kinh tế khác. Vì thế, người sử dụng đất cần phải bảo vệ, và quản lý đất đai theo đúng luật định. Ở Việt Nam, quỹ đất nông nghiệp năm 2000 là 12.644, 3 nghìn ha, n ăm 2002 tăng lên 12.831, 6 nghìn ha, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 -2000 là 3,7%, trong đó di n tích cây lâu năm tăng 9,9% và cây hàng năm tăng 2,7%. ệ Đặc biệt là diện tích lúa giảm 1,1% (giai đoạn 2001-2002 so với giai đoạn 1996- 2000), cụ thể là năm 2000 có 7.666, 3 nghìn ha, năm 2002 giảm xuống còn 7.504,3 nghìn ha.[3] Điều này cho thấy, việc sử dụng đất của người dân đã có xu hướng thay đổi, giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích những cây trồng hàng hoá cho giá trị kinh tế cao. 1.1.2 Đặc điểm kinh tế của đất đai nông nghiệp 1.1.2.1. Đất đai là sản phẩm tự nhiên Đất đai là sản phẩm tự nhiên. Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên, thông qua lao động, con người làm tăng giá [3] Kinh tÕ-X· héi ViÖt Nam 3 n¨m 2001- 2003 Tæng côc Thèng kª NXB Thèng kª Hµ Néi 2003 trang 181 16
  17. trị của đất đai và độ phì nhiêu của nó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Vì thế, việc quản lý và sử dụng đất đai tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, việc quản lý và sử dụng đất đai đã được khẳng định trong luật đất đai năm 1993 và luật đất đai được bổ sung và sửa đổi năm 2003: " Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà n ước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tổ chức, các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài". Tuy nhiên, luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng đất đai sẽ thuộc người sản xuất, nông dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê. 1.1.2.2. Diện tích đất có hạn Diện tích có hạn trước hết là do giới hạn bởi mặt địa cầu, chỉ có khoảng 1/4 diện tích là đất liền còn khoảng 3/4 diện tích là đại dương. Diện tích đất có hạn do giới hạn trong từng phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia theo ranh giới mà lịch sử đã định, và sự có hạn về diện tích đất của sản xuất nông nghiệp còn thể hiện khả năng có hạn về khai hoang, t ăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của việc đô thị hoá, hiện đại hoá và xây dựng nhà ở để đáp ứng với dân số ngày càng tăng. Vì thế trong dài hạn đường cung đất đai là đường thẳng đứng, còn trong ngắn hạn đường cung về đất đai trên thị trường vẫn là đường xiên tỷ lệ thuận theo giá đất (nó phản ánh mối quan hệ diện tích một loại đất nào đó có thể bán ra thị trường ứng với một giá đất nhất định ở những thời điểm xác định). 1.1.2.3. Đất đai nông nghiệp nếu được sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của nó không ngừng tăng lên Nét đặc biệt của đất đai - là tư liệu sản xuất ở chỗ, nó khác các tư liệu sản xuất khác ở quá trình sử dụng: các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng đi, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý sẽ tốt hơn lên. Đặc điểm này là 17
  18. do đất đai có độ phì nhiêu. Tuỳ theo mục đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu của đất ra thành các loại sau: độ phì nguyên thủy, độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng và độ phì nhiêu kinh tế. Độ phì nguyên thuỷ là độ phì có từ khi hình thành trái đất. Độ phì tự nhiên là do kết quả của quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì nhân tạo là do kết quả của sự tác động ý thức của con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý (cầy, bừa, bón phân, luân canh cây trồng và t ưới tiêu) có căn cứ khoa học để thoả mãn mục đích của con người. Độ phì nhiêu tiềm tàng là hàm lượng các chất dinh dưỡng đất tính ở thời điểm nào đó. Nó là kết quả của sự tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, con người. Độ phì nhiêu kinh tế là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyên môn hoá của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Ngoài ra, người ta còn chia độ phì nhiêu của đất thành độ phì nhiêu tuyệt đối và độ phì nhiêu tương đối. Độ phì nhiêu của đất là một tiêu thức quan trọng để đánh giá kinh tế đất, phân hạng đất và bố trí hợp lý cây trông, vật nuôi để vừa khai thác tốt đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất. Từ đặc điểm này trong nông nghiệp cần phải: - Quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo luật định. - Phân loại đất đai một cách chặt chẽ theo quy định. - Bố trí sản xuất nông nghiệp một cách chính xác. - Thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất. 1.1.2.4. Vị trí của đất đai là cố định Trong khi các tư liệu sản xuất khác được sử dụng, chúng có thể được di chuyển từ vị trí không thuận lợi sang vị trí thuận lợi hơn, thì v đất đai lại ới ngược lại. Chúng ta không thể di chuyển đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên đất đai ở những nơi có đất mà thôi. Vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hoá học, sinh thái của đất đai và cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng, thực hiện 18
  19. phân bố quy hoạch đất đai cho các m tiêu sử dụng một cách thích hợp, xây ục dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn. 1.2. Nguyên tắc sử dụng đất đai 1.2.1. Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý. Sử dụng đầy đủ có nghĩa là đất đai được sử dụng hết: không có diện tích đất bị bỏ hoang hoá, nhất là đất canh tác, càng trồng nhiều vụ trong năm càng tốt. Xen canh, gối vụ để tăng hệ số sử dụng là biện pháp khai thác triệt để quỹ đất. Sử dụng hợp lý là mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất, để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi vừa giữ gìn bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Việc phân vùng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. 1.2.2. Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao. Đây là k quả của nguyên tắc thứ nhất về sử dung đất đai. Muốn biết ết được hiệu quả về sử dụng đất đai cần phải tính được năng suất đất đai và năng suất cây trồng, giá cả của đất đai (thường là giá thuê đất). Để nâng cao năng suất cây trồng, cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra cần nâng cao n ăng suất đất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Vấn đề đặt ra là, trong điều kiện có thị trường đất đai, diện tích nông trại cần được mở rộng đến mức nào? Nguyên tắc chung là mở rộng sản xuất khi đến mức thu thêm về sản phẩm trên một đơn vị diện tích bằng với mức chi phí thêm (bao gồm chi phí đi thuê, phục hồi và cải tạo đất…) trên một đơn vị diện tích đó 1.2.3. Đất đai cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững Sự bền vững trong sử dụng đất đai có ngh là cả về số l ượng và chất ĩa lượng đất đai phải được bảo tồn không những đáp ứng được mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng cả thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì thế, cần đảm bảo hài hoà phương thức sử dụng đất đai vì lợi ích tr ước mắt kết hợp 19
  20. với lâu dài.Việc quy hoạch đất đai, áp dụng các biện pháp canh tác tích cực là yếu tố quyết định để quản lý và sử dụng đất bền vững. 1.3. Những chỉ tiêu kinh tế về sử dụng đất đai trong nông nghiệp Để đánh giá kinh t việc sử dụng đất đai, người ta thường dùng một hệ ế thống chỉ tiêu sau: diện tích và tỷ lệ diện tích đất đai đã sử dụng cho nông lâm ngư nghiệp trên quỹ đất. Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai phân bố cho các ngành trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chưa được sử dụng. Hệ số sử dụng đất (còn gọi là hệ số lần trồng) là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm. Số lượng và giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích. Giá thuê một đơn vị diện tích đất. Những chỉ tiêu đánh giá về hệ sinh thái đồng ruộng trên mỗi loại đất (bao gồm động vật, thực vật, nguồn nước, các chỉ tiêu về môi trường). Các chỉ tiêu trên phải được sử dụng và xem xét một cách toàn diện, vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một góc độ nhất định của kinh tế sử dụng đất. 2. KINH TẾ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1. Nguồn lao động trong nông nghiệp và vai trò của nó Trong quá trình s xuất, con ng ười sử dụng công cụ lao động tác động ản lên đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt; đồng thời con người còn tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên để phục vụ theo yêu cầu của con người. Lao động là hoạt động có ích của con người, nguồn lao động trong nông nghiệp là toàn bộ những người lao động có khả năng và tham gia lao động trong nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp biểu hiện ở cả số lượng và chất lượng. Số lượng lao động được thể hiện ở độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Ở Việt Nam, nguồn lao động được quy định: những người có độ tuổi từ 15 đến 60 đối với nam và 15 đến 55 đối với nữ. Lực lượng lao động trong độ tuổi là những lao động chính trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ngoài ra, trong nông nghiệp còn có những lao động trên độ tuổi và dưới độ tuổi, gọi là lao động phụ. Trong nông nghiệp chúng ta quy đổi lao động chính và lao động phụ thành lao động 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1