intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Luật tố tụng hình sự" trình bày các nội dung: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, thi hành bản án và quyết định của tòa án; xét lại bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thủ tục đặc biệt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Luật tố tụng hình sự: Phần 2

  1. Chương V II. I ẵ Khái niệm và ý nghĩa của giai đoạn truy tô Chương VII TRUY TỐ I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN TRUY T ố íu 1ễKhái niệm Trong tô tụng hình sự, Viện kiểm sát luôn có hai chức năng độc lập là kiểm sát các hoạt động tố tụng và thực hành quyền công tố. Hai chức năng này đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Điều 137 Hiến pháp quy định: “ Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quản sự thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định..!'. Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định Viện kiểm sát có nhiệm v ụ là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. w Trong khoa học luật hình sự hiện nay, có quan điểm cho rằng truy tố không phải là một giai đoạn tố tụng hình sự, r\í. chỉ là một bước trong giai đoạn điêu tra. Theo quan điểm của chúng tôi, truv tô là một gaai đoạn tố tụng. 225
  2. Giáo trình luật tố tụng hỉnh sự Trong khoa học luật tô" tụng hình sự hiện nay, có rấ t nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “ quyền công tô của Viện kiểm sát”. Quan điểm chung cho rằng quyền công tô của Viện kiểm sát trong tô tụng hình sự là quyền của Viện kiêm sát thay m ặt N hà nước buộc tội đối với người có hành vi ph ạ m tội. Quyền công tố nhà nưóc do Viện kiểm sát thực hiện gồm tổng hợp nhiều quyền năng tô tụng, trong đó q u yền tr u y tô bị c a n trước Tòa á n là q u yê n đ ặ c trư n g . K h á i niệm : Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tô' tụng khác đ ể giải quyết đúng đắn vụ án hình sựể Với nhiệm vụ đặc thù là đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vói bị can có căn cứ và hợp pháp, không bỏ lọt tội phạm , không làm oan người vô tội. Chủ thể tiến h ành các hoạt động tô" tụng trong giai đoạn truy tô" là Viện kiểm sát. Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra chuyển sang cùng với bản kết luận điểu tra và đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra, xác định quá trình điều tra vụ án của Cơ quan điều tra có tu ân thủ đúng các quy định của pháp luật không, còn có những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục, sửa chữa không để kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra. đảm bảo quyết định truy t< bị can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sơ pháp lý 3 vửng chắc cho hoạt động xét xử của Tòa án. Trong số những hoạt động đó, quyết định truy t() bị can trước Tòa án của Viện kiểm sát được C I là hành ui đặc trưng của giai đoan truy tố. O Giai đoạn truy tô' kết thúc bằng quyết định truy tỏ' bị can hoặc 226
  3. Chương v n . II. Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố các quyết định cần thiết khác của Viện kiểm sát nhằm giải quyết vụ án hình sự (ví dụ quyết định đình chỉ vụ án...). 2. Ý nghĩa của giai đoạn truy tô - Kịp thòi phát hiện, khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Khi phát hiện những thiếu sót, vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền tự mình sửa chữa, khắc phục hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật đó. Ví dụ: Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án khi xác định bị can không có tội... - Giai đoạn truy tô" là tiền đề của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Quyết định truy tô bị can trước tòa là cơ sở pháp lý để Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc truy tố của Viện kiểm sát kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử của Toà án. - Góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo và nâng cao pháp chê xã hội chủ nghĩa trong tô tụng hình sự. |ỊẼ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIEM s á t t r o n g giai đ o ạ n TRUY TỐ 1. Nhận hồ sơ vụ án Kết thúc giai đoạn điều tra, nếu có đủ căn cứ xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra làm bản kêt luận điều tra đề nghị truy tô gửi cho Viện kiểm 227
  4. Giáo trình luật tô tụng hình sự sát cùng với toàn bộ hồ sơ vụ án. Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do Cơ quan điều tra đưa sang. Việc đưa hồ sơ phải được lập thàn h văn bản. Biên bản giao nhận hồ sơ được lập theo thủ tục chung. Các bên giao nhận phải ký xác nhận vào biên bản. Khi giao nhận hồ sơ, các bên giao nhận phải trực tiếp kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ theo bản kê tài liệu mà Cơ quan điều tra đã lập. Đối vối vật chứng của vụ án thì tuỳ từng loại, vật chứng có thể được chuyển giao theo hồ sơ hoặc vẫn để lại ở các cơ quan chuyên trách đã được giao bảo quản, nhưng phải bàn giao các tài liệu có liên quan về vật chứng hoặc tài sản bị kê biên, bị tạm giữ như biên bản thu giữ, biên bản giao vật chứng hoặc tài sản bị tạm giữ cho cơ quan khác tạm thòi quản lý, bảo quản. 2. Nghiên cứu hồ sơ Sau khi n hận hồ sơ vụ án từ Cơ quan điều tra chuyển sang Viện trưởng Viện kiểm sát phải quyết định phân công Kiểm sát viên tiến hàn h nghiên cứu hồ sơ vụ án. Kiểm sát viên được phân công phải tiến hành nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết luận điều tra, đề nghị truy tô" của Cơ quan điều tra và xác định: - Vụ án đang nghiên cứu có thuộc thẩm quyền truy tô" của Viện kiểm sát cấp mình, nếu không thuộc thẩm quyền thì đê nghị Viện trưởng Viện kiểm sát chuyển cho Viện kiểm sát có t h ẩ m quyền; - Có cần phải áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bo biện pháp n g ă n chặn; - Việc điều tra đã đầy đủ chưa; có VI phạm pháp luật hoặc căn cứ đê trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; 228
  5. Chương v n . I I ệ Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố - Có đủ căn cứ để ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; - Có đủ căn cứ để ra quyết định truy tô bị can. Thòi hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát được quy định tại Điểu 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, trong thòi hạn không quá 20 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau đây: - Truy tô" bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; - Trả lại hồ sơ để điểu tra bổ sung; - Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong những trường hợp cần thiết như vụ án phức tạp, nghiêm trọng, hồ sơ gồm nhiều tài liệu, nhiều vật chứng phải xem xét... mà không thể hoàn thành việc nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn nói trên, thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thêm nhưng không quá 10 ngày đôi với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối vói tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thòi hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ tối đa là 30 ngày đôi với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; 45 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và 60 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong khoảng thòi hạn đó, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyêt định kê trên. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra một trong các quyết định kể trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyêt định tạm đình chỉ vụ án phải 229
  6. Giáo trình luật tố tụng hình sự được giao cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu. 3. Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tô a. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngản chặn Khoản 2, Điều 166 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định: “Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này". Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải tiến hành xem xét, kiểm tra các biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối với bị can (nếu có). Nếu thấy cần thiết thì tiếp tục duy trì hoặc thay đổi hoặc huỷ bỏ những biện pháp ngăn chặn đó. Trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn đối vói bị can, thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can, Viện kiểm sát cần chú ý: - Đốì vói bị can đang tại ngoại, Viện kiểm sát chỉ quyết định bắt bị can để tạm giam nhằm phục vụ cho việc truy tỏ" trong những trường hợp xét thấy bị can có thể trôn hoặc gây khó khăn cho việc truy tô" hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. - Nếu bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đá hết, mà xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn th à n h cáo trạng thì Viện kiểm sát ra lệnh tạm giam mới. Thời hạn tạm giam, theo quy định tại khoản 2 Điểu 166 Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2003 không được quá thòi h ạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ được quy định tại khoản 1 Điểu 166 230
  7. Chương VU. II. Hoạt động của Viện kiêm sát trong giai doạn truy tô Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003. Theo đó, thời hạn tạm giam đê hoàn thành cáo trạng là không quá 20 ngày đôi với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền gia hạn nhưng không quá 10 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối vói tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đôi với tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, thòi hạn tạm giam để hoàn thành cáo trạng tối đa không được quá 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; không quá 45 ngày đối vối tội rất nghiêm trọng và không quá 60 ngày đối vối tội đặc biệt nghiêm trọng. - Đối với bị can, là người chưa thành niên, Viện kiểm sát chỉ quyết định tạm giam họ trong trường hợp quy định tại Điều 303 Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2003, cụ thể là: + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cô ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 Bộ luật tổ’tụng hình sự năm 2003, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cô' ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. b. Quyết định trả lại hồ sơ đế điều tra bổ sung Để đảm bảo cho việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, Viện kiểm sát phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, 231
  8. Giáo trinh luật tố tụng hình sệK ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- — ---------------- - ■■---------------------------------— ----------------------------------------------------------- kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quá trìn h điền tra. Nếu thấy hồ sơ vụ án chưa đầy đủ, còn thiếu sót hay vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát không thể tự khắc phục, sửt chữa được thì Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi qua nghiên cứu hồ sơ p h á t hiện thấy: - Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án m à Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được (ví dụ: còn thiếu những chứng cứ liên quan đến việc xác định tội danh mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được). - Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội p h ạ m khác hoặc có người đồng phạm khác (nếu không thể tách riêng để xử lý). - Vi p h ạ m nghiêm trọng thủ tục tố tụng (ví dụ: Điều tra viên đã sử dụng các biện pháp điều tra trái pháp lu ật như bức cung, mớm cung, dùng nhục hình...) Trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; lý do trả hồ sơ, yêu cầu điếu tra bổ sung; những vấn đề cần được điều tra bổ sung... để Cơ quan điều tra có cơ sở tiến hành việc điều tra bổ sung. c. Quyết định đình chỉ vụ án Khoản 1 Điều 169 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định: “Viện kiêm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những cản cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 101 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoán 2 Điều 69 Bộ luật hình sự” 232
  9. bhương V IIễI I ẵ Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố - Điểu 19 Bộ luật hình sự quy định về “Tự ý nửa chừng 'Ăấm dứt việc phạm tội”. Theo đó, người có hành vi tự ý nửa ĩhừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự )ề tội định p hạm ; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tô' :ấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm tiình sự về tội này. Khi nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy bị can đã tự ỉ nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà hành vi của bị can íhông đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì Viện kiểm sát ra Ịuyết định đình chỉ vụ án. - Điều 25 Bộ luật hình sự quy định về “Miễn trách nhiệm lình sự “ như sau: + Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc ngưòi phạm tội không còn nguy ■hiểm cho xã hội nữa. + Trong trường hợp trưóc khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả :vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. + Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. - Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2003 quy định ngưòi chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia ìình hoặc cơ quan, tô chức nhận giám sát, giáo dục. Khi có một trong những căn cứ nêu trên, Viện kiểm sát 233
  10. Giáo trình luật tố tụng hỉnh sự phải ra quyết định đình chỉ vụ án, tức là chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối vói vụ án. Nếu lý do để đình chỉ vụ án không liên quan đến tấ t cả các bị can, thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối vói từng bị can. Ngoài ra, theo tinh thần khoản 2 Điểu 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại mà người bị hại rú t yêu cầu khởi tố trong giai đoạn truy tố, nếu không thuộc trường hợp cần thiết phải tiếp tục tiến hành tố tụng, thì Viện kiểm sát cũng phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Quyết định đình chỉ vụ án được giao cho bị can và thông báo cho những người tham gia tố^ tụng có liên quan. d. Quyết định tạm đình chỉ vụ án Theo quy định tại khoản 2 Điểu 169 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây: - Khi bị can mắc bệnh tâm th ần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có giấy chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát, qua nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phát hiện bị can có những biểu hiện của bệnh tâm th ần hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác (ví dụ bị bệnh ung thư...), Kiểm sát viên đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát về việc trưng cầu giám định pháp y. Nếu kết luận của Hội đồng giám định pháp y khẳng định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đổi vói bị can và quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can được tạm đình chỉ. - Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều 234
  11. Chương v n . n. Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố tra truy nã bị can. Cũng giống như quyết định đình chỉ vụ án, trong quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định, lý do tạm đình chỉ; ngoài ra còn phải ghi rõ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc yêu cầu truy nã bị can (nếu có). Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, nếu lý do tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì Viện kiểm sát chỉ ra quyết định tạm đình chỉ đối vói từng bị can. Quyết định tạm đình chỉ vụ án được giao cho bị can và thông báo cho những người tham gia tô" tụng khác liên quan. đ. Quyết định truy tô bị càn trước Tòa án bằng bản cáo trạng Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội và căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can trưốc Tòa án bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là một văn bản pháp lý có tính chất buộc tội bị can, đồng thời còn giói hạn phạm vi xét xử của Toà án theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, để từ đó Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bản cáo trạng cũng là cơ sở để bị can, người tham gia tô" tụng khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bản cáo trạng gồm hai phần cơ bản: phần nội dung và phần kết luận. - Phần nội dung Đây là phần chính, cơ bản của bản cáo trạng, gồm: + Tóm tắt nội dung vụ án: ngày, giò, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn; mục đích, động cơ phạm tội; hậu quả 235
  12. Giáo trình luật tô' tụng hình sự của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác của vụ án, diễn biễn vụ án trên thực tế. + Những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. - Phần kết luận Sau khi trình bày tóm tắ t nội dung diễn biến vụ án, phân tích các chứng cứ, nhận định về tội phạm và người phạm tội, phần kết luận của cáo trạng phải xác định: + Bị can đã phạm tội gì? ở đâu? vào thời điểm nào? + Lý lịch tư pháp của bị can: Họ, tên, tuổi, trú quán, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tiền án, tiền sự của bị can, hoàn cảnh gia đình của bị can... + Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng để truy tố bị can (ví dụ: truy tô" bị can vê tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự). + Các vấn đề về dân sự, xử lý vật chứng (nếu có). Phần cuối bản cáo trạng phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người lập cáo trạng, nơi lập cáo trạng, chữ ký của người ra cáo trạng và đóng dấu của Viện kiểm sát. e. Quyết định chuyển vụ án Trong khi nghiên cứu hồ sơ nếu thấy vụ án đang được nghiên cứu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì Viện trưỏteLg Viện kiểm sát phải ra quyết định chuyên vụ án thẩm quyền. 236
  13. Chương v n . II. Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố CÂU HỎI 1. Chứng minh rằng truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự? 2. Phăn tích các trường hợp Viện kiểm sát trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung? 3. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát được giao cho bị can hay bị cáo? 237
  14. Giáo trình luật tố tụng hình sự Chương VIII XÉT XỬ Sơ THẨM VỤ ÁN HÌNH sự ■ • |ề KHÁI NIỆM CHUNG Xét xử là hoạt động trọng tâm của quá trình t< tụng hình 3 sự. Các hoạt động tồ" tụng trước đó (khởi tô", điều tra, truy tố) chỉ là những hoạt động nhằm tạo điều kiện cho việc xét xử vụ án hình sự. Toà á n là cơ q u a n d u y n h ấ t th ự c h iệ n ch ứ c năng x é t x ử cấc vụ án hình sự. Xét xử vụ án hình sự được thực hiện bằng nhiều trình tự khác n h a u, từ trình tự xét xử sơ thẩm đến xét xử phúc thẩm, giám đổc thẩm, tái thẩm. Trong sô^ các trình tự đó (sau khi Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử), trình tự xét xử sơ thẩm là trình tự bắt buộc. Các trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm có hoặc không tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn k ế tiếp giai đoạn truy tố. Trong giai đoạn này, Tòa án có thẩm quyển tiến hành nghiên cứu hồ sơ, các quyết định cần thiết về việc giải quyết vụ án hình sự, tiến hành chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa. Việc mỏ phiên tòa nhằm xem xét, đánh giá công khai các chứng cứ để ra bản án quyết định tội trạng của bị cáo, hình phạt, các biện pháp tư pháp cũng như đưa ra các quvết định cần thiết khác. 238
  15. Chương v r a ằI. Khái niệm chung Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những đặc điểm sau.Ệ - Nhiệm vụ của giai đoạn này là xem xét và giải quyết nội dung vụ án theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ pháp chê xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Chủ thể tiến hành tô" tụng trong giai đoạn này là Tòa án. Chỉ có Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự cấp khu vực, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu mối có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ngoài Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp cũng là chủ thể tiến hành tô' tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (đại diện của Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà, thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử và thực hành quyền công tố). Giai đoạn này còn có sự tham gia tố tụng của một sô" chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật (bị cáo, người bào chữa, người bị hại, ngưòi làm chứng...). - Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành một số hoạt động tố tụng đặc thù như nghiên cứu hồ sơ, tiến hành xét xử (xem xét chứng cứ, xét hỏi...). Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa..ệ - Giai đoạn xét xử sơ thẩm kết thúc bằng bản án hình sự do Hội đồng xét xử tuyên tại phiên tòa hoặc quyết định đỉnh chỉ vụ án. Trong giai đoạn này, Toà án cũng có thể ra quyết định tố tụng khác như quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ vụ án... 239
  16. Giáo trình luật tô tụng hình sự II. THẨM QUYỂN XÉT xử sơ THẤM CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án các cấp là việc phản đinh thẩm quyền xét xử giữa các Toà án và giữa các cấp Tòa án trong việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp bao gồm: thẩm quyển xét xử theo sự việc, thẩm quyền xét xử theo đòi tượng và thẩm quyển theo lãnh thổ. 1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Toà án các cấp vói nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm . Theo quy định của Bộ luật tô" tụng hình sự, Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phô" thuộc tỉnh và Toà án quân sự cấp khu vực có chung thẩm quyền xét xử theo sự việc (sau đây gọi tắ t là Toà án cấp huyện) và Toà án n h ân dân tỉnh, thành phô" trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu có chung thẩm quyền xét xử theo sự việc (sau đây gọi tắ t là Toà án cấp tỉnh). a. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực (Toà án cấp huyện) Theo quy định tại khoản 1 Điểu 170 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003, Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm nhũng vụ án hình sự về những tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội sau đây: - Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; - Các tội phá hoại hoà bình, chông loài ngừòi và tội phạm 240
  17. Chương v m . n . Thẩm quyển xét xử sơ thẩm của Toà án các cấp chiến tranh; - Các tội phạm được quy định tại các điều sau của Bộ luật hình sự: + Điều 93: Tội giết người; + Điều 95: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; + Điểu 96: Tội giết ngưòi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; + Điều 172: Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; + Điều 216: Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay; + Điều 217: Tội cản trở giao thông đưòng không; + Điều 218: Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đưòng không không đảm bảo an toàn; + Điều 219: Tội điểu động hoặc giao cho ngưòi không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; + Điều 221: Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ; + Điều 222: Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nưóc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Điều 223: Tội điểu khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Điếu 224: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học; + Điều 225: Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử; 241
  18. Giáo trình luật tô tụng hình sụ + Điều 226: Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính; + Điều 263: Tội cô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiêm đoạt mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nưóc; + Điều 293: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; + Điều 294: Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; + Điều 295: Tội ra bản án trái pháp luật: + Điều 296: Tội ra quyết định trái pháp luật; + Điều 322: Tội đầu hàng địch; + Điều 323: Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh. b. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dàn cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu (Toà án cấp tỉnh) Theo quy định tại khoản 2 Điểu 170 Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2003, Toà án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án sau: - Những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Đó là những vụ án hình sự về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hoà bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh và những tội quy định tại các điều 93, 95. 96. 172. 216, 217, 218, 2 19, 221. 2 2 2 . 2 2 3 . 2 24 . 225. 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự. - Những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưói mà 242
  19. Chương Y III. II. Thẩm quyển xét xử sơ thẩm của Toà án các cấp Toà án cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Bộ luật tô' tụng hình sự không quy định cụ thể những vụ án nào thuộc thấm quyển của Tòa án cấp huyện nhưng Toà án cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Thông thường Toà án cấp tỉnh lấy lên đê xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp (như liên quan đên nhiều cấp, nhiều ngành...); những vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sỹ quan công an, cán bộ chủ chôt cấp huyện, ngưòi nước ngoài, người có chức sắc trong dân tộc, tôn giáo v.v... 2ỀThẩm quyên xét xử theo đối tượng Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phản định thẩm quyền xét xử sơ thâm giữa Toà án nhăn dân và Toà án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội. Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thì Tòa án quân sự xét xử những đôi tượng sau: - Những ngươi phạm tội là quân nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối hợp chiến đấu V I quân đội và những người Ớ được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, không phụ thuộc họ phạm tội gì và ở đâu. - N h ữ n g ng ư ờ i k h á c k h ô n g p h ả i các đối tư ợng kê trê n phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Bí mật quân sự là bí mật của quân đội, bí mật vê an ninh quốc phòng được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 243
  20. Giáo trình luật tố tụng hình sự Gây thiệt hại cho quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người được kể trên hoặc tài sản của những người này được quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ, gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của quân đội. Tài sản của quân đội là tài sản do quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp quân đội giao tài sản cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu hoặc phục vụ quân đội. Các trường hợp phạm tội trong khu vực có bảo vệ của quân đội, trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ của các công trình quan trọng vế an ninh quốc phòng do quân đội quản lý cũng được coi là gây thiệt hại cho quân đội. - Những người không còn phục vụ quân đội, mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ quân đội hoặc những người đang phục vụ quân đội mà p h át hiện tội phạm của họ được thực hiện trưóc khi vào quân đội có liên quan đến bí m ật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Những tội phạm khác do Toà án n hân dân xét xử. Ngoài ra, trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 1993 còn quy định về việc phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Toà án quân sự theo đối tượng dựa vào quân hàm và chức vụ của người phạm tội. 3. Thẩm quyển xét xử theo lãnh thổ Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là sự p h á n định thẩm quyền xét xử căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra. 244
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1