Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
lượt xem 9
download
Giáo trình "Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng)" nhằm giúp học viên nắm vững quy trình chuẩn bị phục vụ và quy trình phục vụ ăn uống, các hình thức phục vụ khác đảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu về quy trình kỹ thuật. Phần 1 của giáo trình gồm những nội dung về: thực tập khái quát về quy trình tổ chức quá trình phục vụ tại nhà hàng; thực tập chuyên sâu về quy trình kỹ thuật phục vụ trong nhà hàng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG NGHÀNH: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:…../QĐ-NSG ngày…..tháng… năm 20… của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn) Hồ Chí Minh, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Vài nét giới thiệu xuất xứ giáo trình: Quá trình biên soạn: Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu của các chuyên gia về lĩnh vực lưu trú/khách sạn, kết hợp với yêu cầu thực tế của ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, giáo trình này được biên soạn có sự tham gia tích cực, hiệu quả của các giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy môn học Lý thuyết Nghiệp vụ nhà hàng, Lý thuyết Nghiệp vụ bar và Thực hành nghiệp vụ nhà hàng. Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, môn học : Căn cứ vào chương trình dạy nghề và thực tế hoạt động nghề nghiệp, phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, Thực tập nghiệp vụ nhà hàng là môn học thuộc nhóm kiến thức đào tạo trong chương trình khung trình độ Cao đẳng “Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống” nhằm cung cấp và hướng dẫn cách thức tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cơ bản về phục vụ ăn uống trong các cơ sở kinh doanh và đào tạo về du lịch, giúp cho người học sau khi ra trường có thể ứng dụng tốt kiến thức về chuẩn bị phục vụ, phục vụ khách theo các hình thức ăn uống khác nhau, chăm sóc khách hàng, vệ sinh, an toàn, an ninh, điều hành và giám sát trong hoạt động kinh doanh nhà hàng với thực tế nghề nghiệp. Cấu trúc chung của giáo trình Thực tập Nghiệp vụ nhà hàng bao gồm 3 bài: Bài 1: Thực tập khái quát về quy trình tổ chức quá trình phục vụ tại nhà hàng Bài 2: Thực tập chuyên sâu về quy trình kỹ thuật phục vụ trong nhà hàng Bài 3: Thực tập tổng hợp về quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phục vụ và tổ chức kinh doanh nhà hàng Sau mỗi bài đều có hệ thống các câu hỏi và bài tập thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người học. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị trong nước. Song chắc hẳn quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn./. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…. năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Võ Nhựt Thanh 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU....................................................................................................2 BÀI 1 .......................................................................................................................9 THỰC TẬP KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC .....................................9 QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG ..........................................................9 1. Vị trí, quy mô của nhà hàng..............................................................................11 1.1. Vị trí của nhà hàng .........................................................................................11 1.2. Quy mô của nhà hàng ....................................................................................12 2. Mô hình cơ cấu tổ chức của nhà hàng ..............................................................14 2.1. Loại hình nhà hàng ........................................................................................15 2.2. Cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà hàng ................................................. 15 2.2.1. Cơ cấu tổ chức chung của nhà hàng ...........................................................15 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà hàng ăn Âu .......................................................... 22 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của nhà hàng ăn Á .............................................................26 2.2.4. Cơ cấu tổ chức của bộ phận tiệc .................................................................29 2.2.5. Cơ cấu tổ chức của quầy đồ uống ...............................................................31 3. Sản phẩm dịch vụ của nhà hàng .......................................................................33 3.1. Tính chất các loại sản phẩm dịch vụ của nhà hàng .......................................33 3.2. Quy trình phục vụ các loại sản phẩm dịch vụ ...............................................36 3.3. Cách thức quản lý các loại sản phẩm dịch vụ .............................................. 42 3.4. Phát triển các loại sản phẩm dịch vụ .............................................................42 4. Thị trường khách hàng của nhà hàng .............................................................. 44 4.1. Nghiên cứu thị trường khách hàng và xác định thị trường mục tiêu của nhà hàng ...................................................................................................................... 44 4.2. Tiếp cận thị trường khách hàng .....................................................................45 4.3. Tổ chức các hoạt động bán hàng ...................................................................46 4.4. Chăm sóc khách hàng ....................................................................................47 5. Quy trình tổ chức cung cấp dịch vụ của nhà hàng ...........................................53 5.1. Quy trình chung ............................................................................................ 53 5.2. Quy trình phục vụ ăn uống ............................................................................54 5.3. Tổ chức và phân công nhân lực .....................................................................66 6. Cách thức quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ..............................................69 3
- 6.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ ............................................69 6.2. Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ ..........................................70 BÀI 2 .....................................................................................................................74 THỰC TẬP CHUYÊN SÂU VỀ ..........................................................................75 QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC VỤ TRONG NHÀ HÀNG ............................75 1. Chuẩn bị phục vụ ..............................................................................................76 1.1. Chuẩn bị cá nhân ............................................................................................76 1.2. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ ......................................................................78 1.3. Chuẩn bị các sản phẩm hàng hóa ...................................................................81 2. Phục vụ khách theo thực đơn đặt trước (Set menu) ..........................................81 2.1. Chuẩn bị phục vụ ...........................................................................................82 2.2. Tổ chức phục vụ .............................................................................................83 2.3. Kết thúc phục vụ ............................................................................................85 3. Phục vụ khách ăn chọn món (À lar carté) .........................................................87 3.1. Chuẩn bị phục vụ ...........................................................................................87 3.2. Tổ chức phục vụ .............................................................................................89 3.3. Kết thúc phục vụ ............................................................................................93 4. Phục vụ khách ăn tự chọn (Buffet) ...................................................................95 4.1. Chuẩn bị phục vụ ...........................................................................................95 4.2. Tổ chức phục vụ .............................................................................................97 4.3. Kết thúc phục vụ ............................................................................................98 5. Phục vụ tiệc (Banquet) ....................................................................................100 5.1. Chuẩn bị phục vụ .........................................................................................100 5.2. Tổ chức phục vụ ...........................................................................................102 5.3. Kết thúc phục vụ ..........................................................................................103 6. Phục vụ hội nghị, hội thảo ..............................................................................105 6.1. Chuẩn bị phục vụ .........................................................................................106 6.2. Tổ chức phục vụ ...........................................................................................110 6.3. Kết thúc phục vụ ..........................................................................................112 7. Tổ chức phục vụ các hình thức ăn uống khác .................................................114 7.1. Chuẩn bị phục vụ .........................................................................................114 7.2. Tổ chức phục vụ ...........................................................................................117 7.3. Kết thúc phục vụ ..........................................................................................118 4
- 8. Pha chế và phục vụ đồ uống............................................................................120 8.1. Chuẩn bị phục vụ .........................................................................................121 8.2. Tổ chức phục vụ ...........................................................................................126 8.3. Kết thúc phục vụ ..........................................................................................129 BÀI 3 ...................................................................................................................132 THỰC TẬP TỔNG HỢP VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ ................................132 KỸ THUẬT PHỤC VỤ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH NHÀ HÀNG ...........132 1. Quy trình phục vụ trong nhà hàng...................................................................133 1.1. Quy trình phục vụ ăn uống kiểu chọn món ..................................................134 1.1.1. Quy trình phục vụ ăn sáng Âu kiểu chọn món ..........................................134 1.1.2. Quy trình phục vụ ăn trưa, tối Âu kiểu chọn món .....................................160 1.1.3. Quy trình phục vụ ăn sáng Á kiểu chọn món............................................182 1.1.4. Quy trình phục vụ ăn trưa, tối Á kiểu chọn món ........................................ 183 1.2. Quy trình phục vụ ăn uống theo thực đơn ....................................................184 1.2.1. Quy trình phục vụ ăn sáng Âu theo thực đơn ............................................184 1.2.2. Quy trình phục vụ ăn trưa, tối Âu theo thực đơn ......................................196 1.2.3. Quy trình phục vụ ăn sáng Á theo thực đơn .............................................198 1.2.4. Quy trình phục vụ ăn trưa, tối Á theo thực đơn ........................................212 1.3. Tình huống và cách thức xử lý tình huống trong quá trình phục vụ ...........214 2. Quản trị kinh doanh nhà hàng .........................................................................230 2.1. Lập kế hoạch kinh doanh .............................................................................231 2.1.1. Xây dựng và xác định mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh .........232 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng một kế hoạch kinh doanh .......................................237 2.1.3. Thực thi kế hoạch chiến lược ....................................................................238 2.2. Marketing và phát triển sản phẩm ................................................................241 2.2.1. Nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu ...........................241 2.2.2. Trao đổi thống nhất kết quả nghiên cứu thị trường ..................................243 2.2.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện và kinh phí ................................................243 2.2.4. Thực hiện kế hoạch marketing ..................................................................243 2.3. Tổ chức cơ cấu và quản lý nhân sự ..............................................................244 2.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức nhà hàng ...........................................................244 2.3.2. Tuyển chọn nhân lực .................................................................................247 2.3.3. Bố trí sắp xếp lao động .............................................................................260 5
- 2.3.4. Đào tạo và phát triển nhân viên ................................................................260 2.3.5. Đánh giá thực hiện công việc ....................................................................267 2.3.6. Tạo động lực cho người lao động .............................................................267 2.4. Tổ chức quản lý cơ sở vật chất.....................................................................271 2.4.1. Lập kế hoạch cơ sở vật chất, kỹ thuật .......................................................271 2.4.2. Sắp xếp, bố trí và sử dụng .........................................................................272 2.4.3. Bảo dưỡng, sửa chữa .................................................................................273 2.4.4. Kiểm kê tài sản ..........................................................................................274 2.4.5. Thống kê, báo cáo tài sản ..........................................................................280 2.4.6. Tổ chức thanh lý tài sản ............................................................................281 2.4.7. Bổ sung, mua sắm tài sản .........................................................................282 2.5. Tổ chức quản lý chất lượng dịch vụ.............................................................283 2.6. Chăm sóc khách hàng...................................................................................283 2.6.1. Xây dựng hình ảnh đẹp với khách hàng ....................................................287 2.6.2. Luôn luôn lịch sự và sẵn sàng giúp đỡ......................................................289 2.6.3. Hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng .............................................................290 2.6.4. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng ........................................290 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
- TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG Mã môn hoc: MH18 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HọC: - Vị trí: + Môn học Thực hành nghiệp vụ nhà hàng được bố trí sau khi học môn học lý thuyết nghề; và trước khi thực tập tốt nghiệp; + Thực tập nghiệp vụ nhà hàng là môn học chuyên môn nghề thuộc môn học, môn học bắt buộc đào tạo trình độ Cao đẳng Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống. Tính chất: + Thực hành nghiệp vụ nhà hàng là môn học thực hành nhằm nâng cao tay nghề, hoàn thiện kỹ năng nghề và bổ sung năng lực quản lý quy trình phục vụ và tổ chức kinh doanh trong Quản trị dịch vụ nhà hàng và ăn uống. + Đánh giá kết quả thông qua bài báo cáo và nhận xét của doanh nghiệp sau khi kết thúc thực tập. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: 1. Về kiến thức: Nắm vững quy trình chuẩn bị phục vụ và quy trình phục vụ ăn uống (ăn theo thực đơn, chọn món, buffet, các loại tiệc, các loại đồ uống, các hình thức phục vụ khác đảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu về quy trình kỹ thuật. 2. Về kỹ năng: + Thực hiện được quy trình phục vụ ăn uống (ăn theo thực đơn, chọn món, buffet, các loại tiệc, các loại đồ uống, các hình thức phục vụ khác đảm bảo chất lượng và đạt yêu cầu về quy trình kỹ thuật; + Tập hợp số liệu kinh doanh của cơ sở thực tập và viết được báo cáo thức tập nghề nghiệp theo yêu cầu của nghiệp vụ theo từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp của quá trình học; 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tư duy, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, linh hoạt, đạt yêu cầu của nghề Quản trị nhà hàng. 7
- BÀI 1 THỰC TẬP KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG Giới thiệu: Hệ thống khách sạn có rất nhiều bộ phận để thực tập và tìm hiểu như: lễ tân, buồng, chế biến món ăn, kinh doanh bán hàng, nhân sự, tài chính, kỹ thuật – bảo dưỡng nhưng có thể nói bộ phận nhà hàng là nơi thu hút và dễ tiếp cận nhất. Khi thực tập tại bộ phận nhà hàng học sinh có thể thu thập được đầy đủ các thông tin về vị trí, quy mô, cơ cấu tổ chức, loại hình sản phẩm dịch vụ, quy trình tổ chức cung cấp dịch vụ của nhà hàng, cách thức quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ,…Điều này giúp ích rất nhiều cho việc lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với nghành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Mục tiêu: - Tìm hiểu được các nội dung khái quát về cơ cấu tổ chức quản lý, tính chất các sản phẩm kinh doanh, thị trường khách hàng của Nhà hàng. - Thực tập được cách thức tổ chức quản lý các nội dung của hoạt động kinh doanh nhà hàng như quản lý quy trình phục vụ, phân công công việc cho các cá nhân trong ca làm việc, việc bố trí sắp xếp và tổ chức các công đoạn trong quy trình phục vụ nói chung tại Nhà hàng. - Quản lý được chất lượng dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng. - Rèn luyện được tư duy quản lý quy trình nghiệp vụ kỹ thuật, ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn và phòng chống được các rủi ro cho người phục vụ và khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ ăn uống. Nội dung chính: * Hướng dẫn nội dung thực hành bài 1 - Yêu cầu chung: + Hoàn thành bản báo cáo thu hoạch sau khi kết thúc thời gian thực hành tại cơ sở + Thời gian cụ thể nộp báo cáo (ngày, tháng, năm) + Điều kiện đạt yêu cầu: viết theo đúng hình thức và nội dung hướng dẫn, tổng điểm phải đạt tối thiểu 50/100 điểm * Biểu mẫu và cách thức viết báo cáo: - Trang bìa: 8
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ…… KHOA............. Hình ảnh minh họa Họ và tên sinh viên:………….. Mã sinh viên:………………… Lớp:…………………………… Khóa học:…………………….. Tháng/năm - Phần nội dung báo cáo: Giới thiệu về cơ sở thực tập (tên, nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ, điện thoại, email, trang web, các loại sản phẩm và dịch vụ,…) Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập (sơ đồ cơ cấu tổ chức, các bộ phận) Cơ cấu tổ chức của bộ phận nhà hàng (sơ đồ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của các chức danh) Vị trí, quy mô của hàng Mô hình cơ cấu tổ chức của nhà hàng (loại hình nhà hàng, cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà hàng) Sản phẩm dịch vụ của nhà hàng (tính chất các loại sản phẩm dịch vụ của nhà hàng, quy trình phục vụ các loại sản phẩm dịch vụ, cách thức quản lý các loại sản phẩm dịch vụ, phát triển các loại sản phẩm dịch vụ) Thị trường khách hàng của nhà hàng (nghiên cứu thị trường khách hàng và xác định thị trường mục tiêu của nhà hàng, tiếp cận thị trường khách hàng, tổ chức các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng) Quy trình tổ chức cung cấp dịch vụ của nhà hàng (quy trình chung, quy trình phục vụ ăn uống, tổ chức và phân công nhân lực) 9
- Cách thức quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ (tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ, quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ. - Phần hình thức của báo cáo: Báo cáo phải được đánh máy cỡ chữ 13 -14, phông chữ Time New Roman Báo cáo phải được đóng quyển có bìa (theo mẫu) Căn chỉnh: Lề trên: 2cm Lề dưới: 2cm Lề trái: 3cm Lề phải: 2cm Cách dòng: 1,5cm Tất cả các loại tài liệu, mẫu biểu thu thập được phải kẹp riêng thành quyển có ghi rõ họ tên và ghi chú từng loại. 1. Vị trí, quy mô của nhà hàng Mục tiêu: - Xác định được vị trí, quy mô của khách sạn nói chung và nhà hàng nói riêng; - Tìm hiểu đầy đủ các thông tin theo từng tiêu chí; - Thực hiện tốt các quy định của khách sạn; - Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu về vị trí, quy mô của khách sạn và nhà hàng. 1.1. Vị trí của nhà hàng * Hướng dẫn các tiêu chí cần tìm hiểu: - Vị trí của khách sạn so với trung tâm thành phố: + Khách sạn cách trung tâm thành phố bao nhiêu km? + Khách sạn tạo lạc gần trung tâm thương mại, khu du lịch, vui chơi giải trí, mua sắm, điểm thăm quan,…nào không? + Địa chỉ, số điện thoại, trang web, hòm thư,…của khách sạn. - Vị trí của nhà hàng trong khách sạn: + Nhà hàng nằm tại tầng hoặc khu vực nào trong khách sạn? - Nhận xét những thuận lợi, khó khăn về vị trí của khách sạn nói chung và nhà hàng nói riêng: + So sánh vị trí của khách sạn với vị trí của các khách sạn khác tại địa 10
- phương về việc thu hút khách hàng + Hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và uy tín. => Tìm hiểu thông tin từ bộ phận Nhân sự hoặc các Quản lý/Trưởng ca của bộ phận Nhà hàng. * Đưa ví dụ cụ thể: Khách sạn Nam Cường Hải Phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao, tọa lac tại trung tâm văn hoá và kinh tế của thành phố Hải Phòng, gần với sân bay Cát Bi và khu du lịch biển Đồ Sơn. Khách sạn Nam Cường Hải Phòng được bao quanh bởi quần thể kiến trúc phong phú và hài hoà như công viên, hồ nước, trung tâm văn hoá triển lãm, cung thiếu nhi, sân vận động, khu thể thao liên hợp cùng các địa danh mang đậm tính lịch sử và khu mua sắm thương mại sầm uất. Khách sạn Nam Cường Hải Phòng nằm giữa trung tâm thành phố, bên đô thị náo nhiệt và bên công viên hồ nước thanh bình, tạo nên sự duyên dáng và phong cách độc đáo thể hiện đẳng cấp quốc tế cùng với một hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế tầm cỡ từ 3 sao trở lên. Khách sạn Nam Cường Hải Phòng rất gần với các trung tâm thương mại, ngân hàng. Chỉ mất 20 phút để ra sân bay Cát Bi, vài phút đi bộ là đến các trung tâm mua sắm lớn của thành phố. Ngoài ra, khách sạn còn rất gần bến xe khách– rất thuận tiện cho du khách muốn đi du lịch bằng đường bộ. Địa chỉ : Số 47 Lạch Tray - Ngô Quyền – Hải Phòng - Việt Nam. Điện thoại : (84 -31) 3828.555 Fax: (84 -31) 3828.666 E-mail: info@namcuonghaiphonghotel.com.vn Website: www.namcuonghaiphonghotel.com Với vị trí thuận lợi đó khách sạn đã thu hút rất nhiều đối tượng khách khác nhau. So với các khách sạn trên địa bàn thành phố như khách sạn Level, khách sạn Best Western Pearl River,… có thể nói khách sạn Nam Cường số lượng khách đến với khách sạn chiếm tỷ lệ tương đối cao (80%), mang lại doanh thu lớn cho khách sạn. Cùng với đó khách sạn Nam Cường với vị trí thuận lợi và chất lượng phục vụ tốt đã tạo uy tín và thương hiệu tại địa phương nói riêng và hệ thống khách sạn nói chung. Khách sạn có rất nhiều nhà hàng, nhà hàng Lighthouse tại tầng 8 có vị trí gần phòng tập thể hình, bể bơi ngoài trời dành cho quý khách chuyên phục vụ các món ăn từ thực đơn Âu rất phong phú. 1.2. Quy mô của nhà hàng * Hướng dẫn các tiêu chí cần tìm hiểu: - Quy mô của khách sạn: + Số lượng phòng + Nhà hàng 11
- + Các dịch vụ bổ sung,.. - Quy mô của nhà hàng: + Số lượng nhà hàng + Số lượng các phòng chức năng trong khách sạn + Diện tích, sức chứa,… - Nhận xét những thuận lợi, khó khăn * Đưa ví dụ cụ thể: Khách sạn Nam Cường - Hải Phòng trực thuộc Công ty cổ phần Du Lịch và Dịch vụ Nam Cường Hà Nội được khai trương vào tháng 10 năm 1998 với tên gọi ban đầu là Khách sạn Tray. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Khách sạn Tray đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường du lịch của thành phố Hải Phòng. Cùng với định hướng phát triển lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - du lịch - khách sạn của Tập đoàn Nam Cường - Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2009, Khách sạn Tray chính thức được đổi tên thành Khách sạn Nam Cường – HảiPhòng. Hệ thống Công ty cổ phần Du lịch và Dịch vụ Nam Cường bao gồm : Khách sạn Nam Cường - Hải Phòng cùng Khách sạn Nam Cường - Hải Dương, Khách sạn Nam Cường - Hồng Bàng và một số khách sạn sắp đưa vào hoạt động như Khách sạn Nam Cường - Đồ Sơn, Khách sạn Nam Cường - Nam Định, Tổ hợp Khách sạn - Văn phòng tại Khu đô thị Dương Nội, … nằm trong hệ thống Du lịch - Khách sạn, trực thuộc Công ty cổ phần Du lịch và Dịch vụ Nam Cường Hà Nội, một công ty được phát triển từ Công ty TNHH Thương mại – Du lịch Nam Cường, chuyên đầu tư xây dựng các khu đô thị mới và kinh doanh thương mại - du lịch - khách sạn. Khách sạn có kiến trúc của vùng Đông Nam Á nói chung, bên trong sảnh tiếp tân được trang trí theo phong cách truyền thống. Khách sạn gồm 8 tầng lầu gồm 78 phòng với đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi đạt tiêu chuẩn (được bố trí từ lầu 2 đến lầu 5),… Khách sạn có 2 thang máy từ tầng sảnh đến tầng 8 và hai cầu thang bộ để phục vụ khách. - Tầng hầm: Khu vực bãi đậu xe nhân viên trong khách sạn, phòng Kỹ thuật bảo trì, phòng Kế toán, phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Kho – Cung tiêu và các thiết bị cung cấp điện nước của khách sạn. - Tầng sảnh: Khu vực tiền sảnh của khách sạn, phòng Giám đốc chi nhánh, phòng Giám đốc điều hành, phòng Kinh doanh, phòng chờ, quầy Lễ tân, 2 buồng thang máy, trung tâm thương mại N - Biz, Bar sảnh và khu vệ sinh - Tầng 1: Là Nhà hàng Shin Shin phục vụ các món ăn Trung Hoa đặc sắc, các món ăn truyền thống Việt Nam châu Á. Ngoài ra, còn có một phòng hội họp to với sức chứa 400 khách và 2 phòng họp nhỏ với sức chứa 50 – 100 khách. 12
- - Từ tầng 2 đến tầng 6: Là khu vực buồng nghỉ của khách. Mỗi tầng gồm có 16 buồng nghỉ (riêng tầng 6 có 14 phòng nghỉ). Tổng số buồng phục vụ lưu trú là 78 buồng được bố trí theo các hạng khác nhau. Diện tích của buồng rộng từ 30 -67m2 với 15 buồng thường 2 giường, 10 buồng thường giường to, 10 buồng Deluxe 2 giường, 10 buồng Deluxe giường to, 5 buồng Junior Suite, 5 buồng Suite, 03 buồng Senier Suite. Khách có thể sử dụng dịch vụ truy cập Internet không dây tốc độ cao miễn phí ngay trong buồng. Ti vi 24 - inch LCD đi cùng các kênh truyền hình vệ tinh cao cấp và các kênh phim miễn phí. Tất cả buồng ở có bàn và điện thoại. Phòng tắm có vòi sen/bồn tắm kết hợp với vòi sen, cân, áo choàng tắm và đồ dùng trong nhà tắm được thiết kế riêng. Một số buồng có phòng tắm thiết kế mở. Tất cả các phòng đều có bếp với tủ lạnh và máy pha cà phê/trà. Mặc dù mới trải qua 2 năm hoạt động nhưng khách sạn đã và đang không ngừng phát triển để trở thành một khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Tầng 7: Là Câu lạc bộ sức khỏe của khách sạn gồm có phòng massage, xông khô và xông ướt, bể tắm thủy lực, khu ngâm chân thảo dược, phòng tóc,… - Tầng 8: Là nhà hàng Lighthouse phục vụ các món ăn từ thực đơn Âu rất phong phú. Bên cạnh đó là phòng tập thể hình, bể bơi ngoài trời dành cho quý khách. Nhìn chung, với quy mô của khách sạn nói chung và hệ thống các nhà hàng nói riêng khách sạn đã đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách về việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Tuy nhiên, khách sạn cũng gặp một số khó khăn nhất định gây bất lợi cho việc tổ chức các tiệc với số lượng lớn - Số lượng các phòng tiệc còn hạn chế; - Diện tích các phòng tiệc và nhà hàng hẹp; - Hệ thống các nhà hàng, quầy bar và phòng tiệc ở nhiều khu vực khác nhau trong khách sạn. 2. Mô hình cơ cấu tổ chức của nhà hàng Mục tiêu: - Xác định đúng loại hình hoạt động của nhà hàng; - Phân biệt được cơ cấu tổ chức của chung của bộ phận nhà hàng, nhà hàng ăn Âu, nhà hàng ăn Á, bộ phận tiệc, quầy đồ uống; - Liệt kê được các chức danh trong nhà hàng; - Vẽ được sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà hàng nói chung và các bộ phận trong nhà hàng nói riêng; - Trình bày được nhiệm vụ của từng chức danh; - Thực hiện tốt các quy định của nhà hàng, khách sạn; - Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu về cơ cấu tổ chức trong nhà hàng. 13
- 2.1. Loại hình nhà hàng * Hướng dẫn các tiêu chí cần tìm hiểu: - Loại hình nhà hàng gì? - Đặc điểm của loại hình này + Vị trí trong khách sạn + Sức chứa + Thời gian mở cửa - Nhận xét những ưu nhược điểm của loại hình nhà hàng * Đưa ví dụ cụ thể: - Nhà hàng Shin Shin (Tầng 1): Phục vụ các món ăn Trung Hoa đặc sắc, các món ăn truyền thống Việt Nam châu Á vào bữa trưa, bữa tối hàng ngày. Đây cũng là địa điểm phù hợp để tổ chức tiệc cưới, tiệc chiêu đãi. Ngoài ra, còn có các phòng ăn riêng, mỗi phòng dành cho 10 đến 20 người. Mở cửa từ: 10.00 am - 22.00 pm, sức chứa 200 khách. - Nhà hàng Lighthouse (Tầng 8): phục vụ các món ăn từ thực đơn Âu rất phong phú vào các bữa sáng, trưa và tối. Tại đây có phòng ăn riêng dành cho 12 người. Mở cửa 24/24h, sức chứa 82 khách. - Quầy Bar sảnh (Loby Bar): Nằm tại khu sảnh, nhìn ra phố chính, quầy Bar sảnh với bầu không khí thân thiện và ấm áp là địa điểm lý tưởng để bạn thư giãn bên cạnh bạn bè với các đồ uống hấp dẫn cũng như kết nối Internet qua đường truyền không đây. Mở cửa từ 06.30 am - 23.00 pm, sức chứa 150 khách. 2.2. Cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà hàng 2.2.1. Cơ cấu tổ chức chung của nhà hàng * Hướng dẫn các tiêu chí cần tìm hiểu: - Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của bộ phận nhà hàng + Vẽ sơ đồ + Nêu tên cụ thể các chức danh - Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh - Nhận xét sơ bộ về cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập 14
- * Đưa ví dụ cụ thể: Quản lý nhà hàng Giám Giám Giám Giám Bếp Bếp sát nhà sát nhà sát Tiệc sát trưởng trưởng hàng hàng Lobby bếp Á bếp Âu tầng 8 tầng 1 bar Trưởng Trưởng Trưởng Bếp Bếp ca ca ca phó phó Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân viên viên viên viên viên viên Nhà Nhà Tiệc Bar bếp Á bếp Âu hàng hàng sảnh Tầng 8 Tầng 1 Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của bộ phận nhà hàng a. Quản lý nhà hàng - Đề xuất tuyển dụng các chức danh cho bộ phận nhà hàng. - Tham gia tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới. - Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng. - Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc. - Kiểm tra và ký duyệt lịch công việc cho nhân viên hàng tuần và điều chỉnh phát sinh. - Sắp xếp điều động nhân viên thực hiện công việc. 15
- - Tổ chức các cuộc họp hàng ngày, hàng tuần,…với các Bếp trưởng, Bếp phó, Giám sát, Trưởng ca hay toàn bộ nhân viên để trao đổi thông tin, kiểm tra hay phổ biến, bố trí công việc. - Đánh giá kết quả công việc và năng lực của nhân viên theo định kỳ. - Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty. - Trực tiếp ký và theo dõi việc huỷ hoá đơn bán hàng hàng ngày. - Trực tiếp ký duyệt mua thực phẩm hàng ngày liên quan đến bộ phận trực thuộc. - Trực tiếp kiểm tra và ký xác nhận phiếu yêu cầu xuất kho. - Theo dõi số lượng công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình cho Giám đốc diều hành số lượng hư hỏng, mất mát. - Trực tiếp xử lý các loại món ăn bị hư hỏng. - Ký các phu điều chuyển tài sản, thực phẩm, món ăn. - Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách (Nếu nhân viên cấp dưới không đủ thẩm quyền giải quyết ) - Tổ chức việc theo dõi đánh giá sự thoả mãn của khách theo quy trình công ty. - Báo cáo Giám đốc điều hành kết quả giải quyết. - Đầu ca theo dõi lượng khách đặt, kiểm tra việc chuẩn bị đặt tiệc. - Trực tiếp lên hợp đồng và trình Giám đốc điều hành duyệt, tổ chức thực hiện. - Phối hợp cùng bếp trưởng lên thực đơn hàng ngày và đặt tiệc. - Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày. - Điều động nhân viên thực hiện công việc. - Phối hợp với Giám sát nhà hàng, Giám Bar, Bếp Trưởng kiểm tra đồ ăn và thức uống trong ngày hay trong tuần… - Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của Giám đốc điều hành. - Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện. - Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công việc. - Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Phân tích những mặt mạnh, yếu, cơ hội và các mối đe dọa để đề xuất biện pháp kinh doanh. - Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của bộ phận nhà hàng. - Tìm hiểu ý kiến của khách và nhân viên để đánh giá và cải tiến chất lượng phục vụ. 16
- - Duy trì và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn an ninh trong nhà hàng và chất lượng phục vụ của nhân viên. - Báo cáo kết quả các sự việc hàng ngày cho Giám đốc điều hành. - Đề xuất cải tiến các hoạt động của nhà hàng. - Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao. b. Giám sát nhà hàng - Chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà hàng. - Giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên trong nhà hàng. - Giải quyết các thắc mắc, than phiền và các tình huống phát sinh của nhà hàng. - Giám sát việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy chế của nhà hàng. - Kiểm tra giám sát tất cả các công việc chuẩn bị trước giờ mở cửa nhà hàng. - Kiểm tra nhân sự phục vụ, máy móc, trang thiết bị và dụng cụ trong nhà hàng. - Kiểm tra việc đặt bàn và bày trí nhà hàng, quầy Buffet. - Phổ biến và kiểm tra sự hiểu biết của nhân viên về thực đơn trước khi phục vụ khách. - Theo dõi lịch làm việc và giám sát các công việc được phân công cho từng cấp nhân viên. - Giám sát việc phục vụ của nhân viên đối với khách hàng của nhà hàng. Hướng dẫn và kèm cặp nhân viên mới. - Giám sát kế hoạch làm việc, thực thi kế hoạch của nhân viên và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. - Hỗ trợ Quản lý Nhà hàng để đảm bảo khách hàng luôn hài lòng vì được phục vụ chu đáo và nhân viên nhà hàng thực hiện một cách nghiêm túc mọi quy định của nhà hàng về tiêu chuẩn phục vụ khách hàng. - Thực hiện các công việc khác được Quản lý Nhà hàng giao trách nhiệm. c. Trưởng ca nhà hàng, bar (Tổ trưởng) - Giám sát nhân viên phục vụ trong quầy phục vụ, phục vụ khách… - Kiểm tra toàn bộ việc đặt bàn, cách bày bàn, quầy Buffet. - Kiểm tra các đồ dùng dự trữ để chắc chắn luôn đầy đủ để phục vụ. - Chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị bàn. - Giám sát nhân viên phục vụ trong suốt thời gian phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách. 17
- - Xây dựng tốt tinh thần làm việc theo nhóm và khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Xử lý mọi than phiền, khiếu nại của khách khi xảy ra trong nhà hàng trong thẩm quyền cho phép. - Kiểm tra thực đơn trước khi phục vụ khách. - Hỗ trợ nhân viên phục vụ hoàn thành tốt các công việc. - Thực hiện các công việc khác do Giám sát giao phó. d. Giám sát Tiệc - Điều hành toàn bộ hoạt động của sảnh tiệc. - Chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của tiệc. - Kiểm tra việc đặt bàn và bày trí tiệc. - Kiểm tra mọi hoạt động của nhân viên, chất lượng phục vụ, chất lượng vệ sinh, số lượng chất lượng công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tiệc theo tiêu chuẩn của nhà hàng. - Kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ, thái độ, tác phong của nhân viên làm tăng cường (nếu có). - Quản lý nhân viên và chịu trách nhiệm quản lý các tài sản của khu vực phục vụ tiệc. - Đưa ra các quy trình quản lý thông minh và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của nhân viên phục vụ hội nghị, tiệc. - Xử lý các khiếu nại của khách hàng. - Kết hợp với giám sát nhà hàng, nhân viên nhà hàng…phục vụ tiệc. - Phối hợp với các bộ phận, chịu trách nhiệm về các công tác tổ chức tiệc. - Thực hiên các công việc khác do quản lý nhà hàng giao phó. e. Bếp Trưởng - Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào. - Hướng dẫn và kiểm soát đầu bếp, phụ bếp chế biến món ăn theo đúng quy trình. - Đảm bảo đúng theo công thức chế biến món ăn, định mức tiêu hao thực phẩm cho phép. - Kiểm tra lại món ăn đã làm trước khi phục vụ khách hàng. - Nhận phiếu yêu cầu mua hàng rau, thực phẩm tươi sống từ bếp kiểm tra phiếu và duyệt phiếu để mua hàng. - Trực tiếp kiểm tra nguyên vật liệu mua vào về chất lượng, số lượng - Nhận phiếu yêu cầu xuất hàng của nhân viên từ kho, kiểm tra số lượng hàng tồn và ký xác nhận vào phiếu. 18
- - Tổ chức các khu vực sắp xếp nguyên vật liệu, thực phẩm và hướng dẫn cho nhân viên. - Kiểm tra hàng ngày việc bảo quản, khu vực để nguyên vật liệu – gia vị. - Đảm bảo đúng các nguyên tắc về quy trình mua hàng, thanh toán, xuất hàng. - Ghi các biên bản huỷ món hay huỷ nguyên vật liệu đối với bếp và thực hiện theo quy trình liên quan. - Thực hiện quản lý các loại nguyên vật liệu của bếp theo chỉ tiêu của nhà hàng. - Kiểm tra và báo cáo số lượng tài sản, công cụ hàng tháng. - Xử lý các trường hợp hư hỏng, mất mát tài sản, công cụ và báo cáo quản lý nhà hàng. - Đề xuất cung cấp tài sản, công cụ bổ sung. - Kiểm tra việc sử dụng tài sản công cụ của các nhân viên hàng ngày. - Đề xuất tuyển dụng nhân viên bộ phận bếp. - Tham gia kiểm tra, phỏng vấn, tuyển chọn nhân viên. - Đánh giá nhân viên thử việc. - Đào tạo, kèm cặp nhân viên theo các quy trình nghiệp vụ bếp. - Đánh giá hiệu quả và năng lực của nhân viên. - Đánh giá kết quả công việc và năng lực của nhân viên định kỳ. - Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty. - Sắp xếp lịch và bố trí công việc cho các nhân viên. - Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày. - Điều động nhân viên thực hiện công việc. - Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên. - Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của Quản lý nhà hàng. - Phối hợp với các bộ phận khác thực hiện công việc. - Thực hiện công việc của đầu bếp. - Trực tiếp tham gia chế biến và nấu các món ăn - Kết hợp với Quản lý nhà hàng xây dựng thực đơn. - Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao. f. Bếp phó - Phụ trách và xử lý các công việc khi trưởng bếp không có mặt và làm những việc theo sự chỉ định của bếp trưởng. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống bài tập thiết kế trang phục 1: Phần 1 - TS. Võ Phước Tấn
63 p | 488 | 221
-
Giáo trình Thực hành chế biến món ăn: Phần 2
102 p | 599 | 208
-
Giáo trình môn học Công nghệ may 5: Quy trình công nghệ sản xuất may (Phần 1) - ĐH Công nghiệp TP.HCM
108 p | 799 | 201
-
Hệ thống bài tập thiết kế trang phục 4: Phần 1 - TS. Võ Phước Tấn
113 p | 397 | 159
-
Giaó trình công nghệ chế biến đường
57 p | 290 | 130
-
Giáo trình môn học Công nghệ may 4: Phần 2 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
86 p | 398 | 123
-
Giáo trình Dệt không thoi: Phần 1 - TS. Trần Minh Nam
69 p | 220 | 43
-
VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DU LỊCH - SẢN PHẨM VÀ TÍNH ĐẶC THÙ - 3
14 p | 124 | 22
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề: Chế biến món ăn) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
58 p | 85 | 20
-
Giáo trình Thiết kế rập công nghiệp (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
108 p | 69 | 14
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
49 p | 53 | 12
-
Giáo trình Thực tập nghiệp vụ nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
144 p | 31 | 11
-
Giáo trình Xây dựng tài liệu kỹ thuật trên máy tính (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (2021)
60 p | 20 | 11
-
Giáo trình Thiết kế rập công nghiệp (Ngành/Nghề: Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
108 p | 43 | 9
-
Một số vấn đề về công tác thực tập sư phạm âm nhạc tại khoa Âm nhạc trường CĐSP TW Nha Trang năm học 2006-2007
9 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn