intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý - tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:176

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Quản lý - tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Đại cương về quản lý tồn trữ - một số khái niệm thường dùng; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, dụng cụ y tế; quy chế bảo quản thuốc, hóa chất,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý - tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN LÝ - TỒN TRỮ THUỐC & DỤNG CỤ Y TẾ NGÀNH DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số 19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01năm 2022 Của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU 2
  3. Thuốc và dụng cụ y tế là những trang thiết bị đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Chất lượng của thuốc và dụng cụ y tế có vai trò khẳng định sự thành công hay thất bại trong công tác khám chữa bệnh cho mọi người. Với tầm quan trọng vừa nêu, công tác quản lý tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế là nhiệm vụ của tất cả những ai làm công tác trong ngành y tế, đặc biệt là cán bộ nhân viên ngành dược. Với yêu cầu đặt ra, người dược sĩ khi thực hiện nhiệm vụ quản lý- tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế phải có các kiến thức nhất định. Giáo trình này được biên soạn với mục đích giúp sinh viên đang học các lớp cao đẳng dược và những người có quan tâm đến công tác này, hiểu và thực hiện được một số kiến thức, kỷ năng cơ bản về công tác quản lý - tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế. Nội dung của giáo trình, giới thiệu cùng các bạn các vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý - tồn trữ như: những điều kiện bất lợi của môi trường tự nhiên đối với công tác bảo quản; tính chất, đặc điểm của các dạng thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế, cách khắc phục các yếu tố của môi trường cùng với kỷ thuật bảo quản, tiếp theo là một số vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý - tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế tại nơi làm việc. Trong quyển giáo trình này, chúng tôi có đưa vào một số nội dung, nguyên tắc của Hệ thống đảm bảo chất lượng (GPs) do Bộ y tế ban hành, nhằm giúp các bạn cập nhật các thông tin mới về công tác quản lý - tồn trữ. Cà Mau, ngày 12 tháng 08 năm 2022 BIÊN SOẠN HUỲNH MINH HUẤN CHÂU VĂN BIỀN 3
  4. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ Mã môn học: MH33 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò môn học: - Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Cao Y tế Cà. - Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học liên quan đến hoạt động Quản lý tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế, gồm có: tổng quan về quản lý tồn trữ thuốc. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế thuộc lĩnh vực quản lý tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức về quản lý tồn trữ để ứng dụng vào các hoạt động chuyên ngành dược. II. Mục tiêu môn học: Về kiến thức: Kể ra được những điều kiện bất lợi của môi trường thời tiết khí hậu nước ta trong quản lý tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế; Trình bày được cách kiểm tra và xử lý nhiệt độ và độ ẩm; 4
  5. Trình bày được các dạng thuốc và cách bảo quản; Về kỹ năng Vận dụng được kiến thức đã học để thực hành công tác sắp xếp, bảo quản thuốc và dụng cụ y tế; Xử lý được môi trường trong quản lý tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của công tác quản lý tồn trữ; Cân nhắc đưa ra quyết định khi chọn lựa phương pháp xử lý môi trường trong quản lý tồn trữ. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. III. Chương trình chi tiết SỐ TÊN BÀI KIỂM TRA TT TIẾT/GIỜ HỌC TS LT TH Đại cương về quản lý tồn trữ - Một 1 4 4 số khái niệm thường dùng 2 Nhân sự 4 1 3 3 Nhà kho 4 1 3 4 Thiết bị 4 1 2 1 5 Độ ẩm và phương pháp khử ẩm 4 1 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất 6 6 2 4 lượng thuốc, dụng cụ y tế 7 Nguyên tắc GSP 4 1 2 1 8 Công tác phòng chống cháy nổ 3 1 2 9 Quy chế bảo quản thuốc, hóa chất, dl 4 2 2 10 Bảo quản dụng cụ kim loại, thủy tinh 4 1 3 BQ dụng cụ cao su, chất dẽo, bông, 11 4 1 2 1 băng, gạc, chỉ khâu Cộng 45 16 29 5
  6. IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác nghiên cứu về xã hội học để ứng dụng trong ngành dược. V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm pháp pháp kiểm tra đánh giá cột 6
  7. đánh giá tổ chức kiểm tra Tự luận/ A1, A2, A3, Thường Viết/ Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, 1 Sau 16 giờ. xuyên Thuyết trình Báo cáo C1, C2 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A4, B4, C3 1 Sau 24 giờ Thuyết trình Báo cáo A1, A2, A3, A4, A5, Kết thúc Tự luận và Viết B1, B2, B3, B4, B5, 1 Sau 45 giờ môn học trắc nghiệm C1, C2, C3, 2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. VI. Hướng dẫn thực hiện môn học 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Dược 2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 7
  8. 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ - TỒN TRỮ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về công tác quản lý tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế để người học có được kiến thức xem xét môi trường thuận lợi hay bất lợi đồng thời biết tự xử lý mội trường và dễ dàng tiếp cận công việc thực hành nghề nghiệp sau này. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: Nêu được những yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng đến công tác quản lý – tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế; Trình bày được nội dung chính của công tác Quản lý - Tồn trữ T&DCYT; Tuân thủ các quy định về quản lý - tồn trữ trong thực hành nghề nghiệp. Về kỹ năng: Nhận diện, đánh giá được những điều kiện thuận lợi và bất lợi của môi trường Phân tích được những tác động của mội trường bảo quản của cơ sở quản lý tồn trữ. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ý thức được tầm quan trọng chất lượng thuốc và dụng cụ y tế trong công tác chăm lo bảo vệ sức khỏe; Cân nhắc đưa ra quyết định khi gặp điều kiện thuận lợi và bất lợi do điều kiện xấu của môi trường tác động đến công tác quản lý tồn trữ; Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 8
  9. - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng, câu hỏi ngắn trên giấy) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 0 điểm kiểm tra định kỳ. CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ - TỒN TRỮ 1. Nội dung chương 1 1.1. Đại cương về quản lý - tồn trữ 1.1.1. Quản lý là gì? Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”. 1.1.2. Quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện): Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể có quan hệ gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần. 9
  10. Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể quản lý đưa ra các tác động quản lý. Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế đòi hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan quản lý còn đối tượng quản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vô sinh hoặc sinh vật. Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của mọi người trong tổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Quản lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào?” Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào?”. Mục đích của công tác quản lý – tồn trữ: nhằm đảm bảo cung cấp thuốc và dụng cụ y tế đạt chất lượng đến tay người sử dụng. Ý nghĩa: Thuốc & dụng cụ y tế là cơ sở vật chất của ngành y tế dùng phòng bệnh và chữa bệnh. Có thể là sở hữu của nhà nước, tập thể hoặc tư nhân. Để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Do đó ngành dược mà trực tiếp là dược sĩ có trách nhiệm tổ chức quản lý cho thật tốt để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất đến tay người sử dụng, Thuốc khi được bảo quản đúng không những có tác dụng tốt trong phòng bệnh và chữa bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cho nhà nước và nhân dân. Đồng thời góp phần nâng cao uy tín ngành Dược và cán bộ y tế. Quản lý - Tồn trữ là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống đảm bảo chất lượng (GPs) trong ngành Dược, đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến thuốc. “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt : GSP) là bộ nguyên tắc tiêu chuẩn gồm các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn từ: sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng như đã đăng ký đến khi sử dụng. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý - tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế, ngày 29/6/2001, Bộ Y tế ban hành các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt ở từng đơn vị, địa phương, nhưng phải đảm bảo không sai quy định chung. Nguyên tắc này, được áp dụng cho các đối tượng: nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, tồn trữ thuốc và phân phối lẻ. 1.2. Một số khái niệm có liên quan trong quản lý tồn trữ Dược: là thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Thuốc: là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. Vắc xin: là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh. 10
  11. Sinh phẩm y tế: là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người. Nguyên liệu: làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thuốc. Dược chất: (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất có hoạt tính điều trị được sử dụng trong sản xuất thuốc. Thuốc thành phẩm: là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng và dán nhãn. Thuốc từ dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất. Thuốc có hoạt chất tinh khiết: được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có sự kết hợp dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp không gọi là thuốc từ dược liệu. Thuốc đông y: là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền của các nước phương Đông. Thuốc gây nghiện: là thuốc nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới nghiện, được quy định tại danh mục thuốc gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thuốc hnướg tâm thần: là thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương, nếu sử dụng không đúng có khả năng lệ thuộc vào thuốc, được quy định tại danh mục thuốc hướng tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tiền chất dùng làm thuốc: là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, là thành phần tham gia vào công thức của chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, được quy định tại danh mục tiền chất do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thuốc phóng xạ: là thuốc có chứa một hoặc nhiều chất phóng xạ, dùng để chẩn đoán hay điều trị bệnh. Biệt dược: là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. Hạn dùng của thuốc: là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc: bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được thể hiện dưới hình thức văn bản kỹ thuật. Thuốc kém chất lượng: là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Kiểm nghiệm thuốc: là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phẩm, thành 11
  12. phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó. Chất tạp nhiễm: Là những chất gồm bất cứ một loại nào hoặc tất cả các loại sau đây: Các bộ phân của dược liệu hoặc các vật liệu không phải là dược liệu được định danh với giới hạn được xã định rõ đối với dược liệu liên quan Bất cứ một bộ phận, một phần hoặc sản phẩm của một bộ phận khác của dược liệu đã được định danh trong chuyên luận và mô tả dược liệu liên quan Các chất vô cơ và hỗn hợp không gắn với dược liệu như đất đá, cát và các tạp chất, thủy tinh, chất dẽo và bất cứ vật liệu ngoại lai nào Khu vực kín: Là một khu vực được xây dựng, vận hành và được trang bị hệ thống lọc và xử lý không khí sao cho có thể đề phòng gây tạp nhiễm cho môi trường xung quanh bởi các tác nhân sinh học từ trong khu vực kín Lây nhiễm: Lây nhiễm các tác nhân sinh học ngoại lai và vì vậy có khả năng lan truyền sự nhiễm khuẩn. Mẫu thử: Là một phần của vật liệu được thu thập theo quy trình lấy mẫu đã định. Cở mẫu cần phải thử để thực hiện tất carcasc phép thử định trước, kể cả để thử lại và lưu. Nếu lượng vật liệu không đủ cho các phép dự định và để lưu, thanh tra viên phải ghi lại rằng vật liệu đã lấy mẫu là mẫu thử duy nhất có được và khi đánh giá kết quả thử phải tính đến các hạn chế do không đủ cỡ mẫu. Mẫu lưu: Là các mẫu thử được thu thập như là một phần của quy trình lấy mẫu thử gốc và được dành lại cho những lần kiểm nghiệm tiếp theo cỡ mẫu lưu phải đủ cho ít nhất hai lần phân tích có tính khẳng định. Trong một số trường hợp, quy chế có thể yêu cầu lưu một hoặc nhiều mẫu, mỗi mẫu lưu được xác định, dóng gói và niêm phong riêng biệt. Mẫu thử đại diện: Là mẫu thử thể hiện chính xác các đặc trưng của một mẻ, lô hoặc toàn bộ khối lượng nguyên liệu được lấy mẫu. Mẫu thử gốc: Mẫu thử lấy trực tiếp từ nguyên liệu. Nhà cung cấp: Người hoặc công ty cung ứng nguyên liệu dược theo yêu cầu. Nhà cung cấp có thể là nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà kinh doanh v,v... Nhà cung cấp được duyệt: Là nhà cung cấp các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, được công nhận là đáng tin cậy dực trên kinh nghiệm lâu dài trong cung ứng nguyên liệu đạt tất cả các tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói tốt và nguyên vẹn khi nhận hàng và khi có thể, cũng còn dựa trên cơ sở đánh giá xép hạng nhà cung cấp. Đơn vị kiểm nghiệm: là một bộ phận của phòng kiểm nghiệm thuốc được chuyên môn hóa để thực hiện các phân tích theo một kỹ thuật chung, thí dụ phân tích lý, hóa, vi sinh... Hệ thống chất lượng: là một hệ thống bao gồm: chính sách, mục tiêu, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quy trình và nguồn lực cần thiết để đảm bảo chất lượng hoạt động của một đơn vị. Hệ thống chất lượng được xây dựng để đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng nội bộ của một tổ chức, bao gồm luôn cả các mối quan hệ với khách hàng 12
  13. Hệ thống phân tích: là một thiết bị hoặc một tập hợp hoàn chỉnh các thiết bị được dùng để tiến hành các phân tích trên một mẫu. Lô sản xuất: là một lượng thuốc nhất định được sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất, phải đồng nhất và được nhà sản xuất ghi trên nhãn và/hoặc các bao gói bằng cùng một ký hiệu của lô sản xuất. Đơn vị lấy mẫu: là một phần của lô sản xuất như một số đơn vị đóng gói như: một số gói, một số hộp hay một số thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn được chọn ra để lấy mẫu. Mẫu ban đầu: là một lượng thuốc được lấy ra từ một đơn vị lấy mẫu. Mẫu riêng: là một lượng thuốc được tạo thành bằng cách trộn các mẫu ban đầu với nhau. Mẫu chung: là một lượng thuốc được tạo thành bằng cách trộn lẫn các mẫu riêng với nhau. Có thể nghiền trộn với nhau nếu là chất bột rắn, trộn đều với nhau nếu là chất lỏng, hoặc có thể đặt cạnh nhau nếu là các đơn vị thuốc đã phân liều. Mẫu cuối cùng: là một phần của mẫu chung đủ để tạo mẫu phân tích và mẫu lưu. Mẫu phân tích: là một phần của mẫu cuối cùng dùng để phân tích ở phòng kiểm nghiệm. Lượng thuốc trong mẫu phân tích phải đủ để thực hiện tất cả các phép thử theo yêu cầu của tiêu chuẩn quy định. Mẫu lưu: là một phần của mẫu cuối cùng, được giữ lại để kiểm nghiệm lại khi cần thiết. Lượng thuốc trong mẫu lưu cũng phải bằng mẫu phân tích. Quy trình thao tác chuẩn (SOP): là các hướng dẫn chi tiết có tính chất pháp lý cho việc thực hiện các bước của một thao tác, một công việc hay một quá trình khi kiểm nghiệm thuốc. Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói, bao gồm cả các biên nhận và phiếu nhập- xuất (Thuốc: bao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm). Nguyên liệu: là các chất có hoạt tính hay không có hoạt tính, có biến đổi hay không bị biến đổi được sử dụng trong sản xuất thuốc, không kể bao bì đóng gói. Bán thành phẩm: là nguyên liệu đã được xử lý một phần, và phải trải qua các xử lý tiếp theo trước khi trở thành thành phẩm. Bao bì đóng gói: là mọi vật liệu được sử dụng trong việc đóng gói sản phẩm,không kể bao gói ngoài hoặc bao bì vận chuyển được sử dụng trong vận chuyển liên vùng hoặc vận chuyển bằng đường hàng hải. Thành phẩm: là thuốc đã trải qua tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, bao gồm cả giai đoạn đóng gói cấp 2. Định kỳ kiểm nghiệm: là khoảng thời gian nhất định trong đó thuốc hoặc bao bì đóng gói, được bảo quản trong các điều kiện qui định, được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng, sau thời hạn đó, thuốc hoặc bao bì đóng gói cần phải được kiểm tra, đánh giá lại xem có còn đạt tiêu chuẩn theo qui định không. 13
  14. Nhãn: là bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì thương phẩm hoặc được dán, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc để thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về thuốc đó, giúp người dùng lựa chọn và sử dụng đúng thuốc, và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý. Nhãn bao gồm tất cả các nhãn và các phần in, viết hoặc hình hoạ trên một bao bì trung gian của một sản phẩm hoặc trên bao bì, vỏ hộp có chứa sản phẩm đó, ngoại trừ container vận chuyển. Biệt trữ: là tình trạng thuốc, bao bì đóng gói được để riêng biệt, trong một khu vực cách ly hoặc bằng biện pháp hành chính để chờ quyết định xử lý huỷ bỏ hoặc cho phép nhập kho hoặc xuất kho cho bào chế, đóng gói hoặc phân phối. Ngoài ra còn nhiều thuật ngữ chưa được giới thiệu, sẽ được giới thiệu ở các chuyên luận tiếp theo. 1.3. Nguyên nhân vì sao phải quản lý – tồn trữ T&DCYT 1.3.1. Vị trí ngành dược trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Dược trong ngành Y tế là cung ứng thuốc và y cụ kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Thuốc và dụng cụ y tế là phương tiện cơ sở vật chất không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Vì thuốc có nguồn gốc rất đa dạng (Tự nhiên: động vật, thực vật, khoáng vật,. ; Nhân tạo: tổng hợp hoá học, sinh học..). Do đó chúng có bản chất khác nhau nên có tính chất lý – hoá khác nhau, mức độ bền vững khác nhau khi chịu sự tác động của các yếu tố bất lợi từ môi trường tác động vào. Vì vậy, nếu quản lý thuốc và dụng cụ y tế không được tốt, bảo quản không đúng kỹ thuật rất dễ bị hư hỏng trong quá trình tồn trữ, lưu hành và sử dụng; điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà quan trọng hơn là có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của người dùng. Công tác bảo quản không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn, đảm bảo chất lượng thuốc, mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của một quốc gia giúp sử dụng nguồn thuốc có hiệu quả, kinh tế nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh từ ngân sách nhà nước và của bệnh nhân. Vì vậy, công tác bảo quản T&DCYT được đặt ra là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung. 1.3.2. Công tác tồn trữ - bảo quản: Nhằm “Đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng tốt, giá cả hợp lý trong công tác phòng và chữa bệnh cho cộng đồng” mà ngành Y tế đã đề ra. Quản lý tồn trữ thuốc là môn học nghiên cứu những yếu tố của môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của T&DCYT và đề ra các biện pháp bảo quản nhằm đảm bảo giữ được chất lượng tốt khi sử dụng, đồng thời chọn lứ phương cách sắp xếp thuốc trong bảo quản tránh được nhầm lẫn khi cấp phát, tránh được mất mát trong tồn trữ. 14
  15. Như vậy, đối tượng chính phải bảo quản là thuốc và dụng cụ y tế, đối tượng bất lợi cần phải phòng tránh là những yếu tố ảnh hưởng không tốt của môi trường bao gồm: yếu tố Vật lý, Hóa học, Sinh học,…. 1.3.2.1. Sơ lược về công tác quản lý - tồn trữ Quản lý - Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hoá trong kho mà nó còn là cả một quá trình thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, quy chế, quy định của Ngành, của Nhà nước theo các chế độ được quy định cụ thể: - Xuất, nhập kho. - Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa về số lượng và chất lượng. - Dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho. Công tác quản lý - tồn trữ là một trong những mắc xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp T&DCYT từ Nhà sản xuất đến khâu điều trị và người sử dụng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao, mất phẩm chất làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Nhằm đạt được mục tiêu này trong quá trình thực hiện công tác tồn trữ - bảo quản, cần thiết phải có một hệ thống sổ sách ghi chép ở từng công đoạn thật cẩn thận, rỏ ràng, đặc biệt là sổ nhập - xuất hàng, theo dõi các thuốc có nguyên liệu kém bền vững, nguyên liệu có chế độ quản lý - bảo quản đặc biệt, đồng thời cũng phải hiểu biết những khó khăn trong công tác tồn trữ - bảo quản. 1.3.2.2. Những khó khăn thường gặp trong tồn trữ - bảo quản 1.3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bức xạ mặt trời lớn là điều kiện gây ảnh hưởng nhiều trong công tác bảo quản. Miền Bắc: Mùa hè có độ ẩm (ĐA) cao (80-90%) do có gió nồm thổi từ biển vào mang theo không khí ẩm. Mùa đông không khí lại rất khô (20-30%), ĐA rất thấp, do gió mùa Đông Bắc thổi từ lục địa khô khan (trừ khi có mưa). Miền nam: Ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa, mùa mưa có ĐA cao thường ≥90%, tuy nhiên do có khí hậu cận xích đạo, mưa rào xong tạnh ngay, nắng chói chang cả ngày, không khí bị đốt nóng tạo ĐA cao và kéo dài; Còn mùa khô ít mưa, luôn có nắng, không khí hầu như khô ĐA thường khoảng 65- 75%. Trong khi đó: Độ ẩm lý tưởng trong bảo quản theo GSP là 50 ± 15%. 1.3.2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác tồn trữ- bảo quản T&DCYT chưa được trang bị đầy đủ. 1.3.2.2.3. Nhân lực: Cán bộ làm chuyên môn trong lĩnh vực này còn hạn chế: Thiếu về số lượng, chất lượng đào tạo chuyên môn sâu chưa đáp ứng yêu cầu. Ngành Y tế nói chung và ngành Dược nói riêng còn rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn phục vụ cho công tác tồn trữ - bảo quản T& DCYT. Vậy nên, công tác này cần được quan tâm nhiều hơn. 15
  16. Trong điều kiện hội nhập Quốc tế của nền kinh tế hiện nay, T& DCYT không những chỉ được sản xuất và sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu đóng gói, tồn trữ - bảo quản T&DCYT cho phù hợp với điều kiện mỗi nước cũng cần được quan tâm để đảm bảo T&DCYT có chất lượng tốt khi sử dụng. 1.4. Các nội dung chính của công tác quản lý - tồn trữ - Nghiên cứu các yếu tố môi trường và những điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, dụng cụ y tế như: những điều kiện thuận lợi và khó khăn, các yếu tố bất lợi của môi trường ở từng vùng, miền, địa phương,… có thể gây ảnh hưởng đến công tác tồn trữ - bảo quản T&DCYT. - Tìm ra những phương pháp và kỹ thuật tồn trữ - bảo quản tốt nhất, khắc phục sự tác động không tốt của môi trường có thể xảy ra, nhằm bảo vệ chất lượng của thuốc và dụng cụ y tế. - Xây dựng nội qui, quy chế chuyên môn sát với thực tế để chống nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước và Xã hội. 2. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 2.1. Câu hỏi ngắn Câu 1. Nêu khái niệm GSP là gì?. Vì sao phải thực hiện tốt công tác tồn trữ - bảo quản thuốc và dụng cụ y tế? Câu 2. Nước ta thuộc vùng miền khí hậu nào? Có ảnh hưởng gì đến công tác quản lý - tồn trữ không? Câu 3. Nguồn gốc của thuốc là nguyên nhân thuận lợi hay khó khăn cho công tác quản lý - tồn trữ T&DCYT? nêu những thuận lợi và khó khăn. Câu 4. Từ ngữ “thuốc” và “thành phẩm” giống hay khác nhau? Giải thích sự giống và khác nhau đó. Câu 5. Muốn làm tốt công tác quản lý - tồn trữ, người cán bộ y tế phải tìm hiểu điều gì trước tiên? Câu 6. Hãy nêu nội dung chính của công tác quản lý - tồn trữ? Nội dung nào quan trọng nhất. Câu 7. Hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm mấy nguyên tắc? Kể tên các nguyên tắc. Câu 8. Quản lý trong GSP có gì khác so với GPP? Cho ví dụ cụ thể. Câu 9. Kho thuốc và trang thiết bị y tế có vị trí như thế nào trong hệ thống dược? Câu 10. Trình bày sự bất lợi của điều kiện tự nhiên ở nước ta đối với công tác quản lý – tồn trữ thuốc và dụng cụ y tế. 2.2. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 11. Sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực. Là 16
  17. A Quản lý C Giám sát B Quản trị D Tất cả đúng Câu 12. Chủ thể quản lý có thể là A Cá nhân C Câu a đúng B Cơ quan quản lý D Câu a & b đúng Câu 13. Thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, thực vật và khoáng vật được gọi là A Thuốc tân dược C Thuốc từ dược liệu B Thuốc đông dược D Thuốc hóa dược Câu 14. Thuốc có hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có sự kết hợp dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp A Được gọi là thuốc từ dược liệu C Được gọi là thuốc đông y B Không gọi là thuốc từ dược liệu D Không gọi là thuốc đông y Câu 15. Điều nào sau đây không phải là điều kiện cần để kết luận hai thuốc là biệt dược của nhau A Dạng bào chế C Hoạt chất B Hàm lượng hoặc nồng độ D Tá dược Câu 16. Hành nghề dược là A Cá nhân tham gia vào công tác kinh doanh dược B Cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn dược của mình để kinh doanh dược C Cá nhân bỏ tiền ra tổ chức kinh doanh dược D Cá nhân là lãnh đạo được phân công quản lý dược Câu 17. Quy trình thao tác chuẩn được viết tắt là A GMP C SOP B GSP D GPs Câu 18. Tiêu chí nào sau đây không phải là nhiệm vụ cung ứng thuốc và dụng cụ y tế A Kịp thời C Có lợi nhuận B Đầy đủ D Đảm bảo chất lượng Câu 19. Điều nào sau đây không phải là điều kiện khó khăn thường gặp trong công tác quản lý – tồn trữ A Nhân sự C Điều kiện tự nhiên B Cơ sở vật chất và trang thiết bị D Điều kiện xã hội 17
  18. Câu 20. Điều nào sau đây không thuộc về nội dung chính của công tác quản lý - tồn trữ A Nghiên cứu điều kiện môi trường B Nghiên cứu điều kiện kinh tế, xã hội C Tìm ra những nguyên tắc và biện pháp khắc phục sự tác động của môi trường D Xây dựng nội quy, quy chế chuyên môn cụ thể với từng công việc Câu 21. Môn học nghiên cứu những yếu tố của môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của T&DCYT và đề ra các biện pháp bảo quản nhằm đảm bảo giữ được chất lượng tốt; Là: A. Quản lý dược B. Quản lý - Tồn trữ thuốc & dụng cụ y tế C. Nghiên cứu khoa học D. Tất cả đúng 18
  19. Chương 2. NHÂN SỰ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương hướng dẫn cho người học về tiêu chuẩn chọn lựa và sắp xếp nhân sự trong quản lý tồn trữ hàng hóa, đặc biệt là thuốc và trang thiết bị y tế trong ngành dược. MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: Trình bày được các nội dung yêu cầu về nhân sự làm công tác quản lý và tồn trữ thuốc; Nêu được nhiệm vụ chính của thủ kho dược và các công việc thủ kho phải làm trong tồn trữ bảo quản thuốc; Tuân thủ các quy định khi được phân công trong công tác tồn trữ - bảo quản thuốc và dụng cụ y tế. Về kỹ năng: Nhận diện, đánh giá được tiêu chuẩn chọn lựa một cán bộ làm công tác quản lý tồn trữ; Phân tích được kỹ năng làm việc của một nhân sự. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ý thức được tầm quan trọng chất lượng thuốc và dụng cụ y tế trong công tác chăm lo bảo vệ sức khỏe; Cân nhắc đưa ra quyết định để bố trí nhân lực trong quản lý tồn trữ; Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. 19
  20. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng, câu hỏi ngắn trên giấy) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 0 điểm kiểm tra định kỳ. CHƯƠNG 2. NHÂN SỰ 1. Nội dung chương 2. 1.1. Nhân sự 1.1.1. Khái niệm về nhân sự: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo đơn vị) tức là tất cả các thành viên trong đơn vị sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển đơn vị. Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất trong công tác nhân sự là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, nhiều đơn vị quá lớn không thể cho phép sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị với nhân viên được. Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối cho vấn đề này. 1.1.2. Quản lý nhân sự là gì? Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển đơn vị và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức , đơn vị. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2