intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng một số loài cây ăn quả (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng một số loài cây ăn quả trang bị cho người học những hiểu biết rất cơ bản về nhân giống, trồng và chăm sóc một số loài cây ăn quả phổ biến hiện nay (cây quýt, cây xoài, cây nhãn); những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây trồng cũng như những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng một số loài cây ăn quả (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY ĂN QUẢ NGHỀ: TRỒNG TRỌT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định sô: /QĐ-CĐLC ngày........tháng........năm......... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai) Lào Cai, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo hệ Trung cấp trồng trọt. Các nội dung trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích để đào tạo hệ Trung cấp trồng trọt và đào tạo nghề cho nông dân. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Kỹ thuật trồng một số loài cây ăn quả” là một trong số những giáo trình trong chương trình đào tạo hệ Trung cấp trồng trọt. Giáo trình này trang bị cho học sinh những hiểu biết rất cơ bản về nhân giống, trồng và chăm sóc một số loài cây ăn quả phổ biến hiện nay (cây quýt, cây xoài, cây nhãn); những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây trồng cũng như những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Giáo trình còn trang bị thêm cho học sinh những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến thời vụ, đất đai, khí hậu, giống cây trồng…, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, trồng trọt, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương. Bố cục của giáo trình gồm có 5 bài, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn./. 3
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Bài 1: Bài mở đầu 1. Vai trò của cây ăn quả trong nền kinh tế quốc dân 2. Phương hướng phát triển cây ăn quả ở nước ta Bài 2: Đặc điểm, sinh trưởng phát triển của cây ăn quả thân gỗ 1. Vòng đời cây ăn quả thân gỗ 2. Chu kỳ phát triển hàng năm 3. Đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ cây ăn quả thân gỗ 4. Đặc điểm sinh trưởng thân cành của cây ăn quả thân gỗ 5. Hiện tượng đa phôi và bất duch pr cây ăn quả Bài 3: Nhân giống cây ăn quả 1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt 2. Nhân giống bằng phương pháp tách chồi, chia cây 3. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom 4. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành 5. Nhân giống bằng phương pháp ghép Bài 4: Quy hoạch và xây dựng vườn câu ăn quả 1. Ý nghĩa, mục đích 2. Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 3. Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả 4. Thiết kế vườn quả Bài 5: Kỹ thuật trồng một số loài cây ăn quả 1. Trông cây xoài 1.1. Giời thiệu chung về cây xoài 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây xoài 1.1.2. Yêu cầu sinh thái 1.1.3. Giống xoài có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.2.1. Kỹ thuật trồng 1.2.2. Chăm sóc 1.3. Thu hoạch và bảo quản 2. Trồng cây nhãn 4
  5. 2.1. Giời thiệu chung về cây nhãn 2.1.1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây nhãn 2.1.2. Yêu cầu sinh thái 2.1.3. Giống nhãn có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 2.2.1. Kỹ thuật trồng 2.2.2. Chăm sóc 2.3. Thu hoạch và bảo quản 3. Trồng cây Cam, quýt 3.1. Giời thiệu chung về cây cam quýt 3.1.1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây cam quýt 3.1.2. Yêu cầu sinh thái 3.1.3. Giống cam quýt có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta 3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 3.2.1. Kỹ thuật trồng 3.2.2. Chăm sóc 3.3. Thu hoạch và bảo quản 5
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng một số loài cây ăn quả Mã mô đun: MĐ 20 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Trồng một số loài cây ăn quả là một trong những mô đun đạo tạo hệ Trung cấp trồng trọt. Mô đun này có liên quan đến các kiến thức như: Nông lâm kết hợp, đất và dinh dưỡng cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp... - Tính chất: Trồng một số loài cây ăn quả là mô đun tích hợp bắt buộc. Mô đun này trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng và kỹ năng về Nhân giống và trồng một số loài cây ăn quả chủ yếu. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun này có thể được sử dụng độc lập trong đào tạo hệ Trung cấp trồng trọt theo nhu cầu của người học. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Trình bày những kiến thức về đặc điểm sinh trưởng của cây ăn quả thân gỗ, xây dựng vườn cây ăn quả và các phương pháp nhân giống cây ăn quả chủ yếu như: chiết, ghép, giâm để chọn những cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế. - Về kỹ năng: Thực hiện các công việc: Xác định thời vụ, nhân giống, làm đất, trồng cây ăn quả. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng học tập độc lập và biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Mạnh dạn áp dụng khoa học mới vào sản xuất và vận động người dân tham gia. 6
  7. BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. VAI TRÒ CỦA CÂY ĂN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1. Ý NGHĨA VỀ MẶT DINH DƯỠNG - Các loài quả là nguồn dinh dưỡng quí giá với con người mà các sản pẩm khác khó có thể thay thế được. Quả tươi cung cấp cho chúng ta không chỉ đường (năng lượng) mà còn cung cấp một phần lớn các vitamin và các chất khoáng cho sự phát triển cơ thể, đặc biệt với người cao tuổi, với trẻ nhỏ và những khi cơ thể suy nhược, ốm yếu. Trong quả tươi có chứa hầu hết các vitamin A, B, C. Đặc biệt vitamin C có ở hầu hết các loại quả. 1.2. Ý NGHĨA VỀ MẶT XUẤT KHẨU Quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản ở nhiều nước árên thế giới. Ở nước ta trong thời gian qua đã xuất khẩu cam, chuối, dứa, vải, xoài…Những năm gần đây hàng năm trị giá xuất khẩu rau quả cả nước đạt 70 – 75 triệu đôla chiếm 5 – 6% giá trị xuất khẩu nông sản toàn quốc. - Việc phát triển cây ăn quả cũng đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp chế biếnphát triển, các nhà máy đồ hộp, sản xuất nước quả, bia, rượu mọc lên. Bên cạnh đó các ngành khác như bao bì, thủy tinh, sành sứ cũng được phát triển theo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 1.3. Ý NGHĨA VỀ PHƯƠNG DIỆN Y HỌC, MỸ HỌC - Ở các nước khu vực Đông Nam Á nhứ Trung Quốc, Việt Nam…cây ăn quả được đưa vào nhiều bài thuốc đông y cổ truyền để chữa bệnh, để bồi bổ sức khỏe cho con người. - Ngoài tác dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh. Cây ăn quả còn là những cây thường xanh quanh năm, tồn tại lâu dài trên một vị trí, nó có thể là cây tạo bóng mát hạn chế gió bão, giảm cường độ xói mòn, rửa trôi đất. Là nguồn mật hoa quí cho nghề nuôi ong. 2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ Ở NƯỚC TA 2.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN Khả năng phát triển cây ăn quả ở nước ta rất to lớn. Thực trạng phát triển cây ăn quả nước ta mấy năm gần đây đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy phương hướng phát triển cây ăn quả ở nước ta là: tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phát triển cây ăn quả, vừa theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, vừa mở rộng diện tích cây ăn quả từng bước xây dựng và hoàn thiện những vùng sản xuất chuyên môn hoá có qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngày càng nhiều với chất lượng sản phẩm cao. Nhằm thực hiện phương châm trên cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: - Trên cơ sở lợi thế so sánh từng vùng, tiến hành qui hoạch, phát triển một cách hợp lý các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có qui mô lớn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. 7
  8. - Xây dựng cơ cấu sản xuất cây ăn quả hợp lý xuất phát từ nhu cầu thị trường, song lại phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng của vùng và địa phương. - Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện thâm canh có hiệu quả, xây dựng và thực hiện qui trình thâm canh có từng loại cây ăn quả, song lại phù hợp với điều kiện từng địa phương. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại để làm tốt các khâu vận chuyển bảo quản chế biến hoa quả, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của hoa quả trên thị trường. - Xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn quả như: chính sách đất đai, chính sách vay vốn, thị trường đầu ra cho sản phẩm… 2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÂY ĂN QUẢ. 2.2.1. Thuận lợi. - Nông dân Việt Nam đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, về thiết kế đồng ruộng, cải thiện đặc tính lý hóa đất, áp dụng các kỹ thuật để điều cây ra hoa… - Quả là một loại nông phẩm có lợi tức cao, trong thời gian qua, diện tích vườn cây ăn quả đã gia tăng nhanh chóng vì chúng thường đem lại lợi tức lớn hơn nhiều loại hoa màu khác. - Nước ta có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cả các loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. - Nguồn giống phong phú: Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển ngành trồng cây ăn quả, hỗ trợ nông dân về tín dụng, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập vườn. - Đã có các viện trưởng nghiên cứu giống, kỹ thuật sản xuất, chế biến quả để giải quyết đầu ra, xây dựng thương hiệu để xuất khẩu. 2.2.2. Khó khăn - Cây ăn quả lâu thu lợi: Phần lớn các cây ăn quả là cây lâu năm đa niên thường phải mất từ 3 tới 5 năm mới cho thu hoạch, như vậy thời kỳ kiến thiết vườn khá dài, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Nhà vườn phải tính đến biện pháp xen canh, lấy ngắn nuôi dài. - Thị trường bấp bênh: Đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh. - Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế: Khâu hậu thu hoạch quả tươi chưa phát triển như: phân loại, làm sạch, đóng gói, tồn chữ, xử lý các đối tượng sâu bệnh sau thu hoạch như nấm bệnh trên quả, trứng ruồi đục quả. Các nhà máy chế biến quả đã có nhưng chưa hoạt động hết công suất vì thiếu thị trường, vì kỹ thuật lạc hậu, giá nguyên liệu cao… - Do thu mua ở nhiều vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một trở ngại khi xuất khẩu quả tươi. - Những vườn cây ăn quả cũ thường có những giống không tốt, cần phải cải thiện giống. 8
  9. - Đa số cây giống do tư nhân sản xuất, nên chất lượng cây giống không được đảm bảo. Đặc biệt là vấn đề bệnh cây. Ví dụ bệnh Greening trên cam quýt. - Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa tốt. Ví dụ bón phân mất cân đối, lạm dụng đạm, một số vườn trồng dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép. Cũng có nhiều vườn không chú ý tới bảo vệ thực vật nên mẫu mã quả rất kém. BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN GỖ Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. VÒNG ĐỜI CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN GỖ Vòng đời của cây ăn quả tức là thời gian được kể từ khi trồng, trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển khi cây già cỗi, chết hoặc thay thế, thời gian này rất khác nhau giữa các loài. Người ta chia vòng đời của chúng ra các thời kỳ khác nhau, ở mỗi thời kỳ, cây có đặc điểm sinh trưởng phát triển riêng và đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật khác nhau. Thường chia làm 3 thời kỳ - Thời kỳ cây con - Thời kỳ cho thu hoạch sản lượng - Thời kỳ già cỗi 1.1. THỜI KỲ CÂY CON Thời gian kể từ sau khi trồng đến khi cây bắt đầu bói quả, ta gọi thời kỳ cây con. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 3 – 5 năm, có khi tới 7 – 8 năm, tùy vào loài cây, hình thức nhân giống và mức độ chăm bón. Đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của cây ở thời kỳ này là phát triển khung cành mạnh mẽ để hình thành tán cây, một năm nó có thể ra 4 – 6 đợt lộc, đặc biệt vào thời gian có nhiệt độ, ẩm độ thích hợp. Biện pháp kỹ thuật giai đoạn này cần chú ý: - Bón thúc nhiều lần để thúc các đợt lộc ra mạnh. - Tỉa bỏ hoa quả trong 2 – 3 năm đầu, đã tập chung dinh dưỡng cho cây phát triển thân tán. - Chú ý tỉa và tạo hình cho cây theo ý định ban đầu, không để cây mọc tùy tiện. Hai thái cực đều cần tránh ở thời kỳ này là: - Quá thờ ơ, không chăm bón thâm canh làm cây còi cọc, lâu ra quả. - Quá nóng vội ăn quả, làm cho cây thiếu hụt dinh dưỡng, không ra được lộc, thân cành chậm phát triển. Cả hai trường hợp đó đều làm cây yếu ớt, còi cọc, sau này khó có thể phục hồi. 9
