CHƢƠNG IV<br />
TRUNG GIAN TÀI CHÍNH<br />
Mục tiêu<br />
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về trung gian tài chính, gồm:<br />
- Khái niệm, chức năng và vai trò của các trung gian tài chính.<br />
- Các loại hình định chế tài chính trung gian.<br />
I. Khái niệm, chức năng và vai trò của trung gian tài chính<br />
1. Khái niệm<br />
Trung gian tài chính là các tổ chức nắm giữ các quỹ tiền tệ được tạo lập chủ yếu<br />
thông qua việc huy động của những chủ thể thừa vốn và sử dụng chúng để cung ứng<br />
cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế.<br />
Trung gian tài chính là các chủ thể đứng ở vị trí trung gian giữa các đối tƣợng<br />
khách hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính, hỗ trợ cho khách hàng trong việc phát<br />
hành và đƣa các công cụ tài chính vào lƣu thông cũng nhƣ toàn bộ các hoạt động mua<br />
bán những công cụ tài chính đó. Trung gian tài chính cũng có thể là ngƣời phát hành,<br />
hoặc tham gia kinh doanh trực tiếp. Ngoài ra, trung gian tài chính còn hoạt động với tƣ<br />
cách là ngƣời điều tiết, dẫn dắt thị trƣờng theo những định hƣớng của nhà nƣớc và<br />
Ngân hàng Trung ƣơng. Hay nói một cách khác, trung gian tài chính là tổ chức làm<br />
cầu nối giữa những ngƣời cầu vốn và những ngƣời cung vốn trên thị trƣờng.<br />
Đặc điểm hoạt động của các trung gian tài chính là phát hành các công cụ tài<br />
chính để thu hút vốn, sau đó lại đầu tƣ số vốn này dƣới hình thức các khoản cho vay<br />
hoặc các chứng khoán.<br />
Ngày nay, việc kinh doanh dịch vụ tiền tệ không còn là độc quyền của các ngân<br />
hàng. Bên cạnh ngân hàng và cùng với ngân hàng kinh doanh dịch vụ tiền tệ còn có<br />
nhiều trung gian tài chính khác.<br />
2. Chức năng của trung gian tài chính<br />
2.1. Chức năng huy động, cung ứng vốn cho nền kinh tế<br />
Chức năng này đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:<br />
Ngƣời cho vay<br />
(Ngƣời tiết kiệm)<br />
1. Hộ gia đình<br />
2. Doanh nghiệp<br />
3. Chính phủ<br />
4. Nhà đầu tƣ<br />
nƣớc ngoài<br />
<br />
Ngƣời vay<br />
(Ngƣời sử dụng)<br />
Trung<br />
gian<br />
tài<br />
chính<br />
<br />
1. Hộ gia đình<br />
2. Doanh nghiệp<br />
3. Chính phủ<br />
4. Nhà đầu tƣ<br />
nƣớc ngoài<br />
<br />
Hình 4.1: Sơ đồ huy động, cung ứng vốn của Trung gian tài chính<br />
53<br />
<br />
Hoạt động huy động vốn đƣợc thực hiện qua 2 phƣơng thức cơ bản:<br />
- Phương thức tự nguyện: huy động thông vốn thông qua cơ chế lãi suất, phát<br />
hành các loại chứng khoán nợ nhƣ huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...<br />
- Phương thức bắt buộc: huy động thông thông qua cơ chế điều hành của chính<br />
phủ nhƣ bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm bắt buộc.<br />
Từ nguồn vốn huy động đƣợc, trung gian tài chính thực hiện cung ứng vốn cho<br />
những chủ thể có nhu cầu qua các phƣơng thức cấp tín dụng và tài trợ vốn đầu tƣ, mua<br />
chứng khoán...<br />
2.2. Chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính và các hoạt động kinh tế xã<br />
hội<br />
Trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro trong<br />
hoạt động kinh doanh là sự cần thiết thực tế khách quan. Để đảm bảo an toàn về vốn,<br />
trung gian tài chính luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính, nội dung và<br />
hiệu quả dự án kinh doanh của đối tác đầu tƣ nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm<br />
trong quản lý kinh tế.<br />
Mặt khác, trong quá trình điều tiết vốn, trung gian tài chính đã thực hiện điều tiết<br />
và phân bổ các nguồn lực tài chính, qua đó tác động điều chỉnh hoặc định hƣớng các<br />
hoạt động kinh tế xã hội.<br />
3. Vai trò của trung gian tài chính<br />
Trung gian tài chính ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính.<br />
Hoạt động của nó không những mang lại lợi ích cho ngƣời có vốn, ngƣời cần vốn, cho<br />
bản thân trung gian tài chính mà còn cho cả nền kinh tế xã hội. Điều này đƣợc thể hiện<br />
qua những nội dung cơ bản sau:<br />
3.1. Thúc đẩy kinh tế phát triển<br />
Do tính chuyên môn hóa trong nghề nghiệp, trung gian tài chính đã tập trung<br />
đƣợc nguồn vốn lớn và đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu cầu về vốn đầu tƣ của<br />
các chủ thể trong nền kinh tế. Nhƣ vậy, sự phát triển của trung gian tài chính khuyến<br />
khích các cá nhân giảm bớt tiêu dùng, tăng cƣờng tiết kiệm để cho vay. Điều này<br />
không chỉ mang lại lợi ích cho trung gian tài chính, các chủ thể cầu vốn mà còn cho<br />
những ngƣời có khoản tiền tiết kiệm.<br />
3.2. Kích thích sự luân chuyển vốn đầu tƣ<br />
Trên cơ sở cân bằng cung cầu vốn, trung gian tài chính đã thay đổi lãi suất, từng<br />
bƣớc làm cho lãi suất trên thị trƣờng ngày càng hợp lý. Điều này có tác dụng kích<br />
thích sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tƣ, làm cho nguồn vốn thực tế đƣợc tài trợ cho<br />
đầu tƣ tăng lên mức cao nhất.<br />
Thông qua hoạt động của trung gian tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thƣơng<br />
mại, cả ngƣời đầu tƣ (ngƣời gửi tiền) và ngƣời đi vay đều có thể lựa chọn thời gian<br />
đáo hạn. Điều này đã làm gia tăng hiệu suất luân chuyển vốn (tránh đƣợc tình trạng<br />
ngƣời vay phải tìm đƣợc ngƣời đồng ý chấp nhận thời hạn vay của mình).<br />
Mặt khác, các nhà đầu tƣ thƣờng không thích cho vay dài hạn, và để bù đắp rủi<br />
ro, họ thƣờng đòi mức lãi suất cao với những khoản cho vay này. Trái lại, do kết nối<br />
đƣợc các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau, các trung gian tài chính sẳn sàng thực<br />
54<br />
<br />
hiện các khoản cho vay dài hạn hơn với chi phí thấp hơn so với mức chi phí mà một<br />
ngƣời cho vay cá nhân có thể đòi.<br />
3.3. Góp phần làm giảm chi phí xã hội<br />
Hoạt động của trung gian tài chính góp phần làm giảm chi phí thông tin và chi<br />
phí giao dịch cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Nhờ có kiến thức<br />
và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, điều tiết vốn gián tiếp qua trung gian tài chính<br />
sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro cho ngƣời có vốn.<br />
Mặt khác, nhờ vào tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trung gian tài<br />
chính còn cung cấp hiệu quả tới khách hàng các dịch vụ tƣ vấn, môi giới, tài trợ,<br />
phòng ngừa rủi ro.<br />
II. Các loại hình định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trƣờng<br />
1. Các định chế tài chính ngân hàng<br />
Các định chế tài chính ngân hàng là các tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm: các ngân<br />
hàng thƣơng mại, các tổ chức tiết kiệm (nhƣ các hiệp hội tiết kiệm và cho vay), các<br />
ngân hàng tiết kiệm và các liên hiệp tín dụng.<br />
Hoạt động chủ yếu của các trung gian tài chính này là nhận tiền gửi từ các tổ<br />
chức, cá nhân. Sau đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng, đầu tƣ vào chứng<br />
khoán và thực hiện các hoạt động trung gian thanh toán. Nhƣ vậy, thu nhập của tổ<br />
chức này có đƣợc từ tiền lãi cho vay và đầu tƣ chứng khoán; từ các khoản phí dịch vụ.<br />
1.1. Ngân hàng thƣơng mại<br />
NHTM là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các<br />
NHTM vừa là tổ chức huy động vốn nhàn rỗi từ công chúng vừa là tổ chức cho vay<br />
đối với ngƣời cần vốn.<br />
Nguồn vốn của NHTM huy động chủ yếu dƣới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi<br />
tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn.<br />
Nguồn vốn huy động này đƣợc sử dụng để cho vay thƣơng mại, cho vay tiêu<br />
dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính<br />
quyền địa phƣơng.<br />
Hoạt động của NHTM chủ yếu là kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn,<br />
trung và dài hạn. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng<br />
và buôn bán ngoại tệ.<br />
NHTM dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất mà các<br />
chủ thể trong nền kinh tế thƣờng xuyên giao dịch nhất.<br />
1.2. Ngân hàng phát triển<br />
NHPT là loại ngân hàng có chức năng chủ yếu là huy động vốn trung, dài hạn để<br />
cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các lĩnh vực ƣu tiên, hoặc góp vốn, cho<br />
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.<br />
- Hoạt động chính của NHPT<br />
+ Tài trợ theo dự án (trung, dài hạn): là hoạt động quan trọng của NHPT, tài trợ<br />
theo dự án có đặc thù về vốn đầu tƣ lớn, khả năng và thời gian thu hồi vốn lâu, khó<br />
hoặc không sinh lời hoặc sinh lợi thấp.<br />
55<br />
<br />
+ Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại NHTM khác.<br />
+ Thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển: cho vay đầu tƣ phát triển, hỗ<br />
trợ sau đầu tƣ, bảo lãnh tín dụng đầu tƣ.<br />
+ Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: tài trợ xuất khẩu, cho vay xuất<br />
khẩu, bảo lãnh tín dụng và xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng<br />
xuất khẩu. Những hợp đồng liên quan đến mục tiêu tài trợ xuất khẩu của nhà nƣớc<br />
thông qua tài trợ ƣu đãi (vốn, quy mô, thời hạn và không tài sản đảm bảo) về vốn của<br />
chính phủ.<br />
+ Cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tƣ vấn đầu tƣ, thanh toán cho khách hàng bằng<br />
cách tham gia hệ thống thanh toán trong nƣớc và quốc tế.<br />
- Nguồn vốn của NHPT<br />
+ Nguồn từ NSNN: Vốn điều lệ của NHPT; vốn của NSNN cấp cho các dự án<br />
theo kế hoạch hàng năm; vốn ODA đƣợc chính phủ giao.<br />
+ Vốn huy động:<br />
Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.<br />
Vay của quỹ bảo hiểm, các tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài<br />
nƣớc.<br />
Nhận tiền ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nƣớc.<br />
Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các tổ chức kinh tế, xã hội<br />
trong và ngoài nƣớc.<br />
Vốn ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức<br />
kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội.<br />
Tài trợ của NHTW (nhƣ mua lại các khoản nợ, bảo lãnh, cấp vốn, cho vay<br />
lại…).<br />
1.3. Ngân hàng đầu tƣ<br />
NHĐT xuất hiện làm nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp, chính phủ phát hành các<br />
loại chứng khoán ra thị trƣờng nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết. Các loại<br />
chứng khoán phát hành có thể bao gồm cổ phiếu (chứng khoán vốn) hoặc trái phiếu<br />
(chứng khoán nợ). Do vậy, ngân hàng đầu tƣ đóng vai trò là một chủ thể trung gian<br />
quan trọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trƣờng vốn.<br />
Ngày nay, NHĐT đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ của mình sang các lĩnh vực<br />
khác và trở thành một chủ thể kinh doanh đa đạng lấy nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ<br />
truyền thống làm hoạt động cốt lõi. Các mảng kinh doanh chính của một NHĐT hiện<br />
đại ngoài nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ (bao gồm dịch vụ phát hành chứng khoán và tƣ<br />
vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp), còn có hoạt động đầu tƣ, nghiên cứu, quản lý<br />
đầu tƣ, ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ nhà môi giới chính.<br />
1.4. Ngân hàng chính sách<br />
NHCS thuộc sở hữu của nhà nƣớc, nguồn vốn huy động chủ yếu do NSNN cấp,<br />
chủ yếu cho các đối tƣợng chính sách vay với lãi suất ƣu đãi.<br />
<br />
56<br />
<br />
Ngân hàng chính sách có quyền nhận tiền gửi từ công chúng, tổ chức, dân cƣ, với<br />
lãi suất huy động ít hấp dẫn hơn so với các NHTM. Tuy nhiên, những ngƣời gửi tiền ở<br />
NHCS thƣờng là những ngƣời có tấm lòng tự nguyện góp phần giúp ích cho xã hội.<br />
1.5. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay<br />
Các hiệp hội này khá phổ biến ở Mỹ từ những năm 50. Nguồn vốn chủ yếu của<br />
các hiệp hội này là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ<br />
hạn. Phần còn lại (khoảng 20 – 30%) vay từ các nguồn khác và vay của chính phủ địa<br />
phƣơng hay Trung ƣơng. Nguồn vốn thu đƣợc chủ yếu để cho vay bất động sản với<br />
thời gian dài. Sau những năm 80, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã đƣợc cấp phép<br />
cung cấp các tài khoản thanh toán, cho vay tiêu dùng và thực hiện hàng loạt các hoạt<br />
động khác mà trƣớc đây bị giới hạn ở các NHTM.<br />
Ngày nay các hiệp hội tiết kiệm và cho vay còn chấp nhận cả những thành viên<br />
tham gia không với mục đích mua nhà mà chỉ là để hƣởng lãi.<br />
1.6. Ngân hàng tiết kiệm<br />
Ngân hàng tiết kiệm đƣợc thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết<br />
kiệm của các cá nhân trong xã hội.<br />
Phƣơng thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tƣơng trợ là chủ yếu,<br />
chứ không nhƣ NHTM là nhằm mục đích kinh doanh là chính. Vốn hoạt động chủ yếu<br />
của ngân hàng tiết kiệm là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn đóng góp<br />
của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ ngƣời nghèo là chính, hơn là đóng góp để<br />
kiếm lời.<br />
Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận<br />
trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là sự an toàn. Đối tƣợng cho vay chủ<br />
yếu là các khoản vay cầm cố, thế chấp bằng nhà cửa, tài sản hoặc chứng khoán. Tiếp<br />
đó là đầu tƣ vào chứng khoán hoặc cho NHTM khác vay, nhìn chung những ngƣời<br />
đƣợc vay tiền tại các ngân hàng này cũng chính là những ngƣời đã gửi tiền tiết kiệm<br />
vào ngân hàng. Lãi suất cho vay thƣờng rất thấp vì nó mang tính chất tƣơng trợ nhiều<br />
hơn là kinh doanh.<br />
Ở Việt Nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu nhƣ tất cả các NHTM<br />
đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ nhằm hình thành<br />
nguồn vốn chung của NHTM.<br />
1.7. Quỹ tín dụng nhân dân<br />
Quỹ TDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự<br />
nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu<br />
là tƣơng trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng<br />
thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch<br />
vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng phải bảo đảm bù đắp chi phí và<br />
có tích lũy để phát triển.<br />
Về mặt cơ cấu, quỹ TDND là quỹ phi lợi nhuận. Các thành viên của quỹ góp tiền<br />
vào quỹ dƣới hình thức mua các thẻ thành viên (tƣơng tự nhƣ cổ phiếu) có mệnh giá<br />
bằng nhau sau đó bầu ra ngƣời quản lý quỹ. Chỉ có các hội viên của quỹ mới đƣợc<br />
hƣởng những dịch vụ của quỹ.<br />
<br />
57<br />
<br />