Giáo trình Môi trường và sức khỏe (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
lượt xem 0
download
Giáo trình "Môi trường và sức khỏe (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" bao gồm các nội dung kiến thức về: Đại cương về môi trường và sức khỏe; ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ; các biện pháp nâng cao sức khỏe và dự phòng bệnh tật; vệ sinh cá nhân - trường học - bệnh viện;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Môi trường và sức khỏe (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 171/QĐ-CĐYT ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh) Bắc Ninh, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng sai với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và chương trình đào tạo nghề , Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh tổ chức biên soạn tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của đối tượng Cao đẳng. Cuốn sách này được biên soạn dựa vào chương trình khung Giáo dục nghề nghiệp trình độCao đẳng thuộc ngành Điều dưỡng của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Sách được các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với đào tạo biên soạn dựa vào chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh. Cuốn giáo trình Môi trường và Sức khỏe nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức khoẻ. Trên cơ sở đó sinh viên có thể phân tích được tác hại của các yếu tố môi trường (môi trường sống và môi trường lao động) đối với con người và vận dụng những kiến thức đã học vào việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp, nội dung, phương tiện các kỹ năng nâng cao sức khoẻ con người. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp và sinh viên đóng góp ý kiến đế những lần tái bản sau nội dung cuốn tài liệu được phong phú và hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nhóm Biên Soạn 1. ThS. Nguyễn Thị Thùy Vân 2. CN. Trịnh Nữ Phan Vinh
- MỤC LỤC GIỚI THIỆU MÔN HỌC...................................................................................... 1 BÀI 1.ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE ................................ 3 1. Khái niệm môi trường và các thành phần của môi trường ............................ 3 2. Khái niệm sức khỏe và các thành phần của sức khỏe ................................... 4 3. Mối liên hệ giữa môi trường và sức khỏe con người .................................... 5 4. Một số vấn đề cấp bách của môi trường toàn cầu ......................................... 6 BÀI 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ....................................................................... 8 1. Các khái niệm ................................................................................................ 8 2. Ô nhiễm môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng ............................... 8 3. Ô nhiễm môi trường nước và sức khỏe cộng đồng ..................................... 11 4. Ô nhiễm môi trường đất và sức khỏe cộng đồng......................................... 13 BÀI 3.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎEVÀ DỰ PHÒNG BỆNH TẬT ..................................................................................................................... 15 1. Khái niệm về Nâng cao sức khỏe (NCSK) .................................................. 15 2. Các cấp độ dự phòng bệnh tật ...................................................................... 17 BÀI 4.VỆ SINH CÁ NHÂN - TRƯỜNG HỌC - BỆNH VIỆN ........................ 19 I. VỆ SINH CÁ NHÂN .................................................................................. 19 II. VỆ SINH TRƯỜNG HỌC .......................................................................... 22 III. VỆ SINH BỆNH VIỆN ............................................................................. 26 BÀI 5.TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG .. 31 1. Khái niệm chung về tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp .................. 31 2. Phân loại các tác hại nghề nghiệp chủ yếu .................................................. 31 3. Bệnh nghề nghiệp ........................................................................................ 32 4. Các biện pháp dự phòng các tác hại nghề nghiệp........................................ 33 BÀI 6. PHÒNG CHỐNG TAI NẠN GÂY THƯƠNG TÍCH ............................ 38 1. Định nghĩa về tai nạn thương tích ............................................................... 38 2. Các nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích ............................................. 38 3. Hậu quả của tai nạn thương tích .................................................................. 39 4. Phòng chống tai nạn thương tích ................................................................. 39 5. Các cấp độ dự phòng tai nạn thương tích .................................................... 40 BÀI 7.CUNG CẤP NƯỚC SẠCH...................................................................... 41 1. Vai trò của nước sạch .................................................................................. 41 2. Tiêu chuẩn một nguồn nước hợp vệ sinh .................................................... 41 3. Các nguồn nước dùng trong ăn uống và sinh hoạt ...................................... 43 4. Các phương pháp làm sạch nước ................................................................. 44 BÀI 8. QUÁ TRÌNH DỊCH VÀ NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG DỊCH ........ 46 A. QUÁ TRÌNH DỊCH .................................................................................... 46 1. Khái niệm ................................................................................................. 46 2. Yếu tố liên quan đến quá trìnhdịch .......................................................... 46 3. Các hình thái và mức độ dịch ................................................................... 47
- B. NGUYÊN LÝ PHÒNG CHỐNG DỊCH..................................................... 47 1. Các biện pháp Nhà nước nhằm đề phòng các bệnh truyền nhiễm ........... 47 2. Các biện pháp y tế nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm ..................... 48 3. Các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp .............................................. 50 BÀI 9.HÀNH VI SỨC KHOẺ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ................... 51 1. Khái niệm ..................................................................................................... 51 2. Các thành phần của hành vi sức khỏe .......................................................... 52 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe ............................................... 53 4. Quá trình thay đổi hành vi sức khỏe ............................................................ 54 BÀI 10.PHÒNG VÀ DIỆTCÔN TRÙNG GÂY BỆNH .................................... 56 1. Nguyên tắc phòng, chống và diệt côn trùng ................................................ 56 2. Các phương pháp phòng chống côn trùng ................................................... 56 3. Các biện pháp diệt côn trùng ....................................................................... 56 4. Diệt côn trùng .............................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE Mã môn học: MH18 Thời gian thực hiện môn học: 31 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 0; Kiểm tra: 01 giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được thực hiện vào kỳ 2 năm thứ 2, sau môn học Chăm sóc sức khỏe người lớn 1,2,3. - Tính chất: Là môn cơ sở cung cấp kiến thức về các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sức khỏe. Trên cơ sở đó sinh viên có thể phân tích được tác hại của các yếu tố môi trường đối với con người và vận dụng những kiến thức đã học để bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp, nội dung, phương tiện của các kỹ năng nâng cao sức khỏe con người. II. Chuẩn đầu ra môn học 1. Vận dụng được các kiến thức về sức khỏe toàn diện, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe để giúp cho khách hàng và cộng đồng hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và một số biện pháp nâng cao sức khỏe cá nhân, cộng đồng. (CĐR2) 2. Vận dụng được những kiến thức về các biện pháp bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí; vệ sinh bệnh viện, trường học vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, nhà ăn công cộng vào việc bảo vệ môi trường sống, nâng cao sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng. (CĐR1,2) 3. Hợp tác với các thành viên trong nhóm và vận dụng kiến thức đã học để truyền thông, giáo dục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. (CĐR5) 4. Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, tổng hợp kiến thức, thảo luận nhóm, có tư duy phản biện và thuyết trình.(CĐR8) III. Phương pháp đánh giá Kết quả đánh giá môn học được đánh giá bằng: - Kết quả tự học: sản phẩm tự học theo nhóm (báo cáo power point), sản phẩm tự học cá nhân (số tự học) và chuyên cần. - Kết quả thuyết trình, thảo luận nhóm, bình luận và phản biện giữa các nhóm trong quá trình học tập. - Kết quả kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan. - Đánh giá kết quả môn học. Điểm đánh giá Hệ số Quy định Điểm kiểm tra thường 1 Trung bình điểm sản phẩm tự học và xuyên điểm thảo luận nhóm trên lớp. 1
- Điểm kiểm tra định kì 2 Kiểm tra tự luận (vấn đề, bài tập tình huống). Điểm thi kết thúc học Thi trắc nghiệm trên máy phần IV. Nội dung môn học Thời gian (giờ) Thực hành, STT Tên bài Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm số thuyết thảo luận, tra bài tập Bài 1. Đại cương về môi trường Buổi 1 4 4 0 và sức khỏe Bài 2. Ô nhiễm môi trường và Buổi 2 4 4 0 các biện pháp bảo vệ Bài 3. Các biện pháp nâng cao Buổi 3 4 4 0 sức khỏe và dự phòng bệnh tật Bài 4. Vệ sinh cá nhân - trường Buổi 4 4 4 0 học - bệnh viện Bài 5. Tác hại nghề nghiệp và 2 3 0 Buổi 5 các biện pháp phòng chống Bài 6. Phòng chống tai nạn 2 1 0 thương tích Bài 7. Cung cấp nước sạch 2 2 0 Buổi 6 Bài 8. Quá trình dịch và nguyên 2 2 0 lý phòng chống dịch Bài 9. Hành vi sức khỏe và các Buổi 7 4 4 0 yếu tố ảnh hưởng Bài 10. Phòng và diệt côn trùng 2 2 0 Buổi 8 truyền bệnh Kiểm tra 1 0 0 1 Tổng 31 30 0 1 2
- BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE Mục tiêu Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: 1. Phân tích được khái niệm về môi trường, các thành phần của môi trường; khái niệm về sức khỏe toàn diện, sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe; những vấn đề cấp bách của môi trường toàn cầu hiện nay. 2. Hợp tác với các thành viên trong nhóm và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. 3. Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, tổng hợp kiến thức, thảo luận nhóm, có tư duy phản biện và thuyết trình . Nội dung 1. Khái niệm môi trường và các thành phần của môi trường 1.1. Khái niệm môi trường Theo luật bảo vệ môi trường Việt nam: Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. 1.1.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái là một sự thống nhất của một phức hợp gồm các loài động vật, thực vật và vi sinh vật với các nhân tố môi trường vật lý của một vùng xác định, mà ở đó có sự tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường, thông qua tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. 1.1.2. Cấu trúc của hệ sinh thái - Môi trường: đáp ứng tât cả các yêu cầu sống và phát triển của mọi sinh vật trong hệ sinh thái. - Vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng): + Là những sinh vật có khả năng tổng hợp được các chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời để xây dựng cơ thể của mình. + Vật sản xuất bao gồm các vi khuẩn có khả năng hóa tổng hợp và cây xanh. - Vật tiêu thụ: Là các vật dinh dưỡng bằng các chất hữu cơ lấy trực tiếp hoặc gián tiếp từ vật sản xuất. Vật tiêu thụ là động vật. - Vật phân giải: là các vật phân giải xác chết và chất thải của các vật của vật sản xuất và vật tiêu thụ. Vật phân giải gồm các vi khuẩn và nấm. 1.1.3. Đặc điểm cấu trúc hệ sinh thái - Giữa các thành phần trong cấu trúc hệ sinh thái luôn có sự trao đổi vật chất,năng lượng và thông tin theo chuỗi thức ăn, dòng năng lượng và chu trình sinh địa hóa. - Chuỗi thức ăn là chuỗi nối liền các sinh vật, sinh vật này ăn sinh vật kia để sống. Chuỗi thức ăn có thể xem như là các ống để dẫn dòng năng lượng và chất dinh dưỡng qua hệ sinh thái. Cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất, kể cả con người đều dựa trên chu trình chuỗi thức ăn này. Do đó, vệc bảo vệ môi trường, 3
- duy trì cân bằng sinh thái và hoạt động tự nhiên của các chu trình này có ý nghĩa quan trọng. - Hệ sinh thái tồn tại và hoạt động nhờ hai chức năng cơ bản: chu trình tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa 4 thành phần của nó. Hệ sinh thái không bao giờ tĩnh tại mà luôn luôn thay đổi, môi trường của hệ sinh thái thay đổi, các thành phần trong hệ cũng luôn luôn biến động. - Các hệ sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh, tức là khả năng tự lập lại cân bằng mỗi khi bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân nào đó (có thể do tự nhiên hay con người), nhưng chỉ một giới hạn nhất định, nếu vượt quá giới hạn hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt. 1.2. Các thành phần của môi trường Các yếu tố kể trên còn gọi là các thành phần của môi trường bao gồm: không khí, đất, nước, khí hậu, âm thanh, ánh sáng, sức nóng, bức xạ, động thực vật thuộc các hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí, v.v.... Tóm lại, các thành phần của môi trường bao gồm môi trường vật lý, môi trường sinh học và môi trường xã hội. 2.2.1. Môi trường vật lý bao gồm các yếu tố vật lý như: khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bức xạ, gánh nặng lao động. 2.2.2. Môi trường hóa học bao gồm các yếu tố như: bụi, hóa chất, thuốc mem, chất kích thích da, thực phẩm... 2.2.3. Môi trường sinh học bao gồm: động vật, thực vật, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, các yếu tố di truyền, v.v... 2.2.4. Môi trường xã hội bao gồm: stress, mối quan hệ giữa con người với con người, môi trường làm việc, trả lương, làm ca, v.v.... 2. Khái niệm sức khỏe và các thành phần của sức khỏe 2.1. Khái niệm sức khỏe: Sức khỏe có thể định nghĩa theo nhiều cách, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Sức khỏe là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất,tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay thương tật”. 2.2. Các thành phần của sức khỏe Sức khỏe toàn diện bao gồm các yếu tố sau: - Sức khỏe thể lực Tiêu chuẩn về thể lực là yếu tố rõ nét nhất của sức khỏe, yếu tố này liên quan đến các chức năng cơ học của cơ thể.Thể hiện ở trình độ phát triển thể hình, thể lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống, lao động. Thể hình (Tầm vóc) được thể hiện ở sự phát triển chiều cao, cân nặng và tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể. Thể lực được thể hiện ở mức độ phát triển của các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức dẻo dai và sự khéo léo. - Sức khỏe tâm thần Tiêu chuẩn về tâm thần là yếu tố liên quan đến khả năng suy nghĩ mạch lạc, sáng sủa và kiên định - Sức khỏe về cảm xúc 4
- Tiêu chuẩn về cảm xúc là khả năng cảm nhận, xúc động về vui buồn, thích thú, sợ hãi, tức giận,… và khả năng thể hiện các cảm nhận này một cách thích hợp, đồng thời cũng là khả năng đương đầu với stress, sự căng thẳng, lo lắng và thất vọng… - Sức khỏe về xã hội Tiêu chuẩn về xã hội là khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ với người khác trong xã hội - Sức khỏe tâm linh Tiêu chuẩn về tâm linh là yếu tố liên quan đến niềm tin, tín ngưỡng hoặc niềm tin cá nhân, hành vi thực hành để đạt được sự thoải mái về tâm linh trong con người. 3. Mối liên hệ giữa môi trường và sức khỏe con người Con người và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Con người vừa là thành viên, vừa là chủ thể của môi trường. Bất kỳ sự thay đổi nào của yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến yếu tố khác và nhất là ảnh hưởng đến con người và ngược lại, hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường. 3.1 Môi trường hỗ trợ sức khỏe Môi trường hỗ trợ sức khỏe là môi trường không có những mối nguy hiểm lớn thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của một cuộc sống và thúc đẩy những mối giao lưu trong xã hội, đó là môi trường trong sạch không bị ô nhiễm nơi mà con người sinh sống, làm việc, giải trí, chữa bệnh, nghỉ ngơi thoải mái. 3.2. Môi trường đe dọa sức khỏe Trong phát triển kinh tế - xã hội, những mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người, có thể chia tương đối thành 2 mối nguy hiểm: Các mối “nguy hiểm truyền thống”: Đó là sự liên quan của con người với sự lạc hậu do chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống, các phong tục tập quán như sinh sống thiếu thốn vật chất, tập quán lạc hậu và không hợp vệ sinh. Các mối “nguy hiểm hiện đại”: Đó là sự liên quan của con người với sự phát triển không bền vững của môi trường khi con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý, không tiết kiệm và gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Sự khác biệt giữa mối nguy hiểm môi trường truyền thống và mối nguy hiểm môi trường hiện đại. MỐI NGUY HIỂM TRUYỀN MỐI NGUY HIỂM HIỆN ĐẠI THỐNG Liên quan đến phát triển và hiện Liên quan đến đói nghèo và lạc hậu đại 1. Thiếu nước sạch * Nước bị ô nhiễm do chất thải 2. Thiếu các công trình vệ sinh trong * Ô nhiễm không khí do đô thị hóa, gia đình, thực phẩm bị ô nhiễm, ô giao thông Vận tải, do các nhà máy, nhiễm không khí do sử dụng các nhiên xí nghệp thải hơi khí độc ra môi liệu để đun nấu trường 3. Rác thải không được quản lý tốt * Chất thải rắn và chất thải độc gia tăng 5
- 4. Tai nạn, chấn thương trong lao động * Các mối nguy hiểm về hóa học, lý nông nghiệp và các xí nghiệp vừa và học, phóng xạ do sử dụng các công nhỏ nghệ mới 5. Thảm họa thiên nhiên như: Bão, lũ * Sự xuất hiện của các bệnh dịch mới lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng và các và sự quay trở lại của các bệnh truyền bệnh dịch truyền thống… nhiễm truyền thống. 6. Các bệnh do trung gian truyền bệnh * Nạn phá rừng, suy thoái và các biến chủ yếu do chuột và côn trùng động sinh thái khu vực hay toàn cầu. 7. Các vụ dịch đường ruột * Thay đổi khí hậu, thủng tầng ô zôn và ô nhiễm toàn cầu. 8. Những mối nguy hiểm truyền thống * Mối nguy hiểm hiện đại thường thường biểu hiện nhanh chóng ở dạng biểu hiện lâu dài. Ví dụ: Các yếu tố bệnh tật. Ví dụ: Ăn uống nước bị nhiễm gây ung thư khi ăn vào theo thực bệnh thì một vài ngày sau bị ỉa chảy phẩm thì hàng năm hoặc hành chục năm mới xuất hiện. 4. Một số vấn đề cấp bách của môi trường toàn cầu 4.1. Ô nhiễm không khí - Nguyên nhân: Do các nhà máy xí nghiệp… thải ra nhiều khí độc. - Hậu quả: Không khí ngày càng trở nên ô nhiễm và gây nên nhiều bệnh về đường hô hấp như hen, các bệnh dị ứng… Sự tích tụ các chất độc trong không khí làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ sinh thái. 4.2. Sự ấm dần trên toàn cầu - Đặc điểm của trái đất: + Nhiệt độ của trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa năng lượng bức xạ mặt trời và nhiệt độ mà toàn bộ trái đất tỏa ra không gian. + Trái đất được bao bọc bởi khí nhà kính đó là: CO2, CH4, N2O2, CFC; trong đó khí CO2 là quan trọng nhất, chiếm 50% các khí nhà kính. - Nguyên nhân trái đất ấm dần lên: Do khí nhà kính tăng lên gây hiệu ứng nhà kính, làm cho lượng nhiệt thu vào càng khó thoát ra khỏi trái đất, dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng lên. - Hậu quả: + Trái đất ấm dần ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. + Dự báo năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng 20 C, và mực nước biển tăng khoảng 50cm. Khi mực nước biển cao hơn sẽ đe dọa những lục địa thấp bị nhấn chìm làm mất nhà cửa, đất đai. Nhiệt dọ trái đất tăng lên sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến nông nghiệp và hệ sinh thái, cũng như làm trầm trọng thêm những vấn đề sa mạc hóa và sự thiếu hụt lượng nước. 4.3. Sự suy giảm tầng ozon - Tầng ozon được thấy ở tầng bình lưu, với độ cao 10.000m. Tầng ozon giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thụ tia cực tím của ánh sáng mặt trời. - Nguyên nhân: Tầng ozon bị phá hủy bởi một số hóa chất do con người tạo ra như: CFC, Halon… 6
- - Hậu quả: Khi tầng ozon bị phá hủy, làm cho tia cực tím chiếu xuống trái đất tăng lên gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và phá hủy hệ sinh thái. 4.4. Mưa a xít - Nguyên nhân: Mưa a xít là hậu quả do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như dầu và than, trong quá trình đốt cháy sẽ thải các khí sunfua oxit, nitơ oxit vào trong không khí. Những hóa chất này tan dần vào trong các đám mây, sau quá trình phản ứng phức tạp chuyển thành H2SO4, HNO3 rơi xuốngđất tạo thành mưa axit. - Hậu quả: Mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và con người. 4.5. Ô nhiễm đời sống sinh vật biển Do đại dương bị ô nhiễm bởi các chất thải qua nhiều kênh khác nhau làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh vật biển. 4.6. Sự mất đi của các rừng nhiệt đới - Nguyên nhân: Do các rừng nhiệt đới của thế giới bị con người tàn phá với tốc độ nhanh. - Khi rừng nhiệt đới bị mất đi sẽ dẫn đến những hậu quả sau: + Góp phần vào hiệu ứng nhà kính + Phá hủy khả năng làm sạch không khí + Đe dọa đời sống của các động vật hoang dã + Tạo ra các vùng bán sa mạc + Làm tăng tình trạng lụt lội trên quy mô lớn 7
- BÀI 2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Mục tiêu Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: 1. Phân tích được khái niệm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), nguyên nhân ô nhiễm, các giải pháp có thể can thiệp, sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe con người. 2. Hợp tác với các thành viên trong nhóm và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. 3. Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, tổng hợp kiến thức, thảo luận nhóm, có tư duy phản biện và thuyết trình. Nội dung 1. Các khái niệm Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan tới môi trường, làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Do đó xuất hiện một số khái niệm sau: Sự cố môi trường: Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố có thể gây ra do: Bão lụt hạn hán, động đất, sụt lở, mưa axít... Suy thoái môi trường: Là việc làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên. Khủng hoảng môi trường: Là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loại người trên trái đất. Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất lý học, hoá học, sinh vật học của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. 2. Ô nhiễm môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng 2.1. Khái niệm ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu cho con người. Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO2, buị sinh ra từ các núi lửa, các khí oxyt cacbon (CO, CO2), oxyt nitơ (NOx) hoặc nhân tạo do phát triển của một số ngành công nghiệp, giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người gây nên. 2.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí Có hai nguồn chính gây ô nhiễm không khí đó là ô nhiễm không khí do thiên nhiên và ô nhiễm không khí do nhân tạo. 8
- - Nguồn gây ô nhiễm không khí do thiên nhiên: do các hiện tượng trong thiên nhiên gây ra như đất, cát, sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn thổi tung thành bụi, các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra. Các quá trình thối rữa của xác động vật và thực vật chết ở tự nhiên cũng thải ra các chất khí gây ô nhiễm không khí. - Nguồn gây ô nhiễm không khí do nhân tạo: Nguồn ô nhiễm do nhân tạo rất đa dạng, chủ yếu do hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, do hoạt động sinh hoạt của con người gây nên. 2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến với sức khỏe con người Các chất ô nhiễm trong môi trường không khí được chia làm 2 dạng: Dạng hơi khí và dạng phân tử nhỏ. Các chất ô nhiễm này đều gây tác hại đối với sức khỏe con người gây các ảnh hưởng cấp tính có thể gây tử vong hoặc các ảnh hưởng mạn tính gây viêm phế quản mạn tính, K phổi; hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương. Bảng 1: Một số chất gây ô nhiễm không khí chính ở đô thị, nguồn phát thải và những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe (Nguồn – giáo trình Sức khỏe môi trường, Annalee Yassi) Chất gây ô Nguồn phát thải Những ảnh hưởng sức khỏe nhiễm Acid acetic Đốt cháy nhiên liệu, nguyên Kích thích màng nhầy liệu trong xây dựng Aldehyt Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Kích thích ngứa mắt, và đường hô hoặc trong khói thuốc lá hấp trên CO Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, khó khói thuốc, các hoạt động giao thở, mệt mỏi, trẻ sinh thiếu cân, cản thông trở tầm nhìn, ảnh hưởng tâm thần, viêm họng, bất tỉnh, tử vong Formadehyt Đốt cháy nhiên liệu, nguyên Kích thích mắt và đường hô hấp, dị liệu dùng trong xây dựng và ứng, có thể gây ung thư công nghiệp làm đồ gỗ, khói thuốc. Chì và các Xăng pha dầu, các lò nấu kim Những ảnh hường tới sinh lý thần kim loại loại kinh, tổn thương hệ thần kinh trung nặng khác ương, hạn chế khả năng tiếp thu. Vi sinh vật Đồ gỗ gia dụng, con người, Các bệnh truyền nhiễm, dị ứng động vật NOx Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Kích thích mắt và đường hô hấp trên khói thuốc, giao thông (trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương), làm bệnh hen nặng thêm, kích thích khí quản 9
- O3 Giao thông, giải phóng Kích thích mắt và đường hô hấp hydrocacbon, đốt cháy nhiên trên, giảm hoạt động thể chất, làm liệu hóa thạch (giải phóng chất nặng thêm các bệnh đường hô hấp ô nhiễm) Các hạt ô Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Kích thích mắt và đường hô hấp nhiễm không nguyên vật liệu xây dựng và trên, dị dứng, làm nặng thêm các khí làm đồ gố, khói thuốc, công bệnh đường hô hấp và tim mạch nghiệp, giao thông, khói đốt rơm rạ… Phenol Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Kích thích màng nhầy hóa chất gia dụng Hydrocacbon Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch Gồm nhiều chất gây ung thư thơm đa vòng Radon Dưới các lớp đất đá Gây ung thư SOx Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Kích thích đường hô hấp, làm giảm phát thải từ các hoạt động chức năng của phổi, làm trầm trọng công nghiệp các bệnh tim phổi. H2SO4 Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Kích thích đường hô hấp, mắt và phát thải từ các hoạt động màng nhầy công nghiệp Các Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, Đau đầu, hoa mắt, kích thích đường hydrocacbon giao thông, nguyên liệu cho hô hấp trên, buồn nôn, một số chất hữu cơ bay xây dựng và sản xuất đồ gỗ gia gây ung thư. hơi dụng, hóa chất gia dụng. 2.4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí 2.4.1. Quản lí và kiểm soát môi trường - Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường - Có những biện pháp hành chính để ngăn cấm, xử lí nghiêm khắc những người, đơn vị, nhà máy cố tình gây ô nhiễm môi trường. - Biện pháp kinh tế, đòn bẩy quyền lợi trong phòng chống ô nhiễm môi trường: Đánh thuế cao đối với những hoạt động gây tăng chất thải độc hại, giảm thuế cho các cơ sở có kế hoạch tốt trong xử lí chất thải bỏ. - Qui định nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường để kiểm soát chúng. - Cần tổ chức hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi đô thị hay một khu công nghiệp, nhà máy. 2.4.2. Quản lý và kiểm soát các loại xe cộ - Để giảm bớt độ nhiễm bẩn bầu khí quyển bởi các khí xả của xe ô tô, cần sử dụng rộng rãi điện năng trong giao thông vận tải, cung cấp cho xe chạy trong thành phố loại xăng cao cấp hay sử dụng rộng rãi khí ép làm chất đốt. - Để giảm bớt chất độc thải qua khí xả, cần thực hiện luật an toàn giao thông như tốc độ vận động liên tục, không dừng xe lâu ở các ngã ba, ngã tư. Do vậy nên xây dựng đường ngầm dành riêng cho khách đi bộ khi qua lại ở các ngã ba, ngã tư. 10
- - Chuyển các xưởng sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới ra khỏi thành phố. 2.4.3. Quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp - Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp: Cần được đặt cuối hướng gió chủ đạo, cuối nguồn nước so với khu dân cư. - Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải chất độc hại, cần được xây dựng tập trung để dễ dàng xử lí. - Xây dựng vùng cách li vệ sinh công nghiệp: Để cách li giữa khu vực nhà máy với khu dân cư cần có những khoảng đệm trồng cây xanh. Diện tích vùng đệm phụ thuộc vào những nguy cơ mà nhà máy có thể gây ra. 2.4.4. Trồng cây xanh Cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm, che chắn tiếng ồn, hấp thụ CO2. Chỉ số an toàn: Diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 4 lần diện tích đất ở của con người. Quy định nơi trồng cây trên đường phố, công viên, trồng rừng. 2.4.5. Biện pháp công nghệ và làm sạch khí thải - Đây là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi ngăn chặn chất thải độc hại ra môi trường. - Áp dụng công nghệ ”Không có chất thải”: Kín – Tự động hoá. Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại. - Phương pháp làm sạch khí thải: Cần có hệ thống thông gió, thải độc, hút bụi ở những cơ sở sản xuất. 3. Ô nhiễm môi trường nước và sức khỏe cộng đồng 3.1. Khái niệm ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là khi thành phần của nước bị thay đổi (về lý học, hoá học, sinh vật học, độc chất học) khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật. 3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước Sản xuất công nghiệp phát triển Nước thải công nghiệp nghiệp sinh Nước thải Nền kinh tế quốc Đô thị hoá Môi trường nước sinh hoạt dân phát triển phát triển ô nhiễm Nước thải nông nghiệp Sản xuất nông nhiệp phát triển Mức độ gây ô nhiễm nước - Ô nhiễm do phát triển nông nghiệp: 24% 11
- - Ô nhiễm do phát triển công nghiệp: 50% - Ô nhiễm do đo thị hoá (nước thải sinh hoạt): 30% - Ô nhiễm do giao thông đường thuỷ: 1% - Ô nhiễm do các nguyên nhân khác: 1% 3.3. Tác nhân gây ô nhiễm nước - Tác nhân sinh học: các vi sinh vật gây bệnh (Tả, lị, thương hàn, viêm gan A...); Trứng các loại ký sinh trùng như giun, sán; do thải phân, rác, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật. Hiện nay người ta thường dùng chỉ số Coliform để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi sinh vật. - Tác nhân hoá học: Nước thải sinh hoạt (chất làm thay đổi màu sắc của nước: Xà phòng, các hợp chất tổng sức các chất béo, các loại muối CL-, Na+, K+...; Chất tẩy rửa tổng hợp ABS (Alkyl Benzyl Sulfonat); Nước thải công nghiệp (Hydrocacbua thơm đa vòng, các amin thơm, các hợp chất có chứa Nitơ; Phenol có trong nước thải của các ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện than cốc; Các kim loại nặng như: Chì, Cadimi, đồng, kẽm, thuỷ ngân, Asen trong ngành luyện kim màu; Các loại thuốc trừ sâu, thuốc dịệt cỏ; Các loại hoá chất diệt cỏ làm trụi lá). - Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý: các quặng phóng xạ, các nguyên tố phóng xạ. 3.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến cộng đồng dân cư Những nguy cơ sinh học: Những tác nhân sinh học chính truyền qua nước: vi khuẩn Tả, lị, thương hàn, và virus, ký sinh trùng làm phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa. Các bệnh này thường có ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị. Hiện nay người ta vẫn còn gặp các vụ dịch nhỏ phát tán lẻ tẻ, chúng có thể lan truyền trực tiếp hay gián tiếp qua nước hay thực phẩm. - Do vi rus: Từ người bệnh, người lành mang trùng thải ra ngoài gây ô nhiễm nước và con người, virus bại liệt, Adenovirus ECHO, virus viêm gan. - Do ký sinh trùng: Entamoetie hyStolytica tác nhân gây lị Amip. Các loại sán lá phổi, sán lá gan, sán lá ruột do phân người bệnh thải ra, ấu trùng rơi vào trong nước, chúng ký sinh trong ốc, sò, hến, cua, cá... Từ đó chúng lại xâm nhập vào cơ thể người, trứng của loài giun có thể gây bệnh cho người khi nguồn nước bị ô nhiễm. Một số bệnh do ô nhiễm nước: - Bệnh mắt hột: Do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm - Bệnh viêm phần phụ: Do tắm rửa hàng ngày bằng các loại nước bị nhiễm bẩn. - Bệnh do các chất hoá học, các chất phóng xạ có trong nước xuất phát từ nước thải công nghiệp, nước thải của các cơ sở hạt nhân. - Bệnh do các yếu tố vi lượng: + Thiếu iode trong nước gây bướu cổ địa phương. + Flour quá cao hay quá thấp cũng gây bệnh răng miệng. 3.5. Biện pháp phòng chống ô nhiễm nước Các nguồn nước sạch luôn luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do đó đề ra các biện pháp phòng chống là khâu quan trọng và rất cần thiết nhằm bảo vệ các nguồn nước luôn trong sạch. Các biện pháp cơ bản nhất là phòng chống theo nguồn gốc ô nhiễm. 12
- - Đối với nước thải bỏ trong sinh hoạt: quản lý và xử lý tất cả các loại nước thải trong sinh hoạt, từ các hộ gia đình, các khu phố và phải làm sạch cần thiết trước khi thải ra môi trường bằng cách dựa vào quá trình tự làm sạch của các ao hồ sinh học, hay dùng phương pháp nhân tạo khử khuẩn bằng các loại hoá chất Cloramin B%, Chlorua vôi. - Đối với nước thải công nghiệp: Thay đổi dây truyền công nghệ hạn chế sử dụng các chất gây độc hại, hoặc bằng các biện pháp lắng lọc, thu hồi, trung hoà, điện phân nhằm làm giảm tối đa các chất độc hại thải ra môi trường bên ngoài. - Đối với nước thải bỏ trong nông nghiệp: Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân hoá học các loại. Nếu dùng thì phải sử dụng loại dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng và hơi nước, không tồn tại lâu trong môi trường. Quản lý và xử lý tốt các chất thải bỏ của gia súc, gia cầm. Xây dựng các loại chuồng gia súc, gia cầm xa các nguồn nước. 4. Ô nhiễm môi trường đất và sức khỏe cộng đồng 4.1. Khái niệm ô nhiễm đất Ô nhiễm đất là do những tập quán mất vệ sinh do những hoạt động trong sản xuất công, nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau hoặc do các chất thải bỏ không hợp lý của các chất cặn bã đặc và lỏng, ngoài ra còn do các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống. 4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất - Do phát triển nông nghiệp: Do chăn nuôi gia súc(súc vật thả rông, phân không được ủ kín, để phóng uế bừa bãi); Người dân sử dụng phân tươi để bón rau, bón lúa; Sử dụng HCBVTV. - Do phát triển công nghiệp: do chất thải bỏ của các nhà máy (rác thải, phế liệu thừa); do nhiệt từ các lò hơi, nước nóng; do chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp (cơ khí luyện kim, công nghiệp hoá chất dưới hình thức bụi, hơi khí độc, chất thải rắn .v.v.) - Do chất thải bỏ trong sinh hoạt: do chất thải lỏng (nước phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước tắm rửa, giặt giũ, nước cống rãnh); do chất thải đặc (phân người và gia súc, rác trong nhà, rác đường phố, cơ quan, chợ .v.v. 4.3. Tác nhân gây ô nhiễm đất - Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh vào đất và gây bệnh ở người được chia làm 3 nhóm sau: + Nhóm truyền bệnh người - đất - người: Nhóm vi sinh vật đường tiêu hoá từ người bệnh, người lành mang trùng, người khỏi mang mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người gồm:Trực khuẩn thương hàn; Trực khuẩn lỵ (Shigella Shiga, Shigella Frexneri...); Phẩy khuẩn tả; Lị amip (Entamoeba Dysenteriae); Ký sinh trùng (giun đũa, giun xoắn, giun móc ...) + Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người: Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirose; Bệnh trực khuẩn than; Bệnh sốt; Bệnh viêm da do giun; Một số bệnh khác như toxocare, nhiễm trùng do clostridium perfringens, viêm màng não. 13
- + Nhóm truyền bệnh đất - người : Các bệnh nấm; Bệnh uốn ván (Clostridium tetani); Các siêu vi khuẩn truyền bệnh có trong đất: vi rus bại liệt ECHO, virus gây viêm màng não và sốt phát ban... - Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Asen; Fluor; Chì; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Chất phóng xạ. 4.4.Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất - Sử dụng nhà vệ sinh hố tiêu tự hoại; nhà ở, khu dân cư, địa phương phải xây dựng có hệ thống cống dẫn nước thải vào hệ thống chung; xử lý phân và rác thải. - Quản lý việc buôn bán và sử dụng hóa chất, hóa chất bảo vệ thực vật - Quản lý chặt chẽ các hoạt động xả rác – chất thải ra môi trường của các doanh nghiệp chế xuất, các nhà máy, xử lý nghiêm minh các trường hợpvi phạm. - Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng. 14
- BÀI 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎE VÀ DỰ PHÒNG BỆNH TẬT Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: 1. Phân biệt được nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe; phân tích được các nguyên tắc và hoạt động nâng cao sức khỏe, các biện pháp dự phòng bệnh tật. 2. Áp dụng được các biện pháp nâng cao sức khỏe và dự phòng bệnh tật một cách thành thạo trong công tác chuyên môn của người điều dưỡng. 3. Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, tổng hợp kiến thức, thảo luận nhóm, có tư duy phản biện và thuyết trình. Nội dung 1. Khái niệm về Nâng cao sức khỏe (NCSK) 1.1. Nâng cao sức khỏe là gì? Các yếu tố tác động đến sức khỏe bao hàm cả các khía cạnh mang tính xã hội, kinh tế, môi trường.Những khía cạnh này thường nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân, thậm chí của cả cộng đồng. Mục đích của quá trình NCSK chính là cải thiện sức khỏe con người và để cho con người có được sự kiểm soát nhiều hơn trên các vấn đề sức khỏe của họ. Vì vậy TCYTTG đã định nghĩa: NCSK là quá trình làm cho dân chúng nâng cao sự kiểm soát về vấn đề sức khỏe và cải thiện sức khỏe của chính bản thân họ. 1.2. Giáo dục sức khoẻ là gì? - GDSK là một phần của chăm sóc sức khoẻ nó liên quan đến việc thúc đẩy những hành vi lành mạnh. - GDSK giúp cho mọi người hiểu rõ hành vi của họ và biết được hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của họ. GDSK động viên mọi người tự lựa chọn cho mình những hoạt động để nâng cao sức khoẻ và một cuộc sống lành mạnh nhưng không ép buộc mọi người phải thay đổi. - GDSK không giống như thông tin y tế. Thông tin chính xác, chắc chắn là một phần cơ bản của GDSK nhưng GDSK còn nhằm vào cả các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ như: Nguồn lực sẵn có, hiệu quả lãnh đạo cộng đồng, sự tham gia, ủng hộ của các thành viên trong gia đình, trình độ văn hoá của mỗi cá nhân về các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ… 1.3. Phân biệt giữa NCSK và GDSK - GDSK chỉ bao hàm các tác động làm thay đổi hành vi sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. - NCSK phạm vi rộng lớn hơn, nó vừa bao trùm các hoạt động GDSK, vừa đề cập đến các chiến lược, các chính sách, đến môi trường nhằm làm thay đổi đường lối xã hội, cải thiện môi trường và lồng ghép các hoạt động phát triển cộng đồng vào vấn đề sức khỏe…GDSK được coi là một yếu tố rất quan trọng của NCSK. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH AN THẦN, GIẢM ĐAU VÀ DÃN CƠ TRONG ICU
7 p | 297 | 109
-
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 10
11 p | 231 | 100
-
Sách Sức khoẻ môi trường
250 p | 157 | 55
-
Giáo trình Đánh giá nguy cơ sức khoẻ môi trường nghề nghiệp: Phần 2
79 p | 157 | 12
-
Giáo trình Khoa học môi trường - Sức khỏe môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
112 p | 46 | 11
-
Giáo trình Dịch tễ và sức khỏe môi trường - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
112 p | 33 | 9
-
Giáo trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường CĐ Lào Cai
126 p | 43 | 7
-
Giáo trình Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm - Trường Trung học Y tế Lào Cai
112 p | 104 | 6
-
Giáo trình Sức khỏe môi trường - dịch tễ (Tài liệu dùng cho sinh viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
128 p | 31 | 6
-
Giáo trình Khoa học môi trường - Sức khỏe môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
101 p | 25 | 6
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh - BS. CKI. Nguyễn Năng Minh
63 p | 24 | 5
-
Giáo trình Sức khoẻ môi trường (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
102 p | 17 | 4
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh-kỹ năng giao tiếp-giáo dục sức khỏe - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
155 p | 12 | 3
-
Tài liệu tham khảo Sức khỏe - môi trường - vệ sinh nâng cao sức khỏe và hành vi con người (Dùng cho đào tạo điều dưỡng trung học) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
89 p | 17 | 3
-
Giáo trình Thử cơ và đo tầm hoạt động (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
127 p | 6 | 2
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý labo răng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
27 p | 2 | 2
-
Phản hồi của sinh viên điều dưỡng về môi trường học lý thuyết và lâm sàng của Trường đại học Y Dược Thái Bình năm 2022
7 p | 5 | 1
-
Giáo trình Sức khỏe môi trường (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
106 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn