Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" bao gồm các bài sau: Bài 1: Môi trường sức khỏe; Bài 2: Nước sạch; Bài 3: Xử lí chất thải; Bài 4: Phòng và diệt các côn trùng truyền bệnh; Bài 5: Vệ sinh cá nhân; Bài 6: Vệ sinh trường học; Bài 7: Vệ sinh bệnh viện - trạm y tế; Bài 8: Phòng dịch, bao vây, dập tắt một vụ dịch tại cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH TÊN MODUN:VỆ SINH PHÒNG BỆNH NGÀNH:Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 Lưu Hành Nội Bộ
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính chất lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếulành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu Vệ sinh phòng bệnh được biên soạn dựa chương trình giáo dục nghề nghiệp của Bộ Y tế, trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Tài liệu soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; Cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn của Việt Nam tài liệu có cấu trúc gồm 2 phần: Vệ sinh phòng bệnh bám sát theo chương trình giáo dục với những nội dung hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế tài liệu là tiền đề để các học viên trường Cao đẳng Y tế Cà Mau có thể áp dụng phương pháp dạy – học tíchcực. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp . Thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình Y đức dành riêng cho người học trình độ Y sỹ. Nội dung giáo trình bao gồm các bài sau: Bài1:Môi trường sức khỏe Bài 2:Nước sạch Bài 3:Xử líchất thải Bài 4: Phòng và diệt các côn trùngtruyềnbệnh Bài 5:Vệ sinh cá nhân Bài 6: Vệ sinhtrườnghọc Bài 7. Vệ sinh bệnh viện - trạm y tế Bài 8. Phòng dịch, bao vây, dập tắt một vụ dịch tạicộngđồng Bộ môn Y học Dự phòng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Y và tất cả các thành viên hội đồng đã tạo điều kiện hoặc góp phần để giáo trình sớm đến tay bạn đọc. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình biên soạn chắc chắn về nội dung và hình thức sẽ không thể hoàn hảo và đầy đủ như mong muốn. Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho giáo trình của các đồng nghiệp và bạn đọc. Cà Mau, ngày tháng năm 202 Tham gia biên soạn ` Chủ biên. Nguyễn Hồng Quân 3
- MỤC LỤC 1. Lời nói đầu Trang 2 2. Mục lục 3 3. Giáo trình mô đun 4 4. Bài1:Môi trường sức khỏe 11 5. Bài 2:Nước sạch 15 6. Bài 3:Xử líchất thải 17 7. Bài 4: Phòng và diệt các côn trùngtruyềnbệnh 25 8. Bài 5:Vệ sinh cá nhân 31 9. Bài 6: Vệ sinhtrườnghọc 38 10. Bài 7. Vệ sinh bệnh viện - trạm y tế 45 11. Bài 8. Phòng dịch, bao vây, dập tắt một vụ dịch tạicộngđồng 55 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1.Tên môn học: VỆ SINH PHÒNG BỆNH 2.Mã môn học: KY03028 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí:Giáo trình dành cho người học trình độ trung cấp tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2.Tính chất: Là môn bệnh học trong nội dung chương trình đào tạo của nghề y sỹ trung cấp. 3.3.Ý nghĩa và vai trò: Là môn học cơ sở học sinh nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản về dinh dưỡng cũng như giá trị của các chất dinh dưỡng, vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn, tiết chế dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cộng đồng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1.Về kiến thức: A1.Trình bày được vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng của thực phẩm. A2. Liệt kê được những yêu cầu về dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng. A3.Liệt kê được một số thực phẩm nên dùng và không nên dùng trong một số bệnh. A4.Liệt kê được nhu cầu năng lượng, nhu cầu các chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú. 4.2Về kỹ năng: B1.Xác định được giá trị về mặt cung cấp các chất dinh dưỡng của thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật. B2. Nhận biết và phát hiện được các bệnh thiếu dinh dưỡng. B3. Đánh giá được tình trạng dinh dưỡng dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc. 4.3.. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1.. Nhận thức tầm quan trọng của chế độ ăn dinh dưỡng C2. Thực hành nghề nhiệp theo pháp luật, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. C3. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 5.Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học TÊN SỐ TIẾT TT BÀI GIẢNG Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 5
- 1. Môi trường 4 4 0 0 sức khỏe 2. Nước sạch 2 2 0 0 Xử líchất 3. thải 4 4 0 0 Phòng và diệt các côn 4. trùngtruyềnb 4 4 0 1 ệnh Vệ sinh cá 5. nhân 4 4 0 0 Vệ 6. sinhtrườnghọ 4 4 0 0 c Vệ sinh bệnh 7. viện - trạm y 4 4 0 0 tế Phòng dịch, bao vây, dập 8. tắt một vụ 4 4 0 1 dịch tạicộngđồng TỔNG 30 30 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác:Người học tìm hiểu thực tế bệnh viện nơi tham gia thực tập, thực tế. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: 6
- Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra SSố Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 1 Sau 25 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 30 giờ học B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng Y sỹ trung cấp 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. 7
- * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bệnh viện Bạch Mai(2012), Tư vấn dinh dưỡng cho người trưởng thành.Nhà xuất bản Y học. 2. Bộ môn dinh dưỡng – An toàn thực phẩm,Trường Đại học y Hà Nội (2008),Dinh dưỡng học.Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế(2006),Cẩm nang dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 4. Bộ Y tế.Hướng dẫn chế ăn bệnh viện. Nhà xuất bản Y học2007. 5. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (2012). Nhà xuất bản Y học. 6. Lê Thị Hợp.Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 2012 7. Hướng dẫn quản lý suy dinh dưỡng nặng cấp viện của WHO 2013 8. Bộ Y tế,Viện dinh dưỡng (2000),Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 8
- CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu bức tranh tổng quan về môi trường và sức khỏe để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Nêu được định nghĩa về môi trường và sứckhỏe. - Trình bày được phân loại môitrường. - Trình bày được tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe con người và biện pháp đềphòng. -Trình bày được tác động của môi trường nước đến sức khỏe con người và nêu được các biện pháp đề phòng. Về kỹ năng: - Phân tích được những tác động của môi trường và sức khỏe với con người . Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của môi trường và sức khỏe trong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 9
- - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Đạicương - Nguyên lý của sinh thái học hiện đại là mối tương quan qua lại giữa con người và môi trường. - Một cá thể, một quần thể đều sống trong môi trường đặc trưng của mình; không có môi trường thì sinh vật không thể tồn tạiđược. - Khi môi trường thích hợp thì sinh vật sẽ sống ổn định và phát triển, nhưng khi môi trườngbịsuythoáithìsinhvậtcũngbịsuygiảmvềsốlượngvàchấtlượng. 2. Môitrường - Định nghĩa: Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh một người hoặc một nhóm người và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người (ví dụ, các yếu tố vật lý, hóa học, sinhhọc…). 3. Sứckhỏe Sức khỏe là tình trạng thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnhtật. 4. Ảnh hưởng của môi trường đến sứckhỏe 10
- Khi môi trường trong sạch, thì sức khỏe con người cũng được duy trì và phát triển; khi môi trường bắt đầu có sự ô nhiễm, suy thoái hay hủy hoại thì bắt đầu có những tác động xấu đến sức khỏe conngười. 4.1 Ô nhiễm môitrường - Tác động của môi trường tới sức khỏe: + Tác động trực tiếp: Một số yếu tố có nguy cơ tác động trực tiếp tới các cơ quan: mắt, tai, da và niêm mạc như: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, độ ẩm, chất phóng xạ… + Tác động gián tiếp: Một số yếu tố có nguy cơ tác động vào cơ thể con người qua một môi trường trung gian như: không khí, đất, nước,… Hình 1.1. Tác độngtrựctiếp Hình 1.2. Tác động giántiếp 4.2 Tác động của ô nhiễm môi trường không khí tới sứckhỏe 4.2.1 Địnhnghĩa “ Ô nhiễm môi trường không khí là trong không khí có mặt một hay nhiều chất lạ, hoặc có một sự biến đổi trong thành phần không khí gây ra những tác động có hại cho người và sinh vật”. 4.2.2 Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường khôngkhí - Bụi, khói từ các khu vực nhà máy, hầm lò, công trường xây dựng, các phương tiện giaothông. - Các loại sinh vật từ các bãi rác, xác súcvật. - Các loại hóa chất, hơi khí độc từ nhà máy (nhà máy giấy, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu, nhà máy đường…) như: SO2, H2S, NH3, CO, CO2… thải vào khôngkhí. 4.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sứckhỏe Con người tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm, tùy theo mức độ và thời gian tiếp xúc với các yếu tố đó mà con người có thể mắc phải một số bệnh như: ung thư phổi, viêm phế quản mạn tính, hen, bệnh ở mặt, mũi (viêm mũi)… 4.2.4 Một số biện pháp chính bảo vệ môi trường khôngkhí - Quyhoạchđôthịvàbốtrícáckhucôngnghiệpphảiđượctínhtoán,dựbáotác động của các khu vực đó trong tương lai để không gây ô nhiễm cho môi trường chung. - Sử dụng hệ thống cây xanh để bảo vệ môi trường không khí: Các khu rừng, khu công viên ở trong, xung quanh thành phố và ở các khu công nghiệp là những “lá phổi” của 11
- thành phố, vì cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn tiếngồn… - Kiểm soát và xử lý các nguồn chất thải từ các khu vực đô thị, khu công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí tại chỗ và khu vực xungquanh. 4.3 Tác động của ô nhiễm môi trường nước đến sứckhỏe 4.3.1 Địnhnghĩa “Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác với trạng thái ban đầu khi chưa bị ô nhiễm. Đó là sự biến đổi về lý tính, hóa tính và vi sinh vật, làm cho nước trở nên độchại”. 4.3.2 Các yếu tố gây ô nhiễm môi trườngnước - Các chất thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của người dân như: nước thải sinh hoạt (nước tắm rửa, giặt giũ) từ các khu dân cư, khu vực công cộng, hệ thống hố tiêu… Nếu những chất thải này không được xử lý, làm sạch trước khi đổ vào hệ thống nước chung (sông,hồ…). - Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp… (đặc biệt là những nhà máy đường, nhà máy giấy, nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu…). Vì nwhugnx nhà máy này đào thải ra nhiểu chất độc hại như các khí SO2, H2S, SO3, NH3, Acseenic,Mangan… - Các chất thải từ các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám bệnh chứa nhiều vi khuẩn và virut gây bệnh như: vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, virut viêm gan, bạiliệt… 4.3.3 Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trườngnước - Làm sạch các nguồn nước bề mặt và nước ngầm: Vì những nguồn nước này cung cấp nước hằng ngày cho conngười. - Những nguồn nước ngầm cung cấp nước cho nhà máy nước phải được bảo vệ chặt chẽ như: không được có nhà dân, có các vườn rau xanh bón các loai phân, không có các chuồng gia súc… ở trong khu vực nhàmáy. 4.4 Tác động của ô nhiễm môi trường đất đến sứckhỏe 4.4.1 Các yếu tố gây ô nhiễmđất - Các chất thải bỏ trong sinh hoạt từ phạm vi gia đình đến các khu dân cư đô thị,… - Chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thácmỏ… - Chất thải bao gồm nước: phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước tắm rửa, giặt giũ… do đó trong thành phần chức nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nhiều khí thối (H 2S, CH4,NH3…). 12
- - Các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ xâm nhập, ứ đọng trong đất và tích tụ và các cây trồng như cà rốt, củ cải… Một số hóa chất ngầm xâm nhập vào nguồn nước uống gây ônhiễm. - Các chất thải trong quá trình sản xuất từ các nguồn nước thải ở các khu công nghiệp, nhà máy hoặc trong không khí lắng đọng và trong đất làm cho hàm lượng các chất hóa học như Fe, Cu, Hg, Mn… cao hơn tiêu chuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe conngười. 4.4.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới sứckhỏe - Nhiều bệnh ở đường tiêu hóa do ô nhiễm môi trường đất gây ra như: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan, bại liệt… Các bệnh nhiễm ký sinh trung như giun,sán… - Nhiều loại côn trùng trung gian như ruồi, muỗi, chuột, dán… sinh sản và phát triển từ đất, chúng có khả năng truyền bệnh cho conngười. 4.4.3 Một số biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trườngđất - Chế biến các chất thải đặc và lỏng của người và động vật thành phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Muốn thực hiện được biện phát này thật tốt thì ở các vùng nông thông phải xây dựng loại hố tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ đúng tiêu chuẩn quy định, hoặc các loại hố tiêu khác tùy theo vùng địa lý như: hố tiêu thấm dội nước, hố tiêu chìm, hố tiêubiôga… - Ở các khu đô thị thì xây dựng hố tiêu tựhoại. - Có hệ thống cống dẫn các loại nước thải chảy vào hệ thống cốngchung. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: Môi trương và sức khỏe, đại cương môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Nêu định nghĩa về môi trường, sứckhỏe. 2. Nêu tên hai loại môitrường. 3. Bổ sung các ý vào sơ đồ sau cho đầyđủ. Tác độngtrựctiếp Tác động giántiếp 4. Trình bày bốn biện pháp chính để bảo vệ môi trường khôngkhí. a).................................................................................................................................. b) ................................................................................................................................. 13
- c)................................................................................................................................... d) ................................................................................................................................. 5. Kể tên các yếu tố gây ô nhiễm môi trườngnước. 14
- CHƯƠNG 2: NƯỚC SẠCH VÀ XỬ LÝ NƯỚC GIỚI THIỆUCHƯƠNG 2 Chương 2 là chương giới thiệu bức tranh tổng quan về nước sạch và xử lý nước để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo. MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được vai trò quan trọng của nước sạch đối với sức khoẻ con người. Nêu đầy đủ các tiêu chuẩn vật lý và hoá học cho một nguồn nước sạch. - Trình bày được tiêu chuẩn vi sinh vật của nguồn nước sạch. Kể tên các nguồn nước trong thiên nhiên. - Trình bày được các hình thức cung cấp nước chủ yếu ở các vùng địa chất. Đưa ra được các biện pháp làm sạch nước khi bị nhiễm bẩn. Về kỹ năng: - Phân tích được những tác động của nước sạch và xử lý nước với con người . Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nước sạch và xử lý nước trong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. 15
- - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Đạicương Không khí, nước và thực phẩm rất cần thiết cho sự sống của con người và các sinh vật. Cung cấp nước đầy đủ về số lượng và chất lượng là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khoẻ của conngười. 2. Vai trò của nướcsạch 2.1. Nước là một thành phần quan trọng trong cơthể Nước chiếm khoảng 63% trọng lượng toàn cơ thể, riêng trong huyết tương và phủ tạng có tỷ lệ caohơn. 16
- Nước tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải trong điều hoà thânnhiệt. Nước là một nguồn cung cấp cho cơ thể những nguyên tố cần thiết như: iod, flo, mangan, kẽm, sắt... để duy trì sựsống. 2.2. Nước rất cần thiết cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng và các yêu cầu của sảnxuất. 2.3. Trung bình mỗi ngày, một người cần từ 1,5 lít đến 2,5 lít nước để uống. Khát nước là dấu hiệu đầu tiên của cơ thể bị thiếunước. 3. Tiêu chuẩn một nguồn nướcsạch Một nguồn nước được gọi là sạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh sau đây 3.1. Tiêu chuẩn về sốlượng Số lượng nước cung cấp phải đủ để đảm bảo cho nhu cầu ăn, uống, vệ sinh cá nhân... cho một người trong một ngày. Ở nước ta hiện nay quy định về số lượng cho một người dùng trong 1 ngày đêm như sau: - Ở các thành phố và thị xã: 100lít - Ởthịtrấn: 40lít - Ởnôngthôn: 20lít 3.2. Tiêu chuẩn về chấtlượng 3.2.1. Tiêu chuẩn về lýtính - Nguồnnướcphảitrong.Khinướcbịđụccónghĩalànguồnnướcđãbịnhiễmbùn, đất... và có dấu hiệu nhiễm bẩn. - Màu: nguồn nước sạch phải không có màu rõ rệt khi nhìn bằng mắtthường. - Mùi, vị: nguồn nước uống không được có mùi, vịlạ. 3.2.2. Tiêu chuẩn về hoátính Chất hữu cơ, có 2 loại chất hữu cơ: Chất hữu cơ động vật và chất hữu cơ thực vật. Tiêu chuẩn chất hữu cơ thực vật từ 2 - 4 mg O 2/lít nước, khi vượt quá tiêu chuẩn này tức là nguồn nước đó đã bị nhiễm bẩn. Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm. 3.2.3. Các chất dẫn xuất của Nitơ gồm: Amôniac (NH3), Nitrit (NO2) và Nitrat(NO3). 17
- Amôniac (NH3) là chất phân giải đầu tiên của chất hữu cơ. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1,5 mg/lítnước. Nitrit (NO2) do quá trình ôxy hoá của chất đạm hữu cơ biến thành NO2. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 3,0 mg/lítnước. Nitrat (NO3) do chất NO2 bị ôxy hoá thành, NO3 là sản phẩm cuối cùng của chất hữu cơ trong quá trình phânhuỷ. 3.2.4. MuốiClorua Tiêu chuẩn cho phép 250 mg/lít nước. Riêng ở các vùng ven biển, nồng độ muối có thể cao hơn (400 - 500 mg/lít nước). 3.2.5. Sắt(Fe) Sắt là một trong các chỉ số có ý nghĩa về mặt sinh hoạt. Khi lượng sắt hoà tan hoặc không hoà tan ở trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ làm cho nước có màu vàng và có vị tanh mùi sắt. Tắm bị ngứa khó chịu. Tiêu chuẩn cho phép là 0,3 - 0,5 mg/lít nước. 3.2.6. Độcứng Nước cứng là nước có nhiều muối Ca ++ và Mg++, độ cứng của nước cao có ảnh hưởng tới sinh hoạt... Tiêu chuẩn từ 4 - 8 độ Đức là nước tốt. Nước có độ cứng từ 12 - 18 độ Đức là nước khá cứng. 3.3. Tiêu chuẩn vi sinhvật Nguồn nước sạch phải là nguồn nước không được có các loại vi khuẩn gây bệnh và các vi khuẩn khác. Có 3 loại vi khuẩn biểu hiện sự nhiễm phân người trong nước, đó là: Vi khuẩn Escherichia Coli(E.Coli). Vi khuẩn yếm khí có nha bào: ClostridiumPerfringens. Thực khuẩnthể. Khi có mặt của E.Coli trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó mới bị nhiễm phân người. Khi có mặt của Clostridium Perfringens trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó bị nhiễm phân từ lâu ngày. 18
- Khi có mặt của thực khuẩn thể gây bệnh ở trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó đang có mặt loại vi khuẩn gây bệnh tương ứng với thực khuẩn thể đã tìm thấy. Tiêu chuẩn vệ sinh: Colititre là thể tích nước nhỏ nhất chứa 1 E.Coli (Colititre =333). Coli index là số lượng E.Coli có trong 1 lít nước (Coli index =3). 3.4. Các vi yếutố Có một số vi yếu tố ở trong nước có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, nếu hàm lượng các vi yếu tố này thừa hoặc thiếu đều có khả năng gây bệnh cho người. Ví dụ: iod, flo. 3.5. Các chất độc trongnước Acsenic, chì, đồng không được có trong nước sạch. 4. Các nguồn nước trong thiênnhiên Hình 3.1. Các nguồn nước ngầm trong thiên nhiên 4.1. Nướcmưa Do hơi nước ở trên mặt đất, mặt biển, sông, hồ, ao bốc lên không trung gặp gió và lạnh tụ lại thành mưa. 4.2. Nước bềmặt Gồm các loại nước biển, nước sông, suối, hồ, đầm, ao. 4.3. Nướcngầm Nước ngầm được hình thành do lượng nước mưa ngấm xuống mặt đất. Có hai loại nước ngầm: nước ngầm nông và nước ngầmsâu. 19
- 5. Các thình thức cung cấp nước ở cácvùng Hình 3.2. Sơ đồ giếng xây khẩu 5.1. Ở vùng nông thôn đồngbằng 5.1.1. Bể chứa nướcmưa Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng không có hoặc thiếu nước ngầm, nước lợ, nước ngầm có nhiều sắt, vùng ven biển... 5.1.2. Nước giếngkhơi Thường gặp loại giếng khơi để lấy nước ngầm nông. Giếng khơi thường có đường kính từ 0,8 - 1,2m. Chiều sâu của giếng từ 4 - 7m, có nơi từ 8 - 9m. Giếng phải có sân rộng từ 1,2 - 1,5m được láng xi măng, thành giếng cao 0,8 - 0,9m, ở xa các chuồng gia súc và hố tiêu trên 10m. 5.1.3. Giếng hàolọc Ở những vùng có cấu tạo địa chất không có mạch nước ngầm người ta phải lấy nước bề mặt từ nước ao, đầm, hồ... cho ngấm vào một giếng giả qua một hệ thống hào lọc chứa cát sạch. Tuỳ theo từng vị trí của các nguồn nước bề mặt mà chiều dài của hào khác nhau. Có hai loại giếng hào lọc: Giếng hào lọc đáy hở dùng cho các vùng đồngbằng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vi sinh y học - ThS.BSCKII. Trần Văn Hưng, ThS.BS. Nguyễn Thị Đoan Trinh
152 p | 323 | 100
-
Giáo trình vệ sinh phòng bệnh
108 p | 538 | 81
-
Giáo trình vệ sinh và phòng bệnh
108 p | 258 | 72
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em - ĐH Phạm Văn Đồng (Học phần 1)
72 p | 105 | 20
-
Giáo trình Vi sinh-ký sinh trùng (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
250 p | 24 | 11
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh - BS. CKI. Nguyễn Năng Minh
63 p | 24 | 5
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
127 p | 11 | 4
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh-kỹ năng giao tiếp-giáo dục sức khỏe - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
155 p | 12 | 3
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh – Kỹ năng giao tiếp và Giáo dục sức khỏe (Ngành: Y sỹ, Y sỹ Y học cổ truyền - Trung cấp) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
121 p | 2 | 2
-
Giáo trình Vi sinh vật và ký sinh trùng (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
179 p | 3 | 2
-
Giáo trình Vi sinh - Ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ, Y học cổ truyền - Trung cấp) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
82 p | 2 | 1
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sĩ - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
72 p | 3 | 1
-
Giáo trình Ký sinh trùng (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
106 p | 2 | 1
-
Giáo trình Ký sinh trùng II (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
120 p | 2 | 1
-
Giáo trình Ký sinh trùng I (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
118 p | 3 | 1
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý - vệ sinh phòng bệnh trẻ em: Phần 1
192 p | 0 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu sinh lý - vệ sinh phòng bệnh trẻ em: Phần 2
141 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn