Giáo trình Kỹ thuật phục hình cố định (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Kỹ thuật phục hình cố định (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp cho người học về kiến thức kỹ thuật phục hình mão, cầu răng và răng chốt thép. Biết được tầm quan trọng và hậu quả của phục hình cố định đối với sức khỏe và xã hội, quy trình sửa soạn cùi răng cho phục hình cố định và cách tháo cầu và chụp răng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật phục hình cố định (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ THUẬT PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021. của Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trƣờng Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dƣợc, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trƣờng đã và đang đổi mới về nội dung, phƣơng pháp và lƣợng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho ngƣời học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trƣờng chủ trƣơng biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trƣờng đã đƣợc cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Kỹ thuật phục hình cố định đƣợc các giảng viên Bộ môn chuyên khoa biên soạn dùng cho hệ cao đẳng phục hình răng dựa trên chƣơng trình đào tạo của Trƣờng ban hành năm 2021, Thông tƣ 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động thƣơng binh xã hội. Vì vậy môn học Kỹ thuật phục hình cố định cung cấp cho ngƣời học có kiến thức về kỹ thuật phục hình mão, cầu răng và răng chốt thép. Biết đƣợc tầm quan trọng và hậu quả của phục hình cố định đối với sức khỏe và xã hội, quy trình sửa soạn cùi răng cho phục hình cố định và cách tháo cầu và chụp răng Môn “Kỹ thuật phục hình cố định” giúp học viên sau khi ra trƣờng có thể vận dụng tốt các kiến thức về phục hình cố định vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những ngƣời sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Bs. Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths.Bs. Hoàng Thị Thuỳ 3. BS. Nguyễn Thị Hà Linh 4. BS. Nguyễn Thị Hằng 5. CNĐD. Nguyễn Ngọc Thúy Hồng 6. CNĐD. Bùi Huyền Trang
- 3
- 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .................................................................................... 4 Bài 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH .................................. 5 Bài 2: ĐƢỜNG HOÀN TẤT ................................................................................ 9 Bài 3: MÃO KIM LOẠI TOÀN DIỆN ............................................................... 13 Bài 4: RĂNG CHỐT ........................................................................................... 17 Bài 6: CẦU RĂNG ............................................................................................. 26 Bài 7: PHƢƠNG PHÁP CƢA ĐAI – GỌT ĐAI ................................................ 33 Bài 8: PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT VẬT ĐÚC................................... 38 Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI NHỰA TRONG PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50
- 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Kỹ thuật phục hình cố định Mã môn học: MH 24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Là môn chuyên ngành thuộc môn đào tạo bắt buộc học sau các môn cơ sở ngành - Tính chất: Môn này cung cấp cho ngƣời học về kiến thức kỹ thuật phục hình mão, cầu răng và răng chốt thép. Biết đƣợc tầm quan trọng và hậu quả của phục hình cố định đối với sức khỏe và xã hội, quy trình sửa soạn cùi răng cho phục hình cố định và cách tháo cầu và chụp răng MỤC TIÊU MÔN HỌC - Kiến thức + Trình bày đƣợc cơ sở sinh,cơ học của các loại phục hình cố định đơn lẻ dùng chốt gắn trong ống tủy chân răng và các loại phục hình từng phần trên răng. + Trình bày đƣợc tầm quan trọng và hậu quả của phục hình cố định đối với con ngƣời. + Trình bày đƣợc các quy trình kỹ thuật sửa soạn cùi răng cho phục hình cố định. + Trình bày cách tháo cầu và chụp răng. - Kỹ năng + Thực hiện đƣợc kỹ thuật các loại phục hình cố định. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện các quy định về y đức,quy chế chuyên môn và chấp hành quy định của pháp luật + Rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết và tỉ mỉ trong học tập, thao tác thực hành các loại phục hình cố định.
- 6 Nội dung của môn học: Bài 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH ( 2 giờ) GIỚI THIỆU: Phục hình răng cố định là ngành khoa học và nghệ thuật chuyên phục hồi lại những thân răng riêng lẻ bị tổn thƣơng hoặc phục hình lại những răng đã bị mất đi. Bài học này cung cấp kiến thức về các loại phục hình cố định, ƣu điểm và hạn chế của phục hình cố định. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: - Trình bày định nghĩa về phục hình răng cố định. - Phân loại và khái quát về các loại phục hình răng cố định. - Ƣu điểm và hạn chế của phục hình răng cố định. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Định nghĩa về phục hình răng cố định Phục hình răng cố định là ngành khoa học và nghệ thuật chuyên phục hồi lại những thân răng riêng lẻ bị tổn thƣơng lớn hoặc phục hồi lại một hay nhiều răng mất bằng những bộ phận răng giả thay thế đƣợc gắn chặt vào các răng còn lại của bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Từ đó có thể tránh đƣợc các bệnh lý về khớp thái dƣơng hàm, các rối loạn thần kinh cơ, bệnh nha chu do việc mất răng gây nên. Vật liệu sử dụng cho phục hình răng cố định có thể là kim loại, sứ, nhựa, composit, Zirconia hoặc phối hợp các loại đó với nhau. Một phục hình răng cố định tốt phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau: - Phục hồi chức năng - Phục hồi thẩm mỹ - Bền vững - Phòng bệnh Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên ngƣời bác sĩ phải hiểu biết về giải phẫu, sinh lý răng và hệ thống nhai, vật liệu phục hình để có chẩn đoán, nhận dịnh đúng đắn và chọn lựa loại phục hình thích hợp cho từng trƣờng hợp cụ thể. Ngoài ra cũng phải kể đến sự cộng tác của ngƣời kỹ thuật viên phục hình răng trong công tác ở labo, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, thuốc men cũng góp phần quan trong trong việc thực hiện một phục hình răng hoàn hảo.
- 7 1.2. Các loại phục hình răng cố định 1.2.1. Inlay, Onlay Inlay là vật đúc bằng kim loại để trám một xoang răng hay dùng để nâng đỡ cho một răng kế cận. In lay thƣờng làm ở mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong hoặc nối liền mặt nhai và các mặt khác của răng. Hiện nay, Inlay còn đƣợc làm bằng các sứ, composit. Inlay có 2 biến thể: - Onlay: Khi Inlay mở rộng bao phủ cả mặt nhai và hai mặt gần xa thì đƣợc gọi là Onlay - Pinlay hay Pinledge: Khi Inlay có các chốt gắn vào ngà răng. Pinlay ở răng cối còn Pinledge làm ở răng cửa. Hình 1.1. Các loại phục hình inlay,onlay 1.2.2. Mão răng (Crown, Courone) Là phục hình phục hồi toàn bộ hoặc một phần thân răng trên một răng riêng lẻ sau khi răng này đƣợc mài toàn phần hay một phần tùy theo loại mão đƣợc chỉ định làm. Mão răng gồm các loại sau:
- 8 - Mão toàn diện kim loại: Mão này đƣợc làm kim loại bao phủ toàn thể 5 mặt của thân răng, đƣợc dùng cho các răng cối phía sau. - Mão toàn diện kim loại có mặt nhựa hay sứ (Mão veneer) - Mão toàn diện kim loại phủ sứ toàn phần - Mão từng phần: Đƣợc đúc bằng kim loại, bao phủ 3 trong 4 mặt của răng cửa, răng nanh (thƣờng gọi là mão 3/4), bao phủ 4 trong 5 mặt của các răng hàm (thƣờng gọi là mão 4/5) - Mão Jacket: Là loại mão toàn diện nhƣng đƣợc làm hoàn toàn bằng sứ hoặc nhựa hoặc Composit. 1.2.3. Răng chốt (Dowel crown, courone à tenon) Là phục hình thay thế một thân răng, thân răng giả này có chốt đƣợc gắn cố định vào ống tủy chân răng của một chân răng đã đƣợc chữa tủy. Có 2 loại răng chốt: - Răng chốt đơn giản: Dùng chốt kim loại có sẵn, chỉ làm sáp, ép nhựa phần thân răng - Răng chốt phức tạp (răng chốt Richmond): Chốt đƣợc đúc vừa theo hình dạng ống tủy, sau đó ép nhựa hoặc đắp sứ ở phần thân răng ở mặt ngoài hoặc cả mặt trong hoặc ngoài. 1.2.4. Cầu răng (Bridge, pont) Là phục hình răng cố định dùng để thay thế một hoặc nhiều răng mất bằng cách dùng các răng bên cạnh làm trụ để mang răng giả thay thế răng mất. Một cầu răng đơn giản có 3 thành phần: 1.2.4.1. Phần giữ (Retainer): Là phần của cầu răng bám giữ trên răng trụ. Phần giữ này có thể là inlay, onlay, mão từng phần, mão toàn diện hay răng chốt. 1.2.4.2. Nhịp cầu (Pontic): Là phần của cầu răng thay thế cho răng mất 1.2.4.3.Phần nối (Connector): Là phần của cầu răng nối liền nhịp cầu với phần giữ. 1.3. Ƣu điểm và hạn chế của phục hình răng cố định 1.3.1. Ưu điểm - Phục hồi tốt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ - Giúp bệnh nhân yên tâm, thoải mái
- 9 - Khó gãy, vỡ 1.3.2. Hạn chế - Phải mài nhiều mô răng - Phải lấy tủy răng trong một số trƣờng hợp - Chi phí cao Hình 1.2. Các thành phần của cầu răng cố định GHI NHỚ: - Một cầu răng đơn giản có 3 thành phần: Phần giữ, nhịp cầu, phần nối. LƢỢNG GIÁ: 1. Trình bày các loại mão răng. 2. Trình bày ƣu điểm, nhƣợc điểm của phục hình răng cố định. 3. Trình bày các thành phần cấu tạo của cầu răng.
- 10 Bài 2: ĐƢỜNG HOÀN TẤT ( 2 giờ) GIỚI THIỆU: Đƣờng hoàn tất là đƣờng mài quanh cùi răng về phía nƣớu. Bài học này cung cấp kiến thức về định nghĩa, các loại đƣờng hoàn tất và chỉ định cho các đƣờng hoàn tất. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: - Định nghĩa đƣờng hoàn tất - Kể tên và vẽ các loại đƣờng hoàn tất trong phục hình cố định - Trình bày các chỉ định cho các vị trí đƣờng hoàn tất: Dƣới nƣớu, ngang nƣớu và trên nƣớu. NỘI DUNG CHÍNH: 2.1. Định nghĩa Đƣờng hoàn tất là đƣờng mài quanh cùi răng về phía nƣớu, là nơi chấm dứt phần mài của cùi răng, nơi cạnh mão răng sẽ ôm khít vào. Tùy theo loại phục hình, tùy theo tình trạng răng mài, tùy theo vật liệu phục hình mà chọn đƣờng hoàn tất thích hợp. 2.2. Các kiểu đƣờng hoàn tất 2.2.1. Bờ xuôi Đƣờng hoàn tất loại này không phân biệt rõ đối với phần bên dƣới của nó trên cùi răng vì mặt đứng của cùi răng gần nhƣ liên tục với phần răng bên dƣới Loại này dễ thực hiện, dùng ở những mặt răng chỉ cần mài ít, mặt trong và mặt bên các răng trong, mão bằng kim loại. Bất lợi của loại này là bờ cạnh mão sẽ mỏng, khó đúc và dễ bị biến dạng khi thử mão răng. Ngoài ra trên mẫu hàm thạch cao cũng khó thấy giới hạn của loại mão này. 2.2.2. Bờ vai Đƣờng hoàn tất đƣợc mài nhƣ một bậc thang thẳng góc với mặt đứng của cùi răng, loại này đòi hỏi phải mài nhiều ngà răng. Chỉ định cho mão Jacket nhựa, mão sứ kim loại Cạnh mão với đƣờng hoàn tất này dày và cứng Khi mặt nƣớu của bờ vai hợp với mặt đứng một góc lớn hơn 90 độ thì đƣợc gọi là bờ vai nghiêng. 2.2.3. Bờ cong
- 11 Đƣờng hoàn tất có dạng cong, phân biệt rõ ràng, dày mỏng tùy trƣờng hợp. Có thể dùng thay thế cho bờ vai và đƣợc dùng cho nhiều kiểu mão răng. Bờ cong dày đƣợc gọi là bờ cong sâu, bờ cong mỏng đƣợc gọi là bờ cong nhẹ. 2.3. Vị trí đƣờng hoàn tất Đƣờng hoàn tất trên cùi răng có thể đƣợc mài dƣới nƣớu, ngang nƣớu hay trên nƣớu tùy theo trƣờng hợp lâm sàng. 2.3.1. Chỉ định đường hoàn tất dưới nướu - Thân răng còn lại có mô răng yếu - Thân răng có chiều cao quá thấp - Phục hình răng phía trƣớc (mặt ngoài) - Răng có hình dạng, chiều hƣớng bất thƣờng nhƣng đã đƣợc lấy tủy. 2.3.2. Chỉ định đường hoàn tất ngang nướu - Thực hiện đƣờng hoàn tất ở mặt bên hay mặt trong - Răng có khe nƣớu cạn - Trong những trƣờng hợp không chú ý yêu cầu thẩm mỹ và cùi răng đủ sức lƣu giữ mão 2.3.3. Chỉ định đường hoàn tất trên nướu - Ở những bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh nha chu (tiểu đƣờng, vệ sinh răng miệng kém) - Thân răng có chiều cao tốt - Phục hình cho các răng phía sau, ở mặt trong các răng - Răng tủy còn sống có cổ răng eo thắt - Các răng bị nghiêng - Răng bị tụt nƣớu đến hoặc quá đƣờng cổ răng. Hình 2.1. Các kiểu đường hoàn tất của phục hình cố định GHI NHỚ:
- 12 - Có 3 kiểu đƣờng hoàn tất: bờ xuôi, bờ cong, bờ vai. - Đƣờng hoàn tất trên cùi răng có thể đƣợc mài dƣới nƣớu, ngang nƣớu hay trên nƣớu tùy theo trƣờng hợp. LƢỢNG GIÁ: 1. Trình bày các kiểu đƣờng hoàn tất. 2. Trình bày chỉ định đƣờng hoàn tất bờ vai. 3. Trình bày chỉ định đƣờng hoàn tất bờ cong. 4. Trình bày chỉ định đƣờng hoàn tất bờ xuôi.
- 13 Bài 3: MÃO KIM LOẠI TOÀN DIỆN ( 4 giờ) GIỚI THIỆU: Mão kim loại toàn diện là một chụp đúc bằng kim loại bao phủ toàn thể các mặt của thân răng. Bài học này cung cấp kiến thức về định nghĩa, chỉ định, chống chỉ định, ƣu và nhƣợc điểm của mão kim loại toàn diện, các giai đoạn làm mão đúc kim loại toàn diện. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: - Trình bày định nghĩa, chỉ định, chống chỉ định, ƣu và nhƣợc điểm của mão kim loại toàn diện - Nguyên tắc mài cùi răng và quy chuẩn của cùi răng mài cho mão kim loại toàn diện - Mô tả các giai đoạn làm mão đúc kim loại toàn diện NỘI DUNG CHÍNH: 3.1. Định nghĩa Mão kim loại toàn diện là một chụp đúc bằng kim loại bao phủ toàn thể các mặt của thân răng, có hình dạng giải phẫu và chức năng của thân răng đƣợc bao bọc, dùng để bao bọc một răng riêng rẽ bị vỡ hoặc mất chất nhiều hay làm phần giữ cho một cầu răng. 3.2. Chỉ định - Răng có thân vỡ, mất chất nhiều do sâu hoặc do chấn thƣơng - Răng đã điều trị tủy có nguy cơ nứt, vỡ - Răng bị thiểu sản men ngà - Điều chỉnh lại vị trí thân răng và khớp cắn ở những răng sai vị trí - Bao bọc răng mang móc cho hàm giả tháo lắp có mô răng yếu hoặc có hình thể không thuận tiện cho sự bám giữ của móc - Dùng để nâng cao khớp cắn - Dùng làm phần giữ cho cầu răng 3.3. Chống chỉ định - Răng có buồng tủy lớn nếu muốn bảo tồn tủy răng - Răng bị bệnh nha chu, lung lay - Răng có chiều cao thân răng quá thấp - Răng nghiêng, lệch quá nhiều - Các răng phía trƣớc (vì lý do thẩm mỹ)
- 14 3.4. Ƣu điểm - Là loại phục hình bền chắc nhất - Bảo vệ hoàn toàn mô thân răng, hạn chế sâu răng tái phát 3.5. Nhƣợc điểm - Khó phát hiện sâu răng tái phát bên trong mão nếu có - Tạo dòng điện và truyền nhiệt của kim loại ảnh hƣởng đến tủy răng - Không thẩm mỹ 3.6. Nguyên tắc mài cùi răng - Đáy cùi răng (phía cổ răng) lớn hơn mặt nhai - Các vách đứng của cùi răng phải song song hoặc hơi hội tụ về phía mặt nhai (các vách đứng nghiêng vào nhau từ 2 – 5 độ) - Các vách đứng phải thoát từ đáy lên phía mặt nhai - Trục của cùi răng là trục của răng (răng thẳng đứng) hoặc theo hƣớng lắp - Tiết kiệm mô răng Hình 3.1. Độ nghiêng các vách của cùi răng 3.7. Chuẩn của cùi răng sau khi mài 3.7.1. Mặt ngoài: Đƣợc mài thành 2 bình diện (từ phần lồi tối đa) - 2/3 trên nghiêng về phía mặt nhai - 1/3 dƣới thẳng đứng theo trục răng 3.7.2. Mặt trong: Đƣợc mài thành một bình diện song song với 1/3 dƣới của mặt ngoài hoặc hội tụ về phía mặt nhai 3.7.3. Mặt tiếp cận: Mặt cắt hơi hội tụ về phía mặt nhai của răng mài, mặt cắt phải thẳng (không có bậc thang) và chấm dứt ở sát đỉnh gai nƣớu.
- 15 3.7.4. Mặt nhai: Đƣợc mài thấp xuống hở răng đối diện khoảng 1 – 1,5mm ở các tƣ thế cắn khớp (kiểm tra bằng giấy than hoặc sáp lá). Mài theo hình thể mặt nhai để tránh chạm tủy và tăng sự lƣu giữ mão cho cùi răng. 3.7.5. Các góc: Các cạnh và góc hợp bởi các vách đứng và mặt nhai phải đƣợc làm tròn, thoát 3.7.6. Đường hoàn tất của mão kim loại toàn diện thƣờng là bờ xuôi, đôi khi bờ cong. Vị trí đƣờng hoàn tất có thể ở ngang nƣớu hay trên nƣớu tùy hình thể răng và khả năng lƣu giữ mão của cùi răng. 3.8. Các giai đoạn làm mão đúc kim loại toàn diện Các giai đoạn Ngƣời thực hiện 1. Lấy dấu trƣớc khi mài cùi răng Bác sĩ 2. Đỗ mẫu nghiên cứu KTV PHR 3. Mài cùi răng Bác sĩ 4. Làm khay lấy dấu cá nhân KTV PHR 5. Lấy dấu sau cùng Bác sĩ 6. Ghi dấu khớp cắn Bác sĩ 7. Làm mão tạm – gắn mão tạm KTV PHR 8. Đỗ mẫu sau cùng và cƣa đai, gọt đai KTV PHR 9. Lên giá khớp KTV PHR 10. Làm mão sáp KTV PHR 11. Tạo khuôn đúc KTV PHR 12. Đúc kim loại KTV PHR 13. Thử mão trên giá khớp KTV PHR 14. Làm nguội đánh bóng KTV PHR 15. Thử, chỉnh khớp trên miệng bệnh nhân và Bác sĩ gắn mão răng GHI NHỚ: - Nguyên tắc mài cùi răng: + Đáy cùi răng (phía cổ răng) lớn hơn mặt nhai + Các vách đứng của cùi răng phải song song hoặc hơi hội tụ về phía mặt nhai (các vách đứng nghiêng vào nhau từ 2 – 5 độ) + Các vách đứng phải thoát từ đáy lên phía mặt nhai
- 16 + Trục của cùi răng là trục của răng (răng thẳng đứng) hoặc theo hƣớng lắp LƢỢNG GIÁ: 1. Trình bày nguyên tắc mài cùi răng. 2. Trình bày các giai đoạn làm mão đúc kim loại toàn diện. 3. Trình bày tiêu chuẩn của cùi răng sau mài. 4. Trình bày chỉ định, chống chỉ định, ƣu và nhƣợc điểm của mão kim loại toàn diện.
- 17 Bài 4: RĂNG CHỐT (4 giờ) GIỚI THIỆU: Bài học này cung cấp kiến thức về chỉ định, chống chỉ định, các giai đoạn lâm sàng và labo để làm răng chốt. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: - Nêu đƣợc chỉ định và chống chỉ định của các loại răng chốt - Trình bày các giai đoạn lâm sàng và labo để làm răng chốt đơn giản và răng chốt phức tạp (Richmond) NỘI DUNG CHÍNH: 4.1. Phân loại 4.1.1. Răng chốt đơn giản Răng chốt có phần chốt là một chốt kim loại đƣợc đúc sẵn và phần thân răng toàn bằng nhựa hoặc bằng sứ. Chốt có 2 phần: 1 phần nằm trong chân răng và 1 phần nằm trong thân răng 4.1.2. Răng chốt phức tạp Răng chốt có phần chốt dính liền với một chụp kim loại bao phủ mặt chân răng và một bợ kim loại ở phía sau của thân răng giả. Chốt phức tạp có thể đƣợc làm bằng kỹ thuật hàn dính 3 thành phần: chốt, chụp, bợ hoặc bằng kỹ thuật đúc toàn bộ từ mẫu sáp. Phần ngoài của thân răng chốt có thể đƣợc làm bằng nhựa nấu, sứ hoặc composit. Răng chốt phức tạp còn có tên là răng chốt Richmond. 4.2. Chỉ định - Thân răng bị hủy hoại lớn bởi sâu răng hoặc chấn thƣơng - Thân răng bị dị dạng, thiểu sản men ngà nhiều, tủy chết không trám thẩm mỹ hay làm mão Jacket đƣợc. - Thân răng bị lệch mà không chỉnh hình hoặc trám thẩm mỹ đƣợc - Chân răng phát triển bình thƣờng, đƣợc chữa nội nha tốt - Mô nha chu lành mạnh - Có răng sau và khớp cắn cân bằng 4.3. Chống chỉ định - Chân răng và mô nha chu bị nhiễm trùng - Hình thể chân răng quá cong, gãy khúc, quá ngắn, dẹp mỏng. - Ống tủy quá rộng do sâu răng hay nội tiêu - Mất răng sau chƣa làm phục hình.
- 18 4.4. Kỹ thuật thực hiện răng chốt đơn giản với thân răng nhựa 4.4.1. Mài mặt chân răng Dùng mũi khoan kim cƣơng hình nón trụ đầu nhọn mài mặt chân răng thành hai bình diện. Mặt phẳng phía ngoài dài hơn mặt phẳng phía trong và bờ ngoài thấp dƣới nƣớu. Mặt phẳng phía trong ngắn hơn có bờ trong cao hơn đỉnh nƣớu khoảng 1,5mm. 4.4.2. Tìm hướng lắp và khoan chốt mang chốt Thông thƣờng đối với răng chốt riêng rẽ, hƣớng lắp là trục chính của chân răng. Trƣờng hợp làm nhiều răng chốt dính liền nhau cũng tìm hƣớng trục chính của từng chân răng nhƣ trên rồi chọn một chân răng làm hƣớng lắp chung và khoan điều chỉnh tất cả các ống mang chốt song song nhau. Khoan ống tủy mang chốt có chiều dài khoảng 2/3 chiều dài chân răng và đƣờng kính miệng ống mang chốt bằng 1/3 đƣờng kính mặt chân răng, kích thƣớc này tƣơng ứng với kích thƣớc của chốt kim loại sẽ đƣợc dùng 4.4.3. Lắp chốt thép Chọn chốt thép tiền chế tƣơng ứng với ống mang chốt lắp vào sát đáy ống mang chốt. Chốt đƣợc lắp nằm vững vàng trong ống mang chốt, không quá chặt hoặc quá lỏng. Phần chốt bên ngoài chân răng để giữ thân răng giả sau này cũng cần đƣợc điều chỉnh sao cho phần chốt này sẽ nằm ngay giữa khối vật liệu làm thân răng giả bao bọc xung quanh.. Chốt phải có khoảng hở khoảng 1,5mm đối với răng đối diện ở các tƣ thế cắn trung tâm, cắn tới và cắn lệch. 4.4.4. Lấy dấu Vật liệu lấy dấu bằng Alginate hoặc cao su tổng hợp. Chốt đƣợc cắm vào chân răng đúng vị trí, trộn Alginate hoặc cao su đƣa vào miệng lấy dấu hai hàm. Khi gỡ dấu ra khỏi miệng đặt chốt lại đúng vị trí trên dấu. Dấu sẽ đƣợc đổ mẫu bằng thach cao cứng. Giai đoạn này quan trọng cần chú ý tránh làm sai vị trí của chốt trên dấu khi đặt lại và khi đổ mẫu. 4.4.5. Lấy dấu khớp cắn 4.4.6. Chọn màu răng 4.4.7. Rửa sạch và đậy kín ống chân răng bằng xi măng tạm 4.4.8. Lắp hàm tạm hoặc răng tạm
- 19 4.4.9. Kỹ thuật labo (Xem bài sử dụng các loại nhựa trong phục hình cố định) Hình 4.1. Mài sửa soạn mặt chân răng 4.5. Kỹ thuật thực hiện răng chốt Richmond 4.5.1. Mài mặt chân răng Mài mặt chân răng thành 2 mặt phẳng nhƣ cho răng chốt đơn giản Dùng mũi khoan nón trụ thật nhỏ hoặc mũi khoan trụ chóp nhỏ mài vách đứng vòng quanh mặt chân răng giống nhƣ mài các vách đứng xung quanh cùi răng cho mão toàn diện, có đƣờng hoàn tất bờ xuôi. Các mặt của vách đứng này phải thoát và song song nhau và song song với hƣớng của ống mang chốt sẽ khoan ở giai đoạn sau. Mặt chân răng và vách đứng vòng quanh tạo nên một cùi răng có chiều cao rất thấp (0,5mm đến 1,5mm) để tiếp nhận 1 chụp kim loại mỏng phủ lên. 4.5.2. Khoan ống mang chốt Ống mang chốt cho răng Richmond đƣợc khoan tƣơng tự nhƣ cho răng chốt đơn giản. Cần chú ý các vách quanh ống phải phẳng và thoát để mẫu sáp của chốt sau này có thể gỡ ra đƣợc. 4.5.3. Làm mẫu sáp - Cô lập và làm khô ống chân răng - Trộn cao su lỏng và dùng ống bơm hoặc Lentulo đẩy cao su vào đầy ống mang chốt rồi đặt 1 que kim loại vào giữa ống - Cho cao su nặng vào khay lấy dấu và lấy dấu cả hàm có mang que kim loại - Đổ mẫu bằng thạch cao và thực hiện toàn bộ mẫu sáp răng chốt trên mẫu. 4.5.4. Đúc kim loại Mẫu sáp đƣợc bao bột trong ống đúc và đúc ra kim loại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 1
16 p | 596 | 147
-
Giáo trình Y pháp part 10
6 p | 90 | 9
-
Giáo trình hình thành hệ ghi đo phóng xạ và thể hiện kết quả trong y học qua máy phân tích phổ năng lượng phóng xạ p3
5 p | 70 | 7
-
Giáo trình hình thành ứng dụng các dạng mạch theo sơ đồ khối p2
10 p | 75 | 4
-
Giáo trình hình thành ứng dụng các dạng mạch theo sơ đồ khối p3
10 p | 79 | 4
-
Giáo trình hình thành ứng dụng các dạng mạch theo sơ đồ khối p5
10 p | 56 | 3
-
Giáo trình hình thành ứng dụng các dạng mạch theo sơ đồ khối p4
10 p | 56 | 3
-
Giáo trình Bệnh lý răng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
97 p | 7 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Kỹ thuật y học phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
166 p | 2 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng nha (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
44 p | 0 | 0
-
Giáo trình Sinh lý bệnh (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
193 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
228 p | 0 | 0
-
Giáo trình Vật liệu nha khoa (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
89 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý răng miệng (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu vùng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
47 p | 1 | 0
-
Giáo trình Sức khỏe môi trường (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn