intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập vận hành trạm bơm (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập vận hành trạm bơm (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các loại bơm khác nhau trong thực tế, các thông số vận hành, phạm vi áp dụng của các loại trạm bơm; trình bày được nguyên lý hoạt động của máy bơm nước thải; nêu được các sự cố cơ bản của máy bơm nước thải. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập vận hành trạm bơm (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH THỰC TẬP VẬN HÀNH TRẠM BƠM NGÀNH: KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368 ĐT /QĐ-CDXD ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Thực tập Vận hành trạm bơm ” hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng về thực tập vận hành trạm bơm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải trình độ Cao đẳng. Giáo trình gồm 4 bài Bài 1: Các loại máy bơm Bài 2: Qui trình bảo dưỡng Bài 3: Qui trình làm sạch máy bơm Bài 4: Qui trình tháo lắp máy bơm Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước và Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thu Hiền 3
  4. Mục lục BÀI 1 CÁC LOẠI MÁY BƠM ........................................................................................... 6 1.1. Các loại máy bơm nước thải ..................................................................................... 6 1.2. Cấu tạo các loại máy bơm nước thải......................................................................... 8 1.3. Nguyên lý hoạt động của các loại máy bơm nước thải ........................................... 10 1.4. Các thiết bị cơ khí, dụng cụ thiết bị đo đi cùng máy bơm nước thải ...................... 12 BÀI 2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG............................................................................. 13 2.1. Các công việc bảo dưỡng máy bơm........................................................................ 13 2.2. Trình tự thao tác quy trình bảo dưỡng máy bơm .................................................... 14 BÀI 3 QUI TRÌNH LÀM SẠCH MÁY BƠM .................................................................. 16 3.1. Qui trình làm sạch máy bơm chìm .......................................................................... 16 3.2. Các sự cố thường xảy ra và cách khắc phục ........................................................... 17 3.3 Kiểm tra sau khi làm sạch máy bơm và hầm bơm ................................................... 21 BÀI 4 QUI TRÌNH THÁO LẮP MÁY BƠM .......................................................... 24 4.1. Khởi động và tắt một hệ thống máy bơm chìm ...................................................... 24 4.2 Quy trình tháo lắp và vận hành bơm ....................................................................... 26 4
  5. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP VẬN HÀNH TRẠM BƠM Tên mô đun: Thực tập vận hành trạm bơm Mã mô đun: MĐ 32 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 40 giờ; Kiểm tra: 5 giờ) Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun thực tập vận hành trạm bơm là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, môn học đào tạo nghề Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải học ở năm thứ 2 - Tính chất: Mô đun thực tập vận hành trạm bơm là môn học bắt buộc mang tính tích hợp. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Sinh viên trình bày được các loại bơm khác nhau trong thực tế, các thông số vận hành, phạm vi áp dụng của các loại trạm bơm. + Sinh viên trình bày được nguyên lý hoạt động của máy bơm nước thải. + Sinh viên trình bày được các sự cố cơ bản của máy bơm nước thải. - Về kỹ năng: + Sinh viên vận hành các thiết bị của trạm bơm + Xử lý được các sự cố thông thường của trạm bơm + Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp theo quy định - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành. + Có thái độ làm việc khoa học, cẩn thận. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc và sáng tạo Nội dung chính: 5
  6. BÀI 1 CÁC LOẠI MÁY BƠM Giới thiệu : Bài 1 bao gồm các nội dung 1. Các loại máy bơm nước thải 2. Cấu tạo các loại máy bơm nước thải 3. Nguyên lý hoạt động của các loại máy bơm nước thải 4. Các thiết bị cơ khí, dụng cụ, thiết bị đo đi cùng máy bơm nước thải Mục tiêu: + Nêu được các loại máy bơm + Phân biệt được cấu tạo của các loại máy bơm và phạm vi sử dụng của các loại máy bơm Nội dung chính: 1.1. Các loại máy bơm nước thải 1.1.1. Bơm động học: Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được nhận năng lượng liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến cửa ra của bơm. Loại máy bơm này gồm có những bơm sau : 1. Bơm cánh quạt ( gồm bơm: li tâm, hướng trục, cánh chéo ): Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác ( BXCT ) sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là cột nước ) và hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước khác; 2. Bơm xoắn: Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được năng lượng để tạo dòng chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người ta dùng máy bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa... ; 3. Bơm tia: 6
  7. Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động năng lớn phun vào buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dùng trong thi công 4. Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua lại với tầng số cao gây nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút đẩy chất lỏng. Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và giếng mỏ; 5. Bơm khi khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao. Loại bơm này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng; 6. Bơm nước va ( bơm Taran ): Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để đưa nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi. 7. Bơm thể tích: Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của buồng công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Bơm này có những loại sau: 8. Bơm pít tông: Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong buồng công tác để hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp; 9. Bơm rô to: Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi phần quay của bơm để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía, bơm pít tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng nước ... Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp; 7
  8. Ngoài ra còn có rất nhiều loại bơm động học và bơm thể tích khác được sử dụng trong thực tế sản xuất và đời sống, sinh viên có thể tham khảo trong các tài liệu về máy bơm được xuất bản trong và ngoài nước. Trong tài liệu này chúng ta chỉ nghiên cứu loại máy bơm được dùng phổ biến cho bơm nước thải: bơm li tâm, bơm trục vít, bơm chìm 1.2. Cấu tạo các loại máy bơm nước thải 1.2.1. Bơm li tâm Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của bơm li tâm Bơm một BXCT, trục ngang. Chúng ta nghiên cứu sơ đồ bơm 1 BXCT để từ đó nắm các bộ phận chính và nguyên lý hoạt động chung của bơm ly tâm. Các bộ phận chính của bơm li tâm gồm: BXCT 1 được nối với trục 2. BXCT gồm những cánh cong gắn vào đĩa đặt trong buồng xoắn 3. Chất lỏng được dẫn vào máy bơm theo ống hút 4, đầu ống hút có van ngược 6 để giữ nước khi bơm ngừng làm việc và có lưới 5 ngăn rác vào bơm. Nước sau khi qua bơm sẽ được đẩy theo ống đẩy 7 lên bể trên. Để làm BXCT quay, trục bơm được nối với trục động cơ . Ở phần tiếp giáp giữa trục với vỏ bơm ta đặt vòng đệm chống rò 8 để chống rò nước và chống không khí vào ống hút. Lắp thiết bị đo chân không B và áp kế M và và lỗ mồi nước 9, van điều tiết 10 đặt trên ống đẩy để điều chỉnh lưu lượng và ngắt máy bơm khỏi tuyến ống đẩy. 8
  9. Ngoài ra trên ống đẩy thường đặt van ngược để tự động ngăn không cho nước chảy ngược từ ống đẩy về lại bơm. Trước khi khởi động bơm li tâm, cần đổ đầy nước trong ống hút và buồng công tác ( mồi nước ). động cơ để truyền mô men quay cho BXCT. Các phần tử chất lỏng dưới tác dụng của lực li tâm sẽ được dịch chuyển từ cửa vào đến cửa ra của bơm và theo ống đẩy lên bể trên ( bể tháo ), còn trong ống hút nước được hút vào BXCT nhờ tạo chân không. Bơm li tâm hai cửa vào ( bơm song hướng ) 1- của hút vào; 2- cửa ra ( trục đứng ) 1- cửa vào; 2- cửa ra. Bơm li tâm hai cửa nước vào dùng để bơm nước tương đối sạch. Lưu lượng cua bơm này từ 40 ... 12500 m3 / h, cột nước từ 8 ... 130 m, hiệu suất từ 70 ... 90 %. Máy bơm có lưu lượng đến 1250 m3 / h thường động cơ điện và máy bơm đặt chung trên một giá khung chung. Khi lưu lượng lớn hơn 1250 m3 / h có thể phải đặt máy bơm và động cơ điện trên các giá đỡ. riêng. Hình 2 - 6 trình bày cấu tạo của bơm hai cửa trục ngang. 1.2.2. Máy bơm hướng trục Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của bơm hướng trục. 9
  10. Sơ đồ hoạt động của máy bơm hướng trục. 1,6- thân máy bơm và cụm ổ trục ; 2- BXCT; 3- cánh của BXCT; 4- trục; 5- cánh hướng dòng; 7,8- biểu đồ tốc độ dòng chảy v = f ( R ) sau cửa ra cánh hướng dòng và trước cửa vào BXCT; 9- phần lưu tuyến. 1.3. Nguyên lý hoạt động của các loại máy bơm nước thải 1.3.1. Nguyên lý hoạt động của của máy bơm ly tâm Khi động cơ quay truyền mô men quay làm quay BXCT của máy bơm, cánh bơm truyền năng lượng cho chất lỏng đẩy chất lỏng dịch chuyển. 10
  11. Quá trình làm việc trong phần tĩnh của bơm li tâm Phần tĩnh của máy bơm li tâm gồm: đọan từ mặt bích ống hút vào cửa vào BXCT, phần xoắn ốc bao quanh BXCT và đoạn nối hình nón khuếch tán với bích cửa ra. Các sơ đồ chất lỏng chảy qua phần tĩnh. a) Sơ đồ phần dẫn ; b) Sơ đồ bơm có rãnh xoắn ; c) Sơ đồ phần ra có cánh hướng. Phần dẫn cần đảm bảo nước chuyển động tịnh tiến vãoBXCT với vận tôc phân bố đều đặn nhất, thường được làm ở dạng hình nón cụt thu hẹp hoặc dạng hình nửa xoắn bên ( Hình 3 -2, a ). Mặt cắt ngang của phần dẫn co hẹp dần khoảng 10 ... 20% diện tích. 1.3.2. Nguyên lý làm việc của bơm hướng trục Chúng ta đã nghiên cứu dòng chảy trong bơm hướng trục . Mỗi dòng nguyên tố của chất lỏng sẽ dịch chuyển theo mặt hình trụ có trục là trục máy bơm. Trong bơm hướng trục không có chuyển động chất lỏng theo phương bán kính ở bất kỳ mặt cắt ngang nào của BXCT và cơ cấu hướng dòng, nghĩa là không có lực li tâm. Đặc trưng này là gần đúng có thê, nếu cột nước dọc theo bán kính ở bất kỳ mặt cắt ngang nào ở trên là không đổi, tuy nhiên do tính phức tạp của dòng chảy nên thực tế có khác so với mô hình đặc trưng đã mô tả. Cánh BXCT 3 truyền mô men quay cho chất lỏng làm cho dòng chất lỏng ngoài chuyển động tịnh tiến dọc trục còn có chuyển động quay so với trục trong đoạn từ cửa vào BXCT đến cửa vào cơ cấu hướng. Cơ cấu hướng dòng 5 có tác dụng biến chuyển động quay của chất lỏng trở lại chuyển động tịnh tiến dọc trục. 11
  12. Nguyên lý làm việc của bơm hướng trục là dùng nguyên lý cánh nâng, thường được trong thiết kế cánh máy bay. Sơ đồ nguyên lý làm việc của bơm hướng trục : Khi BXCT quay dưới tác dụng của mô men quay nước sẽ được hút lên và đẩy lên qua cơ cấu hướng dòng ( cánh tĩnh ). Cơ cấu hướng dòng có tác dụng biến động năng của chất lỏng khi rời BXCT thành thế năng. 1.4. Các thiết bị cơ khí, dụng cụ thiết bị đo đi cùng máy bơm nước thải CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các loại máy bơm nước thải 2. Cấu tạo các loại máy bơm nước thải 3. Nguyên lý hoạt động của các loại máy bơm nước thải 4. Các thiết bị cơ khí, dụng cụ, thiết bị đo đi cùng máy bơm nước thải 12
  13. BÀI 2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Giới thiệu: Bài 2 bao gồm các nội dung: 1. Các công việc bảo dưỡng máy bơm 2. Trình tự thao tác quy trình bảo dưỡng máy bơm Mục tiêu: + Nêu được quy rình bảo dưỡng trạm bơm Nội dung: 2.1. Các công việc bảo dưỡng máy bơm Bất kỳ một chiếc máy bơm nước nào dù là hàng nhập khẩu hay hàng liên doanh, nội địa, trong quá trình sử dụng đều cần được bảo dưỡng để giúp tăng tuổi thọ cho máy. Sau đây là quy trình bảo dưỡng máy bơm nước đúng cách : Trước tiên cần bảo dưỡng, kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm nước, dây đai, trục ria phân phối nước. Tiếp đó là vệ sinh định kỳ lưới nhựa tản nước. Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới. Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ máy bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng quạt giải nhiệt của máy bơm nước . Bảo dưỡng máy bơm trong hệ thống lạnh. Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh, bơm glycol và các chất tải lạnh khác, bơm môi chất lạnh. Tất cả các loại máy bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy Quy trình bảo dưỡng máy bơm nước của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là cần : – Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục . – Kiểm tra áp suất trước sau bơm nước đảm bảo bộ lọc không bị tắc. – Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng. – Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có) 13
  14. – Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường. Tiếp theo trong quy trình bảo dưỡng máy bơm nước là bảo dưỡng quạt : – Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường. – Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế. – Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ. – Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất. 2.2. Trình tự thao tác quy trình bảo dưỡng máy bơm Bước 1. Khảo sát, kiểm tra trước khi bảo dưỡng • Khoanh vùng và cảnh báo khu vực thi công. • Trải bạt (đối với công việc có tháo lắp). • Kiểm tra thông số bơm và động cơ. • Kiểm tra thông số số dòng điện, điện áp, cách điện, cách trở. • Đo độ rung, đo nhiệt độ bơm. • Kiểm tra khớp nối, độ đồng tâm. • Kiểm tra ổ bi, phớt, rotor và stator • Kiểm tra mỡ cho vòng bi. Bước 2. Thực hiện bảo dưỡng máy bơm Bảo trì đầu bơm: Với từng máy bơm có yêu cầu bảo trì đầu bơm khác nhau. • Tháo bơm, kiểm tra vệ sinh thiết bị: Bơm ly tâm: Tháo vỏ bơm, cánh bơm, trục bơm, khớp đỡ, vòng bi. Bơm trục vít, bơm bánh răng: Tháo vỏ bơm, stator, roto, khớp nối. Bơm màng: Tháo thân bơm, màng bơm, van bi đế, bộ chia khí. • Thay vòng bi, thay phớt làm kín, vòng đệm. • Tra mỡ vào vòng bi đối với vòng bi mỡ. • Kiểm tra bộ chia khí, hộp giảm tốc. • Vệ sinh, lắp lại căn chỉnh bơm. 14
  15. Bảo trì động cơ: • Kiểm tra dây quấn cách điện, dòng điện. • Tháo quạt làm mát, rotor, vòng bi. • Thay vòng bi. • Tra mỡ vào vòng bi, đối với vòng bi bơm mỡ. • Lắp cánh động cơ. • Lắp lại động cơ hoàn chỉnh. • Kiểm tra lại dây quấn, độ cách điện, chạy kiểm tra dòng điện. Bước 3: Kiểm tra, chạy thử nghiệm Kiểm tra: • Kiểm tra khe hở khớp nối trục bơm và động cơ, kiểm tra sự cố định. • Kiểm tra tải động cơ có bị ảnh hưởng bởi thiết bị khác hay không. Chạy thử nghiệm: • Chạy nhắp để kiểm tra xem có bất thường không. • Chạy lại để đạt tốc độ ổn định. • Đọc lại các thông số. • So sánh các thông số trước và sau, đảm bảo tiêu chuẩn nhà sản xuất. • Đánh giá, kết luận, nghiệm thu bàn giao. Bước 4 Báo cáo • Báo cáo kết quả đo đạc, đánh giá. • Báo cáo vận hành, chạy thử. • Báo cáo quá trình bảo dưỡng, sửa chữa. • Cung cấp hình ảnh, video thực. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các công việc bảo dưỡng máy bơm 2. Trình tự thao tác quy trình bảo dưỡng máy bơm 15
  16. BÀI 3 QUI TRÌNH LÀM SẠCH MÁY BƠM Giới thiệu: bài 3 bao gồm các nội dung 2.1. Quy trình làm sạch máy bơm nước 2.2. Các sự cố thường xảy ra trong hầm bơm 2.3. Kiểm tra sau khi làm sạch máy bơm và hầm bơm Mục tiêu: + Nêu được quy trình làm sạch máy bơm và hầm bơm Nội dung: 3.1. Qui trình làm sạch máy bơm chìm Bước 1: Tắt kết nối điện chính của máy bơm chìm Trước tiên, bạn phải tắt nguồn điện chính, để tăng cường độ an toàn khi bạn làm vệ sinh. Trong trường hợp bạn không tắt nó, có thể có điện giật có thể gây nguy hiểm . Bước 2: Tháo máy bơm chìm khỏi giếng 16
  17. Bạn phải loại bỏ toàn bộ máy bơm từ bên dưới để bạn có thể làm sạch nó một cách hiệu quả. Quá trình này phải được thực hiện với rất nhiều biện pháp an toàn để tránh làm hư hại đường ống. Bước 3: Xác định đầu vào của nước và làm sạch nó Bạn cần phải xác định đầu vào của máy bơm đầu tiên để làm hỏng nó vì nó giống như màn hình. Nó lọc bụi bẩn và các mảnh vỡ do đó ngăn cản chúng xâm nhập vào máy bơm. Sau đó bạn nên làm sạch nó để loại bỏ các vật liệu có thể đã hình thành trên đó. Việc không vệ sinh phần này một cách thỏa đáng có thể dẫn đến trục trặc của toàn bộ máy bơm. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải để loại bỏ các vật liệu không thể dễ dàng tháo ra. Bước 4: Đưa máy bơm chìm của bạn về vị trí của nó Một khi bạn đã hoàn thành việc làm sạch máy bơm, bạn nên đưa nó trở lại giếng. Quá trình hoặc loại bỏ và cài đặt máy bơm chìm giếng khoan đòi hỏi một người thứ hai để bạn không làm hỏng máy bơm của bạn. Bước 5: Kiểm tra máy bơm chìm Để đảm bảo rằng bạn không làm hỏng máy bơm trong toàn bộ quá trình, bạn nên kiểm tra chức năng của nó . Điều này hữu ích cho tất cả những người sở hữu hoặc muốn sở hữu một máy bơm chìm vì trừ khi họ biết cách sử dụng nó và làm sạch nó một cách thích hợp. 3.2. Các sự cố thường xảy ra và cách khắc phục Tình huống nguy hiểm nhất là khi máy bơm nước đang sử dụng bị chập, cháy. + Nguyên nhân ở đây có thể là: Nguồn điện không ổn định, máy sử dụng tại những nơi ẩm ướt, hoặc sử dụng sai qui định, bơm những chất lỏng mà không phải là nước… hoặc do nguồn nước bị mất, máy bơm bị chạy khô + Khắc phục: Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải rút giắc cắm ra, không được chạm vào máy bơm nước tránh trường hợp dò điện, không được tự động cắm lại mà cần được những người có kinh nghiệm kiểm tra sửa chữa. 17
  18. 2. Hỏng hóc thường gặp nhất là không thấy lên nước dù máy bơm nước đã hoạt động + Nguyên nhân: Sự cố này là do đường ống nước đầu cấp vào máy bơm bị hở, hỏng van một chiều, hỏng phao tự động (trong bồn nước), hỏng phớt , cánh quạt và hỏng bạc đạn (nếu không sửa ngay sẽ làm cháy động cơ máy bơm). + Khắc phục: – Kiểm tra lại nguồn vào, đường ống, van 1 chiều ở đáy đường ống, phao tự động. – Tháo máy ra kiểm tra lại phớt, cánh quạt bạc đạn, bộ phận nào hỏng thì cần thay thế. 3. Động cơ máy bơm nước đã có điện mà máy bơm không chạy + Nguyên nhân: Là do dây điện nối vào bơm bị đứt, hay điện áp cấ vào bơm không đủ (thấp hơn 160V), tụ máy bơm bị kém, bị hỏng hoặc động cơ bị cháy. + Khắc phục: Kiểm tra dây điện có bị đứt hay không, trường hợp điện yếu bạn nên lắp thêm một ổn áp riêng cho bơm nước để tăng điện áp lên. Thay tụ mới có trị số tương đương tụ đang sử dụng. Trường hợp dây cháy thường có mùi khét ở máy, kiểm tra nếu có mùi khét thì cần phải tháo động cơ kiểm tra. Nếu tình trạng điện yếu kéo dài, sẽ dẫn đến hú máy, nổ tụ và kết quả là cháy máy. Để tránh cháy, khi nghe tiếng bơm hú phải cắt điện ngay. 18
  19. 4. Phần cánh máy bơm nước bị kẹt, hỏng, vỡ hoặc nguồn nước tạo cặn bám trên bề mặt cánh bơm. + Cách khắc phục : tháo máy bơm nước ra và cần phải vệ sinh, kiểm tra và thay cánh bơm khác 5. Máy chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra tốt + Nguyên nhân : là do ổ bi phần động cơ điện bị khô mỡ bôi trơn hoặc bị mòn và nước lọt vào. + Khắc phục : cần phải vệ sinh, bôi dầu vào ổ bi hoặc thay bi mới. 19
  20. 6. Máy bơm rất nóng, tốn nhiều điện khi hoạt động stato máy bơm nước + Nguyên nhân: Do dây động cơ bị chập vòng, cháy 1 trong số các cuộn dây. Hoặc bi bị kẹt dẫn đến nóng nhanh. + Khắc phục: Kiểm tra bi bằng cách rút điện và quay thử trục máy bơm vài vòng, nếu bị sát và quay rất nặng thì cần tra dầu hoặc thay bi mới. Kiểm tra cuộn dây bằng cách ngửi xem máy bơm có bị khét không, nếu khét có thể do cuộn dây bị chập một ít vòng chưa đến mức cháy cả cuộn, cần phải tháo động cơ ra và tách đoạn dây cháy, sau đó đổ keo cách điện vào. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0