intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

38
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực quản lý, điều hành tour, quản lý nhân sự, kỹ năng quảng bá sản phẩm, quản lý chất lượng chương trình du lịch trong công ty lữ hành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH NGHỀ: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH & LỮ HÀNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2020
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên các chuyên ngành du lịch, đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức biên soạn giáo trình học phần đang được triển khai giảng dạy. Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành này để dùng cho người chuyên ngành Cao đẳng quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành đây là môn học chuyên ngành. Giáo trình đề cập đến những công việc chính của người điều hành tour, Người quản lý trong công ty lữ hành.Giáo trình này dành cho sinh viên chuyên nghành Quản trị dịch vụ - Lữ hành hệ Cao đẳng. Đây là môn học chuyên nghành giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vưc quản lý, điều hành tour, quản lý nhân sự, kỹ năng quảng bá sản phẩm, quản lý chất lượng chương trình du lịch trong công ty lữ hành.. Nội dung giáo tình được kết cấu như sau: Trong quá trình biên soạn, tác giả đã có chú ý cập nhật khá đầy đủ các số liệu, các thông tin thực tế, các giáo trình có liên quan và đưa vào một số ví dụ minh họa được biên soạn từ các tài liệu, báo chí và từ kinh nghiệm giảng dạy nhằm giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu, liên hệ với các
  4. 4 học phần khác. Nội dung giáo trình được kết cấu như sau: Chương 1: Khái quát về lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành. Chương 2: Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân lực của doanh nghiệp lữ hành Chương 3: Tổ chức kinh doanh của đại lý lữ hành. Chương 4: Tổ chức xúc tiến hỗn hợp, bán và thực hiện chương trình du lịch. Chương 5: Quản lý chất lượng sản phẩm của chương trình du lịch Để giáo trình này đến tay người đọc, tác giả ghi nhận và cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia góp ý, biên tập, sửa chữa của Bộ môn, Hội đồng khoa học cấp khoa và Hội đồng khoa học nhà trường. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng giáo trình thuyết minh du lịchnày có thể còn hạn chế và sai sót nhất định. Tác giả chân thành mong đợi nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc để lần tái bản bản sau được hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2020 Người biên soạn C.N. Nguyễn Thị Oanh
  5. 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH ............................................13 1. Khái quát về nguồn gốc kinh doanh lữ hành...............14 1.1. Khái quát về nguồn gốc kinh doanh lữ hành. ..........14 1.2. Những hình thức sơ khai của hoạt động lữ hành. ....14 2. Sự nghiệp kinh doanh lữ hành của thomas cook.........20 2.1. Sự nghiệp kinh doanh lữ hành của Thomas Cook. ..20 2.2. Những thành tựu về lữ hành của Thomas Cook ......21 3. Một số nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành ........24 3.1. Vai trò của kinh doanh lữ hành. ...............................24 3.2. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. ..29 3.3. Lợi ích của kinh doanh lữ hành. ...............................31 3.4. Định nghĩa và phân loại kinh doanh lữ hành. ..........34 3.5. Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành ............40 4. Một số xu hướng kinh doanh lữ hành trên thế giới và việt nam hiện nay ...................................................................44 4.1. Mở rộng nội dung, phạm vi, đa dạng hoá thể loại kinh doanh lữ hành. .......................................................45 4.2. Xu hướng tập trung tư bản cao, tăng cường liên kết ngang, dọc tạo ra tính độc quyền cao của các hãng trong
  6. 6 kinh doanh lữ hành. .........................................................47 4.3. Sự tăng trưởng nhanh và vững chắc lượng khách du lịch cùng với sự thay đổi tập quán trong tiêu dùng du lịch. ...48 Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 1 .............................51 CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA .......................................................................53 DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH........................................53 1. Khái quát về cơ cấu tổ chức nhân lực của doanh nghiệp lữ hành .................................................................................54 1.1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lữ hành. .........................................................................................54 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức nhân lực của doanh nghiệp lữ hành. .....................................................56 2. Quản trị nhân lực của doanh nghiệp lữ hành. .............82 2.1. Khái niệm. ................................................................82 2.2. Vận dụng thuyết z vào quản lý nhân lực của doanh nghiệp lữ hành. ................................................................84 2.3. Áp dụng phương pháp quản lý định hướng khách hàng .........................................................................................87 2.4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quản trị nhân lực của doanh nghiệp lữ hành................................................92
  7. 7 2.5. Bộ phận quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành .................................................................................94 2.6. Nội dung quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành ...............................................................................101 Câu hỏi thảo luận và ôn tập ...........................................102 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA ĐẠI LÝ LỮ HÀNH ...........................................................................104 1. Khái niệm và phân loại đại lý lữ hành ......................104 1.1. Khái niệm đại lý lữ hành (Travel Agency) ............104 1.2. Chức năng và trách nhiệm pháp lý của đại lý lữ hành .......................................................................................109 1.3. Phân loại đại lý lữ hành ..........................................112 2. Hệ thống dịch vụ của đại lý lữ hành. ........................125 2.1. Dịch vụ hàng không ...............................................125 2.2. Cung cấp dịch vụ chi tiết lộ trình ...........................126 2.3. Cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống .....................127 2.4. Cung cấp dịch vụ lữ hành bằng tàu thuỷ ................128 2.5. Đăng ký, bán chương trình du lịch trọn gói ...........129 2.6. Cung cấp các loại dịch vụ khác. .............................129 3. Tổ chức kinh doanh của đại lý lữ hành. ....................129 3.1. Các thách thức trong kinh doanh đại lý lữ hành ....130
  8. 8 3.2. Quy trình phục vụ của đại lý lữ hành .....................130 3.3 Hạch toán kinh doanh của đại lý lữ hành. ...............132 Câu hỏi ôn tập ...............................................................133 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC XÚC TIẾN HỖN HỢP, BÁN VÀ THỰC HỊÊN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH .......135 1. Tổ chức xúc tiến hỗn hợp chương trình du lịch ........136 1.1. Khái niệm xúc tiến hỗn hợp. ..................................136 1.2. Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch. ...........137 1.3. Hoạt động tuyên truyền và quan hệ cồng chúng (publicity and public relations) .....................................143 1.4. Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mãi và khuyến mại .......................................................144 2. Tổ chức bán chương trình du lịch .............................145 2.1. Xác định nguồn khách ............................................145 2.2. Quan hệ giữa các công ty lữ hành với nhau và với khách du lịch. ................................................................150 3. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại công ty lữ hành. ..............................................................................154 3.1. Quy trình thực hiện chương trình du lịch...............155 3.2. Các hoạt động của hướng dẫn viên ........................161 3.3. Tổ chức các hoạt động sau khi kết thúc chuyến đi của
  9. 9 khách. ............................................................................163 Câu hỏi ôn tập chương 4 ...............................................165 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ............................166 1. Khái niệm chất lượng sản phẩm lữ hànhK KHKHKKKK .......................................................................................166 2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. .......................................................................................169 2.1.Đánh giá theo thiết kế và thực hiện.........................169 2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch .................................................................................172 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm lữ hành. ..............................................................................194 3.1. Nhóm các yếu tố bên trong. ...................................194 3.2. Đảm bảo, duy trì, hoàn thiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty lữ hành. ............................................198 4. Đảm bảo, duy trì, hoàn thiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty lữ hành .............................................200 5. Quản lý chất lượng phục vụ tại một doanh nghiệp lữ hành .......................................................................................203 5.1.Quản lý chất lượng phục vụ du lịch ........................203
  10. 10 5.2 Quản lý chất lượng theo các nhóm công việc .........204 5.3 Quản lý chất lượng phục vụ theo chức năng quản lý205 Câu hỏi ôn tập chương 5 ...............................................207 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................209
  11. 11 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Quản trị kinh doanh lữ hành Mã môn học: MH20 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thảo luận, bài tập: 38 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Là môn học thực hành chuyên môn thuộc chương trình đào tạo Cao đẳng Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Môn học này được bố trí sau các môn học cơ sở. - Tính chất: Là môn họcthực hành bắt buộc. Môn học này trang bị cho sinh viên (SV) những nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản trong công việc quản trị các dịch vụ kinh doannh của lữ hành. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC - Kiến thức: Sau khi học xong môn học SV có được các kiến thức sau + Phân tích được lịch sử phát triển ngành kinh doanh lữ hành và các nội dung cơ bản của nó. + Liệt kê được cơ cấu tổ chức kinh doanh lữ hành và các phương pháp quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
  12. 12 + Trình bày được quy trình xây dựng chương trình du lịch + Xây dựng được các phương án tổ chức xúc tiến hỗn hợp bán, quảng bá và thực hiện chương trình du lịch + Hệ thống được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh chương trình du lịch.. - Kỹ năng: Sau khi học xong môn học SV có được các kỹ năng sau: + Kỹ năng tổ chức sắp xếp quản lý nhân lưc cho doanh nghiệp + Xây dựng được phương án marketing, bán và sắp xếp quản trị được việc thực hiện chương trình du lịch. + Kỹ năng phân tích đánh chất lượng chương trình du lịch, đưa ra các phương pháp cải tiến nâng cao chất lượng chương trình du lịch - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + HSSV có năng lực thực hiện độc lập quy trình công việc quản trị kinh doanh lữ hành. + HSSV có khả năng đánh giá và tự đánh giá kết quả công việc được giao và có trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu chuyên môn nhiệm vụ.
  13. 13 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH Giới thiệu: Giới thiệu chung về lịch sử phát triển của nghành kinh doanh lữ hành, các khái niệm về lữ hành, xu hướng phát triển của nghành lữ hành trên thế giới và Việt Nam. Chức năng và nhiệm vụ của kinh doanh lữ hành. Đặc biệt chương đề cập đến thân thế, sự nghiệp của Thomas Cook – Ông tổ của nghành lữ hành. Thấy đựợc những đóng góp to lớn mà ông để lại cho nghàh lữ hành hiện nay. Mục tiêu của chương: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Nhận biết được nguồn gốc của kinh doanh lữ hành, đặc biệt là sự nghiệp kinh doanh lữ hành của Thomas Cook. - Trình bày được xu hướng phát triển của kinh doanh lữ hành trên thế giới nửa cuối thế kỷ 20; - Phân tích được vai trò của kinh doanh lữ hành - Xác định được nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành
  14. 14 1. Khái quát về nguồn gốc kinh doanh lữ hành 1.1. Khái quát về nguồn gốc kinh doanh lữ hành. Hoạt động lữ hành là để thoả mãn nhu cầu đi lại của con người. Vì vậy mà lịch sự hình thành và phát triển của nó đã có từ rất lâu đời. Để cho sự di chuyển được thực hiện hàng loạt các đối tượng có liên quan đến việc thoả mãn các nhu cầu trong quá trình thực hiện sự di chuyển đó. Lữ hành là thực hiện sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện nào, vì bất kỳ lý do gì có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu. Như vậy, phạm trù lữ hành không giới hạn mục đích của sự di chuyển, không giới hạn về số lượng và hình thức tồ chức của sự di chuyển. Từ chỗ chưa giới hạn này mà phạm vi, nội dung các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của con người cũng chưa được xác định rõ ràng và cụ thể. 1.2. Những hình thức sơ khai của hoạt động lữ hành. Thời Cổ đại Trong các ấn phẩm về du lịch đã ghi lại vào thời kỳ cổ đại mọi sự di chuyển của cá nhân hay của nhóm người bởi lý do sinh học, tín ngưỡng thể thao hay lý do kinh tế (loại trừ lý do chiến tranh) đều do cá nhân hay nhóm tự thực
  15. 15 hiện để thoả mãn các nhu cầu trong quá trình di chuyển của mình mà chưa có một cá nhân, hay một nhóm người nào đứng ra tổ chức trao đổi các dịch vụ lữ hành nhằm mục đích lợi nhuận. Vào thời để chế La Mã, sự di chuyển vì lý do sức khoẻ, tôn giáo phát triển mạnh với cả hình thức cá nhân và nhóm đã xuất hiện những “mầm mống” để hình thành hoạt động phục vụ sự di chuyển của con người. Các tài liệu ghi chép về các tuyến hành trình, các địa điểm có nguồn nước khoáng và nêu đặc điểm của chúng (sách của Seza, Taxit, Phinhi...). Cuốn sách “Prigezto” có nội dung chính là chỉ dẫn du lịch dành cho khách du lịch người Ý đến Hy Lạp. Ngoài ra, còn có các ấn phẩm trình bày phương tiện chở khách chủ yếu là xe ngựa, trong xe ngựa có chỗ ngủ, bếp nấu ăn, nơi chứa đồ đạc hành lý và có cả đồng hồ đo cây số, chi dẫn các trạm đón tiếp khách trên đường mà khách phải trả tiền. Sự di chuyển với các lý do khác 'nhau ngày càng phát triển và do đó dòng người di chuyển tăng nhanh đã xuất hiện những hình thức phục vụ cho sự di chuyển này. Thời cổ đại có Tổ chức Bưu điện thành Rôm như là một minh chứng. Tổ chức Bưu điện thành Rôm thời đó đã có văn phòng riêng với nội dụng hoạt động như là cung cấp các tài
  16. 16 liệu dưới dạng ấn phẩm “Chỉ dẫn đi đường”, “Hành trình du lịch” để giới thiệu các trạm dừng chân trên đường đi cùng với các phiếu nghỉ, ăn và uống ở các trạm đó. Ngoài ra còn chì dẫn các điểm du lịch quan trọng ở Italia, Hy lạp, Xiry, Ai cập và Li Bi. Ngoài ra, tại Rôm thời đế quốc La Mã còn xuất hiện các tổ chức, các cá nhân chuyên tâm tới việc giúp đỡ cho việc chuẩn bị và thực hiện các cuộc di chuyển của con người với các lý do khác nhau. Trong suốt thời cổ đại đã hình thành sơ khai loại hình hoạt động có tính chuyên phục vụ cho việc chuẩn bị và thực hiện sự di chuyển của con người với các mục đích khác nhau. Nội dung chính của hoạt động này là cung cấp thông tin cho các cá nhân và nhóm khi thực hiện sự di chuyển của họ. Thời Trung đại. Trong suốt thời kỳ Trung đại hoạt động mang tính chuyên môn để phục vụ cho quá trình thực hiện sự di chuyển của con người ít được tìm thấy trong các tài liệu lịch sử về lĩnh vực lữ hành.Ví dụ, dưới triều Louis XII sự di chuyển của 100.000 nam giới Pháp đến Palestine, nhưng không thấy có trợ giúp phục vụ của các cá nhân hay tổ chức cho việc thực hiện cuộc di chuyển lớn này. Theo các tài liệu
  17. 17 lịch sử, vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ thứ 17 khi các cuộc chiến tranh đã kết thúc, kinh tế- xã hội phát triển nhanh, phương tiện giao thông đường thuỷ phát triển mạnh ở châu Âu đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chuyến đi của con người, số lượng người thực hiện các cuộc di chuyển với các mục đích khác nhau ngày càng được gia tăng. Trong đó nổi bật sự di chuyển vì lý do thưởng thức, tìm kiếm những điều mới lạ ở những miền đất xa xôi đã trở thành phổ biến trong giới thượng lưu.Vì vậy, các hoạt động phục vụ cho sự di chuyển vì mục đích du lịch của con người đã trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vào khoáng đầu thế kỷ thứ 17, Renotdo Teofract (sinh năm 1576) người Pháp đã có những đóng góp quan trọng vào việc “xây nền, đổ móng, dựng khung cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ngày nay và còn được coi là ông tổ của quảng cáo sàn phẩm du lịch bàng in ấn. Renotdo Teofract thành lập hãng kinh doanh tổng hợp với tên gọi “Gà trống vàng” bao gồm việc cung cấp các dịch vụ: Ngân hàng, vận chuyển khách và hành lý, cho thuê đồ dùng. Hãng “Gà trống vàng” đã tổ chức phục vụ cho các cuộc di chuyển của con người với nội dung sau: - Đăng ký cho cá nhân tham gia vào các cuộc di chuyển tập thể; - Tổ chức vận chuyển bằng xe ngựa và tàu thuỷ;
  18. 18 - Bảo đảm phục vụ nơi ăn chốn ở. Do ảnh hưởng của hãng “Gà trống vàng” vào thế kỷ thứ 18, loại hình hoạt động này ngày càng được phổ biến rộng rãi, người ta đã tổ chức các cuộc di chuyển theo nhóm có người đứng đầu. Người đứng đầu thực hiện việc bảo đảm vận chuyển, ăn uống chỗ ngủ và đi tham quan theo tuyến. Người đứng đầu thường phải hiểu biết rất kỹ về địa lý và có kinh nghiệm trong việc thực hiện các chuyến đi xa cho một nhóm người. Trong đó đặc biệt chú ý giá cho mỗi chuyến đi đã được tính toán sơ bộ trước khi tiến hành. Như vậy, hoạt động phục vụ sự di chuyển của con người vì mục đích du lịch ở thời kỳ này đã có bước tiến mới và có nội dung rõ ràng của chủ thể. Hoạt động này không chỉ cung cấp thông tin mà còn góp phần gia tăng giá trị sử dụng cho người thực hiện cuộc di chuyển thông qua lao động của người đứng đầu. Người đứng đầu thực hiện chức năng quản lý sự di chuyển của nhóm người nhằm đạt mục đích kinh tế. Vào năm 1814, nội dung của hoạt động phục vụ sự di chuyển của con người được Drovanhi thương gia người Italia tiếp tục phát triển. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới việc cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm cho khách
  19. 19 dưới nhiều hình thức như “phòng gặp gỡ”, xuất bản phẩm “Nhật ký du lịch” để cung cấp các thông tin cụ thể về các tuyến hành trình, về thủ tục giấy tờ, về việc tổ chức các chuyến du lịch. Qua việc điểm lại những sự kiện lịch sử trên đây cho thấy xuất phát từ nhu cầu đi lại của con người với các mục đích khác nhau đã hình thành một loại hình hoạt động mang tính trao đổi để phục vụ cho sự di chuyển của cá nhân hay của nhóm người. Sự phát triển của xã hội càng cao, các phương thức sản xuất xã hội có năng suất cao lần lượt thay thế nhau thì việc di chuyển của con người càng có xu hướng tăng mạnh bởi nhiều lý do và động cơ mục đích khác nhau. Vì thế, nội dung của hoạt động phục vụ cho sự di chuyển đó có sự thay đổi về cả lượng và chất. Điều này được chứng minh bởi sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu từ giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, đặc biệt là từ nửa cuối thể kỳ 20 cho đến nay. Vào giữa thế kỷ 19, sự kiện nổi bật đánh dấu một bước ngoặt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên thế giới đó là sự ra đời của hãng du lịch Thomas Cook. Việc nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và tổ chức hoạt động của hãng Thomas Cook có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho việc xác định bản chất và vị trí của kinh doanh du lịch lữ hành trong
  20. 20 ngành du lịch. 2. Sự nghiệp kinh doanh lữ hành của thomas cook 2.1. Sự nghiệp kinh doanh lữ hành của Thomas Cook. Thomas Cook sinh năm 1808 ở Anh, ông thôi học từ năm 10 tuổi và bắt đầu làm việc với nhiều nghề: Nghề làm vườn, bán hoa quả và bán sách. Vào năm 1828, khi Thomas Cook tròn 20 tuổi ông trở thành nhà truyền giáo và là ủng hộ viên cuồng nhiệt của phong trào không dùng rượu.Chính sự quan tâm đến phong trào không dùng rượu đã dẫn dắt Thomas Cook bắt đầu vào công việc kinh doanh lữ hành. Một ngày mùa hè năm 1841, trên đường đi tới hội nghị không dùng rượu tổ chức ở Leicester, khoảng cách từ Loughborough tới Leicester chừng 10 dặm (16 km) đã hình thành trong Thomas Cook một ý tưởng. Ý tường sắp xếp một chuyến đi bằng tàu hoả từ Loughborugh đến Leicester và ngược lại cho những hội viên tham gia cuộc gặp gỡ hàng quý tại Leicester.Ông đã trình bày ý tưởng cùa mình với công ty Hoả Xa Midlan Counties.Được sự chấp thuận và đồng ý của công ty Hoả Xa, Thomas Cook đã đăng quảng cáo chuyến đi được sắp đặt từ trước. Ngày 05-7-1841 chuyến tham quan tập thể có tổ chức được sắp đặt trước, chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2