Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 1 - ThS. Trần Văn Sơn (chủ biên)
lượt xem 134
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Luật tố tụng hình sự" giới thiệu tới người học các kiến thức: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn, khởi tố vụ án hình sự. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 1 - ThS. Trần Văn Sơn (chủ biên)
- VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI K HOA LUẬT ThS. TRẦN VĂN SƠN (C h ủ b iê n ) GIÁO TRÌNH LUẬT Sự NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP
- GIÁO TRÌNH LUẬT TO TỤNG HỈNH SỤ I
- Mã số: TPC - 05 - 10
- VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT ThS. TRẦN VẲN SƠN (Chủ biên) GIÁO TRÌNH LUẬT TÔ TỤNG HỈNH sự NHÀ XUẤT BẢN T ư PHÁP HÀ NỘI -2005
- Chủ biên TH.S TRẦN VĂN SƠN Tham gia biên soạn TH.S NGUYỄN NGỌC KHANH
- LỜI NÓI ĐẦU Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghi Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 6 năm 198\ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1989. Cho đé nay, Bộ luật này đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vào các ngày C. tháng 6 năm 1990, ngày 22 tháng 12 năm 1992, ngày 09 thán 6 năm 2000 và ngày 26 tháng 11 năm 2003. Bộ luật quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các ho{ động tố tụng nhằm giải quyết vụ án hình sự, VỚI mục đích gù quyết vụ án đúng đắn, chính xác, kịp thời, nhằm đảm bảo khôi bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Bởi vậy, nắ, vững các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là hết sức có thiết đối với những người tiến hành tố tụng củng như ngư tham gia tố tụng trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích hç pháp của mình khi tham gia quá trình tố tụng. Đê đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập m í luật tô' tụng hình sự, trước đây Viện Đại học mở Hà Nội ó tiến hành biên soạn “Giáo trìn h l u ậ t tô tụ n g h ình SI làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức. Giáo trình đU( biên soạn dựa trên cơ sở Bộ luật tố tụng hình sự đã được sú đổi, bổ sung ngày 09 tháng 6 năm 2000 và một s ố văn bò pháp luật khác. Trong lần tái bản này, giáo trình luật tô' tụng hình í
- của Viện Đ ại học m ở H à N ội được biên soạn theo n h ữ n g nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Bộ lu ậ t tố tụ n g h ìn h sự năm 2003. Khoa Luật Viện Đại học mở Hà Nội ■ ■ ■ ■ 6
- Chương I KHÁI NIỆM, NHIỆM vụ VÀ CÁC NGUYÊN TAC cơ bản CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH sự I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1ề Khái niệm tô tụng hình sự Trong tấ t cả các chế độ xã hội có sự phân chia giai cấp, ' phạm tồn tại như một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, cu đấu tranh phòng, chông tội phạm cũng là một tất yếu khá quan. Trong cuộc đấu tranh này, một trong những công cụ £ bén và hữu hiệu được Nhà nước sử dụng là pháp luật, cụ thế pháp luật hinh sự và pháp luật tố tụng hình sựẾ Trong lời nói đầu của Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà ni ta đã khẳng định: “Pháp luật hình sự là một trong những cô cụ sắc bén hữu hiệu để đáu tranh phòng ngừa và chống phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền thô nhất và toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc Việt Nam xã hội c nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp c công dân, tổ chức...”. Đê’ thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ luật hì sự quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm và phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
- Giáo trình luật tố tụng hình sự hiệu quả, N hà nước không chỉ dừng lại ở việc quy định h à n h vi nào là tội phạm và phải chịu hình phạt, mà phải có các biện pháp đảm bảo các quy định đó được thi h àn h nghiêm chỉnh trong thực tế. Bộ luật tố tụng hình sự đã được ban h à n h nhằm quy định “trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét x ử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền h ạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của cơ quan, tô chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng h ình sự, nh ằ m chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội p h ạ m p h á t hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công m inh, kịp thời mọi hành vi p h ạ m tội, không đ ể lọt tội phạm , không làm oan người vô tội” (Điều 1 Bộ lu ậ t tô" tụng hình sự năm 2003). Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối vói các cơ quan tiến h àn h tc) tụng là phải p h á t hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công m inh, kịp thời mọi hành vi p h ạ m tội. Quá trình này được diễn ra liên tục, kể từ khi b ắ t đầu cho đến khi kết thúc vụ án, bao gồm các hoạt động tô" tụn g theo quy định của pháp lu ật (kiểm tra xác minh nguồn tin, khởi tô" vụ án hìn h sự, tiến hành điều tra, tru y tô', xét xử, thi h ành án...) của cơ quan có thẩm quyền, với sự tham gia tô" tụng của những người có liên quan đến vụ án, cơ quan nh à nưốc, tổ chức xã hội và của công dân nhằm góp phần vào việc giải quyêt vụ án hình sự. K h á i n iệm tô tu n g h ình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tô tụng h ình sự gồm toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tô tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án), người tiến hành tô tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán, Hội thâm nhân dân, T h ư ký Toà án), người tham gia tố tụng (Bị can, B ị cáo, Người bào chữa Người bị hại, N guyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự...), của cá nhàn 8
- Chương I ệ I. Một số khái niệm các cơ quan khác của Nhà nước và các tô chức xã hội nhằm gc phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật tô tụn hình sự. 2. Giai đoạn tố tụng hình sự 3. Khái niệm Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình liên tục, gồ'ễ nhiều bước khác nhau, mỗi bước trong trình tự tô" tụng thể hiệ một hưóng nhất định, thực hiện một nhiệm vụ riêng, góp phẩ thực hiện nhiệm vụ của tô" tụng hình sự và thường được tiê hành bởi những chủ thể nhất định. Kết quả của các bước tô" tụr thường được thể hiện bằng các văn bản tố tụng đặc thù, các bưc đó được gọi là các giai đoạn tô" tụng. K h ái niệm g ia i đoan tô tung hình sự là những bưc trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng, mang đặc thù về phại vi chủ thể, hành vi tô' tụng và văn bản tố tụng. Trong tố tụng hình sự, việc phân chia các giai đoạn tố tụn dựa vào bốn căn cứ: - Nhiệm vụ của các bưốc trong trình tự t() tụng; - Phạm vi chủ thể tiến hành các hoạt động tô" tụng; - Các hành vi tô tụng đặc thù trong các bưóc tô" tụng; - Văn bản t() tụng thể hiện kết quả các bước tô" tụng. Dựa vào các căn cứ trên, quá trình tô" tụng hình sự đưc chia thành bảy giai đoạn: - Thứ nhất, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Khỏi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trìn tố tụng, trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác định có ha
- Giáo trình luật tô tụng hỉnh sự không có sự việc phạm tội xảy ra để ra quyết định khởi tô hoặc không khởi tô" vụ án hình sự. - Thứ hai, giai đoạn điều tra vụ án hình sự Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tô" tụng, trong đó Cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp điều tra theo lu ậ t đ ịn h đê thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội phạm và ngươi phạm tội. Nếu xác định có tội phạm và người phạm tội thì làm kết luận điều tra, đề nghị truy tô' người phạm tội trưốc pháp luật. - T hứ ba, giai đoạn truy tố Truy tô" là giai đoạn tô" tụng, trong đó Viện kiểm sá t có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết đ ể truy tố bị can trưóc Toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tô" tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. - T hứ tư, giai đoạn xét xử sơ thẩm Xét xử sơ thẩm là giai đoạn tô" tụng, trong đó Toà án tiến hành giải quyết nội dung bằng việc đưa vụ án ra xét xử, ra bản án hoặc các quyết định cần thiết khác. - T hứ năm, giai đoạn xét xử phúc thẩm Xét xử phúc thẩm là giai đoạn tô' tụng, trong đó Toà án cấp trên trực tiếp (của Toà án đã xử sơ thẩm) xem xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án cấp dưói chưa có hiệu lực p h á p luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. - T hứ sáu, giai đoạn thi hành án Thi h àn h bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiêu lực pháp luật là giai đoạn tô" tụng, trong đó các cơ quan có trách nhiệm thi h ành án phải thực hiện quyết đ ịnh thi hành án của 10
- Chương 1.1. Một số khái niệm Toà án, bảo đảm cho bản án và quyết định của Toà án đã có hiệ lực pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh. - Thứ bảy, giai đoạn đặc biệt Giai đoạn đặc biệt là giai đoạn tô" tụng trong đó Toà án X lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị khái nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ c hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bỉ án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản í hoặc quyết định đó. Giai đoạn đặc biệt bao gồm hai thủ tục: + Giám đổc thẩm (khi phát hiện có vi phạm pháp luật troi việc xử lý vụ án); + Tái thẩm (khi phát hiện có tình tiết mới có thể làm thí đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà í không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó). bệMối quan hệ giữa các giai đoạn tô tụng hình sự Mặc dù quá trình tói tụng được phân chia thành nhiều gi đoạn độc lập nhưng vẫn có môi quan hệ khăng khít vói nhau, ti thành một thể thống nhất (đó là cả quá trình tô' tụng). Troi mối quan hệ đó, giai đoạn trước là tiền đề cần thiết đê thực hụ nhiệm vụ của giai đoạn sau. Ngược lại, giai đoạn sau kiểm tì lại kết quả của giai đoạn trước. Các giai đoạn tô' tụng là sự / tiếp, liên tục của các bước trong trình tự tô" tụng. Quá trình giải quyết một vụ án hình sự có thể trải qua t cả các giai đoạn, nhưng cũng có thể chỉ qua một hoặc hai gi đoạn {vídự', ở giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra ra quyết đir đình chỉ điều tra thì sẽ không có giai đoạn xét xử và giai đo£
- Giáo trình luật tố tụng hình sự thi hành án). Mặc dù vụ án kêt thúc ở giai đoạn nào, những người tham gia tố tụng đều phải tu â n th ủ theo đúng trìn h tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định (từ khởi tô vụ án đến điều tra vụ án, truy tô", xét xử sơ thẩm...) và hoạt động trong các giai đoạn trên đều phải được tiến h àn h theo quy định của luật tô" tụng hình sự. 3. Khái niệm luật tố tụng hình sự Mỗi ngành luật trong hệ thông pháp lu ậ t Việt N am bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật, có đặc tín h chung nhằm điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực n h ấ t định của đời sống xã hội. L uật tô' tụng hình sự là một ngành lu ậ t độc lập trong hệ thống pháp lu ậ t Việt N am , bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội p h á t sin h trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi h à n h án h ìn h sự. Là một ngành luật độc lập trong hệ thông p háp lu ậ t Việt Nam, cũng giông như các ngành lu ật khác, lu ậ t tô' tụ n g hình sự có đôi tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. a. Đối tượng điều chỉnh Mỗi một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội n h ất định. Tổng hợp các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của một ngành luật điều chỉnh được gọi là đôi tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Đốì tượng điều chỉnh của L uật tô tụng hình sự là những quan hệ xã hội p h át sinh trong quá trình khởi tô, điếu tra, truy tô, xét xử và thi hành án, được chia th à n h hai nhóm: - N hóm 1: nhóm quan hệ phát sinh giữa các cơ quan tiến 12
- Chương I ề I. Một số khái niệm hành tô" tụng, người tiến hành tô" tụng với những người tham giỉ tô" tụng (quan hệ giữa Cơ quan điều tra vối bị can, người bị hại giữa Toà án vối bị cáo, người bị hại.ếệ) và các cơ quan khác củi Nhà nưóc, các tổ chức xã hội và công dân. - Nhóm 2: nhóm quan hệ phát sinh giữa các cơ quan tiêi hành tô" tụng vói nhau (quan hệ giữa Cơ quan điều tra vói Việ] kiểm sát, giữa Viện kiểm sát với Toà án ...). b. Phương pháp điểu chỉnh Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật là cách thứ mà ngành luật đó (mà Nhà nước) dùng để tác động đến các quai hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là nhữn; cách thức được dùng để tác động đến các quan hệ tô" tụng hìn] sự. Phương pháp điều chỉnh của luật tô" tụng hình sự được xá định căn cứ vào tính chất, đặc thù của quan hệ tô^ tụng hình sụ Luật tô" tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉn] là phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp chế ước. - Phương pháp quyền uy: nhằm điều chỉnh nhóm quan hi thứ nhâ't (quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tô" tụng, ngưò tiến hành tô' tụng vối những ngưòi tham gia tô' tụng). Phươni pháp này thể hiện ỏ chỗ tất cả các quyết định của cơ quan tiêì hành tố tụng có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước tổ chức xã hội và mọi công dân. Tuy nhiên, mọi quyết định củ: cơ quan tiến hành tô" tụng đều được thực hiện trong khuôn kh' của pháp luật. Đây là phương pháp đặc trưng của luật tốtụriị hình sự. - Phương pháp phối hợp - chế ước dùng để điều chỉnh nhón quan hệ thứ hai, quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tô' tụng vó 1;
- Giáo trình luật tô tụng hình sự nhau. Các cơ quan tiến hành tô' tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) có nhiệm vụ phôi hợp và giám sát lẫn nhau trong quá trình tiến hành các hoạt động tó tụng hình sự. 4. Quan hệ pháp luật tô tụng hình sự Quan hệ pháp luật nói chung là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật tác động, điều chỉnh. Quan hệ pháp luật tô'tụng hình sự là những q uan hệ phát sinh trong quá trình tô" tụng hình sự (khởi tô", điều tra, truy tố, xét xử và thi h ành án hình sự), trong đó quyền và nghĩa vụ của những người tham gia quan hệ được pháp lu ậ t quy định và đảm bảo thực hiện. Thông thưòng, các quan hệ pháp lu ật tô" tụng' h ình sự chỉ phát sinh khi các cơ quan có thẩm quyền ra quyết đ ịn h khởi tô' vụ án hỉnh sự. Sau khi có quyết định khởi tô", thì các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện theo các h oạt động tố tụng của các chủ thể tiên h àn h tô tụng và những ngươi th am gia tô" tụng. Thành phần của quan hệ pháp luật tô' tụng h ìn h sự bao gồm ba yêu tô: khách thể, chủ thể, nội dung quan hệ pháp luật. Khách thê của quan hệ pháp lu ậ t là lợi ích m à các bên hướng tói n hằm đ ạt được khi th iế t lập một quan hệ pháp luật cụ thể, lợi ích đó có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vât chất. Khi th a m gia các hoạt động tô' tụng, các cơ q uan tiến h àn h tô" tụ n g luôn mong muôn làm rõ n h a n h chóng, chính xác sự việc phạm tội', những người tham gia tô tụ n g muôn báo vê được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, khách thể của quan hệ pháp lu ậ t tô tụng hình sự là nhữ ng hoạt động (thể 14
- Chương 1.1. Một số khái niệm hiện bằng những hành vi) tô" tụng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Chủ thể của các quan hệ pháp luật là những cơ quan tiêr hành tô" tụng, người tiến hành tô" tụng, người tham gia tô" tụnị và các cơ quan khác của Nhà nưốc, các tổ chức xã hội và mọ công dân tham gia vào các hoạt động tô" tụng nhằm giải quyếi vụ án hình sự. Một trong các bên chủ thể của quan hệ pháp luậi tô" tụng hình sự luôn luôn là cơ quan nhà nước. Nội dung của các quan hệ pháp luật tô' tụng hình sự lí quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ phấỊ luật tô" tụng hình sự, các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luậ tố tụng hình sự đều có các quyền và nghĩa vụ tô" tụng theo qin định của Bộ luật tô" tụng hình sự . 5. Khoa học luật tô tụng hình sự Để xây dựng được hệ thống các quy phạm pháp luật tô" tụnị hình sự và áp dụng các quy phạm pháp luật đó một cách chínl: xác, có hiệu quả, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu các hoạ động tô" tụng hình sự cụ thể. Quá trình nghiên cứu đó đã hìrứ thành nên một ngành khoa học độc lập, đó là khoa học luật t( tụng hình sự. Cần lưu ý phàn biệt khoa học luật tố tụng hình sự và luậ tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lậỊ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đôl tượng điều chỉnh Ví phương pháp điều chỉnh riêng. Khoa học luật tôi’tụng hình sự lí một ngành khoa học pháp lý chuyên ngành, bao gồm hệ thổhị những quan điểm, tư tưởng pháp lý về các vấn đề của luật t( tụng hình sự và việc áp dụng kết quả nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luật tố tụng hình sự Việt Nam. lẽ
- Khoa học luật tố tụng hình sự là một ngành khoa học độc lập, có đổì tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng. - Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật tô" tụ ng hình sự là những khái niệm, các quy phạm, các chế định của lu ậ t tô tụng hình sự như chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn, khởi tố, điều tra vụ án hình sựẵ.. nghiên cứu những điểm hợp lý và b ấ t hợp lý trong các quy định của luật tố" tụng hình sự để kiến nghị hoàn thiện luật tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, khoa học lu ậ t tô' tụng hình sự còn nghiên cứu quá trình giải quyết vụ án hình sự của các nưóc nhằm so sánh, rú t kinh nghiệm với mục đích hoàn thiện các quy định của pháp luật về tô" tụng hình sự... N hư vậy, đối tượng nghiên cứu của khoa học luật tô" tụng hình sự không chỉ gồm các quy phạm phạm pháp luật tô" tụ ng h ình sự, mà còn bao gồm cả những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của luật tô tụng hình sự. - Phương pháp nghiên cứu của khoa học lu ậ t tô' tụng hình sự: khoa học luật tô tụng hình sự sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về xã hội. Là một ngành khoa học pháp lý chuyên ngành, khoa học luật tô tụng hình sự có môi liên quan m ật th iế t với một sô' ngành khoa học pháp lý chuyên ngành khác và khoa học pháp lý bổ trợ như: - Khoa học luật hình sự; - Khoa học điều tra hình sự; - Tội phạm học; - Pháp y học;
- Chương I ỂI. Một số khái niệm - Tâm thần học tư pháp; - Thống kê hình sự (thống kê tư pháp); - Tâm lý học tư pháp... 6ềTính giai cấp của luật tô tụng hình sự Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bất cứ xã hội nào có sự phân chia giai cấp, thì ở đó có Nhà nưốc và pháp luật bởi pháp luật là công cụ mà Nhà nưốc dùng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thông trị và quản lý xã hội. Tính giai cấp của luật tô tụng hình sự được thể hiện ở chỗ luật tố tụng hình sự được giai cấp thông trị xã hội xây dựng nên để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, đàn áp các giai cấp khác khi có hành vi xâm hại lợi ích (bị coi là hành vi phạm tội) của giai cấp thông trị. Khi giai cấp thống trị xã hội bị thay đổi thì luật tô" tụng hình sự cũng được thay đổi theo để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị mới trong xã hội. Các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự (về khỏi tô", điều tra, truy tô", xét xử và thi hành án hình sự) do giai cấp thống trị lập ra (như quy định ai có quyển khởi tố, ai có quyền điều tra, điều tra như th ế nào...). Trong mọi trường hợp, giai cấp thông trị đều có các quy định để cơ quan tiến hành tô' tụng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của mình trong xã hội. Bản chất giai cấp của luật tô" tụng hình sự xã hội chủ nghĩa thê hiện rõ nét ỏ tính nhăn đạo, dân chủ và cơ sở xã hội rộng rãi trong quá trình thực hiện các hành vi tố tụng. Tính giai cấp của luật tô" tụng hình sự Việt Nam là sự thế công nhân và nhân dân lao động dưới sự
- Giáo trình luật tố tụng hỉnh sự sản Việt Nam, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan nhà nưóc, tổ chức xã hội; bảo đảm p h á t hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý công minh, kịp thời mọi h à n h vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bên cạnh đó, những biểu hiện dân chủ trong quá trìn h tô tụng được thể hiện rấ t đậm nét như: chế độ xét xử có Hội th ẩ m tham gia, đảm bảo cho các cơ quan nhà nưốc khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân có thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật, góp phần giải quyết vụ án hình sự. L u ật tô" tụ n g hình sự Việt Nam còn thể hiện tính n h ân đạo xã hội chủ nghĩa như quy định về việc giảm hoặc miễn án phí cho những đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn; người bị kết án tử hình có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nưốc... Đó là những đặc tín h ưu việt của luật tô" tụng hình sự xã hội chủ nghĩa nói chung, lu ậ t tô" tụng hình sự Việt Nam nói riêng (mà xuất p h át từ q uan điểm Nhà nưốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tấ t cả quyển lực thuộc về nhân dân). 7. Quá trình phát triến của luật tố tụng hình sự Việt Nam L uật tố tụng hình sự Việt Nam có quá trìn h p h á t triển khá dài. Dưới các triều đại phong kiến, lu ật tô' tụng hình sự cũng đã được sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thông trị trong xã hội, như Bộ lu ật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long mặc dù không có những quy phạm pháp luật tô" tụng hình sự riêng, mà chỉ xuất hiện trong các quy định luật hình sự, luật dân sự, hôn n h ân và gia đình, luật đất đai... Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nước ta bị chia ỉ'?7 th ầ n h ba kỳ vối ba chê độ pháp luật khác nhau: ị . - Nam Kỳ được coi là thuộc địa của Pháp nên sử dụng luât ớ l i J XẢ'
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương - GVC.TS. Đoàn Đức Lương
170 p | 3965 | 1025
-
Giáo trình Luật La Mã - TS. Nguyễn Ngọc Điện
125 p | 1248 | 231
-
Chương 13: Luật tố tụng hình sự
0 p | 299 | 90
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2 - ThS. Trần Văn Sơn (chủ biên)
226 p | 337 | 76
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
77 p | 428 | 74
-
Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
102 p | 234 | 44
-
Giáo trình luật tố tụng hành chính - Ths. Diệp Thành Nguyên
113 p | 185 | 37
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
65 p | 166 | 36
-
Giáo trình Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự: Phần 1
181 p | 117 | 31
-
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 1
20 p | 85 | 18
-
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 2
20 p | 64 | 16
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2
49 p | 129 | 12
-
Giáo trình Luật hình sự và tố tụng hình sự (Nghề: Pháp luật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
161 p | 15 | 10
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 1
226 p | 23 | 8
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2
173 p | 11 | 6
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 1 (năm 2013)
299 p | 15 | 6
-
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 2 (năm 2013)
348 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn