intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên)

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

430
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình "Nguyên lý kinh tế vĩ mô", phần 2 giới thiệu tới người học các nội dung: Thất nghiệp, tổng cầu và tổng cung, tổng cầu và chính sách tài khóa, tiền tệ và chính sách tiền tệ, lạm phát, kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên)

  1. Chương 5 THÁT NGHIỆP Thất nchiệp luôn là mối quan tâm cùa toàn xã hội. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đây tâng trường kinh tế, ổn định giá cả, cài thiện việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thất nghiệp cũng là mối lo cùa m ọ i n g ư ờ i dân lao động, bời vi nó gắn liền v ớ i đời sống vật chất và tinh thần của họ. Trong c h ư ơ n g trước, c h ú n g ta đã thấy các nhân tố quyết định mức sống và sự cải thiện mức sống đ ố i với dân cư một nước. M ộ t nước có tỳ l ệ tiết k i ệ m và đầu tư cao hơn sẽ có mức t ă n g trưởng tư bản và GDP nhanh hơn một nước có những điều kiện t ư ơ n g đ ô n g , nhưng tiết kiệm và đầu tư thấp hơn. M ộ t nhân tổ rõ ràng hơn quyết định mức sống của m ỗ i nước là mức độ sử dụng nguồn lao động. Mặc dù mức thất nghiệp n à o đó là k h ô n g thể tránh k h ỏ i trong các nền kinh tế hiện đ ạ i có h à n g vạn doanh nghiệp và h à n g triệu công nhân, nhưng khi nhiều lao động có việc làm hom, thì nền kinh tế sẽ tạo ra mức GDP cao hơn so v ớ i trường hợp nhiều c ô n g nhân bị thất nghiệp. Chương này sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về thất nghiệp, đưa ra khái niệm và đo lường thất nghiệp, cách phân loại thất nghiệp, lý giải nguyên nhân t ạ i sao nền kinh tế luôn tồn t ạ i thất nghiệp, cũng như cách thức các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng để đ ố i phó với vấn đề này. ì. K h á i n i ệ m v à đ o l ư ờ n g t h ấ t n g h i ệ p Ở V i ệ t Nam số liệu về thất nghiệp được tổng hợp từ Cuộc điều tra Lao động - V i ệ c làm do B ộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu được thực hiện theo phương thức phỏng vấn trực tiếp. Dựa vào trả lời cho các câu hỏi điều tra, môi người trường thành (từ đù 15 tuổi trở lên) trong các hộ gia đình điều tra được xếp vào một trong ba nhóm sau đây: 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. Có việc làm. Thất nghiệp. Không nằm trong lực lượng lao động. M ộ t người được coi là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu hét tuần trước điều tra để làm công việc được trả tiền lương. M ộ t người được coi là thất nghiệp nếu trong tuần lé trước điều tra người đó không có việc làm nhưng có nhu cầu và nỗ lực tìm kiếm việc làm. Cụ thể, anh ta/chị ta đã có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua; hoặc trong tuần tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc. Người không thuộc hai loại trên, chẳng hạn sinh viên hệ tập trung dài hạn, người nội trợ hoặc nghỉ hưu không nằm trong héc lượng lao động. Trên cơ sờ phân nhóm như trên, các chi tiêu thống kê quan trọng đối với thị trường lao động được tính toán. Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số những người đang có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động = số ngirời có việc làm + số ngirời thất nghiệp Tỳ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm cùa lực lượng lao động bị thất nghiệp: So người thất nghiệp Tỳ lệ thất nghiệp = ——— xỉ 00% Lực lượng lao động Tỳ lệ thất nghiệp được tính cho toàn bộ dân số là người trường thành sống ở khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn - ứong đ ộ tuổi lao động, phân theo nhóm tuổi, giới tính và theo khu vực địa lý. Ỏ khu vực nông thôn, sản xuất có tính thời vụ, việc tính chỉ tiêu tỳ l ệ thất nghiệp rất ít ý nghĩa. M ộ t chi tiêu thay thế khác là tỷ lệ thời gian lao động được sứ dụng. Đó chính là tỳ l ệ phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày công đã làm việc và số ngày công có nhu cẩu làm thêm). Tỳ lệ thời gian lao _ °"Z ° s y s làm việc thực tế T s n à côn động được sử dụng ~ ™ 7 ~ ~i " " ] " xi 00% lõng sô ngày công có nhu câu làm việc Ì 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. Từ số liệu ở trên các nhà thống kê còn tính chỉ tiêu tỷ l ệ tham gia lực lượng lao động. N ó được tính bằng tỷ l ệ phần trăm dân số trường thành của Việt Nam nằm trong lực lượng lao động: Tỳ lệ tham gia lục L ự c ỉ ư ^ l a o đ ê"g lượng lao đọng = — ; X100% Dán sô trưởng thành Chỉ tiêu thống kê này cho chúng ta biết phần dân số quyết định tham gia vào thị trường lao động. Giống như tỳ l ệ thất nghiệp, tỷ l ệ tham gia lực lượng lao động được tính cho toàn bộ dân số trường thành và cho các nhóm hẹp hơn. Các số liệu trên cho phép các nhà kinh tế và hoạch định chính sách theo dõi những diễn biến trên thị trường lao động theo thời gian. Bảng 5-1 cho thấy tỷ l ệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ờ khu vực thành thị đà liên tục giảm theo thời gian, trong khi tỷ l ệ thời gian lao động được sử dụng ờ khu vực nông thôn liên tục tăng lên. Đ ó là m ộ t nguồn quan trọng đóng góp tích cực cho tăng trường kinh tế của V i ệ t Nam trong thời gian qua. Bảng 5-1 Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi tao động ở khu vực thành thị và tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn Năm Tỷ lệ thất nghiệp ờ khu Tỷ lệ thời gian lao động được vực thành thị sử dụng ở khu vực nông thôn 1998 6,9 71,1 1999 6,7 73,6 2000 6,4 74,2 2001 6,3 74,3 2002 6,0 75,3 2003 5,8 77,7 2004 5,6 79,3 2005 5,3 80,7 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LI, P h â n l o ạ i t h ấ t n g h i ệ p Tùy theo mục đích nghiên cứu, thất nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Kinh tế vĩ mô thường chia thất nghiệp thanh hai loại - thất nghiệp dài hạn và những biến động trong ngan hạn. Khái niệm (hất nghiệp (ự nhiên được dùng đề chi mức thất nghiệp tồn tại ngay cả trong dài hạn, còn thất nghiép chu kỳ biểu thị độ lệch cùa thát nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với mức tự nhiên. Thất nghiệp chu kỳ có cách giải thích riêng, vì vậy chúng ta sẽ giải thích chi tiêt khi nghiên cứu những biến động kinh tế ngắn hạn trong phần sau cùa cuốn sách này. Trong chương này, chúng ta bàn nhiều hơn về các nhân tố quyết định tỳ lệ thất nghiệp tự nhiên cùa nền kinh tế. 1. T h ấ t nghiệp t ự nhiên Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chi mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tể trải qua. Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý ràng tỷ l ệ thất nghiệp này là đáng mong muốn, không thay đ ổ i theo thời gian hoặc không bị ảnh hường bời chính sách kinh tế. N ó đơn giàn chi có nghĩa là loại thất nghiệp không tự biến mất ngay cả trong dài hạn. Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm có thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điên. 1.1 T h ấ t nghiệp t ạ m t h ờ i Trong hầu hết các thị trường, giá cả điều chình để cân bằng cung cẩu. Trong thị trường lao động lý tưởng, tiền lương sẽ điều chinh để loại ư ừ tinh trạng thất nghiệp. Song thực tể cho thấy ngay cả khi nền kinh tế vận hành tốt thì thất nghiệp vẫn tồn tại. Thất nghiệp tạm thời bất nguồn từ sự dịch chuyển bình thường cùa thị trường lao động. M ộ t nền kinh tế vận hành tốt là nền kinh tế đảm bảo sự ăn khớp giữa công nhân và việc làm. Trong một nền kinh tế phức tạp, chúng ta không thể hy vọng những sự ân k h é p như vậy xuất hiện tức thì bời vì trên thực thế công nhân có những sờ thích và năng lực khác nhau. trong khi việc làm cũng có những thuộc tính khác nhau. Hơn nữa, các luồng thông tin về người muốn tìm việc và chỗ làm việc còn ương không luôn luôn trùng pha, ân khớp, sự cơ động về mặt địa 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. lý của công nhân cũng không diễn ra ngay lập tức. N h ư vậy, chúng ta cần phải dự tính và phải coi một mức thất nhiệp nhất định là cần thiết và đáng mong muốn trong các xã hội hiện đ ạ i . C ô n g nhân thường không nhận ngay công việc đầu tiên được yêu cầu và doanh nghiệp không thuê người còng nhân đầu tiên nộp đon xin việc. Trái l ạ i , họ cần bỏ ra thời gian và sức lực cần thiết để tạo ra sự ăn khớp tốt nhất giữa công nhân và doanh nghiệp. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp đại học, bạn cần phải có khoảng thời gian cần thiết để đi tìm việc làm. Trong thời gian đó bạn được tính là thất nghiệp. Loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp tạm thời. M ộ t nguồn quan trọng của thất nghiệp tạm thời là thanh niên m ớ i gia nhập lực lượng lao động. Nguồn khác là những người đang trong quá trình chuyển việc. M ộ t số có thể bỏ việc do không thoa mãn v ớ i công việc hiện tại hay điều kiện làm việc hiện t ạ i ; một số khác có thể bị sa thải. Bất kề lý do là gì, h ọ cần phải tìm một công việc m ớ i , điều này cần có thời gian, và cần phải chấp nhận thấp nghiệp tạm thời.. Chính sách công và thất nghiệp tạm thời Ngay cả khi một số thất nghiệp tạm thời là không thể tránh khỏi, chúng ta vẫn không biết chính xác số lượng là bao nhiêu. N ế u thông tin về việc làm mới và số công nhân hiện có nhu cầu làm việc được truyền đi nhanh chóng, thì công nhân và doanh nghiệp càng dễ gặp nhau hơn. Ví dụ, Internet có thể tạo thuận lợi cho quá trình tỉm việc và làm giảm thất nghiệp tạm thời. Ngoài ra, chính sách công cộng có thề đóng một vai trò nhất định. N ế u chính sách có thể làm giảm bớt thời gian mà công nhân thất nghiệp cần thiết để tìm được việc làm m ớ i , thi nó có thể làm giảm tỷ l ệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế. Chính sách của chính phù có thể tác động đến thất nghiệp tạm thời theo nhiều cách khác nhau. V i ệ c thành lập các văn phòng giới thiệu việc làm có chức năng cung cấp thông tin về những việc làm còn trống và công nhân có nhu cầu tìm việc sẽ tạo thuận lợi cho công nhân dễ tìm được việc làm làm hơn. M ộ t số n g ư ờ i phê phán*các c h ư ơ n g trình này. H ọ lập luận rằng t ố t nhất hãy để cho thị trường tư nhân đảm bảo cho c ô n g n h â n và việc làm ăn khớp nhau. Trong thực tế, ì 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. hầu hết quá trình tim kiếm việc làm trong các nền kinh tế thị trường xảy ra mà không cần tới sự can thiệp cùa chính phủ. Đãng quảng cáo trên báo, bản tin về việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm và truyền miệng, tất cả đều góp phần truyền bá t h ô n g tin về việc làm còn trống và người tìm việc. N h ữ n g n g ư ờ i phê phán này khẳng định rằng chính phủ không làm tốt hơn, thậm chí còn kém hơn, trong việc phổ biến thông tin thích hợp cho những c ô n g nhân thích hợp và quyết định loại hình đào tạo c ô n g nhân có giá trị nhất. H ọ quả quyết rằng các quyết định n h ư vậy t ố t nhất nên để bản thân công nhân và người thuê lao động đưa ra. M ộ t chương trinh cùa chính phủ có xu hướng làm tăng qui mô thất nghiệp tạm thời là chỉnh sách trợ cấp thất nghiệp. T r ợ cấp thất nghiệp cho phép công nhân mất việc nhận được một khoản thu nhập từ chính phù khi họ không có việc làm. Đây là một chính sách được thiết kế nhằm giúp công nhân đối phó với thất nghiệp: N ó làm giảm tổn thất cho cá nhân và gia đình những người bị thất nghiệp vốn là một hiện tượng tất yếu trong một xã hội thường xuyên thay đ ổ i . Tuy nhiên, mọi cái đều có giá cùa nó. Mặc dù trợ cấp thất nghiệp làm giảm tổn thất gây ra bời một số loại thất nghiệp, bản thân nó lại làm tăng thất nghiệp tạm thời trong nền kinh tế. Trợ cấp thất nghiệp cho phép công nhân mất việc nhận được một khoản thu nhập từ chính phù trong khi họ không có việc làm. Điều này làm giảm sức ép đ ổ i với các công nhân bị mất việc tìm kiếm việc làm mới và rất cỏ thể họ không chấp nhận các công việc không hấp dẫn. Đây chi nên coi là tác động phụ của chính sách trợ cấp thất nghiệp vì mục tiêu chính của trợ cấp thất nghiệp là nhằm giảm bớt khó khăn về kinh tế cho các cá nhân bị thất nghiệp; và như vậy nó có mục tiêu phân phối l ạ i . Những người ủng hộ trợ cấp thất nghiệp nhấn mạnh đến các lợi ích của nó. Những người phê phán l ạ i nhấn mạnh đến các chi phí của nó. Cũng như với bất kỳ chính sách nào, đánh giá hợp lý về trợ cấp thất nghiệp đòi hỏi phải cân nhắc một cách toàn diện cả hai mặt chi phí và lợi ích cùa nó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 1.2 T h ấ t nghiệp c ơ cấu Quá trình chuyển địch c ơ cấu của nền kinh tế cũng có thể gây ra thất nghiệp. Khi cơ cấu của cầu về hàng hoa thay đ ổ i , thì cơ cấu cùa cầu về lao động cũng thay đ ổ i theo. Trước khi công nhân thích ứng v ớ i điều kiện mới, thất nghiệp cơ cấu sẽ xuất hiện. Thất nghiệp như vậy có thề được định nghĩa là thất nghiệp gây ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kỹ năng, ngành, nghề, hoặc địa điểm. Sự thay đổi đi kèm v ớ i tăng trường kinh tế làm thay đ ổ i cơ cấu cùa câu lao động. c ầ u tăng lên ờ các khu vực đang mờ rộng và giảm ờ các khu vực đang thu hẹp. c ầ u tăng đ ố i với các công nhân có những kỹ năng nhất định như lập trình viên hay kỹ sư điện từ và giảm đ ố i với các ngành, nghề khác chẳng hạn công nhân cơ khí. Sự thay đ ổ i theo hướng mờ rộng khu vực dịch vụ và tái cơ cấu trong tất cả các ngành trước sự đ ổ i mới về công nghệ có lợi cho những công nhân có trinh độ học vấn cao hơn. Đe đáp ứng nhu cầu thay đ ổ i , cấu trúc cùa lực lượng lao động cần thay đ ổ i thích ứng. M ộ t số công nhân đang có việc làm cần được đào tạo lại và m ộ t số người mới ra nhập lực lượng lao động cần nắm bắt được các kỹ n ă n g lao động phù hợp với yêu cầu mới cùa thị trường. Tuy nhiên, quá trình chuyển đ ổ i thường tương đ ố i khó khăn, đặc biệt đ ố i với c ô n g nhân có tay nghề cao mà kỹ năng của họ đã trờ nên lạc hậu so v ớ i yêu cầu mới về phát triển kinh tế. Thất nghiệp cơ cấu xuất hiện khi những điều chinh như vậy diễn ra chậm chạp và thất nghiệp tăng lên ở các khu vực, các ngành nghề mà cầu về các yếu tố sàn xuất giảm nhanh hơn nguồn cung ứng. Thất nghiệp cơ cấu sẽ tăng nếu có sự gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu của cầu về lao động hay có sự suy giảm tốc độ thích ứng cùa lao động với những thay đ ổ i đó. 1.3 T h ấ t nghiệp theo lý t h u y ế t cổ đ i ể n M ộ t nguyên nhân khác góp phần giải thích tại sao chúng ta quan sát thấy có một số thất nghiệp ngay cả trong dài hạn là sự cứng nhắc của tiền lương thực tế. M ô hình cổ điển giả thiết tiền lương thực tế điều chình để cân bằng thị trường lao động, đảm bảo trạng thái đầy đù việc làm. Điều này phù hợp v ớ i cách tiếp cận cân bằng thị trường: giá cả 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. điều chinh để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thất nghiệp luôn tồn t ạ i . V ậ y các nhà kinh tế cô điển giải thích thực tế này như thế nào? H ọ cho rằng các lực lượng khác nhau trên thị trường lao động - luật thể chế, truyền thống - có thể ngăn cản tiền lương thực tế điều chinh đủ mức để duy trì trạng thái đầy đù việc làm. Nêu tiền lương thực tế bị mắc ở điểm cao hơn mức đầy đù việc làm, thì thất nghiệp sẽ xuất hiện. Loại thất nghiệp này thường được gọi là "thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển" . 5 Ba nguyên nhân chủ yếu làm cho tiền lương thực tế có thể bị mắc lâu dài cao hơn mức cân bằng thị trường Ương các nền kinh tế hiện đại bao gồm: luật tiền lương tối thiểu, công đoàn, và tiền lương hiệu quả. Cả ba lý thuyết đều giãi thích tại sao tiền lương thực tế có thể duy trì ở mức "quá cao", làm cho một số công nhân có thể bị thất nghiệp. a. L u ậ t tiền lũưìig t ố i thiểu Tiền lương Dư cung lao động = Ị 0 Lũ L Ls Số lao động Hình 5-1 Tác động của tiền lương tối thiều đến thị trường lao động Các đạo luật về tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà 5 Trong cuốn Principles o/Economics N.G. Mankiw gọi loại thát nghiệp này là thất nghiệp ca cấu hay thất nghiệp chờ việc. 122 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. giới chù phải trả cho lao động. Đ ẻ xem xét tác động cùa tiền lươn? tối thiêu, chúng ta phải xem xét thị trường lao động. Hình 5-1 cho thấy thị trường lao động, cũng như tất cả các thị trường, phụ thuộc vào cung và cầu. N g ư ờ i lao động quyết định cung ưng lao động, và các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lao động. N ế u không có chính phủ can thiệp. tiền lương sẽ điều chinh đến W tại đó lượng cung và lượng cầu về lao E động bằng nhau. Ngược l ạ i , nếu tiền lương buộc phải duy tri ờ mức cao hơn tiền lương cân bằng, có thể do luật tiền lương t ố i thiểu, lượng cung về lao động tăng lên L và lượng cầu về lao động giảm xuống L . s D Mức dư cung về lao động L s - Lũ chính là số người thất nghiệp bổ sung. Như vậy, tiền lương t ố i thiểu làm tăng thu nhập cùa những công nhân có việc làm, nhung lại làm giảm thu nhập cùa người công nhân không tìm được việc làm. Đe hiểu biết đầy đủ về tác động của tiền lương t ố i thiểu đến thị trường lao động, vấn đề quan trọng cần ghi nhớ là nền kinh tế không chỉ bao gồm một thị trường lao động đơn l ẻ , mà là nhiều thị trường lao động cho các loại lao động khác nhau. Ảnh hường của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm cùa người lao động. Nhìn chung những lao động có kỹ năng và kinh nghiệm không bị ảnh hường bởi qui định này, bời vì mức lương cân bằng của họ cao hơn nhiều so với tiền lương tối thiểu. Đ ổ i với những lao động này, mức tiền lương t ố i thiểu không mang tính ràng buộc. Tiền lương tối thiểu có tác động mạnh nhất tới thị trường lao động thanh niên. Tiền lương t ố i thiểu cho đ ố i tượng lao động này có xu hướng thấp vì họ nằm trong số những người lao động ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất trong lực lượng lao động. K ế t quả là, tiền lương t ố i thiêu thường có tính ràng buộc nhiều hơn đ ổ i với lao động thanh niên so với các đ ổ i tượng khác cùa lực lượng lao động. b. C ô n g đ o à n và t h ư ơ n g lượng t ậ p t h ể ơ các nước Tây Âu và Bắc M ỹ công đoàn là một hiệp hội của công nhân đê thương lượng tập thể với giới chù về tiền lương và điều kiện làm việc. Công đoàn là một dạng các-ten bời vì đó là một nhóm những 123 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. người bán tổ chức thành một lực lượng đề tạo ra sức mạnh thị trường. Nếu công đoàn và doanh nghiệp thất bại trong việc đi tới đồng thuận, công đoàn có thể đình công - đó là việc rút dịch vụ lao động khỏi doanh nghiệp. Do mối đe doạ đình công, đoàn viên công đoàn thường nhận được tiền iương cao hơn so với công nhân không tham gia công đoàn khoảng 10 đến 20 phần trăm Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên trên mức cân băng, nó làm tăng cung và giảm cầu về lao động và gây ra thất nghiệp. C ũng giống nhu luật về tiền lương tối thiểu, những ai có việc làm được l ợ i , nhưng những ai thất nghiệp bị tổn thất. Các nhà kinh tế đôi khi mô tả tình huống này như là một sự xung đột giữa những người trong cuộc và người ngoài cuộc. Các công nhân tham gia công đoàn là những người trong cuộc; còn những người thất nghiệp là những người ngoài cuộc. Nếu những người trong cuộc đủ mạnh, thì những người ngoài cuộc có thể không thuyết phục được doanh nghiệp thuê họ ngay cả với tiền lương thấp hơn. Công đoàn có lợi hay có hợi đổi với nền kinh tế? Nhìn chung, các nhà kinh tế không nhất trí về việc công đoàn có lợi hay có hại đ ố i với nền kinh tế. C h ú n g ta hãy xem xét cả hai phương diện của cuộc tranh luận. Những người phê phán công đoàn lập luận ràng công đoàn chỉ là một dạng các-ten. Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên cao hơn mức cân bàng trên thị trường cạnh tranh, nó làm giảm lượng cầu về lao động, dẫn tới việc một số công nhân bị thất nghiệp và làm giảm tiền lương ờ bộ phận còn lại cùa nền kinh tế. Theo lập luận cùa những người phê phán, sự phân bổ lao động nảy sinh từ đó vừa không hiệu quả, vừa không công bằng. N ó không hiệu quả bời tiền lương của các đoàn viên công đoàn cao làm giảm việc làm ở các doanh nghiệp có công đoàn xuống thấp hơn ở mức cạnh tranh hiệu quả. N ó không công bằng bời một số công nhân được lợi. còn những người khác lại bị tổn thất. Những người bênh vực công đoàn khẳng định rằng công đoàn là đối trọng cần thiết để chống lại sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thuê công nhân. Trường hợp cực đoan cùa sức mạnh thị trường là 124 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. "thành phố công ty", nơi một công ty duy nhất thuê hầu hết lao động trong một vùng lãnh thổ. Trong thành phố công ty, nếu công nhân không chấp nhận tiền lương và các điều kiện lao động do doanh nghiệp đưa ra, họ chi còn cách chuyển đi nơi khác hoặc không làm việc. Do đó nếu không có công đoàn, doanh nghiệp có thể sẽ sử dụng sức mạnh thị trường để trả lương thấp hơn và cung cấp điều kiện lao động tồi hơn so với trường hợp có công đoàn. Như vậy, trong trường hợp này công đoàn có thể cần thiết để cân bàng với sức mạnh thị trường của doanh nghiệp nhằm bảo vệ công nhân trước sự đ ố i xử tồi tệ của chù doanh nghiệp. N g o à i ra, những người ùng hộ công đoàn còn lập luận ràng tổ chức c ô n g đoàn sẽ mang lại hiệu quả bởi vì các doanh nghiệp không cần phải t h ư ơ n g lượng với từng công nhân về tiền lương và các khoản p h ú c l ợ i khác. Nghĩa là, công đoàn góp phần cắt giảm chi phí giao dịch. N h ư vậy, không có sự nhất trí giữa các nhà kinh tế về việc công đoàn là có lợi háy có hại cho nền kinh tế. Giống như nhiều thể chế khác, ảnh hường của công đoàn có l ẽ có lợi trong một số tình huống và bất lợi trong các tình huống khác. c. Lý thuyết t i ề n l ư ơ n g h i ệ u q u ả Nguyên nhân tiếp theo lý giải vì sao nền kinh tế luôn có thất nghiệp do lý thuyết tiền lương hiệu quả đưa ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu trà tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường. Do đó, doanh nghiệp có thể có lợi nếu g i ữ tiền lương ờ mức cao ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động. Trên một số p h ư ơ n g d i ệ n , thất nghiệp nảy sinh từ tiền lương hiệu quả tương tự như thất nghiệp nảy sinh từ luật tiền lương t ố i thiểu và công đoàn. Trong cả ba trường hợp, thất nghiệp là kết quả của việc tiền lương cao hơn mức cho phép cân bàng thị trường lao động. N h ư n g giữa c h ú n g cũng c ó sự khác biệt quan trọng. Luật tiền lương t ố i thiểu vả c ô n g đ o à n ngăn cản các doanh nghiệp hạ thấp tiền lương khi có tình trạng d ư cung về lao động. Lý thuyết tiền luông hiệu quả cho ràng các biện pháp đó có thể là k h ô n g cần thiết, bời vì doanh nghiệp c ó t h ể tự nguyện trả tiền lương cao hơn mức 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. cân băng. Vì sao doanh nghiệp lại sẵn sàng tiền lương hơn mức càn băng. Trên một phương diện nào đó, quyết định này dường như không hợp lý vi tiền lương là một bộ phận lớn trong chi phí cùa doanh nghiệp. Thông thường, chúng ta dự kiến rằng doanh nghiệp có động cơ t ố i đa hóa lợi nhuận sẽ muốn giữ cho chi phí và do đó tiền lương càng thấp càng tốt. Triết lý của lý thuyết tiền lương hiệu quả là việc trả lương cao có thế có lợi vì tiền lương cao có thể làm tăng hiệu quả làm việc cùa công nhân trong doanh nghiệp. Có nhiều dạng lý thuyết tiền lương hiệu quả. M ỗ i một dạng đưa ra một cách giải thích khác nhau về nguyên nhãn làm cho doanh nghiệp muốn trả lương cao. Bây giờ chúng ta hãy xem xét bốn dạng chính. Súc khoe công nhân Dạng đầu tiên và đơn giản nhất của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tiền lương và sức khoe cùa công nhân. Công nhân được trả thù lao cao hơn sẽ có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn và công nhân ăn đầy đủ hơn sẽ khoe mạnh hơn và do đó có năng suất lao động cao hơn. Một doanh nghiệp có thể nhận thấy có lợi hơn khi trà lương cao và cỏ công nhân mạnh khoe, năng suất hơn so với trả lương thấp hơn và có công nhân yếu hơn, năng suất kém hơn. Dạng lý thuyết tiền lương hiệu quả này không phù hợp v ớ i thực tế ờ những nước giàu. Ờ những nước này, tiền lương cân bằng đ ố i với hầu hết công nhân khá cao; trên mức cần thiết cho bữa ăn đủ dinh dưỡng. Các doanh nghiệp không cho ràng việc trả tiền lương cân bàng sẽ làm tổn hại sức khoe của công nhân. Lý thuyết tiền lương hiệu quà thích hợp hơn v ớ i các doanh nghiệp ở các nước kém phát triển, nơi dinh dưỡng k h ô n g đầy đù là vấn đề thường thấy hơn. Ví dụ, thất nghiệp cao ờ các đô thị của nhiều nước châu Phi nghèo. Ờ những nước này, các doanh nghiệp thực sự lo ngại rằng biện pháp cắt giảm tiền l ư ơ n g thực ra sẽ có ảnh hường bất lợi tới sức khoe và n ă n g suất của c ô n g nhân. N ó i cách khác, quan tâm đến dinh dưỡng có thể là một lý do để hiểu vì sao các 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. doanh nghiệp k h ô n g cắt g i ả m tiền lương mặc dù có d ư thừa lao động. Sự luân chuyển công nhân Dạng thứ hai của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh đến mối Hèn kết giữa tiền lương và sự luân chuyển công nhân. Công nhân thôi việc vi nhiều lý do - có việc làm ở doanh nghiệp khác, chuyển tới vùng khác cùa đất nước, rời khỏi lực lượng lao động, và vân vân... Tần suất bỏ việc cùa họ phụ thuộc vào tất cả các kích thích mà họ đổi mặt, trong .đó có l ợ i ích của hành động bỏ việc và l ợ i ích của việc ờ lại. Doanh nghiệp trả tiền lương cho công nhân cùa mình càng cao, công nhân càng ít bỏ việc. N h ư vậy, doanh nghiệp có thể giảm bớt sự luân chuyển công nhân bằng cách trả lương cao. Tại sao doanh nghiệp quan tâm đến sự luân chuyển công nhân? Lý do là doanh nghiệp phải chịu chi phí gắn liền với việc thuê và đào tạo công nhân m ớ i . Hơn nữa, ngay cả sau khi đào tạo họ, công nhân mới cũng không phải là người có năng suất cao như những công nhân có kinh nghiệm. Do đó, doanh nghiệp có sự luân chuyển công nhân cao hơn sẽ có chi phí sản suất cao hơn. Các doanh nghiệp có thể nhận thấy có lợi hom khi trả lương cao hơn mức cân bằng để giảm bớt sự luân chuyển công nhân. Nỗ lực của công nhân Dạng thứ ba của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh m ố i liên kết giữa tiền lương và n ỗ lực cùa công nhân. Trong nhiều việc làm, công nhân có quyền tự do nhất định trong việc quyết định làm việc chăm chi đến mức nào. Do vậy, các doanh nghiệp phải giám sát nỗ lực làm việc cùa công nhân, và những công nhân thiếu trách nhiệm bị phát hiện sẽ bị sa thải. N h ư n g không phải tất cả công nhân lơ là đều bị phát hiện ngay lập tức, vì việc giám sát công nhân tốn kém và không hoàn hảo. Doanh nghiệp cố thể phản ứng lại bằng cách trả tiền lương cao hơn mức cân bằng. Tiền lương cao hơn tạo cho công nhân cố g i ữ được việc làm và do đ ó kích thích họ nỗ lực hết sức mình. Dạng đặc biệt của lý thuyết tiền lương hiệu quả này giống như quan điểm " đ ộ i quân thất nghiệp hậu bị" cùa c . Mác. Mác cho rằng giới 127 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. chủ được lợi từ thất nghiệp bời vi sự đe doa thất nghiệp góp phần nâng cao kỷ luật công nhân đang làm việc. Theo dạng này cùa lý thuyết tiền lương hiệu quả, thất nghiệp đóng vai trò tương tự. N ế u tiền lương ờ mức cân bằng cung cầu, công nhân ít có lý do để làm việc chăm chi, bời vì nếu bị sa thải, họ sẽ nhanh chóng tìm được việc làm mới với cùng mức lương. Do đó, doanh nghiệp có thể quyết định tâng lương lên cao hơn mức cân bàng và gây ra thất nghiệp, nhưng tạo ra động cơ cho công nhân phải làm việc tích cực. Chất lượng công nhân Dạng thứ tư và cuối cùng của lý thuyết tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiền lương và chất lượng công nhân. Bằng cách trả lương cao, doanh nghiệp thu hút nhiều công nhân có trình đ ộ cao đến xin việc và do đó có thể lựa chọn được những lao động ưu tú nhất. 2. T h ấ t nghiệp chu kỳ Thất nghiệp chu kỳ được dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế. Các nền kinh tế thường xuyên biến động - tăng trường cao trong một số thời kỳ và tâng trưởng thấp trong các thời kỳ khác và đôi lúc có thể có tăng trường âm. Khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp chu kỳ biến mất; ngược lại, khi nền kinh tế thu hẹp, thất nghiệp chu kỳ trờ nên đặc biệt cao. Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi tổng cầu không đù để mua toàn bộ sản lượng tiềm năng cùa nền kinh tế, gây ra suy thoái và sản lượng thực tế thấp hơn mức tiềm năng. Thất nghiệp chu kỳ có thể đo lường bằng số người có thể có việc làm khi sản lượng ờ mức tiềm năng trừ đi số người hiện đang làm việc trong nền kinh tế. K h i thất nghiệp chu kỳ bằng không, toàn bộ thất nghiệp hiện tại đều là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu hay thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển và tỳ l ệ thất ngh iệp chính là tỳ lệ thất nghiệp tự nhiên. Trong dài hạn, nền kinh tế có thể tự quay trờ lại trạng thái toàn dụng thông qua sự điêu chinh của tiền lương và giá cả, nên thất nghiệp chu kỳ sẽ tụ mất đi. Nhưng trong ngắn hạn, thất nghiệp chu kỳ là một phần 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. trong tổng con số thất nghiệp mà chính phu có thể góp phần giảm bớt bàng cách SỪ dụng chính sách tai kh . và tiền tệ để làm tăng nhanh tổng cầu, chứ không phải bằng cách ngôi chờ cho tiền lương và giá cả giảm. Điều này sẽ được giới thiệu trong phần sau cùa cuốn sách khi bàn về những biến động kinh lé vĩ mô trong nỉỉăn hạn. l i . T á c đ ộ n g của t h ấ t n g h i ệ p Thất nghiệp gây ra những chi phí đáng ke đối với xã hội, nhưng điều quan trọng là cần hiểu các chi phí nàv một cách chính xác để giúp các nhả hoạch định chính sách có những cách điều chinh thích họp. Một đặc điểm qụan^rọng của thất nghiệp là nó phân bồ không đồng đều đến toàn xã nội. Do đó, chi phí cùa nó cũng phân bồ không đều. Thất nghiệp thường ảnh hưởng mạnh nhất đến thanh niên và những nhóm dân cư nghèo trong xã hội. Đổi với cá nhân, thất nghiệp là một gánh nặng. Khi bị mất việc, thu nhập của công nhân giảm, ảnh hường xấu đến mức sống, đồng thời họ cũng dễ bị tổn thương về tâm lý. Nếu thất nghiệp kéo dài, các kỹ năng lao động cùa công nhân"cung bị mai một. M ố i quan hệ gia đình có thể trờ nên căng thẳng khf n g ư ờ i trụ cột trong gia đình bị thất nghiệp. Rất khó đo lường các chi phí này một cách chính xác. Các nhà kinh tế đã tìm cách đo lường một chi phí khác cùa thất nghiệp, sản lượng mất mát do mức sử dụng lao động trong nền kinh tế giảm. Điều quan trọng ờ đây là cần phân biệt giữa thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. 1. Đối vói t h ấ t nghiệp t ự n h i ê n Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải chịu. Thực ra thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng mức thấp nghiệp này là đáng mong muốn. N h ư phân tích ở trên cho thấy thát nghiệp tự nhiên lại phản ánh rất r lều các hiện tượng và lực lượng khác nhau: thất nghiệp tạm thời, pha! sinh khi công nhân cần thời gian để tim việc; thắt nghiệp cơ cấu phát sinh do có sự không ân khớp giữa cơ cấu cùa cầu và cung lao động; và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điên xảy ra khi tiền lương được động duy trì cao hơn mức cân bằng thị trường. Rõ ràng không phải m ọ i bộ phận của thất nghiêp tự nhiên đều phản 129 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. ánh sự lãng phí nguồn lực. Trong một chừng mực nào đ ó thất nghiệp tạm thời có thể là một điều tốt, người ta không chấp nhận công việc đẩu tiên mà h ọ được yêu cầu. Quá trình tìm việc sẽ giúp người lao động có thể kiếm được việc làm tốt hơn, phù hợp hơn v ớ i nguyện vọng và năng lực của họ. Điều này còn có một lợi ích xã h ộ i : làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả hơn và do đó góp phần làm tăng tổng sản lượng cùa nền kinh tế trong dài hạn. Thất nghiệp cũng có nghĩa là công nhân có nhiều thời gian nghi ngơi hơn. Bằng cách từ bỏ làm việc, một số n g ư ờ i sẽ nhận thấy rằng nghi ngơi thêm mang l ạ i cho họ nhiều giá trị hơn so v ớ i khoản thu nhập mà l ẽ ra họ có thể nhận nếu làm việc. Tuy nhiên chi một phần của thất nghiệp tự nhiên thuộc loại này. Một số công nhân bị mất việc trong thời gian dài, mà không có c ơ hội thực sự tìm được việc làm. Điều quan trọng cần hiểu là phải chăng những trở ngại để có việc là do sự khiếm khuyết của thị trường và liệu các khiếm khuyết này có thể được khắc phục bằng các chính sách. 2. Đ ố i v ớ i t h ấ t nghiệp chu k ỳ Vấn đề hoàn toàn khác khi chúng ta đề cập đến thất nghiệp chu kỳ, tức là mức thất nghiệp cao hom mức tự nhiên. Trong trường hợp này, sàn lượng có thể tăng lên bằng cách sử dụng đầy đù hom các nguồn lực hiện có. Qui luật Ô-kun - kết quả rút ra từ các phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng đ ố i v ớ i nền kinh tế M ỹ - đã chỉ ra đ ố i với mỗi phần trăm thất nghiệp tăng lên cao hơn mức tự nhiên, sản lượng giảm 2,5 % xuống dưới mức tự nhiên. K h i sản lượng ở d ư ớ i mức tự nhiên, những tổn thất của thất nghiệp là rõ ràng. Những cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp, chính phù mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp, và các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận. Tuy nhiên thất nghiệp chu kỳ cũng có những tác động tích cực. Điều này cho phép giảm phần nào những chi phí ở trên. M ộ t người mất việc sẽ được nghỉ ngơi và thời gian nhàn r ỗ i cũng có một giá trị n à o đó, ngay cả khi phần lớn thời gia.) nhàn r ỗ i này là không tự nguyện và đo đó l ợ i ích từ thất nghiệp chu kỳ có giá trị rất nhỏ so v ớ i thu nhập bị 130 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. mất và tăng sức ép tâm lý do thất nghiệp gây ra. Xã hội với tư cách là một tổng thể chịu nhiều tổn thất hom so v ớ i các cá nhân thất nghiệp về mặt thu nhập. B ờ i vì một công nhân có việc sẽ nộp thuế cho chính phù, trong khi một công nhân thất nghiệp có thể được nhận trợ cấp. Chi phí về sản lượng đ ố i với xã hội của một công nhân thất nghiệp chu kỳ bao gồm 3 thành phần: thu nhập mất mát của các công nhân thất nghiệp sau khi trừ đi trợ cấp thất nghiệp; giá trị cùa trợ cấp thất nghiệp do chính phủ trả; và sự mất mát nguồn thu đ o thu nhập từ thuế giảm. Tóm tắt • T ỷ l ệ thất nghiệp là phần trăm những người trưởng thành có nhu cầu và n ỗ lực tìm việc làm, n h ư n g không c ó việc làm. • Thất nghiệp thường được chia thành hai chủ đề lớn: thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp tự nhiên biểu thị mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu, còn thất nghiệp chu kỳ biểu thị những dao động ngắn hạn của thất nghiệp xung quanh mức t ự nhiên. • M ộ t nguyên nhân của thất nghiệp là thời gian cần thiết để công nhân tìm được việc làm thích hợp v ớ i sở thích và kỹ năng của họ. Trợ cấp thất nghiệp là chính sách của chính phủ có tác dụng ổn định thu nhập cho c ô n g nhân, l ạ i làm tăng thất nghiệp tạm thời. • Nguyên nhân thứ hai gây ra thất nghiệp là do có sự không ăn khớp giữa cung và cầu lao động trên các thị trường lao động cụ thể. Các chương trình đ à o tạo l ạ i cùa chính phù sẽ giúp công nhân d ê dàng chuyển đ ổ i từ các ngành bị suy giảm sang các ngành đ a n g m ờ rộng. • Nguyên nhân t h ứ ba lý giải vì sao nền kinh tế của chúng ta luôn có một số thất nghiệp là luật tiền lương t ố i thiểu. T h ô n g qua việc làm tăng tiền lương của công nhân không cp tay nghề và kinh nghiệm lên cao hem mức cân bàng, luật tiền lương t ố i thiểu làm tăng lượng cung v i 'ao động và làm giảm lượng cầu. M ứ c dư cung phát sinh biểu thị thất nghiệp bổ sung. • Nguyên n h â n thứ t ư gây ra thất nghiệp là sức mạnh của c ô n g 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. đoàn. Khi công đoàn đày tiền lương trong các ngành có công đoàn cao hơn mức cân bằng, họ tạo ra tình trạng dư cung ve lao động. * Nguyên nhân thứ năm cùa thất nghiệp được lý thuyết tiền lương hiệu quả nêu ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp hiểu ràng họ được lợi trong việc trá lương cao hơn mức càn bang. Tiền lương cao hoi"! có thể cải thiện sức khoe công nhân, giảm sự luân chuyến công nhân, nâng cao nỗ lực công nhản và chất lượng của họ. • Thất nghiệp chu kỳ phát sinh khi nền kinh tế lâm vào suy thoái. • Thất nghiệp có cả tác động tiêu cực lẫn tích cực đến nền kinh tế. Đ ố i VỚI cá nhân, thất nghiệp gây ra sự mất mát thu nhập và tổn thương về mặt tâm lý. Đ ố i với xã hội, thất nghiệp chu kỳ làm cho sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên. L ợ i ích cơ bản của thất nghiệp là tạo điều kiện để xếp đúng người vào đúng việc và làm tăng năng suất lao động. Câu hỏi ôn tập 1. Các nhà thống kê lao động chia dân số trưởng thành thành ba nhóm nào? H ọ tính íực lượng lao động, tỳ l ệ thất nghiệp và tv lệ tham gia lực iưựng lao dộng như thế nào? 2. Vì sao thát nghiệp tạm thời là không thể tránh khỏi? Chính phủ có thể làm gi để cắt giảm thất nghiệp tạm thời? 3. Thất nghiệp cơ cấu ià gì? Biện pháp nào mà chính phù cỏ thể sử dụng để cắt giảm thất nghiệp cơ cấu? 4. Có phải luật tiền lương tối thiểu là cách lý giải thích tốt hơn về thất nghiệp Theo lý thuyết cổ điển trong giới thanh niên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp không? Tại sao? 5. Công đoàn tác động như thố nào đến tỳ lệ thất nghiệp tự nhiên? 6. Dựa trên những luận cứ gi mà những người bênh vực công đoàn eho rằng công đoàn có lợi cho nền kinh tế? 7. Hãy giải thích bốn cách mà doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bàng cách trả lương cho công nhân cao hơn mức can bàng thị trường. 8. Hãy giải thích những chi phí và lợi ích cùa thất nghiệp đ ố i với các nhân và xã hội. 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. Chương 6 T Ò N G CẦU VÀ TỎNG CUNG Mô hình cổ điển phát triển từ chương 3 đến chương 5 của cuốn sách đã giải thích hành vi của nền kinh tế thực trong dài hạn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tê vĩ m ô cũng quan tàm đến những biến động cùa nền kinh tế từ quý này qua quý khác và từ năm này qua năm khác. Hoạt động kinh tế thường xuyên biến động. Do có sự tăng trường trong lực lượng lao động, tư bàn và tiến bộ công nghệ, nền kinh tế sàn xuất ra ngày càng nhiều hàng hoa và dịch vụ hơn. Sự tăng trưởng này cho phép người dân được hưởng mức sống ngày càng cao. Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nền kinh tế có thổ trải qua tăng trường âm. Hàng hoa và dịch vụ mà các hãng sản xuất ra không được tiêu thụ hết buộc nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đong cửa, nhiều công nhân bị mất việc, tỷ l ệ thất nghiệp tăng cao. Giai đoạn mà thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng được gọi là suy thoái. M ộ t cuộc suy thoái trầm trọng được gọi là khủng hoảng. Trong một số giai đoạn khác, nền kinh tế có thê tăng trường quá nóng. Sản xuất vượt quá mức bình thường có thể duy tri, trong khi áp lực lạm phát cũng d â n g lên. C ác doanh nghiệp có thể yêu cầu tăng ca, làm thêm giờ, trì hoãn việc bảo dưỡng thiết bị để tăng sản lượng tạm thời trong ngắn hạn. C á c biến động kinh tế xung quanh xu hướng dài hạn thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Trong suốt 15 năm qua tỷ l ệ tăng trưởng bình quân hàng năm trong GDP thực tế cùa V i ệ t Nam là 7,3%- Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trường đã không ổn định qua các năm. Sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 1995, tăng trường kinh tế đã chậm lại và giảm xuống mức đáy vào năm 1999, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, sau những nỗ lực kích cầu của chính phù, nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng khơi sắc v ớ i đà tăng trường ngày 133 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. càng cao. M ô hình cổ điển chi có thể giải thích được sự thay đ ổ i cùa GDP do sự thay đ ổ i trong các nhân tố sản xuất hay công nghệ. Trong khi sự g i a ' tăng lao động, tư bản và tiến bộ công nghệ có thể là lý do rất thuyết phục để giải thích sự tăng trường kinh tế trong dài hạn, thì chúng ít ý nghĩa khi giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn. Điều gì gay ra những biến động kinh tế trong ngắn hạn? L i ệ u chính phủ có thể sù dụng các chính sách kinh tế v ĩ mô để ngăn chặn các giai đoạn thu nhập sụt giảm và thất nghiệp tăng cao hay kiềm chế lạm phát khi nền kinh té phát triển quá nóng? Đ â y là những câu hỏi mà c h ú n g ta sẽ xem xét trong chương này và các chương tiếp theo. Mô hình lổng cầu và tống cung là cách tiếp cận được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi để giải thích.những biến động kinh tế trong ngấn hạn. H i ể u và biết cách vận dụng m ô hình này đê phân tích ảnh hưởng của các cú sốc và chính sách củja chính phủ là mục tiêu chính của chương này. Sau khi có một cái nhìn tổng quan về mô hình, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mặt cẩu của nền kinh tế Ương các chương tiếp theo. ì. M ô hình tổng cầu và tổng cung Tổng cầu và tổng cung là hai thuật ngữ được các nhà kinh tế v ĩ m ô sử dụng thường xuyên nhất. C h ú n g là những lực lượng làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động. Chủng quyết định sản lượng hàng h ó a và dịch ' ỉ X í. Ắ * vụ dược sản xuât ra và mức giá chung của nên kinh tê. N ê u m u ô n biêt một biến cố hoặc chính sách ảnh hường tới nền kinh tế n h ư t h ế nào, thì trước hết bạn phải nghĩ xem nó ảnh hường t ớ i tổng cầu và tổng cung như thế nào. M ô hình tổng cầu và tổng cung chì ra cách thức tổng cầu và tổng cung quyết định mức giá cả và sản lượng trong một nên kinh tê. Hai biên sô được m ô hình tập trung giải thích là tổng sản lượng hàng hoa và dịch * i Si ỉ vụ được đo băng GDP thực tê và mức giá chung được đ o b ă n g chì sô điều chinh GD P hay chì số giá tiêu dùng (CPI). C á c nhả kinh tế thường sử dụng đồ thị để biểu diễn mô hình tổng cầu và tổng cung trong đó mức giá được biểu diễn trên trục tung và GDP thực tế được biểu diễn trên ừục hoành. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu hai 134 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0