intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng một số loài cây lương thực (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Trồng một số loài cây lương thực trang bị cho người học những hiểu biết rất cơ bản về một số loài cây lương thực hiện nay (cây lúa, cây ngô, cây khoai lang và cây sắn); những biện pháp thiệu kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự trồng, chăm sóc 4 loài cây lương thực đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương, từ làm đất, trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng một số loài cây lương thực (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LƯƠNG THỰC NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Lưu hành nội bộ 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước-góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Chính vì vậy, Mô đun “Trồng một số loài cây lương thực” là mô đun bắt buộc quan trọng trong chương trình đào tạo hệ trung cấp ngành/nghề Trồng trọt của Trường Cao đẳng Lào cai. Mô đun này trang bị cho học sinh những hiểu biết rất cơ bản về một số loài cây lương thực hiện nay (cây lúa, cây ngô, cây khoai lang và cây sắn); những biện pháp thiệu kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự trồng, chăm sóc 4 loài cây lương thực đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương, từ làm đất, trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản những sản phẩm của cây trồng nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Mô đun còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Trồng trọt có những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến thời vụ, đất đai, khí hậu, kỹ thuật trồng và chăm sóc…, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Trồng trọt, Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương. Bố cục của giáo trình mô đun gồm có 4 bài, trong mỗi bài bao gồm 2 phần: phần kiến thức lý thuyết và phần hướng dẫn thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin trân thành cảm ơn./. Lào Cai, ngày…tháng 11 năm 2019 Tham gia biên soạn Bùi Quang Trung 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng một số loài cây lương thực Mã mô đun: MĐ17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Trồng một số cây lương thực được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã tích lũy đủ các kiến thức cơ sở, ngành như: nhân giống cây trồng, đất và dinh dưỡng cây trồng, phòng trừ dịch hại… - Tính chất: Mô đun Trồng một số cây lương thực là mô đun chuyên môn bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Trồng trọt trình độ Trung cấp. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: mô đun Trồng một số loài cây lương thực trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết của quy trình kỹ thuật trồng một số loài cây lương thực (lúa, ngô, khoai lang, sắn) từ việc xác định được các thời kỳ sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái tương ứng với từng thời kỳ; thời vụ trồng; kỹ thuật làm đất, bón phân và chăm sóc để đạt được năng suất, chất lượng cao. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun “Trồng một số loài cây lương thực”, Học viên có khả năng: - Về kiến thức: Trình bày được giá trị kinh tế, điều kiện ngoại cảnh, các giai đoạn sinh trưởng-phát triển, kỹ thuật trồng và chăm sóc và thu hoạch một số loài cây lương thực chủ yếu (lúa, ngô, khoai lang, sắn). - Về kỹ năng: Trồng, chăm sóc lúa, ngô, khoai lang, sắn đúng yêu cầu kỹ thuật. - Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm. + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn. + Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện. 4
  5. BÀI 1: TRỒNG LÚA Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ, ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY LÚA 1.1.1. Giá trị kinh tế * Giá trị kinh tế: Lúa là một trong ba loài cây lương thực hàng đầu thế giới (lúa mì, lúa gạo, ngô) ba loài cây này cung cấp trên 50% năng lượng cho toàn thế giới. Lúa đứng thứ hai về diện tích và sản lượng, về diện tích lúa giao động trong khoảng 145-155 triệu ha, về sản lượng giao động trong khoảng 550-600 triệu tấn. Người châu Á sử dụng lúa làm lương thực chính. Khoảng 35% sản lượng lúa trên thế giới được dùng làm thức ăn gia súc.; Lúa còn làm nguyên liệu chế biến rượu, cồn, bánh, kẹo…; các sản phẩm phụ như rơm, rạ dùng làm nấm, chất đốt, phân bón…; làm nguyên liệu xuất khẩu góp phần mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. * Giá trị dinh dưỡng: Lúa cung cấp khoảng 23% năng lượng cho con người, trong lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng và các vitamin. - Tinh bột: Chiếm khoảng 62,4%. - Protein: khoảng 6-10% - Lipit: 0,52%. - Vitamin và khoáng: Lúa cung cấp nhiều vitamin nhất là vitamin nhóm B: B1, B6… (B1 chiếm 0,45 mg/100g hạt tương đương lúa mì và ngô). 1.1.2. Điều kiện ngoại cảnh a) Nhiệt độ - Nhiệt độ thích hợp nhất cho lúa sinh trưởng là 25-28oC, nếu nhiệt độ < 17oC cây lúa sinh trưởng chậm lại, nếu nhiệt độ < 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nhiệt độ > 40oC cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng mềm yếu. Ở vụ xuân, nếu trời rét, thời tiết âm u kéo dài thì cây lúa có thể chết. - Ở thời điểm phân hoá đòng và thời kỳ trỗ bông phơi màu nếu nhiệt độ < 22 oC, sẽ làm tăng tỉ lệ lép. b) Ánh sáng * Cường độ ánh sáng: Ảnh hưởng đến quang hợp của cây lúa, nếu thiếu ánh sáng vào thời kỳ phân hoá đòng thì năng suất lúa sẽ giảm sút nghiêm trọng. * Thời gian chiếu sáng: Ảnh hưởng đến sự phát dục (ra hoa kết quả). Số giờ chiếu sáng trong ngày trên 13 giờ gọi là ánh sáng ngày dài, dưới 13 giờ gọi là ánh sáng ngày ngắn. Lúa nguyên thuỷ là cây trồng phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, mức độ phản ứng với ánh sáng ngày ngắn khác nhau tuỳ theo giống. 5
  6. Các giống lúa mùa chính vụ như: bao thai lùn, tám thơm, nếp hoa vàng… phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn, chỉ nở bông vào tháng 10, nếu trồng ở vụ xuân không trỗ bông. c) Đất - Đất trồng lúa được hình thành trong nhiều điều kiện khác nhau, có hai loại hình đất trồng lúa đó là đất cạn và đất ngập nước. - Để lúa có năng suất cao thì lúa phải có kết cấu tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng, độ pH thích hợp là 4,5 -5,5. d) Nước: - Khi có đủ nhiệt độ và bức xạ ánh sáng thích hợp thì nước là yếu tố quyết định nhất đến năng suất, thiếu và thừa nước đều làm giảm năng suất lúa. - Nếu đầy đủ nước thì dù ẩm độ không khí xuống dưới 40% cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Độ ẩm không khí quá cao, lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh. 1.2. MỘT SỐ NHÓM GIỐNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY LÚA 1.2.1. Một số nhóm giống lúa được sử dụng vào sản xuất a) Phân nhóm theo thời gian sinh trưởng * Nhóm giống ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng < 130 ngày như các giống CR203, DH60, CN2, Sán ưu 63, Sán ưu quế 99… Các nhóm giống ngắn ngày thường được sử dụng để gieo cấy trong vụ lúa mùa sớm, xuân muộn hoặc vụ hè thu. * Nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình (trung ngày): Thời gian sinh trưởng từ 130-160 ngày như các giống V14, C17, C71… Các nhóm giống trung ngày thường được sử dụng để gieo cấy trong vụ lúa mùa, trà xuân chính vụ. * Nhóm giống dài ngày: Thời gian sinh trưởng > 165 ngày như DT10, IRI 7494 (13/2), VN10, 314, C180, Bao thai lùn… Các giống dài ngày thường được gieo cấy trong vụ mùa chính vụ, mùa muộn. b) Phân nhóm theo đặc điểm phản ứng với ánh sáng và nhiệt độ * Nhóm giống lúa cảm ôn: Gồm các giống lúa trồng ở vụ chiêm xuân và vụ mùa sớm như: + Trà xuân sớm: DT10, IRI 7494 (13/2), VN10, xuân số 2… + Trà xuân chính vụ: C70, C71, NN8… + Trà xuân muộn: CR203, DH60, IRI 35-2… + Trà lúa mùa trung: C70, C71… * Nhóm giống lúa cảm quang: Gồm các giống lúa trồng ở trà lúa mùa muộn như: Bao thai lùn, Mộc tuyền, Nếp cái hoa vàng…chỉ ra hoa kết quả trong điều kiện ánh sáng ngày dài (vụ mùa). c) Phân nhóm theo yêu cầu sinh thái 6
  7. * Lúa nước- lúa cạn, lúa chịu hạn: - Lúa nước gồm các loại hình lúa có tưới, lúa nổi, lúa nước sâu…Trên mặt ruộng luôn luôn có một lớp nước che phủ. - Lúa cạn là lúa trồng trong mùa mưa trên chân đồi bãi không giữ nước, thời gian sinh trưởng rút ngắn, gieo sớm và chịu được hạn. - Lúa chịu hạn là lúa nước chịu được hạn, có thể trồng trên các bãi hoặc ruộng không chủ động nước. Nếu ruộng cạn lúa vẫn sinh trưởng bình thường, nếu giữ nước có thể thâm canh cho năng suất cao hơn. Lúa chịu hạn có thể gieo thẳng trên ruộng khô, hoặc gieo mạ dược và cấy như lúa nước. - Lúa nước có thể trồng trên cạn bình thường, những giống lúa cạn khi đưa xuống nước có thể bị chết. * Lúa mùa, lúa xuân: - Lúa mùa: Được trồng trong mùa mưa nhiệt độ cao, nắng nhiều, là loại hình lúa đầu tiên. - Lúa xuân: Do những tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta đã chọn được những giống lúa chịu rét, thời gian sinh trưởng ngắn để gieo trồng vào vụ xuân. Ngoài ra, phân loại theo phẩm chất hạt: có lúa tẻ, lúa nếp. Phân nhóm theo đặc điểm chọn tạo có lúa thuần, lúa lai. * Một số giống lúa hiện trồng ở Lào cai: - Có thể sử dụng các giống lúa chịu lạnh (ĐS1, J01, J02), Bắc thơm 7, Tám thơm; các giống lúa bản địa như Séng Cù, Khẩu Nậm Xít, nếp Thẩm Dương. Giống DS3, Nghi Hương 2308…thích hợp trồng ở những địa phương vùng cao chỉ trồng được 1 vụ lúa. - Một số giống lúa do Trung tâm giống nông nghiệp Lào Cai chọn tạo và khảo nghiệm cho năng suất cao: VL20, Tân thịnh, LC212, LC18, LC25, LC270... 1.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa 1.2.2.1. Mối quan hệ giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực - Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là hai thời kỳ độc lập nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau: Nếu có hạt giống tốt thì cây mạ sẽ sinh trưởng khoẻ, ruộng mạ đồng đều tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng mạnh, cây to đẻ nhánh khoẻ, đó là cơ sở để cây lúa bông to, hạt mẩy. - Ở các giống lúa khác nhau, khoảng thời gian từ kết thúc sinh trưởng sinh dưỡng đến bắt đầu sinh trưởng sinh thực khác nhau rõ rệt. + Đối với các giống ngắn ngày, cây lúa chưa kết thúc sinh trưởng sinh dưỡng đã bước vào sinh trưởng sinh thực (chưa kết thúc đẻ nhánh đã bước vào làm đòng). + Đối với các giống trung ngày, cây lúa kết thúc sinh trưởng sinh dưỡng thì bước vào sinh trưởng sinh thực (kết thúc đẻ nhánh đã bước vào làm đòng). 7
  8. + Đối với các giống dài ngày, sau khi cây lúa kết thúc sinh trưởng sinh dưỡng vẫn tiếp tục phân hoá đốt một thời gian rồi mới chuyển sang phân hoá đòng (kết thúc đẻ nhánh sẽ phân hoá đốt rồi bước vào làm đòng). - Do 2 thời kỳ có mối quan hệ mật thiết như trên nên trong kỹ thuật trồng lúa, chúng ta cần phải chú ý: + Tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp vào mỗi thời kỳ để cây lúa phát triển cân đối. + Với các giống ngắn ngày, nên chú ý chăm bón sớm, tập trung để lúa đẻ nhánh tốt. + Với các giống dài ngày, nên rút nước phơi ruộng ở thời kỳ phân hoá đốt để tăng khả năng chống đổ. 1.2.2.2. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng a) Thời kỳ mạ * Thời kỳ từ nảy mầm đến ba lá: Cây lúa sống nhờ chất dinh dưỡng trong hạt, sức sống của cây mạ phụ thuộc vào chất lượng hạt giống. * Thời kỳ từ 3 lá đến khi nhổ cấy: Cây lúa hút dinh dưỡng trong đất, quang hợp tạo ra chất hữu cơ để nuôi cây, do đó việc bón phân thúc giai đoạn cây được 3 lá cực kỳ quan trọng. b) Thời kỳ đẻ nhánh Ở lúa gieo thẳng, lúa đẻ nhánh khi có 4 lá. Ở lúa cấy, lúa bắt đầu đẻ nhánh khi cây bén rễ hồi xanh. Điều kiện thời tiết, đất đai, chất lượng mạ… có ảnh hưởng lớn đến thời gian bén rễ hồi xanh. Thông thường lúa cấy vụ mùa, vụ hè thu sớm bén rễ hồi xanh nhanh hơn vụ chiêm xuân. Mạ nền sớm bén rễ hồi xanh nhanh hơn mạ dược. Trong thời kỳ đẻ nhánh, giai đoạn đầu (20-25 ngày) các nhánh đẻ ra sẽ hình thành bông. Giai đoạn sau các nhánh đẻ ra không hình thành bông (vô hiệu). Vì vậy, cần xúc tiến cho lúa đẻ nhánh sớm để tập trung vào ức chế đẻ nhánh vô hiệu. Hình 1.1. Cây mạ 1.2.2.3. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực a) Thời kỳ phân hoá đòng: Thông thường, sau khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, điểm sinh trưởng ở đầu thân chuyển chất và bắt đầu phìng to lên để hình thành đòng. Theo Đinh Dĩnh, quá trình hình thành đòng gồm 8 bước như sau: * Bước 1. Điểm sinh trưởng bắt đầu phân hoá: Điểm sinh trưởng tròn lại, xuất hiện các u nhỏ, thời gian của bước 1 khoảng 1-2 ngày, lúc này mắt thường chưa phân biệt được, chỉ số lá 76-80%, lá thứ tư đang kéo dài. 8
  9. * Bước 2. Phân hoá gié cấp 1: Các u nhỏ xuất hiện và kéo dài ra, lúc này mắt thường chưa nhìn thấy, chỉ số lá 80-83%, thời gian bước 2 kéo dài 2-4 ngày. Bước 1 và 2 chỉ quan sát được trên kính hiển vi. * Bước 3. Phân hoá gié cấp 2 và hoa: Trên các rãnh u xuất hiện nhiều cụm hoa nhỏ có lông trắng phủ trên bề mặt, cuối bước này số lượng hoa đã ổn định. chỉ số lá 85-90%, lá thứ 2 đang thoát. Đòng có chiều dài 0,5-3,5 mm, có nhiều lông trắng phủ kín bông non (lúa cứt gián hay lúa có rệu), lúc này có thể quan sát bằng kính lúp, cuối bước có thể quan sát bằng mắt thường. Bước này kéo dài khoảng 4-6 ngày. * Bước 4. Phân hoá, hình thành nhị và nhụy: Lúc này số hoa trên đòng đã được xác định, trục bông các gié lớn lên rõ rệt, hoa hình thành nhụy, nhị và bao phấn. Chỉ số lá 91- 95%, lá thứ 2 tiếp tục kéo dài, chiều dài đòng khoảng 3,5-15 mm. Bước 4 kéo dài 5 - 6 ngày. * Bước 5. Hình thành tế bào mẹ hạt phấn: Khi nhụy, nhị xuất hiện thì vỏ trấu lớn nhanh, độ dài nhị vượt quá 1/2 vỏ trấu. Đến lúc vỏ trấu trong và ngoài gần sát nhau thì bao phấn chia 2 phòng rồi 4 phòng. Nhuỵ phân hoá thành đầu núm nhụy, vỏ trấu lớn nhanh gấp đôi chiều dài mày trấu, xuất hiện tế bào mẹ hạt phấn, hoa lúa dài 1-3 cm. Chỉ số lá 95-97%, chiều dài đòng 1,5-5 cm. Bước này kéo dài 4-5 ngày. * Bước 6. Tế bào mẹ hạt phấn phân bào giảm nhiễm: Bước này bắt đầu khi tai lá đòng từ (–3) đến (+ 5) so với tai lá thứ hai, chiều dài đòng 5-10cm. Hai lần phân bào đã tạo thành 2 rồi 4 tế bào hạt phấn. Bao phấn có màu vàng rõ rệt, đầu nhuỵ nổi lên hình núm nhỏ, chiều dài của hoa đạt 1/2 chiều dài cuối cùng 3-5 mm. Chỉ số lá 97-100%, lá đòng đang thoát. Bước này dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nhất, thời gian kéo dài 1-3 ngày. * Bước 7. Tích luỹ các chất trong hạt phấn: Màng ngoài tế bào hạt phấn hình thành, thể tích hạt phấn tăng lên, xuất hiện lỗ nảy mầm, các chất trong hạt phấn dần đầy lên, chiều dài vỏ trấu tăng nhanh, chỉ số lá đạt 100%, chiều dài đòng hoàn chỉnh, hoa lúa dài 5-6 mm và có mầu trắng, thời gian này kéo dài 6-7 ngày. * Bước 8. Hoàn thành hạt phấn: Lúc này bông lúa đã thành thục, bông và hoa có độ dài tối đa, hoa có mầu xanh, thời gian kéo dài 3-4 ngày. b) Thời kỳ trỗ bông phơi màu: Hiện tượng đòng thoát ra khỏi bẹ lá gọi là hiện tượng lúa trỗ. Thời gian để một bông lúa trỗ là từ 2-6 ngày. Thời gian để một ruộng lúa trỗ là từ 10-14 ngày, tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết, chế độ chăm sóc… Thời gian lúa trỗ càng ngắn càng tránh được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi như trời quang, gió nhẹ, nhiệt độ từ 28- 32oC thì hoa lúa bắt đầu phơi màu vào 8-9 giờ sáng và rộ vào lúc 10-11 giờ trưa. 9
  10. Nếu trời nắng to, nhiệt độ cao, hoa nở sớm và nếu trời âm u, hoa nở muộn hơn. Kết thúc nở hoa muộn nhất lúc 14 giờ. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc trời mưa quá to, hoa không nở. Độ ẩm không khí thích hợp cho lúa trỗ bông là từ 70-80%. c) Thời kỳ chín: Sau khi cây lúa hoàn thành quá trình thụ phấn thụ tinh và tích ôn được 1000oC thì chuyển sang thời kỳ chín, thời gian kéo dài từ 30-35 ngày. * Chín sữa: + Kéo dài 7-10 ngày. Hạt gạo là chất trắng đặc như sữa. + Cuối thời kỳ này, hạt gạo chứa 25% vật chất khô, 75% nước * Chín sáp: + Kéo dài 7-10 ngày. Hạt gạo cứng hơn, chất khô tăng dần. + Cuối thời kỳ này, hạt gạo chứa 50% vật chất khô, 50% nước. * Chín hoàn toàn: + Kéo dài 7-10 ngày. Vỏ chấu chuyển sang màu vàng sáng, chất khô trong hạt tăng. + Cuối thời kỳ này, hạt gạo chứa 75% vật chất khô, 25% nước * Chú ý: Đảm bảo đủ nước đặc biệt từ 15-20 ngày sau lúa trỗ. 1.3. GIEO CẤY LÚA 1.3.1. Làm mạ a) Thời vụ * Vụ lúa xuân: Từ năm 1974 trở về đây lúa xuân đã được đưa vào thay thế lúa chiêm và đã nhanh chóng trở thành vụ chủ lực, tuỳ từng vùng mà có lịch gieo cấy khác nhau. - Vùng núi bắc bộ: bao gồm cả tiểu vùng ấm tiếp giáp trung du, và tiểu vùng rét đông bắc. Việc bố trí thời vụ lúa cần đảm bảo: Vùng núi ấm lúa trỗ từ 1-15/5; vùng rét lúa trỗ từ 5-10/6. Ở vụ này có 3 trà lúa xuân đó là: + Trà xuân sớm: Gieo mạ từ 20-25/11, cấy vào những ngày ấm đầu tháng 2. + Trà xuân chính vụ (trà xuân trung): Gieo mạ từ 25/11- 5/12, cấy xong trước ngày 05/3. + Trà xuân muộn: Gieo mạ nền từ 15/2-20/2, cấy xong trước ngày 10/3. - Vùng núi rét trà xuân muộn gieo mạ sân, mạ xúc từ ngày 10-20/3, cấy xong chậm nhất ngày 10/4. - Về cơ cấu giống: Trên cơ sở thời gian gieo và thời gian dự định cho lúa trỗ có thể tìm ra giống có thời gian sinh trưởng phù hợp để gieo cho từng trà. Về giống, ngoài giống đang sử dụng rộng rãi như CR203, Khang dân 18, ải 32, cần gieo các giống lúa lai như San ưu 63, Nhị ưu 63, Cương ưu 63 và một số giống chịu hạn CH2, CH133… * Vụ lúa mùa: Là vụ có diện tích lớn nhất ở miền bắc, có ba trà là mùa sớm, mùa trung và mùa muộn. 10
  11. * Trà lúa mùa sớm và cực sớm: Trà này được cấy trên chân đất để trồng cây vụ đông sớm hoặc chính vụ. Giống lúa được sử dụng là giống có thời gian sinh trưởng ngắn và chịu nóng. Trà lúa mùa cực sớm được gieo từ 25/5-10/6, tuổi mạ từ 18-20 ngày, giống được sử dụng thường dưới 100 ngày như CN2, OMCS7, ĐH60, Nếp 352… Trà lúa mùa sớm được gieo từ ngày 25/5-10/6, tuổi mạ từ 20-25 ngày, giống sử dụng có thời gian sinh trưởng từ 100-120 ngày như Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, San ưu 63, Bồi tạp sơn thanh, Khang dân 18, Lưỡng quảng, CR203, A20, CH2, CH3, N28…trà này cần tính toán để có thể thu hoạch vào 25/9 đến đầu tháng 10 để kịp làm vụ đông. * Trà lúa mùa trung: Được gieo trồng trên chân ruộng hai vụ lúa, hoặc trồng cây vụ đông muộn. Gieo mạ từ ngày 10-25/6, cấy xong trước ngày 25/7, tuổi mạ từ 25-30 ngày. Sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 120-145 ngày như C70, C71, CR203, Nhị Ưu 63, Shan ưu 63, Nhị ưu 838… * Trà mùa muộn: Bố trí gieo cấy trên chân vàn thấp hoặc trũng với các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 145 ngày trở lên (sử dụng giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn). Gieo mạ từ 25/5-20/6, cấy xong trong tháng 7, chậm nhất là 7/8. Các giống sử dụng là Bao thai, Mộc tuyền, Hồng Công 1, Bac ưu 64, C15, U17, Tám, Dự, Nếp cổ truyền… b) Làm đất, bón phân * Làm đất - Yêu cầu: Dù áp dụng phương thức nào đi nữa thì đất gieo mạ cũng phải đạt được yêu cầu phẳng và nhuyễn để mạ sinh trưởng trên đó thuận lợi, không bị khô hạn hoặc ngập cục bộ. Đất mạ ruộng được cày bừa nhiều lần, làm luống rộng từ 1,2 - 1,4m, rãnh sâu 0,2m, rộng 0,2m để tiện đi lại chăm sóc và tưới nước. - Mạ sân, mạ bờ: Trên nền đất cứng hoặc nền gạch của sân nhà, bờ ruộng, đổ bùn lên thành luống rộng từ 1,2m - 1,4m, ở giữa 2 luống để rãnh rộng 15cm hoặc đặt gạch để tiện đi lại. Sau khi đổ bùn, san mỏng dày từ 1,5 - 3cm, tạo cho mặt luống phẳng và thoát nước khi t- ới. Nên chọn nền đất có độ nghiêng nhất định, có lợi cho quá trình chăm sóc hơn. - Mạ không đất: Tìm nơi đất bằng, tránh được chim, chuột hoặc tốt nhất là có những chiếc khay nhựa, khay gỗ có mặt phẳng để gieo mạ. Trên nền đất mới đó có thể lót lá hoặc lót nilon rồi gieo hạt giống vào. Khi tiến hành gieo mạ trên nền đất cứng và mạ không đất vì diện tích không lớn, thời gian lại ngắn nên cần chọn nơi gieo thật thuận lợi cho việc tưới nước và phòng chống chim chuột. * Bón phân - Lượng phân bón cho 1 sào ruộng mạ: Tuỳ đất mà sử dụng lượng phân bón khác nhau. Có thể bón với lượng 3- 4 tạ phân chuồng thật hoại mục + (3-4)kg đạm urê + (10- 15)kg supe lân + (2-3)kg kali Clorua/sào (360m2), ngoài ra nếu đất chua có thể bón thêm (20-25)kg vôi bột/sào. 11
  12. - Cách bón: Bón lót: Sau khi làm đất kỹ thì bón lót sâu 2 tạ phân chuồng/sào, sau đó bừa lại 1 lượt, lên luống, dùng phân chuồng thật hoai mục bỏ rải đều trên mặt luống mỗi sào 1- 2 tạ, dùng cào răng dài vùi trộn phân vào đất, bón tiếp trên mặt luống mỗi sào (10-15)kg supe lân + (1-2)kg kali Clorua + (2-3)kg đạm urê. Bón xong dùng cào răng hoặc bằng tay vùi khoả phân vào đất ở độ sâu từ 3-4cm. c) Chọn hạt giống, xử lý, ngâm, ủ hạt giống * Chọn hạt giống: Hạt giống tốt là hạt giống còn nguyên vẹn, không sâu bệnh, chín kỹ, mẩy, có sức nẩy mầm tốt, mầm mập có mầu trắng ngà . * Xử lý thóc giống: Nhằm chọn ra 100% hạt chắc, loại bỏ toàn bộ hạt lép lửng, diệt một số mầm bệnh ký sinh trên vỏ hạt để tránh lây lan ra cây mạ và cây lúa. - Trong điều kiện cho phép nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ từ 2-3 giờ, quạt để loại bỏ hạt lép trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm. - Loại bỏ hạt lửng bằng cách: Dùng nước muối tỷ trọng 1,1 để xử lý thóc giống sẽ loại bỏ được toàn bộ hạt lép lửng. - Phương pháp xử lý tiến hành như sau: + Pha dung dịch nước muối: Dùng 10 lít nước sạch hoà vào 2,3kg muối ăn, khuấy đều cho tan hết muối . + Cách thử nồng độ: Dùng tỷ trọng kế hoặc trứng gà tươi để thử. Thả quả trứng gà mới đẻ vào dung dịch nước muối đó pha, quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm nửa nổi là được. Nếu quả trứng chìm trong nước là dấu hiệu thiếu muối thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước là tỷ trọng quỏ cao cần cho thêm nước. + Cho thóc vào dung dịch trên, sau 5-10 phút vớt những hạt lép lửng ra, lấy những hạt chìm đãi sạch đem đi ngâm ủ để gieo mạ sẽ được những cây mạ khoẻ đảm bảo chất lượng và sạch bệnh. + Định lượng muối cần: 1lít nước cần 230gam muối để pha dung dịch một lần, sau mỗi lần dùng lại cần bổ sung thêm 5% lượng muối ban đầu. Xử lý 10kg thóc (cần san làm 3 lần)10 lít nước và 2,53kg muối. * Xử lý thóc giống để diệt mầm bệnh - Xử lý bằng nước nóng (54oC): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi 2 lạnh) ngâm trong vòng 5-10 phút, lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng thóc cần xử lý để có nhiệt độ 54oC (10kg thúc giống cần 30 lít nước núng 54oC). (Chú ý: Trước và sau khi cho thóc giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54oC mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt được nấm. Nếu chưa đủ 54oC cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều). - Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400-500g vôi mới tôi hoà tan trong 10 lít nước sạch, để lắng 15- 20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong để ngâm 6kg đến 7 kg thóc giống trong thời gian từ 10-12 giờ. 12
  13. - Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuSO4 (1-4%), Bavistin, Daconil, Captan…Pha nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. d) Ngâm, ủ hạt giống * Ngâm hạt giống: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm nước lã. Đối với vụ Hè thu, vụ Mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai.; Đối với vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai (vụ xuân thời tiết lạnh ngâm lâu hơn vụ mùa). Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Thay nước 6-8 giờ/1 lần trong quá trình ngâm. * Ủ hạt giống: Sau khi ngâm xong, vớt thóc ra đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng, bằng bao tải gai, một ngày đảo từ 2-3 lần, trời rét cần tưới nước ấm thường xuyên, kết hợp ngâm, ủ, đảo sẽ điều chỉnh được quá trình phát triển của mầm và rễ. e) Gieo mạ - Khi gieo mạ cần gieo sấp tay, đảm bảo gieo đều, chia mộng mạ thành 2-3 phần để sau khi ném mộng mạ nằm đều trên mặt ruộng, ném mạnh tay để gieo chìm 1/3 mộng mạ xuống. - Với các giống lúa thuần: Gieo từ 30-35kg hạt giống cho 1 sào mạ. - Với các giống lúa lai: Gieo từ 8-10kg hạt giống/1sào mạ, để mạ ra được ngạnh trê. g) Chăm sóc mạ Do đặc điểm của từng giai đoạn mà có cách chăm sóc phù hợp. - Giai đoạn mạ non: Từ khi nảy mầm đến khi mạ được 3 lá, đặc điểm của giai đoạn này là mầm, rễ phát triển được là nhờ những chất phân giải ra từ phôi nhũ. Ở giai đoạn này chúng ta giữ nước cho đủ ẩm, tránh để nước ngập thời gian dài, không để quá khô hạn giúp cho hạt thóc và mầm, rễ mạ có đủ nước, đủ ôxy để hạt phân giải từ từ, cung cấp chất cho mầm và rễ phát triển. Nếu gặp nhiệt độ thấp, ta gieo với mật độ dày hơn và có thể phủ tro bếp để làm tăng nhiệt độ cho ruộng mạ, ở cuối giai đoạn này có thể bón bổ sung một ít phân nếu ruộng mạ chưa được bón đủ phân chuồng, phân lân và kali. - Giai đoạn mạ khoẻ (> 4 lá đến khi nhổ cấy): Mạ chuyển sang giai đoạn sống nhờ dinh dưỡng từ đất. Rễ và lá hoạt động mạnh giúp mạ sinh trưởng nhanh và đẻ nhánh, vì thế cần phải làm đất gieo mạ kỹ, bón lót đủ phân (nhất là phân chuồng và lân, bón đủ kali) để mạ quang hợp được tốt và chống chịu sâu bệnh bại. Ở giai đoạn này cần căn cứ vào sự sinh trưởng của mạ mà điều khiển sinh trưởng bằng chế độ nước và phân bón : + Nếu mạ quá xấu: Vàng và còi cọc thì giữ ẩm và bón phân thúc. Hình 1.2. Tưới nước cho mạ sân + Nếu mạ quá tốt: Rút cạn nước, phơi khô 13
  14. ruộng. Biện pháp này áp dụng với mạ vụ mùa, vụ xuân gieo sớm gặp năm thời tiết ấm, cần phải hãm sinh trưởng của mạ lai. Đối với những loại mạ gieo theo phương thức mới, cần đặc biệt chú ý đến việc tới nước. Cần phải tưới đẫm, tưới tràn để rửa được nước chua. Tránh để nước đọng sẽ gây thối mầm, thối mạ vì gieo ở mật độ rất dày. Trong trường hợp chưa cấy kịp, cần để mạ lâu hơn, phải tưới nước phân bổ sung cho mạ. Mạ thường bị các loại sâu bệnh như: Sâu đục thân, sâu năn, bọ trĩ, bệnh von, bệnh tuyến trùng, bệnh tiêm lửa. Ngoài ra cần phòng chống mạ khỏi bị chết rét trong vụ xuân bằng biện pháp gieo đúng thời vụ, gieo mật độ dày, bón tro bếp, điều chỉnh nước. Mạ mùa cần phòng chống mạ già ống bằng cách cho ruộng thoát nước, gieo mạ thưa và cấy đúng tuổi, phải làm đất kỹ và lọc hạt giống cẩn thận trước khi gieo. Gieo mạ đúng mật độ, tránh để cỏ dại lấn át. Chế độ nước đúng cũng giúp cho việc phòng trừ cỏ dại. Người ta tiến hành loại bỏ cỏ dại vào lúc nhổ mạ và lúc cấy, đặc biệt loại trừ cỏ lồng vực, muốn vậy phải lưu ý đến đặc điểm sinh vật học của lá lúa và lá cỏ. Mạ đạt tiêu chuẩn là cứng cây, bộ rễ khoẻ, đủ số lá, chiều cao vừa phải, sạch sâu bệnh, sạch cỏ dại. Cấy mạ đúng tiêu chuẩn lúa sẽ nhanh hồi xanh, đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung có lợi cho năng suất sau này. Nếu gieo mạ vào vụ đông xuân ta cần: - Chống rét cho mạ bằng các biện pháp như che phủ ni lông, rắc tro bếp, hun khói cung cấp nhiệt gạt sương buổi sớm, đêm tháo nước vào ngày tháo nước đi .... - Tưới nước cho mạ: Thực hiện chế độ tưới rãnh để giữ ẩm mặt luống - Bón thúc cho mạ: Có thể bón thúc cho mạ khi đạt 3 lá thật - Mạ đạt tiêu chuẩn: Cứng cây, đanh dảnh, không bị sâu bệnh, đúng tuổi 1.3.2. Cấy a) Thời vụ - Lúa chiêm cấy tốt nhất vào cuối tháng 12 đầu tháng 1. - Lúa xuân sớm cấy tốt nhất là vào cuối tháng 1 đến ngày 5/2. - Lúa xuân chính vụ cấy tốt nhất từ ngày 5/2-20/2. - Lúa xuân muộn cấy từ ngày 20/2 – trước ngày 10/3. - Lúa mùa sớm cấy từ cuối tháng 6- đầu tháng 7. - Lúa mùa trung cấy từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 7. - Lúa mùa muộn (với giống có thời gian sinh trưởng trên 165 ngày), cấy từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Với các giống cảm quang cấy kết thúc trước ngày 20/8 b) Làm đất, bón lót phân 14
  15. * Làm đất: - Làm ải: Thường được làm trong vụ đông không gieo trồng các loại cây khác. - Cày ải: Cày khi đất còn đủ ẩm để tạo ra tầng đất theo đường cày, cày luống rộng 1- 1,2 m phơi ải khoảng 10 ngày. - Đổ ải: Khoảng 10 - 15 ngày trước cấy cho nước vào ngập luống, ngâm 2-3 ngày cho ải vỡ vụn rồi bừa ngả. - Làm dầm: Những nơi không chủ động tưới tiêu, nếu tháo cạn nước để làm ải sẽ không có nước để cấy lúa. Trong trường hợp này chỉ có thể áp dụng biện pháp làm dầm ruộng cấy. Quá trình làm dầm phải trải qua các khâu sau đây: - Ngả dầm: Bừa hoặc cuốc sâu ruộng để rạ được vùi vào bùn, ngâm nước cho rạ thối kỹ. - Bừa lại: khi rạ đã thối bừa lại cho rạ nát, vùi sâu vào đất và ruộng nhuyễn bùn. - Thau chua, rửa mặn, xổ phèn: + Những vùng bị nhiễm chua, sau khi bừa ngả để lắng trong rồi tháo kiệt ra kênh, sông, sau đó cho nước phù sa vào bừa thật nhuyễn. + Đất chuyên lúa là những chân đất trũng khó thoát nước làm 2-3 vụ/năm. Loại đất này thường làm dầm, nếu có điều kiện thì làm ải, cần phải làm sớm để dầm ngấu, ải nỏ. + Trường hợp đang phơi ải gặp phải mưa lớn thì chuyển ngay sang giữ nước làm dầm. + Đất luân canh lúa mầu là những chân cao thường cấy vụ mùa, làm mầu vụ xuân, đất này không phơi ải mà cần làm dầm để trừ cỏ dại. - Một số vấn đề cần chú ý về ruộng cấy: + Ruộng cấy cần được củng cố bờ để giữ nước và phát, dọn cỏ bờ sạch sẽ (làm đất có thể dùng bằng máy hoặc gia súc). + Đối với đất thịt nặng: Thành phần cơ giới chủ yếu là sét nên giảm lần cầy, tăng lần bừa (chỉ cầy 1-2 lần). + Đối với đất cát: Nên giảm lần bừa, tăng lần cầy vì thành phần cơ giới là cát, bừa nhiều tạo sóng cát trên bề mặt, nếu tầng canh tác quá nông thì mỗi lần cày nên cày sâu thêm xuống tầng đế cầy để tăng thêm độ xốp cho đất. + Đất thịt nhẹ pha cát: Là đất thích hợp cho sinh trưởng của cây lúa nhất, nên cày 2-3 lần, bừa 2-3 lần (gồm cày vỡ, lật úp gốc rạ), cày ngả nhằm đảo đất; cày cấy nhằm làm đất nhỏ, nhuyễn, dễ cấy. + Độ cày sâu nên cày hết tầng canh tác từ 10-15cm, không cày phá vỡ tầng đế cày vì như vậy sẽ như chiếc nồi thủng đáy. Các lần cày giáp nhau nên cày vuông góc với nhau để tránh bị lỏi. * Bón phân - Tổng lượng phân bón/ha là: 10-15 tấn phân hữu cơ, 100-140kg N, 80-120kg P2O5, 50-60kg K2O. 15
  16. - Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, khi cày lần 3. Bón 30% đạm và 30% kali trước khi bừa cấy. - Lưu ý: lượng phân thương phẩm cần bón tùy thuộc vào đất và giống khác nhau. Ví dụ lượng phân bón cho lúa thuần Séng cù Lào Cai như sau: 300-350 phân chuồng, 15-20kg phân lân supe, 6-8kg đạm urê, 4-6kg kali. Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 40% Đạm urê + 30% kg Kali + Bón thúc lần 1 (Sau khi cấy 7 ngày) 40% Đạm urê + 40% kg Kali + Bón thúc lần 2 ( Bón đón đòng) : Bón 20% Đạm urê + 30% kg Kali c) Tiêu chuẩn cây mạ đem cấy * Tuổi mạ: Tuổi mạ ở vụ xuân và vụ mùa được tính khác nhau. - Ở Vụ xuân, tuổi mạ được tính theo lá vì vụ xuân nhiệt độ ngày thay đổi thất thường. Tuổi mạ được tính bằng 35% số lá trên thân chính để vẫn còn mắt đẻ và đỡ bị dập nát khi nhổ cấy. + Mạ xuân chính vụ: Từ 5,5-6 lá. + Mạ nền: Từ 2,5-3 lá. - Ở vụ mùa, tuổi mạ được tính theo ngày. Công thức: Tuổi mạ = (n-1) x 7 ngày (trong đó n là thời gian sinh trưởng tính bằng tháng). - Tuổi cụ thể: Mạ mùa: Từ 35-40 ngày, mạ hè thu: Từ 18-20 ngày. - VD: giống lúa có thời gian sinh trưởng 120 ngày thì n = 4 và tuổi mạ = 21 ngày. * Hình thái cây mạ: Cứng cây, đanh dảnh màu xanh vàng, không bị ống, không sâu bệnh. d) Mật độ - Mật độ cấy có liên quan đến quá trình hình thành số bông lúa. Để xác định mật độ cần dựa vào các yếu tố sau đây: + Yếu tố thời vụ: Vụ mùa cây mạ sinh trưởng nhanh do điều kiện khí hậu thuận lợi nên cấy thưa hơn vụ xuân. + Yếu tố giống: Giống đẻ nhánh kém cấy dày hơn so với giống to bông hoặc đẻ nhánh khoẻ; Giống có thời gian sinh trưởng ngắn cấy dày hơn giống có thời gian sinh trưởng dài. + Đất xấu cấy dày hơn đất tốt; mạ già cấy dày hơn non. - Mật độ cấy được xác định bằng số dảnh cơ bản trên đơn vị diện tích. + Lúa chiêm cao cấy với mật độ từ 30 - 35 khóm/m2, 4 - 6 dảnh/khóm. + Lúa xuân thấp cây cấy với mật độ từ 40 - 45 khóm/m2, 4 - 6 dảnh/khóm, nếu cây mạ gieo trên nền đất cứng thì cấy thưa hơn. + Lúa mùa cao cây cấy với mật độ từ 30 - 35 khóm/m2, 4 - 6 dảnh/khóm. 16
  17. + Lúa mùa thấp cây cấy với mật độ từ 30 - 35 khóm/m2, 3 - 5 dảnh/khóm, riêng mạ non từ 2,5 - 3 lá cấy ở mật độ thưa 30 khóm/m2 e) Kỹ thuật cấy - Nếu cấy chưa quen thì chăng dây xác định khoảng cách hàng lúa, cấy thành thạo thì không cần dây xác định hàng lối. - Tay không thuận cầm mạ, tay thuận cấy. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, gốc lúa không ngập sâu trong bùn điều kiện cho nhánh sinh trưởng thuận lợi. - Di chuyển giật lùi trong khi cấy. Hình 1.3. Cấy ngửa tay 1.4. CHĂM SÓC LÚA 1.4.1. Điều tiết nước - Giai đoạn sau cấy: Giữ nước 4-5 cm đến khi lúa bén rễ hồi xanh. - Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh để nước 2-3cm, để lúa đẻ nhánh khoẻ. Có thể rút hết nước trong 4-5 ngày sau đó lại cho nước 5-6cm. - Giai đoạn sau khi lúa đẻ nhánh: Nên giữ nước ở mức 6-10cm. Không nên để ruộng khô vì cỏ sẽ mọc. Mức nước cao có tác dụng hạn chế cây lúa đẻ nhánh vô hiệu. 1.4.2. Làm cỏ sục bùn, bón phân a) Làm cỏ sục bùn * Ý nghĩa: Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt trừ cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, đất lúa thông thoáng, giải phóng khí độc, làm đứt rễ già, kích thích ra rễ mới. * Biện pháp kỹ thuật: Làm cỏ đợt một khi lúa bén rễ hồi xanh từ 9-12 ngày sau cấy. Trước khi làm cỏ nên rút bớt nước (khoảng 2-3 cm) để dễ làm cỏ và tránh mất phân. Lần này kết hợp với bón phân thúc đẻ nhánh, cần bón phân trước sau đó mới dùng cào làm cỏ để vùi phân. Các đợt làm cỏ sau cách đợt trước từ 12-15 ngày, làm cỏ 1-3 lần tuỳ thuộc vào chất lượng cỏ trong ruộng. Khi lúa làm đòng thì kết thúc làm cỏ. (Yêu cầu: diệt cỏ dại, đưa phân xuống sâu, không ảnh hưởng đến rễ lúa). Đẩy cào cỏ cải tiến dọc theo khoảng cách giữa 2 hàng lúa, vừa đẩy vừa sục bùn, vơ cỏ đặt lên bờ. b) Bón phân cho lúa 17
  18. * Bón phân cho lúa Xuân: Tổng lượng phân bón/ha là: 10-15 tấn phân hữu cơ, 100- 140kg N, 80-120kg P2O5, 50-60kg K2O. - Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, khi cày lần 3. Bón 30% đạm và 30% kali trước khi bừa cấy. - Bón thúc chia làm 2 đợt: + Đợt 1: Lúc lúa bén rễ hồi xanh bón 50% đạm kết hợp làm cỏ sục bùn. + Đợt 2: Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng (trước khi trỗ 25-30 ngày), bón 70% kali và 20% đạm. * Bón phân cho lúa mùa: Tổng lượng phân bón/ha là: 10-15 tấn phân hữu cơ; 80- 120kg N; 60-80kg P2O5; 50-60kg K2O. - Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, khi cày lần 3. Bón 30 - 35% đạm và kali trước khi bừa cấy. - Bón thúc chia làm 2 đợt: + Đợt 1: Vào lúc lúa bén rễ hồi xanh bón 50% đạm và 30% kali kết hợp với làm cỏ sục bùn. + Đợt 2: Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng (trước khi trỗ 25-30 ngày), bón 40% kali và 20% đạm. 1.4.3. Phòng trừ sâu bệnh hại Trong khi phòng trừ sâu bệnh hại ta cần chú ý các loại sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, bọ xít, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh và kịp thời phòng trừ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. * Các loại sâu bệnh thường gặp: - Sâu đục thân: Dùng Padan 10g (khoảng 1 thìa cà phê) pha với 1 bình nước (8-10 lít), và phun 2 - 3 bình cho 1 sào Hình 1.4. Bướm 2 chấm và sâu đục thân lúa 18
  19. - Sâu cuốn lá: Dùng Ofatox liều lượng từ 10-20 ml (khoảng 1-2 lọ Pelicilin) pha 1 bình (8-10 lít) và phun 2 bình cho một sào Hình 1.5. Sâu cuốn lá lúa - Rầy: Dùng Trebon 10ml (khoảng 1 lọ Pelicilin) pha 1 bình (8-10 lít) và phun 3 bình cho một sào, hoặc Bassa 50EC từ 20 - 25 ml (khoảng 02 lọ Pelicilin) pha 1 bình (8-10 lít) và phun 3 bình cho một sào. Hình 1.6. Rầy nâu hại lúa - Bệnh khô vằn: Dùng 20 - 22 ml thuốc Validacin (khoảng 2 lọ Pelicilin) pha 1 bình (10 lít) và phun 3 bình cho một sào. - Bệnh bạc lá: Phải sử dụng cân đối các loại phân NPK để phòng bệnh : Khi bị bệnh bạc lá thì không được bón đạm và dùng Starner 20WP phun 13 - 15g (khoảng 1 thìa cà phê đầy pha vào một bình nước và phun 3 bình cho 1 sào). 19
  20. Hình 1.7. bệnh bạc lá lúa 1.5. Thu hoạch, bảo quản sản phẩm 1.5.1. Thu hoạch - Cần thu hoạch đúng độ chín để đảm bảo năng suất và phẩm chất của gạo. - Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch lúa. Có thể dùng máy hoặc dùng liềm để gặt. Gặt đến đâu hết đến đó, không để sót bông, rụng hạt ngoài đồng. Nếu là lúa mùa thì để chín kỹ hơn vụ xuân (lúa đã hoàn toàn chuyển sang màu vàng. - Đối với lúa lai, thời gian để kết hạt và chín kéo dài hơn so với các giống lúa truyền thống. Do đó nên thu hoạch lúa lai muộn một vài ngày trong trường hợp gieo và cấy luân phiên không gặp trở ngại và không bị kết hạt muộn. 1.5.2. Bảo quản sản phẩm - Hạt lúa khi bảo quản phải có độ ẩm nhỏ hơn 13%, hạt đã được làm sạch (loại bỏ hết lép lửng), bảo quản trong hòm gỗ hoặc trong chum vại. - Có thể bảo quản trong kho, trong nhà (bảo quản thoáng) thóc được đựng trong bao xếp thành hàng trong nhà kho, giữa các hàng có để khoảng cách để tiện đi lại kiểm tra, kho phải được xử lí chống mối mọt. - Bảo quản thóc trong Silo (thùng Inox). CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày giá trị kinh tế, yêu cầu sinh thái của cây lúa 2. Sự sinh trưởng phát triển của cây lúa có thể phân chia thành những giai đoạn, thời kỳ nào? Dựa vào các thời kỳ này, anh chị hãy đề xuất biện pháp chăm sóc nhằm nâng cao năng suất cây lúa? 3. Có những phương pháp làm mạ nào? Trình bày kỹ thuật làm mạ dược và mạ nền? 4. Trình bày kỹ thuật cấy lúa ngoài ruộng cấy? 5. Địa phương anh (chị) hiện đang trồng những giống lúa nào? Tại sao lại trồng giống lúa đó? Nêu kỹ thuật trồng lúa đang được áp dụng tại địa phương? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2