  10. 1.2. THỜI KỲ CHO THU HOẠCH SẢN PHẨM Thời gian này dài ngắn tùy loài và tùy chế độ canh tác. Thời kỳ này kéo dài từ sau khi cây bói quả đến khi cây cho sản lượng tối đa rồi tiếp đến là suy giảm. Với các loài cây thân gỗ ở các nước ôn đới có thể kéo dài vài chục năm. Ở các nước nhiệt đới do sâu bệnh nhiều, phần lớn là các loài có thời gian canh tác ngắn hơn. Tuy nhiên ở ta các cây vải, nhãn, hồng...cũng có thể kéo dài vài chục năm. Đặc điểm sinh trưởng phát triển thời kỳ này là: vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực chỉ có 2 – 3 đợt lộc/ năm, cần đặc biệt quan tâm đến các đợt lộc có thể làm cho cành mẹ vụ quả năm sau để tránh mất mùa và ra quả cách năm. Biện pháp kỹ thuật cần chú ý là: - Bón phân trả lại cho đất tùy theo sản lượng quả lấy đi hàng năm, đặc biệt chú ý thúc các đợt cành sẽ làm cành mẹ cho vụ quả năm sau. - Chú ý biện pháp cắt tỉa, tạo tán cho cây nhận đủ ánh sáng, giữ lại các cành hữu hiệu, loại bỏ các cành vô ích (cành sâu bệnh, cành vượt...) để ổn định năng suất hàng năm. - Phòng trừ sâu bệnh hại, tưới nước, trừ cỏ...để giúp cây sinh trưởng tốt, khống chế tỷ lệ cành hoa và cành dinh dưỡng hợp lý, chú ý bồi dưỡng đợt cành Hình 2.1: Thời kỳ thu hoạch quả mẹ để ngăn chặn sự ra hoa cách năm. 1.3. THỜI KỲ GIÀ CỖI Là thời gian kể từ khi năng suất của cây bắt đầu suy giảm liên tục. Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào chủ vườn Đặc điểm của thời kỳ này là: Sinh trưởng của cây suy giảm, cành già yếu, sâu bệnh nhiều. Cho nên số quả ra ít và quả nhỏ hơn, các đợt lộc giảm, chủ yếu chỉ còn lộc xuân, lộc hè. Biện pháp kỹ thuật: - Nếu còn có ý tận thu, cần phải tỉa đau cho ra cành vượt để quả khá hơn. - Tăng cường bón phân và các biện pháp thâm canh khác để hỗ trợ cho quả phát triển, cho cành đỡ mỡ. - Nếu là giống quý, muốn vườn trẻ lại, ta có thể đốn đau chỉ để lại một đoạn thân chính 30 – 35cm, tăng cường bón phân, tưới nước, thúc các mầm ngủ mọc ra và giữ lại 2 – 3 mầm khỏe để thay thế cây mẹ. Không thu hoạch quả một vài năm thân cành phát triển thành một bộ khung tán mới. 10
  11. - Trường hợp vườn quả quá xấu, già cỗi, sâu bệnh nhiều thì có thể phá đi trồng lại sao cho hiệu quả kinh doanh có lợi nhất. Chỉ cần chú ý luân canh và sử lý tàn dư sâu bệnh hại trước khi trồng mới. 2. CHU KỲ PHÁT TRIỂN HÀNG NĂM 2.1. GIAI ĐOẠN RA LỘC Thời gian : Hàng năm cây ăn quả thường ra các đợt lộc: lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc: - Các đợt lộc tạo lên khung tán của cây. - Cần điêù chỉnh hợp lý các đợt lộc để không ảnh hưởng đến sự ra hoa và tạo quả. - Các đợt lộc có thể kế tiếp nhau hoặc cách quãng. Kỹ thuật áp dụng: + Tỉa cành, tạo tán, bồi dưỡng các cành hữu ích, loại bỏ các cành vô ích. + Chú ý các đợt lộc xuân, lộc hè và lộc thu. Khống chế lộc đông. 2.2. GIAI ĐOẠN RA HOA Thời gian : - Thường vào vụ xuân (vải, nhãn, cam quýt, hồng, xoài, mơ mận đào... hoặc các tháng khác trong năm: ổi, táo, doi, khế... - Có loại có thể ra nhiều vụ hoa trong năm. Đặc điểm thời kỳ ra hoa: - Có nhiều loại hoa: đơn tính, lưỡng tính, cùng cây, khác cây. - Hoa ra nhiều nhưng đậu quả ít. Phụ thuộc vào: đặc điểm giống, truyền phấn, thời tiết. Hình 2.2: Thời kỳ ra hoa của xoài Kỹ thuật áp dụng: - Tạo điều kiện cho cây ra hoa: cân đối sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực: tỉa bỏ hoa vô hiệu, dị hình. - Tạo điều kiện cho cây thụ phấn: truyền phấn, hạt phấn nẩy mầm, điều hoà không khí... - Phun chất ĐHST để hạn chế rụng hoa, tăng cường thụ phấn, thụ tinh. 2.3. GIAI ĐOẠN MANG QUẢ Thời gian : Dài ngắn tuỳ thuộc vào loài cây ăn quả: cam quít (6-10 tháng), vải nhãn (3-4 tháng) ổi, doi (2-3 tháng). Đặc điểm thời kỳ mang quả: 11
  12. - Hoa sau khi thụ phấn, thụ tinh sẽ hình thành lên quả và hạt (có thể không hạt). - Quả thường hình thành nhiều, nhưng rụng dần. Nguyên nhân: + Rụng quả sinh lý (yếu tố nội tại): thiếu dinh dưỡng, thiếu chất ĐHST. + Rụng quả do yếu tố khách quan (gió bão, sâu bệnh, hạn hán..). - Có thể chia thành các giai đoạn nhỏ: quả non, quả lớn và quả chín. - Quả có thể ra ở đầu cành, thành chùm (vải, nhãn, xoài..) hoặc ra trên cành, thân: hồng, mơ, mận, đào, mít. Kỹ thuật áp dụng: - Điều chỉnh số quả hợp lý: tỉa bỏ quả quá dày, quả khuyết tật... - Tạo điều kiện để quả không bị rụng: đảm bảo đủ dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng, phòng chống sâu bệnh, phòng chống gió bão. - Điều hoà lượng nước tưới để quả không bị rụng, nứt. - Thu hoạch quả đúng thời kỳ để đảm bảo chất lượng quả và không ảnh hưởng đến cây. 2.4. GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH Thời gian : - Từ khi thu hoạch quả đến trước khi cây ra hoa vụ tiếp. - Dài ngắn tuỳ loại cây và kỹ thuật thu hái: cam quýt (1-4 tháng), vải nhãn (5-6 tháng). Đặc điểm thời kỳ sau thu hoạch quả: - Cây bước vào gai đoạn phục hồi dinh dưỡng để chuẩn bị vụ quả năm sau. - Cây ra các đợt cành quan trọng trong năm: cành mẹ. - Cây phân hoá mầm hoa. - Cây ôn đới bước vào giai đoạn rụng lá. Kỹ thuật áp dụng: - Tạo điều kiện để cây ra các đợt cành mẹ sớm và khoẻ. - Bón phân phục hồi sau khi thu hoạch quả. - Vệ sinh vườn: cắt tỉa cành bị sâu bệnh, quét vôi gốc cây. - Cắt tỉa cành sâu bệnh, tỉa tán cây. - Khống chế các đợt lộc vô ích: lộc đông - Thực hiện các biện pháp cơ giới, hoá chất, canh tác để hạn chế sinh trưởng, kích thích sự phân hoá mầm hoa. 3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BỘ RỄ CÂY ĂN QUẢ THÂN GỖ 3.1. SỰ PHÂN BỐ CỦA BỘ RỄ Rễ của cây ăn quả thân gỗ được chia làm 2 loại rễ ngang và rễ đứng - Rễ ngang: với nhiều rễ tơ và lông hút, phân bố ở tầng đất 10-40 cm và lan xa theo hình chiếu của tán cây. Nhiệm vụ: hút các chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây. 12
  13. Sự phân bố của loại rễ này phụ thuộc vào: loại cây ăn quả và đất đai. - Rễ đứng: có thể rễ cọc hoặc rễ chùm, vuông góc với mặt đất. Độ sâu tuỳ hình thức nhân giống, loại cây ăn quả và đất đai. Nhiệm vụ: hút nước và giữ vững cây trong đất. Chức năng của bộ rễ : - Bộ rễ cây ăn quả có cấu tạo chủ yếu như các loại cây trồng khác: + Rễ chính mọc ra từ phôi hạt. + Rễ phụ mọc ra từ các bộ phận khác nhau của cây. - Cơ chế hút nước và chất dinh dưỡng của bộ rễ như các thực vật khác. Một số loại cây ăn quả: vải, nhãn, mận, lê... Ngoài lông hút còn có nấm cộng sinh: nấm hút nước và khoáng cho cây và cây cung cấp chất bột đường cho nấm. 3.2. SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ RỄ TRONG MỘT NĂM Sự hoạt động của bộ rễ trong năm phụ thuộc vào: - Nhiệt độ và ẩm độ đất. - Loài cây. - Qui luật hoạt động của bộ rễ có sự liên quan đến hoạt động của thân lá trên mặt đất: + Rễ và thân lá có thời gian hoạt động xen kẽ nhau: các đợt hoạt động của bộ rễ thường sớm hơn so với thân lá. + Hàng năm rễ hoạt động mạnh vào 3 kỳ: Tháng 2 - 3: cung cấp nước và dinh dưỡng cho cành vụ xuân. Tháng 4-5: cung cấp nước và dinh dưỡng cho cành vụ hè. Tháng 7-8: cung cấp nước và dinh dưỡng cho cành vụ thu. 4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG THÂN CÀNH CỦA CÂY ĂN QUẢ THÂN GỖ 4.1. SỰ TĂNG TRƯỞNG Tăng trưởng chiều cao của cây quả phụ thuộc vào hoạt động của đỉnh sinh trưởng, các tăng trưởng về đường kính của thân cành phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng. Pha đầu tiên của sự sinh trưởng bắt đầu có sự phồng lên của mầm, làm cho nó mở ra, cùng thời gian đó, ở đỉnh sinh trưởng bắt đầu phân chia tế bào tạo ra mô phân sinh. Như thế là bắt đầu có sự dài ra của mầm, sự sinh trưởng này mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự hấp thụ dinh dưỡng và nước của cây cho nên pha đầu tiên này thường xảy ra bắt đầu vào mùa xuân. Một chu kỳ sinh trưởng tiếp theo vào tháng 6 và chu kỳ sinh trưởng thứ 3 vào tháng 9. Quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cành và xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố môi trường như: nhiệt độ, lượng mưa, dinh dưỡng của cây...Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thì sự phân biệt này không rõ rệt lắm. Cây thường xuyên ở trạng thái sinh trưởng, vì yếu tố nhiệt độ luôn luôn thỏa mãn, yếu tố hạn chế ở đây chỉ là thiếu ẩm độ do lượng mưa phân bố không đều. Tuy nhiên sự tăng trưởng chiều dài của cây ăn quả thường không như các cây khác. Đỉnh sinh trưởng không phải cứ tăng trưởng liên tục mà thường có hiện tượng như tự hủy 13
  14. đỉnh sinh trưởng hay là hiện tượng ngủ. Tức là sau một thời kỳ sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng ngừng lại, các mầm bên phát triển và cứ như vậy làm cho tán cây sớm hình thành và thấp, thuận lợi cho việc quản lý chăm sóc, thu hoạch. Song cũng có nhược điểm là cây dễ bị quá rậm rạp và là nơi chú ngụ của sâu bệnh. Vì vậy hàng năm người ta phải cắt tỉa hợp lý để cây đạt năng suất cao. 4.2. QUY LUẬT RA CÀNH TRONG MỘT NĂM Căn cứ vào chức năng của các loại cành người ta phân ra: - Cảnh quả là cành trực tiếp mang quả. - Cành mẹ là cành mọc ra cành quả. - Cành dinh dưỡng là cành không mang quả. Chỉ có lá hoạt động quang hợp để cung cấp dinh dưỡng. - Cành vượt cũng là cành dinh dưỡng, song mọc ra khi có nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Các đợt lộc cành cây ăn quả : - Lộc xuân: tháng 2-4: nhiều, dài trung bình. Là cành dinh dưỡng hoặc cành mang hoa, mang quả. - Lộc hè: tháng 5,6,7: to, ít. Là cành dinh dưỡng, cành vượt. - Lộc thu: tháng 8, 9, 10, 11: nhiều, dài trung bình. Là cành mẹ và cành dinh dưỡng. - Lộc đông: 12, 1: ít, yếu. Thường là cành vô hiệu. Chức năng của các loại cành cây ăn quả : - Cành dinh dưỡng: quang hợp, thường ra ở các vụ trong năm. - Cành vượt: là 1 loại cành dinh dưỡng, thường ra vào vụ hè. - Cành vô hiệu: là cành dinh dưỡng thường ra vào vụ đông hoặc trong điều kiện thiếu sáng, thiếu dinh dưỡng. - Cành mẹ: sinh ra cành quả, thường là cành vụ thu hoặc vụ hè năm trước. - Cành quả: là cành trực tiếp mang quả. Thời gian ra gắn liền với thời vụ ra hoa, ra quả. Sự phát triển của các loại cành trong một năm ta có thể thấy được sự ra hoa cách năm thể hiện khá rõ rệt ở cây ăn quả thân gỗ mà được ông cho ta đúc kết trong câu: "năm ăn quả, năm trả cành". - Nguyên nhân: sự mất cân đối giữa cành dinh dưỡng và cành quả. - Biện pháp khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. + Cắt tỉa hợp lý để điều chỉnh số cành mẹ vụ thu tạo số cành qủa vụ xuân. + Tỉa hoa, tỉa quả hợp lý để không ảnh hưởng đến dinh dương cây. + Đầu tư phân bón hợp lý, cần bón bổ sung những năm cây nhiều quả. + Phòng trừ sâu bệnh kịp thời để không là hại cành, lá trên cây. + Khi thu hoạch không bẻ cành quá đau, ảnh hưởng tới các mầm hoa sẽ phân hoá trong năm sau. + Thu hoạch sớm đối với các năm nhiều quả để cây sơm phục hồi cho vụ quả năm sau. 14
  15. + Cần thường xuyên tỉa bỏ các cành vô hiệu: cành la, vượt để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, quả. 4.3. KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH Tầm quan trọng: - Tạo cho cây có bộ khung tán hợp lý, vững chắc ổn định được mật độ, khoảng cách. - Loại bỏ các cành, lá vô hiệu, các đợt lộc không hiệu quả, cành bị sâu bệnh. - Điều chỉnh sinh trường và phát triển, hạn chế hiện tượng ra quả cách năm. - Tạo điều kiện cơ giới hoá và chăm sóc, thu hoạch. Nguyên tắc cắt tỉa: - Thời kỳ KTCB lấy tỉa cành, tạo tán là chính. - Thời kỳ kinh doanh điều chỉnh cành dinh dưỡng và cành quả. - Thời kỳ già cỗi cần đốn đau, đốn trẻ lại để phục hồi hoặc cải tạo tán cây. - Thường xuyên cắt tỉa loại bỏ cành vô hiệu, cành sâu bệnh. - Kết hợp cắt tỉa và tạo tán cây. - Dụng cụ cắt tỉa phải chuyên dùng, vị trí cắt cành phải đúng. 4.3.1. Tạo hình - Thực hiện ở thời kỳ cây non. - Tiến hành sớm để cây không mất sức, hạn chế đốn đau. Kỹ thuật tạo hình: - Nuôi dưỡng cây non sinh trưởng khoẻ cao 60-80cm thì bấm ngọn. - Chọn 3-4 cành cấp 1 trên thân chính cách nhau 15-20cn, phân bố đều ra các phía. - Khi cành cấp 1 dài 20-30cm tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Chọn để 3-5 cành cấp 2 trên cành cấp 1, phân bố đều. - Khi cành cấp 2 dài 20-25 cm thì bấm ngọn để tạo 3-4 cành cấp 3. - Giữ bộ khung tán với cành cấp 3,4 là cành dinh dưỡng để tạo quả sau này. 4.3.2. Cắt tỉa tạo quả - Thực hiện ở thời kỳ cây đã cho thu hoạch quả. - Tiến hành thường xuyên, nhưng tập trung vào các vụ: vụ xuân, hè, thu và đặc biệt là sau khi thu hoạch quả. - Cắt tỉa vụ xuân: Tiến hành trước khi cây ra hoa đến khi hoa nở: loại bỏ cành xuân kém, cành quả không lá, chùm hoa không lá, cành quả vô hiệu. - Cắt tỉa vụ hè: Tiến hành sau khi đợt lộc hè thứ nhất ổn định. Cắt bỏ cành vượt, cành quá dài phá vỡ kết cấu tán. - Cắt tỉa vụ thu: Tiến hành kết hợp với tỉa cành, sửa tán sau thu hoạch quả. Loại bỏ các cành thu quá nhiều, tập trung để 2-3 đợt cành thu tốt. - Cắt tỉa vụ tđông: loại bỏ toàn bộ cành đông vô hiệu. 4.3.3. Đốn trẻ lại 15
  16. - Tiến hành khi cây đã già cỗi, cần tận thu thêm vài vụ hoặc cải tạo giống, thay giống. - Kỹ thuật đốn: cắt ngang gốc cây cách mặt đất 50-60 cm, bịt ngọn, quét vôi gốc, giữ 3-4 mầm ngủ mọc lên từ gốc to. Tiến hành ghép lại thay giống hoặc tạo thành tán cây mới như đốn tạo hình. Sau khi đốn biện pháp kỹ thuật quan trọng là: Kết hợp bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại để nhanh chóng tạo tán cây. 5. HIỆN TƯỢNG ĐA PHÔI VÀ BẤT DỤC Ở CÂY ĂN QUẢ 5.1. HIỆN TƯỢNG ĐA PHÔI Đa phôi là hiện tượng được tạo ra nhiều phôi trong một hạt. Trong cây ăn quả hiện tượng hình thành cơ thể mới, không thông qua thụ tinh người ta gọi là hiện tượng trinh sản (kết quả trinh sản) Trinh sản có thể phân ra mấy loại sau: - Phôi phát triển từ tế bào trứng không thụ tinh. - Phôi được tạo thành từ trợ bào hay tế bào đối cực đã trải qua hoặc chưa trải qua phân bào giảm nhiễm. - Phát triển túi phôi từ tế bào dinh dưỡng (từ tế bào phôi tâm hay từ màng noãn). - Phôi phát triển ngoài túi phôi, từ tế bào phôi tâm. Các phôi được hình thành từ con đường trinh sản gọi là phôi vô tính, thường mang tính di truyền đơn thuần của cơ thể mẹ, ít biến dị cho nên trong công tác nhân giống người ta có thể sử dụng các phôi vô tính này để làm mắt ghép hoặc gieo hạt để phục tráng giống. 5.2. HIỆN TƯỢNG BẤT DỤC Hiện tượng bất dục là sự không có khả năng sinh sản hữu tính, tức là không ra hạt, trong trường hợp này người ta cũng gọi là kết quả đơn tính. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bất dục chưa được nghiên cứu đầy đủ. Có thể do nguyên nhân nội tại của cây, các phôi tử đực và cái bị chết khi còn non nên không tạo ra được giao tử. Về nguyên nhân bên ngoài người ta có thể do sự thay đổi bất thường của môi trường khiến cho quá trình thụ tinh không thực hiện được. Ngày nay, người ta có thể chủ động tạo ra các loài bất dục để phục vụ lợi ích cho con người bằng các biện pháp sau: - Thụ phấn bằng phấn lạ hay phấn chết. - Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng phun vào thời kỳ hoa nở. - Dùng phương pháp đa bội thể để tạo ra các dòng không hạt Các loài bất dục, việc nhân giống chủ yếu bằng phương pháp nhân giống vô tính như: chiết ghép, giâm cành, giâm rễ... 16
  17. BÀI 3: NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT (Áp dụng với tất cả các loài cây ăn quả) 1.1. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU ĐỂ GIEO 1.1.1. Hạt giống Số lượng hạt tuỳ theo hạt mới hay cũ, số cây loại không đạt tiêu chuẩn. - Hạt cũ: số lượng thông thường gấp đôi số cây dự định sản xuất - Hạt mới: số lượng gấp 3 lần hoặc hơn 1.1.2. Nhà lưới Nhà lưới 2 cửa ngăn chặn được rầy chổng cánh, lưới đen giảm 50% ánh nắng 1.1.3. Khay gieo hạt Cao 20-25cm, đáy khay có lỗ thoát nước hoặc bao PE trong, đường kính 6-8cm, cao 8-10cm 1.1.4. Giá thể - Giá thể ươm hạt: + Tro trấu hoặc hỗn hợp mụn xơ dừa, cát hạt to, tro trấu và trấu mụt theo tỷ lệ 2:2:3:3 trộn sẵn trước khi gieo từ 1-2 tháng, + Cát xây dựng được rửa sạch và khử trùng. - Khử trùng: Dùng 1 lít Formol 40% pha với 10lít nước tưới cho 1m3 giá thể có độ dầy 5-7 cm. Phủ kín lại sau 17 ngày sau có thể sử dụng giá thể này. 1.1.5. Bầu ươm - Bầu ươm màu đen loại nhỏ 0,5lít, loại lớn 3,5 – 4,5lít (đường kính 13-14cm, cao 25- Hình 3.1: Giá thể gieo hạt 30cm 1.2. GIEO HẠT Trước hết, lấy hạt ra khỏi nơi tồn trữ lạnh trước lúc gieo vài giờ để nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ trong phòng, sau đó ngâm hạt trong nước nóng 56 0C trong 10 phút. Gieo hạt trên khay, trên bồn cách đất hoặc trong bầu PE nhỏ. 17
  18. Sự nẩy mầm của hạt cây có múi thường mất khoảng từ 2 đến 8 hoặc 10 tuần. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh trong sự phát triển của rễ, ánh sáng và dinh dưỡng đối với hạt nẩy mầm sau. Hạt gieo trong khay: dưới đáy trải một lớp sỏi dày 4-5cm, sau đó cho giá thể vào đầy khay, không nén nhưng tưới nhẹ để làm ẩm giá thể. Nên gieo hạt theo từng hạt, mỗi hàng cách nhau 8-10cm, hạt cách nhau 2-3 cm, sâu 1-2cm. Gieo trong túi PE: Chọn hạt mẩy, mỗi bầu gieo một hạt, gieo sâu 1-2cm. Hình 3.2: Gieo hạt trong khay 1.3. CHĂM SÓC CÂY CON TRƯỚC VÀ SAU KHI NẨY MẦM 1.3.1. Trước khi nảy mầm Chỉ cần đủ ẩm, không nên tưới vào chiều mát (dịch bệnh dễ phát triển) Quan sát hạt nẩy mầm và điều chỉnh lượng nước tưới giai đoạn cây con Kiểm tra côn trùng hại hạt nẩy mầm như kiến, dế... 1.3.2. Sau khi nảy mầm Tưới vừa đủ ẩm để giúp hạt nẩy mầm tốt. Dùng thùng tưới vòi sen có tia nhỏ để tránh hạt bị nước xói. Khi có 50-70% cây con lên thì giở lưới giảm nắng dần. Cây có 2 lá thật dùng ure pha loãng (0,5%) tưới đểu lên cây mỗi tuần một lần lúc chiều mát, sáng hôm sau tưới lại bằng nước sạch - Lưu ý: + Ngăn ngừa chuột, dế ăn hạt, cây con + Ngăn ngừa thối cổ rễ ở cây con 1.4. RA NGÔI CÂY CON Cấy hai lần: sau khi gieo khoảng 8 tuần, Hình 3.3: Cây sau khi nẩy mầm chọn cây tốt cấy vào bầu loại nhỏ. Loại bỏ các cây có hình dạng sau: - Hình dáng, chiều cao cây, lá, gai không bình thường. - Có rễ uốn cong hoặc bị xoắn, rễ cọc không bình thường. - Có dấu hiệu dịch hại ở rễ, thân, lá. - Thân cây không thẳng, có vết tích ở vỏ, thân, lá. Cấy cây vào bầu theo trình tự sau: 18
  19. + Nhổ cây lên khỏi khay. + Cắt ngắn các rễ còn 5-6 cm. + Đặt rễ xuống lỗ soi sẵn trong bầu, lỗ sâu 7-8cm. + Lấp và ém giá thể lại rồi kéo nhẹ lên một chút để giúp rễ không bị cong. + Dùng bình phun nước giữ lá ướt trong 1 đến 2 ngày. Sau khi cấy 3-4 tháng, cây được cấy chuyền qua bầu ươm lớn 3,5-4,5 lít. Lần cấy này ngoài các tiêu chuẩn chọn lựa trên, còn phải bỏ các cây kém phát triển.Gốc ghép là chanh Volkamer khoảng 6-8 tháng sau khi gieo hạt là cò thể ghép được, lúc này đường kính gốc ghép 6-8mm tại nơi ghép. Cấy một lần: Chọn cây con như cách trên rồi cấy vào bầu ươm lớn 3,5-4,5 lít và chăm sóc cho đến khi ghép. 1.5. CHĂM SÓC CÂY CON NGOÀI VƯỜN ƯƠM 1.5.1. Bón phân Trong vườn ươm(nhà lưới). chia 2 giai đoạn: +Bón căn bản: việc này được thực hiện khi phối hợp giá thể và hoàn tất trước khi sử dụng 1-2 tháng. Mỗi m3 giá thể được trộn đều với: - 2,65- 10 kg phân super lân. - 1 kg vôi. - 2 kg dolomite. - 250 g magiê, 80gFe, 60g Mn, 60gZn, 25g Cu. Có thể phối hợp thêm cho mỗi m3 giá thể phân chứa N, K + Bón bổ sung: bón 1 tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần. 1.5.2. Tưới nước: Không tưới nhiều, nước đảm bảo chất lượng, khử trùng nguồn nước tránh các loại nấm bệnh. 1.5.3. Kiểm tra sâu bệnh Dịch hại: quan sát thường xuyên, nhện, bọ trỉ, loét, hiện tượng thối rễ, rệp sáp... 1.6. ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT 1.6.1. Ưu điểm - Dễ làm, ít tốn kém. - Hệ số nhân giống cao. - Cây có bộ rễ cọc, thích hợp vùng có mực thuỷ cấp cao, gió mạnh. - Cây con không mang những bệnh virus do cây mẹ truyền sang (các bệnh do virus thường không truyền qua hạt). 1.6.2. Nhược điểm - Cây có nhiều gai. - Thời gian sinh trưởng dài hơn cây chiết hoặc cây ghép và cây có kích thước lớn. - Cây con không mang những đặc tính giống cây mẹ ban đầu. 19
  20. Do một số giống cây có múi thuộc nhóm hạt đơn phôi và lại là phôi hợp tử, nên cây con không giống cây mẹ ban đầu. Hơn nữa có giống cho trái không hạt hoặc rất ít hạt. Vì vậy, việc sản xuất cây con bằng hạt rất khó khăn. Do đó, việc trồng cây có múi bằng hạt hiện nay trở nên hạn chế và cũng không nên lập vườn trồng cây bằng cây giống gieo bằng hạt nhằm kinh doanh vì rất khó tiêu thụ. Tuy nhiên, việc sản xuất cây có múi bằng gieo hạt hiện nay rất cần vì sử dụng làm gốc ghép. 2. NHÂN GIÓNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHỒI, CHIA CÂY (Áp dụng đối với cây chuối và cây dứa) 2.1. KHÁI NIỆM Là phương pháp nhân giống vô tính tự nhiên, lợi dụng khả năng tự phân chia của các cơ quan sinh dưỡng, cùng với sự hình thành các cơ quan mới của cây trồng, tạo thành một cơ thể mới có khả năng sống độc lập. Việc tách chồi, chia cây thường áp dụng đối với một số cây ăn quả thuộc lớp đơn tử diệp (chuối, dứa). 2.1. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHỒI, CHIA CÂY 2.1.1. Ưu điểm - Dễ làm, áp dụng được ở mọi nơi, là phương pháp cổ truyền mà nhân dân ta vẫn Hình 3.4: Tách chồi dứa thường sử dụng đối với chuối, dứa. - Cây giống mang những đặc tính của cây mẹ vì đây là phương pháp nhân giống vô tính. - Cây nhanh ra quả vì ta có thể chọn những chồi to, tốt để trồng. 2.1.2. Nhược điểm - Hệ số nhân giống không cao. - Vườn cây không đồng đều do sức sinh trưởng của các chồi khác nhau. - Có thể gây hại cho cây mẹ nếu khi tách chồi gây những vết thương lớn. 2.2. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG - Khi tách chồi, chia cây ta phải chọn thời điểm cho thích hợp để không làm cây mẹ bị ảnh hưởng, thông thường việc tách chồi thường tiến hành sau khi thu hoạch quả của cây mẹ. - Chỉ tách những chồi đã thành thục để trồng ra sản xuất (chồi nách ở dứa, chồi đuôi chiên ở chuối...) những chồi còn nhỏ, yếu chưa đạt tiêu chuẩn (chồi cuống, chồi đỉnh ở cây 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2