Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm - MĐ06: Nuôi cá bống tượng
lượt xem 23
download
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm - MĐ06: Nuôi cá bống tượng cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thu hoạch, vận chuyển cá nói chung và cá bống tượng nói riêng; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm - MĐ06: Nuôi cá bống tượng
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ THƢƠNG PHẨM MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Nghề nuôi cá bống tƣợng trong những năm qua đã cung cấp lƣợng cá lớn cho thị trƣờng. Thành quả đạt đƣợc của nghề là rất lớn nhƣng nâng cao chất lƣợng cá bống thƣơng phẩm là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi cá cần có những hiểu biết nhất định và tuân thủ qui trình nuôi khoa học. Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá bống tƣợng” trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng cho ngƣời làm nghề nuôi cá bống tƣợng và bà con lao động vùng có khả năng sản nuôi cá, giảm bớt rủi ro, nhằm tới hoạt động sản xuất theo hƣớng phát triển bền vững. Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình cho nghề “Nuôi cá bống tƣợng” dùng cho học viên. Chƣơng trình, giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và đƣợc sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông qua các buổi hội thảo. Chƣơng trình dạy nghề “Nuôi cá bống tƣợng” trình độ sơ cấp gồm 06 mô đun: MĐ01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ03. Thả và chăm sóc cá Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ04. Kiểm tra hệ thống nuôi Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ05. Phòng, trị bệnh cá Thời gian đào tạo 80 giờ MĐ06. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thƣơng phẩm Thời gian đào tạo 64 giờ Giáo trình “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thƣơng phẩm” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thu hoạch, vận chuyển cá nói chung và cá bống tƣợng nói riêng; có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phƣơng.
- 2 Giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên chƣơng trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thƣơng phẩm” trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá bống tƣợng; Nội dung của Giáo trình gồm 05 bài: Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lƣợng cá bống tƣợng Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch Bài 3. Thu hoạch cá Bài 4. Bảo quản và vận chuyển cá Bài 5. Tính hiệu quả nuôi cá. Nhóm xây dựng chƣơng trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trƣờng, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Lê Thị Minh Nguyệt 2. Lê Tiến Dũng
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 4 MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ THƢƠNG PHẨM 5 BÀI 1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁ BỐNG TƢỢNG 6 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lƣợng và an toàn thực phẩm 6 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá nuôi. 6 BÀI 2. TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 19 1. Tìm hiểu nguồn tiêu thụ 19 2. Kiểm tra cỡ, chất lƣợng cá 23 3. Xác định thời điểm thu hoạch 25 BÀI 3. THU HOẠCH CÁ TRONG AO NUÔI, BÈ NUÔI 28 1. Chuẩn bị thu hoạch 28 2. Luyện cá 30 3. Thu hoạch cá 31 BÀI 4. BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN CÁ 39 1. Phân cỡ cá 39 2. Bảo quản cá 40 3. Vận chuyển cá sống 41 BÀI 5. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ NUÔI 49 1. Xác định tỷ lệ sống 49 2. Tính toán hiệu quả nuôi 50 3. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ sau 51úa 4. Quản lý hồ sơ nuôi 53 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 59 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤPError! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU Error! Bookmark not defined.
- 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 1. 28.TCN 135:1999; 28.TCN 164:2000: Tiêu chuẩn ngành; 2. Gnathostoma sp, Flukes, Diphillobothrium… Tên khoa học của các loài ký sinh trùng gây bệnh. 3. Chlorine , nƣớc Javel hoặc Chlorua vôi, Bio BKC 80...: Các hóa chất dùng để sát trùng dụng cụ, thiết bị, ao nuôi. 4. MS 222, Danofloxacin, Enrofloxacin…: Tên các loại thuốc, kháng sinh… 5. FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn. 6. Ppm mg/lít; cc ml, ppb...: Đơn vị đo nồng độ, thể tích.
- 5 MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ THƢƠNG PHẨM Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun: Mô đun 06: ”Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thƣơng phẩm” trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp : Nuôi cá bống tƣợng có thời gian học tập là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ, vận chuyển cá thƣơng phẩm sống đạt chất lƣợng và hiệu quả cao và tính đƣợc hiệu quả nuôi cá. Mô đun bao gồm 5 bài học, mỗi bài học đƣợc kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bƣớc thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hƣớng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tƣ thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt đƣợc qua mỗi bài tập. Học viên sẽ đƣợc học lý thuyết tại lớp học, hội trƣờng ở các cơ sở dạy nghề kết hợp với thực hành làm bài tập hoặc thao tác tại cơ sở nuôi cá; kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá trong các bài của quá trình học mô đun và qua bài kiểm tra kết thúc mô đun bằng hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với kiểm tra thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hiện thao tác và chất lƣợng sản phẩm.
- 6 BÀI 1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁ BỐNG TƢỢNG Mã bài: MĐ06-1 Mục tiêu: - Trình bày đƣợc ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lƣợng và an toàn thực phẩm đối với cá bống tƣợng thƣơng phẩm. - Xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá nuôi. - Có thái độ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lƣợng, an toàn thực phẩm. A. NỘI DUNG 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lƣợng và an toàn thực phẩm Chất lƣợng và an toàn của một sản phẩm có các vai trò: - Giúp cho sản phẩm đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của khách hàng; - Xứng đáng đồng tiền ngƣời mua bỏ ra; - Tạo đƣợc sự tín nhiệm trong quá trình sử dụng; - Đảm bảo đƣợc sự an toàn cho ngƣời sử dụng; - Thỏa mãn đƣợc sự thích thú cho khách hàng; - Quyết định đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Nhƣ vậy, từ những vai trò trên, chất lƣợng và an toàn thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng nhƣ sự sống còn của thực phẩm nhằm tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu cho sản phẩm đó trên thị trƣờng. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá nuôi. Có nhiều nguyên nhân làm giảm chất lƣợng của cá nhƣng chủ yếu là do: - Ký sinh trùng ký sinh trên cá - Các hóa chất, chất kháng sinh; - Quá trình nuôi; - Kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển.
- 7 Kỹ thuật Các hóa chất, thu hoạch, chất kháng vận chuyển sinh Kỹ thuật Ký sinh nuôi trùng Hình 6.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá bống tượng 2.1 Các kháng sinh, hóa chất. Vấn đề về dƣ lƣợng các hóa chất, chất kháng sinh, hormone...có trong sản phẩm cá bống tƣợng đã ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng cá bống tƣợng của Việt Nam. Các chất kháng sinh, hóa chất có cá là do bị nhiễm trong quá trình nuôi, bảo quản nhƣ các chất tăng trƣởng, chất kháng sinh, các hormone (điều khiển giới tính, kích thích tăng trƣởng: Clenbuterol & Salbutamol)… Cá có thể bị nhiễm hóa chất trong môi trƣờng nuôi do nƣớc thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hoặc trong thức ăn có chất tăng trƣởng, chất kháng sinh, các hormone… Theo kết quả thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng trong nuôi trồng của Tổng cục Thủy sản và kết quả thanh tra, kiểm tra của địa phƣơng về vật tƣ dùng trong nuôi trồng Thủy sản (thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng trong nuôi trồng Thủy sản) cho thấy hiện nay vẫn có những cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lƣợng, không có trong Danh mục đƣợc phép lƣu hành tại Việt Nam và một số sản phẩm có chứa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau. - Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng trong nuôi trồng Thủy sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở nuôi thủy sản để phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng những hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.
- 8 - Tuyên truyền và phổ biến cho ngƣời nuôi không sử dụng các sản phẩm có chứa Chloramphenicol, Trifluralin, Enrofloxacin, Sulfadimethoxine trong nuôi trồng thủy sản. Trong Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trƣởng Bộ Thủy sản về việc quy định bổ sung danh mục kháng sinh nhóm FLUOROQUINOLONES cấm sử dụng nhƣ sau: Bảng 7.1.1. BỔ SUNG DANH MỤC KHÁNG SINH NHÓM FLUOROQUINOLONES CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng 1 Danofloxacin 2 Difloxacin Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý 3 Enrofloxacin môi trƣờng, chất tẩy rửa khử 4 Ciprofloxacin trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong 5 Sarafloxacin tất cả các khâu nuôi, nuôi trồng động thực vật dƣới nƣớc và 6 Flumequine lƣỡng cƣ, dịch vụ nghề cá và bảo 7 Norfloxacin quản, chế biến. 8 Ofloxacin 9 Enoxacin 10 Lomefloxacin 11 Sparfloxacin Thông tƣ số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng một số hóa chất, chất kháng sinh độc hại sau: Bảng 7.1.2. DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN THỦY SẢN TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử 2 Chloramphenicol lý môi trƣờng, chất
- 9 3 Chloroform tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem 4 Chlorpromazine bôi da tay trong tất cả các khâu nuôi, 5 Colchicine nuôi trồng động thực vật dƣới nƣớc và 6 Dapsone lƣỡng cƣ, dịch vụ nghề cá và bảo 7 Dimetridazole quản, chế biến. 8 Metronidazole 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstilbestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex) 18 Gentian Violet (Crystal violet) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ và Bắc Mỹ) 2.2. Ký sinh trùng Sự có mặt của ký sinh trùng trong cá bống tƣợng là rất phổ biến và làm giảm chất lƣợng cá; là nguyên nhân gây bệnh cho con ngƣời trong đó có một vài loài gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe. Cá bống tƣợng thƣờng là vật chủ trung gian chứa ấu trùng ký sinh trùng và khi vào ngƣời là vật chủ cuối cùng, nếu ăn cá sống hoặc tái, chần thì ấu trùng ký sinh trùng vẫn sống đƣợc, phát triển trƣởng thành và gây bệnh cho ngƣời. - Một số giống loài ký sinh trùng phổ biến có trong cá bống tƣợng ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời nhƣ
- 10 + Giun tròn: Cơ thể thon, dài, con đực khoảng 5-6mm, con cái dài 6- 8mm. Cá bống tƣợng, cá tra, ba sa, lóc nuôi bè thƣờng bị giun tròn ký sinh trong ruột với số lƣợng lớn mà loài đặc trƣng là Gnathostoma sp. Nếu ngƣời ăn phải, việc tiêu hóa sẽ giúp giun tròn di cƣ từ bụng đến các vùng khác nhau trong cơ thể; một số loài giun tròn khi lây nhiễm vào ngƣời còn gây bệnh tiêu chảy trầm trọng có thể gây chết ngƣời do mất nƣớc. Hình 6.1.2. Giun tròn + Trùng bánh xe bám vào mang, da của cá để hút máu hoặc chất dinh dƣỡng gây nên những vết thƣơng, xuất huyết. Khi bị bệnh màu sắc cá trở nên nhợt nhạt, cá thích tập trung ở nơi có đƣờng nƣớc chảy vào. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi dầy, điều kiện vệ sinh kém, mƣa kéo dài, thời tiết lạnh Hình 6.1.3. Trùng bánh xe + Sán lá và sán lá gan: Những ngƣời có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các loài sán từ cá nhƣ sán lá ruột nhỏ, sán lá gan... Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống. Sán lá ruột thƣờng sống và phát triển trong ruột con ngƣời và ống dẫn mật gây viêm tấy, tiêu chảy, dau bụng hoặc tắc ống dẫn mật, đƣợc phát hiện thấy trong cá và từ cá truyền qua ngƣời.. Hình 6.1.4. Sán lá ruột Sán lá gan gây bệnh phổ biến đặc biệt ở Châu Á (có vùng tỷ lệ nhiễm lên tới 40% dân
- 11 số), chúng sống và trƣởng thành trong gan ngƣời và động vật có vú, gây bệnh viêm nhiễm khó chữa trị, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hình 6.1.5. Ấu trùng sán lá gan - Biện pháp kiểm soát ký sinh trùng trong cá bống tƣợng nuôi: Để giảm đến mức thấp nhất tình trạng cá bống tƣợng nuôi trong ao hoặc bè nuôi bị nhiễm ký sinh trùng cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: + Kiểm soát môi trƣờng nuôi: Phải luôn sạch, đảm bảo các chỉ tiêu sinh, lý , hóa của môi trƣờng nuôi cá bống tƣợng theo quy định; Không thả cá với mật độ quá dầy; định kỳ xử lý môi trƣờng nuôi bằng các hóa chất, thuốc…để diệt mầm bệnh. + Phòng ngừa và trị ký sinh trùng cho cá nuôi: Định kỳ tẩy giun, sán cho cá nuôi; tăng sức đề kháng cho cá bằng các biện pháp bổ sung khoáng chất vi chất dinh dƣỡng… + Đối với ngƣời tiêu dùng, để tránh các bệnh do ký sinh trùng gây nên thì không đƣợc ăn gỏi cá sống hoặc tái, chần ở nhiệt độ 40 – 500C vì khi vào ngƣời chúng vẫn sống đƣợc, phát triển và gây bệnh. Hình 6.1.6. Cá bống tượng hấp + Định kỳ lấy mẫu kiểm tra ấu trùng ký sinh trùng trong cá và môi trƣờng nuôi để phát hiện và ngăn chặn lây lan kịp thời làm ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng cá. Hình 6.1.7. Lấy mẫu kiểm tra
- 12 + Đối với Trùng bánh xe thì dùng formol tạt xuống ao với nồng độ 20- 25ml/m3 nƣớc. 1.1. Quá trình nuôi Quá trình nuôi có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất. Vì vậy, đòi hỏi ngƣời nuôi phải hiểu và vận dụng tốt những yêu cầu kỹ thuật của quá trình nuôi nhƣ: chất lƣợng con giống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý môi trƣờng, dịch bệnh Con Chăm giống sóc Dịch Môi bệnh trƣờng Hình 6.1.8. Các yếu tố của quá trình nuôi ảnh hưởng đến chất lượng cá 1.1.1. Con giống. Trong nghề nuôi cá chất lƣợng con giống có ảnh hƣởng rất lớn, quyết định đến 50% thành công cho vụ nuôi; Nên chọn mua cá giống tại các cơ sở có uy tín, không lạm dụng các hóa chất và chất kháng sinh cấm Nếu đàn cá giống kém chất lƣợng thì dẫn đến cá dễ bị bệnh sẽ phải dùng hóa chất, chất kháng sinh điều trị dẫn đến giảm năng suất, chất lƣợng cá thƣơng phẩm. Hình 6.1.9. Giống cá bống tượng
- 13 Cần có giải pháp chủ động nguồn cá bố mẹ nhân tạo, đƣợc nuôi dƣỡng hợp lý, bảo đảm chất lƣợng đàn cá giống. Hình 6.1.10. Nguồn cá bố mẹ Chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giống sạch cho các trại địa phƣơng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giống tại chỗ. Hình 6.1.11. Sản xuất giống sạch Cá bống tƣợng giống cần đƣợc kiểm dịch bắt buộc chất lƣợng cá giống tại gốc trƣớc khi cho phép xuất bán giống. Đây cũng là tiền đề góp phần xây dựng uy tín, chất lƣợng, thƣơng hiệu giống cá để nông dân hạn chế thiệt hại, rủi ro khi nuôi cá. Hình 6.1.12. Kiểm dịch cá giống tại gốc 2.3.2. Chăm sóc. Chăm sóc cá nuôi bao gồm nhiều công việc có tính chuyên môn cao, đòi hỏi kỹ năng tính toán tốt, thái độ làm việc nghiêm túc, chính xác: Cho cá ăn (chất, lƣợng thức ăn; số lần cho ăn; thời điểm, vị trí cho ăn...)
- 14 Chăm sóc và quản lý cá bống tƣợng chiếm thời gian nhiều nhất, quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi cá bống tƣợng. Hình 6.1.13. Chăm sóc cá Cần kiểm tra cá định kỳ (hình thái, hoạt động, tăng trọng, biểu hiện bệnh...) để kịp thời phát hiện, xử lý, điều chỉnh việc chăm sóc cho phù hợp. Hình 6.1.14. Kiểm tra cá định kỳ 2.3.3. Môi trƣờng: Môi trƣờng nuôi ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng cá Môi trƣờng nuôi ổn định trong phạm vi thích hợp sẽ giúp cá hấp thu thức ăn hiệu quả và phát triển tốt. Các yếu tố môi trƣờng ao nuôi chủ yếu tác động đến sự phát triển của cá là pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, màu nƣớc, độ trong. Hình 6.1.15. Môi trường nuôi ao
- 15 Cá nuôi trong bè trên các dòng sông lớn nên môi trƣờng nƣớc trong sạch, mát, dƣỡng khí trong nƣớc cao, cá nhanh lớn, ít bệnh, nâng cao chất lƣợng cá thƣơng phẩm. Hình 6.1.16. Nuôi cá trong bè Bảng 6.1.3. Chất lƣợng nƣớc tốt nhất sử dụng cho ao nuôi cá bống Tƣợng Oxy NH3 Độ cứng Nitrite H2S Nhiệt độ pH hoà tan (mg/lít) (CaCO3) (mg/lít) (mg/lít) (mg/lit) (mg/lít) 26-28oC 7.0-8.5 >3 < 0.02 < 0.1 < 0.02 100 - 200 2.3.4. Dịch bệnh. Vấn đề phòng trị bệnh cá cũng nhƣ ngăn chặn dịch bệnh là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi cá cần phải có những hiểu biết chung về bệnh cá để thực hiện các biện pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh thƣờng gặp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra cho cá nuôi, nâng cao năng suất cá nuôi. Khi nghề nuôi cá càng phát triển, trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh lại càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi cá. Hình 6.1.17. Cá bị hội chứng lở loét
- 16 Về quản lý dịch bệnh, trong trƣờng hợp ao, bè nuôi đã nhiều lần xuất hiện cá bệnh sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá nuôi. Do vậy, việc kiểm tra thƣờng xuyên bệnh trên cá nuôi cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Hình 6.1.18. Kiểm tra bệnh cá Ngoài ra cần bổ sung thƣờng xuyên vào thức ăn cho cá vitamine, khoáng chất để tăng cƣờng sức đề kháng cho cá nuôi. 2.4. Quá trình thu hoạch, vận chuyển. Phƣơng pháp, kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển có ảnh hƣởng lớn đến sự vận động của cá, khi cá hoạt động nhiều sẽ làm giảm lƣợng glycogen, cá nhanh kiệt sức, chất lƣợng cá giảm mạnh. Vì vậy khi thu hoạch bằng lƣới và khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, nhanh, đúng kỹ thuật tránh để cá sợ hãi và vùng vẫy nhiều. B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên Câu hỏi thảo luận nhóm số 6.1.1. Thảo luận theo nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá sau thu hoạch - Mục tiêu: Củng cố kiến thức để hiểu về việc đảm bảo chất lƣợng cá trong quá trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển - Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A0, viết lông, bảng - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm; chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 07 học viên; mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ bản đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá trong quá trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển - Nhiệm vụ của nhóm: các nhóm thảo luận từng nội dung; viết trên giấy A0; đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi với các nhóm khác để đạt mục tiêu nêu ra; Giáo viên hƣớng dẫn, theo dõi các nhóm thảo luận, trình bày...nêu nhận xét, đánh giá và kết luận. - Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và lên trình bày 15 phút - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc: Trình bày đƣợc các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá trong quá trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển
- 17 Sản phẩm là các bài trình bày của từng nhóm học viên trên giấy A0 và thuyết trình; Bài câu hỏi trắc nghiệm số 6.1.2. Nội dung là hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và an toàn thực phẩm cá bống tƣợng cá sau thu hoạch - Nguồn lực: Bản 20 câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm, giấy nháp, viết Ví dụ một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Vấn đề quyết định cho sự thành công của các cơ sở nuôi cá là: a. Chất lƣợng cá thƣơng phẩm b. Lợi nhuận nhiều c. Chi phí thấp d. Tất cả đều đúng Câu hỏi 2. Yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá sau thu hoạch là: a. Sử dụng hóa chất, thuốc, kháng sinh b. Kỹ thuật nuôi cá c. Kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển d. Tất cả đều đúng Câu hỏi 3. Điều kiện môi trƣờng nuôi cá tốt là: a. Giống cá tốt b. Các chỉ tiêu môi trƣờng phù hợp với cá c. Giá bán cá cao d. Cho ăn tích cực Câu hỏi 4. Biện pháp kiểm soát ký sinh trùng trong cá bống tƣợng nuôi là: a. Môi trƣờng nuôi phải sạch, đảm bảo các chỉ tiêu quy định b. Định kỳ tẩy giun, sán cho cá nuôi c. Tăng sức đề kháng cho cá d. Tất cả đều đúng Câu hỏi 5. Một trong các yếu tố của kỹ thuật nuôi ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá là: a. Chăm sóc b. Thời tiết c. Vị trí xây dựng d. Kỹ thuật cho cá đẻ - Cách thức: mỗi học viên nhận một bản câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm.
- 18 - Thời gian hoàn thành: 60 phút. - Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Học viên hiểu đƣợc các yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá sau thu hoạch; C. Ghi nhớ - Chất lƣợng và an toàn thực phẩm có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng nhƣ sự tồn tại của thực phẩm nhằm tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu cho sản phẩm đó trên thị trƣờng. - Bốn yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá sau thu hoạch, đó là: + Ký sinh trùng; + Các hóa chất, chất kháng sinh; + Quá trình nuôi; + Quá trình thu hoạch, vận chuyển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và sơ chế khoai lang, sắn - MĐ06: Trồng khoai lang, sắn
56 p | 523 | 84
-
Giáo trình Thu hoạch và bảo quản - MĐ05: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
69 p | 317 | 74
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Trồng bầu, bí, dưa chuột
50 p | 233 | 72
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng
68 p | 233 | 58
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Trồng cây bơ
78 p | 180 | 57
-
Giáo trình Thu hoạch bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Trồng đậu tương, lạc - Nxb. Nông nghiệp
64 p | 188 | 52
-
Giáo trình Thu hoạch và bảo quản điều - MĐ05: Kỹ thuật trồng điều
35 p | 232 | 51
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và sử dụng lúa cạn - MĐ04: Trồng lúa cạn
73 p | 153 | 45
-
Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ dứa - MĐ06: Trồng dứa (khóm, thơm)
63 p | 224 | 44
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh - MĐ06: Nuôi tôm càng xanh
79 p | 155 | 44
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Nuôi hươu, nai
78 p | 141 | 40
-
Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ - MĐ05: Trồng nho
51 p | 109 | 34
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ - MĐ05: Trồng đào, quất cảnh
56 p | 164 | 29
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ - MĐ06: Nghề trồng ngô
50 p | 117 | 24
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng - MĐ06: Nuôi cá chim vây vàng
92 p | 130 | 20
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản sản phẩm (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas)
50 p | 35 | 8
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
45 p | 30 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn