intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hai Cách Đơn Giản Để Ngừa Cúm

Chia sẻ: Bon_1 Bon_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm. Vì vậy, việc phòng cúm từ xa cần thực hiện đều đặn hàng ngày. Tăng cường kháng thể Trong cơ thể chúng ta có "đội quân" kháng bệnh cần được luyện tập và nuôi dưỡng. Nguồn nuôi quân không đâu xa, chủ yếu dựa vào dinh dưỡng. Cụ thể, mỗi ngày nên dùng một hũ sữa chua. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng do sữa mang lại, sữa chua còn chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hai Cách Đơn Giản Để Ngừa Cúm

  1. Hai Cách Đơn Giản Để Ngừa Cúm Người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và trẻ em là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm. Vì vậy, việc phòng cúm từ xa cần thực hiện đều đặn hàng ngày. Tăng cường kháng thể Trong cơ thể chúng ta có "đội quân" kháng bệnh cần được luyện tập và nuôi dưỡng. Nguồn nuôi quân không đâu xa, chủ yếu dựa vào dinh dưỡng. Cụ thể, mỗi ngày nên dùng một hũ sữa chua. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng do sữa mang lại, sữa chua còn chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, kích thích sự ngon miệng. Chú ý dùng các loại thực phẩm chứa nhiều sinh tố A như: cam, bưởi, khoai lang, đu đủ, rau xanh... Sinh tố A có công dụng giúp làn da khỏe, thiết lập hàng rào phòng bệnh. Song, giúp cơ thể ngừa cúm hữu hiệu nhất phải kể đến sinh tố C. Phải mất cả trăm năm, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học mới phát hiện vai trò
  2. của sinh tố C đối với cơ thể, như: yểm trợ chức năng giải độc của gan, là nguyên liệu "tăng lực" cho các "chiến sĩ” bạch cầu... Khi điều trị các trường hợp cảm sốt do nhiễm lạnh, BS thường kết hợp thuốc hạ sốt và sinh tố C, nhằm điều trị triệu chứng và cung cấp thêm "quân" cho kháng thể. Tuy nhiên, đối với cơ thể chưa nhiễm bệnh, chỉ cần ăn trái cây, rau quả chứa nhiều sinh tố C là đủ. Quan niệm cho rằng trái cây càng chua càng nhiều sinh tố C là không đúng. Sinh tố C có nhiều trong đu đủ, sơ ri, ớt, bắp cải, cà chua, kiwi... rồi mới đến "dòng họ” cam, chanh. Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe còn có các loại nấm rơm, linh chi, bào ngư... Nấm giúp dễ tiêu hóa vừa tăng cường miễn dịch. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng tăng cường nội lực, cần chú ý hướng dẫn phòng bệnh của ngành y tế: rửa tay (rửa kỹ dưới vòi nước bằng xà phòng trước khi vào phòng ngủ, bồng em bé...). Ở phòng thoáng khí, có ánh nắng càng tốt (hạn chế sử dụng máy lạnh). Sử dụng khẩu trang, không đi đến hoặc tiếp xúc với người ở vùng có dịch. Trong tủ thuốc, nên trang bị nước muối sinh lý để nhỏ mũi, súc họng... Đối với trẻ em, nên cho bú sữa mẹ để tăng cường kháng thể. Không cho trẻ đến những nơi tập trung đông người, chỉ cho dùng thức ăn, đồ uống ấm nóng vừa được pha chế. Tập cho bé thói quen rửa tay và đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm chân và ngực của bé.
  3. Ảnh minh họa. Món ăn - bài thuốc Nhiều người sợ thiếu thuốc trị cúm nên đã săn lùng, thủ sẵn thuốc Tamiflu ngừa cúm phòng khi mắc bệnh. Trong khi đó, Bộ Y tế đã khuyến cáo, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc kháng virus, chỉ nên mua thuốc khi được bác sĩ kê toa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo, không nên mua thuốc để điều trị hoặc phòng virus cúm A/H1N1. Việc dùng bừa bãi thuốc phòng cúm dễ làm cho virus kháng thuốc. Về điều trị cảm cúm, nước ta còn có nền y học cổ truyền, với những món ăn - bài thuốc từ cây cỏ dễ làm, không có tác dụng phụ, hiệu quả cao. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng thức ăn ấm nóng dễ tiêu, uống nước nóng, chanh nóng, chanh muối nóng, trà nóng chanh đường... Nếu bị nhiễm lạnh sau khi dầm mưa, hãy điều trị bằng "nội công ngoại kích": dùng một ly nước gừng nóng (pha nước nóng với gừng đập dập, thêm đường đủ ngọt).
  4. Ngâm chân vào nước nóng có pha tinh dầu khuynh diệp, sả hoặc oải hương (châm nước nóng thường xuyên để nước không bị nguội). Mùa cảm cúm, trong nhà nên có sẵn hành, tỏi, gừng, tiêu. Đây là những gia vị trong bếp nhưng lại là vị thuốc Đông y. Để trở thành thuốc, các gia vị này cần kết hợp với nguyên liệu khác mới phát huy hết "mười phần công lực". Ví dụ: trong tô cháo hành giải cảm, ngoài hành còn phải có tía tô, tiêu. Món cháo này ăn nóng và phải xuất mồ hôi mới đạt yêu cầu điều trị. Bát canh hành, gừng nấu với cá chép, cũng có công dụng giải hàn, phục hồi sức khỏe không thua gì cháo hành. Canh kinh giới, tía tô, bạc hà, rau tần ô, vài lát gừng, thịt bằm cũng giúp cơ thể xua "đuổi" cúm. Cuối cùng, phải kể đến tỏi - vị thuốc Đông y được nhiều nhà khoa học Tây y nghiên cứu, vì có nhiều công dụng đặc biệt phòng bệnh tim mạch, ung thư, tăng cường kháng thể. Hiện nay, có nhiều cách dùng tỏi, từ ăn sống đến ngâm giấm hoặc xào rau... Nhưng nếu sợ mùi tỏi, thì hãy dùng viên tỏi do các công ty dược trong nước sản xuất. Khi bị cảm cúm, người ta còn điều trị bằng cách xông hơi, đánh gió. Theo Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM, xông hơi với những lá thuốc: hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà... dùng thêm ly trà gừng, chanh nóng để bù nước sau khi xông rất tốt cho cơ thể trong cuộc chiến chống cảm
  5. cúm. Đánh gió phải được thực hiện bởi người có kiến thức huyệt mạch, nếu không sẽ lợi bất cập hại, nhất là đối với những người cao tuổi bị bệnh tim mạch, huyết áp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2