intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành trình chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Hành trình chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp trình bày đánh giá thực trạng hoạt động chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng; Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành trình chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp

  1. Hành trình chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp Nguyễn Thanh Phương Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 13/10/2023 Ngày nhận bản sửa: 25/10/2023 Ngày duyệt đăng: 27/10/2023 Tóm tắt: Sau 62 năm hình thành và phát triển, Học viện Ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới về định hướng phát triển trong bối cảnh nền kinh tế số, xã hội số thay đổi mạnh mẽ. Các thế mạnh của Học viện Ngân hàng như vị trí thuận tiện trong trung tâm Hà Nội, đào tạo đa ngành- trọng tâm ngành tài chính- ngân hàng, có bề dày trong đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng viên gắn bó, nhiệt huyết đã mang lại vị thế cho Trường như ngày nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của thời đại số, nhiều lợi thế có thể đã chạm ngưỡng và bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục, không còn nhiều dư địa cho việc phát triển: Khuôn viên của Trường có dấu hiệu quá tải, không gian thư viện trở nên chật hẹp, việc quản lý giảng đường, cơ sở vật chất có nhiều bất cập, nhu cầu trải nghiệm của Digital transformation journey at the Banking Academy of Vietnam- Current status and Solutions Abstract: After 62 years of formation and development, the Banking Academy of Vietnam (BAV) is facing new challenges in terms of development orientation in the context of a rapidly changing digital economy and digital society. The strengths of BAV in the past have been promoted and brought BAV’s position today as a convenient location in the center of Hanoi, a school affiliated with the banking industry, with a long history of training and a team of committed and enthusiastic lecturers. However, in the new context of the digital age, many advantages may have reached their limit and besides, many factors have revealed weaknesses that need to be overcome, leaving little room for development. BAV’s campus is always overloaded, library space is becoming more and more cramped, the management of lecture halls and facilities is becoming increasingly inadequate, the need for learner experience is increasing, especially for digital services, etc. Digital transformation (DT) is considered the key to help BAV overcome the above weaknesses, helping to increase effectiveness and efficiency in management and administration activities and improve competitiveness in the context of integration. This study was conducted with the goal of determining the current status and solutions to effectively implement DT activities at BAV in the period 2022-2025, vision 2030. Keywords: Digital transformation, Digital transformation journey, Digital space, Banking Academy of Vietnam Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.11.2597 Nguyen, Thanh Phuong Email: phuongnt@hvnh.edu.vn Bangking Academy of Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 258- Tháng 11. 2023 8 ISSN 1859 - 011X
  2. Chuyển đổi số trong trường đại học- Thực tế tại Học viện Ngân hàng người học ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với các dịch vụ số… Chuyển đổi số được coi là chìa khoá giúp Học viện Ngân hàng có thể khắc phục điểm yếu trên, giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành và nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Dựa trên phỏng vấn và khảo sát thực tế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn 2030. Từ khoá: Chuyển đổi số, Hành trình Chuyển đổi số, Không gian số, Học viện Ngân hàng 1. Giới thiệu qua ứng dụng công nghệ số. Từ đó các hình thức đào tạo trong giáo dục có thể Thế giới đang trong giai đoạn bắt đầu của triển khai linh hoạt hơn như: (1) đào tạo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một cuộc từ xa, (2) mô phỏng (simulation), (3) lớp cách mạng công nghệ mới, đặc biệt khác học đảo ngược (flipped classrooms), (4) với các cuộc cách mạng trước đây. Để cuộc trò chơi hóa (gamification), (5) tài nguyên cách mạng này thành công, không tụt hậu, giáo dục mở (OER) và (6) cá nhân hóa các nước phải thực hiện “Chuyển đổi số” (personalization); hình thức tương tác trực (Digital Transformation). Hiện nay, khái tiếp không phải là cách thức duy nhất, việc niệm về chuyển đổi số (CĐS) chưa có kết hợp các hình thức học tập trở thành một chuẩn hóa, nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn lâu dài cho học tập trong giáo dục có các khái niệm riêng của mình, nhưng nhằm đảm bảo đào tạo liên tục trong mọi trên một góc nhìn tổng quát thì CĐS là tình huống. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thống hỗ trợ hoạt động quản lý điều hành, thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất quản lý hoạt động khoa học công nghệ,… cả các khía cạnh của đời sống kinh tế- xã cũng nhận được nhiều sự quan tâm. hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm Tại Việt Nam, Văn kiện đại hội XIII của việc và liên hệ với nhau. Nhận thức được Đảng đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ tầm quan trọng của CĐS, hiện nhiều nước trọng tâm cần làm trong giai đoạn hiện nay đã xây dựng và triển khai các chiến lược/ là “Thực hiện Chuyển đổi số quốc gia toàn chương trình quốc gia về CĐS. Trong đó, diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã thực hiện hoạt động CĐS trong lĩnh vực hội số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành giáo dục luôn nhận được nhiều sự quan xây dựng chính phủ số” (Đảng Cộng sản tâm và đó cũng là nhu cầu tất yếu của tất Việt Nam, 2021); Chính phủ đã ban hành cả các nước (Youngs, 2021). Kinh nghiệm Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 quốc tế cho thấy, hoạt động CĐS trong lĩnh về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vực giáo dục đang tập trung vào nỗ lực hỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trợ cho hoạt động dạy (giảng viên) và học chỉ rõ tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ từng (sinh viên, học viên) trong thay đổi phương giai đoạn, tổ chức thực hiện hoạt động pháp dạy và học trực tiếp (offline) sang các CĐS của quốc gia- trong đó Giáo dục là hình thức học tập trực tuyến (online), pha một trong những lĩnh vực cần được ưu trộn (blended) và lai ghép (hybrid) thông tiên thực hiện CĐS (Thủ tướng Chính phủ, Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 9
  3. Chuyên trang: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 2020). Để thúc đẩy CĐS trong ngành giáo và khảo sát thực tế, bài viết này sẽ đánh giá dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo thực trạng năng lực CĐS tại HVNH qua 6 đã trình Chính phủ ban hành Đề án 131/ khía cạnh chính, và qua đó, chỉ ra các giải QĐ-TTg ngày 25/01/2022 về “Tăng cường pháp thúc đẩy CĐS tại HVNH giai đoạn ứng dụng Công nghệ thông tin và Chuyển 2022- 2025, tầm nhìn 2030. đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” 2. Phương pháp nghiên cứu (Thủ tướng Chính phủ, 2022). Ngay sau các đề án, quy định cụ thể của Nhà nước, Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, Chính phủ, ngành Giáo dục, hiện nhiều hoạt động điều tra- khảo sát được thực hiện trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước tại HVNH nhằm nắm bắt thực trạng trong đã bắt tay triển khai xây dựng đề án CĐS triển khai hoạt động CĐS. Phương pháp nhằm cụ thể hóa thành các định hướng, nghiên cứu định tính thông qua hoạt động mục tiêu, giải pháp cụ thể cần thực hiện phỏng vấn sâu với lãnh đạo nhà trường, cán trong từng giai đoạn phù hợp với đặc điểm bộ phụ trách các đơn vị (khoa, phòng ban), của từng trường. Dù gặp nhiều khó khăn các bộ phận (như hành chính, quản trị cơ trong nghiên cứu và triển khai (do đặc thù, sở vật chất, công tác sinh viên), các chuyên nguồn lực, quan điểm, mục tiêu,… ở mỗi gia công nghệ thực hiện phát triển các giải trường một khác nhau), nhưng CĐS được pháp mà HVNH sử dụng,... được thực hiện kỳ vọng sẽ giúp các trường có thể tăng trong giai đoạn từ 01/2022- 03/2022. Kết cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quả hoạt động phỏng vấn giúp xây dựng quản lý, điều hành và nâng cao được tính cây vấn đề, củng cố các nhận định liên cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện quan đến quan điểm, sự cần thiết, thực nay. Đồng thời, nó cũng giúp các trường đi trạng triển khai hoạt động CĐS tại HVNH. sau hạn chế được rất nhiều thời gian nghiên Bên cạnh đó, để đi tìm lời giải liên quan tới cứu, áp dụng và rủi ro có thể gặp phải trong những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình triển khai. hoạt động CĐS tại HVNH, phương pháp Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trên tiếp tục được áp dụng thông qua khảo Chính phủ về “Một số chủ trương, chính sát, học hỏi kinh nghiệm triển khai CĐS tại sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng một số trường đại học như Đại học Bách công nghiệp lần thứ tư” (Bộ Chính trị, Khoa, trường Đại học FPT, trường Đại học 2019), “Chương trình chuyển đổi số quốc Công nghiệp Hà Nội, trường Đại học Kinh gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân tế Quốc dân, trường Đại học Xây dựng,… hàng đến năm 2025, định hướng đến năm trong khoảng thời gian từ 04/2022- 06/2022. 2030” (Thủ tướng Chính phủ, 2020), “Kế Qua quá trình khảo sát tại một số trường, có hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng thể nhận thấy rằng phần lớn các trường đã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thực hiện tốt hoạt động số hóa/tin học hóa (Ngân hàng Nhà nước, 2021), “Chiến lược dữ liệu, thông tin thông qua một loạt các phát triển HVNH giai đoạn 2022- 2030, dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công tầm nhìn 2045” (Học viện Ngân hàng, nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản 2022), HVNH đã nhận thức rõ được vai lý (đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý trò và tính tất yếu của CĐS, sự cần thiết điều hành, nhân sự…). Tuy nhiên, để thực phải thúc đẩy mạnh mẽ và từng bước bắt sự CĐS trong giáo dục (tức là thay đổi mô tay thực hiện CĐS. Thông qua phỏng vấn hình, thay đổi hình thức giảng dạy, hình 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
  4. Chuyển đổi số trong trường đại học- Thực tế tại Học viện Ngân hàng Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất Hình 1. Mục tiêu chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng thành nên những sản phẩm giáo dục mới có vốn khác nhau nên chưa có tính đồng bộ. sức cạnh tranh cao,… trên không gian số) Trong những năm qua, HVNH đã được thì hiện chưa có nhiều trường ở Việt Nam sự quan tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu đạt được. Theo quan sát, khảo sát thực tế, tư, Ngân hàng Nhà nước,… cho phép thực một số ít các trường như trường Đại học hiện các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ FPT đã có những thành công bước đầu và tầng công nghệ của HVNH. Tuy nhiên, do rất khác biệt so với các trường còn lại trong giới hạn nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hoạt động CĐS (có đội ngũ, có nguồn lực nên HVNH đã ưu tiên đầu tư một số hạng triển khai về công nghệ thông tin rất mạnh. mục cơ bản. Điều đó đã dẫn tới một số hạn Bên cạnh đó, trường có thể chủ động ban chế bộc lộ trong thời gian gần đây bao gồm: hành các chính sách, cơ chế đặc thù…). các máy chủ, máy tính tại các phòng thực Sau quá trình khảo sát, hoạt động tổng hợp hành, phòng mô phỏng được trang bị đã lạc nhằm khái quát hóa các mục tiêu cụ thể, hậu, có cấu hình thấp; hoạt động số hóa, mục tiêu tổng quát (Hình 1) và giải pháp xây dựng, cập nhật học liệu số, xây dựng trọng tâm cần thực hiện theo từng mục tiêu bài giảng điện tử và khai thác các nguồn đã được thực hiện nhằm giúp HVNH bắt học liệu này chưa có tính hệ thống và khó đầu hành trình CĐS của mình, từ xây dựng kiểm soát chất lượng… Những hạn chế, bất đề án CĐS trong giai đoạn 2022- 2030, tầm cập này nếu không tháo gỡ, sẽ cản trở việc nhìn 2045 đến xây dựng kế hoạch CĐS và CĐS của HVNH trong thời gian tới. triển khai kế hoạch CĐS. 3.1.2. Hiện trạng tự động hóa hoạt động 3. Kết quả nghiên cứu quản trị, điều hành Hiện nay, số lượng quy trình nghiệp vụ 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động được ban hành chính thức ở các cấp còn chuyển đổi số tại Học viện Ngân hàng chưa cao, một số nghiệp vụ chưa có quy trình thực hiện và chưa có bộ phận chuyên 3.1.1. Hiện trạng hạ tầng công nghệ trách xây dựng quy trình. Việc tin học hóa Hạ tầng công nghệ của HVNH được xây các hoạt động nghiệp vụ tại HVNH còn hạn dựng qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều nguồn chế, nhiều nghiệp vụ chưa được tin học hóa Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 11
  5. Chuyên trang: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang làm thủ công và dựa vào các công cụ chia sẻ tri thức trên môi trường số đơn giản (như Microsoft Word, Microsoft Qua thống kê kết quả nghiên cứu khoa học Excel…) dẫn đến việc tra cứu thông tin còn (NCKH), khả năng ứng dụng công nghệ và chậm, thông tin chưa nhất quán ở nhiều bộ các phần mềm định lượng trong NCKH của phận. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu và xử lý các cán bộ giảng viên HVNH đã có nhiều dữ liệu một cách tự động để hỗ trợ cho việc tiến bộ. Tuy nhiên, có một số tồn tại và ra quyết định chưa nhiều. Khi cần thông tin thách thức như việc sử dụng các phần mềm tổng hợp từ nhiều bộ phận mất nhiều thời định lượng trong NCKH chỉ tập trung ở một gian để các bộ phận tổng hợp báo cáo,… số ít các cán bộ giảng viên, số còn lại vẫn chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động tác nghiệp, sử dụng những mô hình định lượng đơn giản điều hành của các cấp lãnh đạo của HVNH. nên khó có thể đăng kết quả nghiên cứu trên Quá trình triển khai đầu tư các phần mềm các tạp chí xếp hạng cao; ngày càng có nhiều còn chậm, do vướng nhiều thủ tục và liên phần mềm định lượng mới, phức tạp trong quan đến nhiều đối tác. nghiên cứu nên cần cập nhật. Năng lực và khả năng sử dụng các phần mềm định lượng 3.1.3. Hiện trạng phát triển các chương trong NCKH của người học còn nhiều hạn trình đào tạo chế. HVNH đang triển khai xuất bản theo Các chương trình đào tạo của HVNH trước phương thức truyền thống đối với các công đây chủ yếu là đơn ngành, thiếu hụt các trình công bố của cán bộ, giảng viên, người chương trình đào tạo liên ngành và xuyên học HVNH. Một số sản phẩm khoa học ngành để đào tạo nguồn nhân lực cho các cán bộ, giảng viên, và người học HVNH đã ngành trong bối cảnh CĐS. Trong gần 2 được số hóa như khóa luận tốt nghiệp, luận năm trở lại đây, một số chương trình đào văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài NCKH tạo mới đã và đang từng bước thực hiện như các cấp, giáo trình tài liệu học tập, bài báo ngân hàng số, fintech, digital marketing… đăng trên tạp chí khoa học của Nhà trường Mặt khác, HVNH hiện chưa có các khóa đã được cấp mã DOI và có thông báo xuất đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ liên bản trực tuyến. quan đến quá trình CĐS của ngành và xã hội, công nghệ số; chưa có các nền tảng 3.1.5. Hiện trạng cung ứng dịch vụ cho công nghệ để triển khai các khóa đào tạo người học và xã hội ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ trên nền tảng HVNH hiện đang cung ứng khoảng gần số. Ngoài ra, HVNH gặp nhiều khó khăn 100 dịch vụ cung cấp tới các đối tượng khi bắt buộc phải thay đổi hình thức đào tạo người sử dụng là người học, cá nhân liên trực tuyến thay cho hình thức đào tạo chính quan, đối tác chính và đối tác liên quan. quy truyền thống trong giai đoạn Đại dịch Các dịch vụ liên quan tới giải quyết thủ tục Covid-19. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục hành chính cho người học và xã hội cơ bản vụ cho đào tạo trực tuyến chưa đầy đủ và đã được triển khai trực tuyến ở cấp độ 2. đồng bộ. Giảng viên mới được bắt đầu tiếp Tuy nhiên, vẫn còn một số dịch vụ người cận về phương pháp, cách thức đào tạo, học học vẫn phải đến trực tiếp tại bộ phận chức theo hình thức trực tuyến, cần có thời gian năng thuộc Học viện để xử lý. Các dịch thích ứng với công nghệ, phương pháp. vụ này thường liên quan tới mẫu biểu do các cơ quan bên ngoài cung cấp. Dịch vụ 3.1.4. Hiện trạng năng lực nghiên cứu triển khai trực tuyến còn phân tán trên các khoa học, đổi mới hoạt động xuất bản và website riêng của từng đơn vị, chưa có một 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
  6. Chuyển đổi số trong trường đại học- Thực tế tại Học viện Ngân hàng cổng thông tin chung tích hợp tất cả các rõ tầm nhìn “Đến năm 2030 Học viện Ngân dịch vụ để cho người dùng truy cập một hàng là trường Đại học đa ngành theo định cửa. Để tiếp cận được dịch vụ thì người hướng nghiên cứu ứng dụng, nằm trong dùng phải đăng nhập vào từng website của nhóm các trường hàng đầu của Việt Nam, các đơn vị, tìm kiếm trong đó các dịch vụ đạt chuẩn quốc tế” (Học viện Ngân hàng, mà họ cần. Bên cạnh đó, HVNH chưa có 2022). Do vậy, để thực hiện tầm nhìn trên ứng dụng cài trên điện thoại thông minh để nhằm duy trì ổn định quy mô đào tạo của thuận tiện cho người học truy cập để triển HVNH khoảng 20.000 người học, kết nối khai các dịch vụ trực tuyến. thông suốt 4 cơ sở đào tạo (gồm Trụ sở chính 12 Chùa Bộc, Phân viện Bắc Ninh, 3.1.6. Hiện trạng phát triển nguồn nhân Phân viện Phú Yên và Cơ sở đào tạo Sơn lực thúc đẩy chuyển đổi số Tây)- việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng Cần khẳng định rằng nhận thức đóng vai công nghệ trong toàn HVNH là một trong trò quyết định trong CĐS. CĐS trước tiên những công việc cấp thiết cần thực hiện. Để là chuyển đổi nhận thức. Hiện nay, quan thực hiện yêu cầu trên, hạ tầng công nghệ điểm và cách hiểu của cán bộ, giảng viên của HVNH cần phải nâng cấp trang bị liên đang rất khác nhau về CĐS. Phần lớn mọi quan đến hệ thống máy chủ, hệ thống máy người mới quan tâm đến việc ứng dụng trạm, hệ thống mạng, hệ thống bảo mật,… phần mềm và các hệ thống thông tin vào đồng bộ, hiện đại nhằm đảm bảo việc quản công tác nghiệp vụ. Các kiến thức về Hệ lý, dạy-học có thể được thực hiện thông sinh thái, Giải pháp nền tảng đang xa lạ suốt, ổn định, đảm bảo an toàn hệ thống. Bên với đại đa số cán bộ giảng viên. Điều này cạnh đó, HVNH cũng cân đối việc sử dụng/ dẫn đến có nhiều quan điểm, cách tiếp cận thuê các hạ tầng công nghệ tiên tiến trên nền về quá trình CĐS tại Trường. HVNH có tảng điện toán đám mây nhằm phục vụ vận thể tiến hành CĐS ngay thông qua việc sử hành một số Hệ thống thông tin đòi hỏi băng dụng nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật hiện có. thông và năng lực xử lý tính toán tốt tại một số thời điểm. Nghiên cứu đề xuất triển khai 3.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại hệ thống quản lý Wifi tập trung đáp ứng Học viện Ngân hàng nhu cầu cán bộ, giảng viên, sinh viên, khách trong toàn Học viện; có tính toán đến phân Chuyển đổi số không phải là đích đến, quyền, quản lý lưu lượng dữ liệu được phép mà là hành trình và trong hành trình đó, sử dụng. Bên cạnh đó, HVNH cần đầu tư HVNH nỗ lực đem đến sản phẩm, dịch vụ nhằm xây dựng các phòng thực hành, phòng đào tạo, NCKH và các dịch vụ hỗ trợ khác lab, thư viện số hiện đại và đồng bộ. Ngoài tốt nhất, thuận tiện nhất cho người học. Để ra, HVNH cần ban hành các chính sách, quy thực hiện điều đó, HVNH triển khai đồng định về sử dụng, chia sẻ năng lực xử lý tính bộ nhiều giải pháp, xác định kế hoạch thực toán hạ tầng công nghệ do HVNH quản lý hiện đầu tư cho CĐS theo từng giai đoạn, nhằm đảm bảo an toàn thông tin đồng bộ. phù hợp với nguồn lực tài chính, nhân lực Đồng thời, HVNH cần nghiên cứu triển khai và xu hướng phát triển của HVNH. xây dựng Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng. 3.2.1. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ trong toàn Học viện Ngân hàng 3.2.2. Tự động hóa hoạt động quản trị, Trong chiến lược phát triển HVNH đã chỉ điều hành trong toàn Học viện Ngân hàng Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 13
  7. Chuyên trang: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 HVNH đã chỉ rõ tầm nhìn hướng tới một vụ cần triển khai như đổi mới phương thức trường đại học đa ngành và trở thành đào tạo, triển khai phương thức đào tạo kết trường đại học thông minh (Học viện Ngân hợp trên môi trường số giữa đào tạo trực hàng, 2022). Để thực hiện tầm nhìn trên, tiếp truyền thống với các hình thức đào việc thúc đẩy tự động hoá hoạt động quản tạo trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ trị, điều hành trong toàn HVNH rất quan thông tin (CNTT) và truyền thông; phát trọng, giúp lãnh đạo nắm bắt được sớm các triển các chương trình đào tạo dài hạn mới, dữ liệu tác nghiệp; điều chỉnh kịp thời với các chương trình đào tạo quốc tế có tính mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Muốn thực hiện liên ngành, xuyên ngành nhằm cung cấp điều đó, một số giải pháp trọng tâm được nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan xác định và cần sớm thực hiện như: ban tới công cuộc CĐS của các ngành kinh tế, hành quy trình thực hiện các quy trình lõi xã hội và nhu cầu của các bên liên quan; và tin học hóa các hoạt động nghiệp vụ lõi phát triển chuẩn đầu ra năng lực số theo phục vụ mục tiêu và chiến lược của HVNH; chuẩn quốc tế cho tất cả các chương trình ban hành và tích hợp tất cả các quy trình đào tạo, đảm bảo người học tốt nghiệp tại nghiệp vụ được thực hiện tại HVNH lên hệ HVNH đạt chuẩn đầu ra về năng lực số thống. Đồng thời, cần từng bước xây dựng ứng dụng; phát triển các khóa đào tạo, bồi hệ thống nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn trên nền tảng liệu tại HVNH, xây dựng Khung quản trị số đáp ứng nhu cầu các bên có liên quan. dữ liệu tại HVNH, xây dựng Chiến lược sử HVNH sẽ sớm ban hành kế hoạch đào tạo dụng thông tin gắn với mục tiêu và chiến trực tuyến và quy chế đào tạo trực tuyến, lược tại HVNH. Bên cạnh đó, cần triển làm tiền đề cho hoạt động đào tạo kết hợp, khai xây dựng các báo cáo tổng hợp theo đào tạo từ xa. thời gian thực; tối ưu hóa các nghiệp vụ và khai thác dữ liệu trong- ngoài HVNH nhằm 3.2.4. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa phục vụ việc hỗ trợ ra quyết định ở tất cả học, đổi mới hoạt động xuất bản và chia sẻ các cấp độ lãnh đạo quản lý. HVNH đẩy tri thức trên môi trường số nhanh tiến độ triển khai đầu tư các phần Để nâng cao năng lực NCKH, đổi mới hoạt mềm theo kế hoạch chuyển đổi số đã được động xuất bản và chia sẻ tri thức trên môi phê duyệt, hoàn thiện thủ tục đấu thầu và trường số, HVNH cần tích cực nâng cao sớm đưa vào sử dụng phần mềm quản lý khả năng ứng dụng công nghệ, các phần nhân sự, phần mềm quản lý nghiên cứu mềm định lượng trong NCKH của cán bộ, khoa và hợp tác, triển khai đầu tư các phần giảng viên, người học tại HVNH; tăng mềm cho giai đoạn tiếp theo như phần mềm cường năng lực khai thác, sử dụng các cung ứng dịch vụ cho người học, phần nguồn tài nguyên số trong hoạt động đào mềm eoffice… Đồng thời, HVNH nâng tạo và NCKH của cán bộ, giảng viên và cấp và hoàn thiện các phần mềm đang sử người học tại HVNH; thực hiện xuất bản dụng nhằm tăng hiệu quả phần mềm. số với các công trình, sản phẩm khoa học của cán bộ, giảng viên, và người học tại 3.2.3. Đổi mới chương trình và phương thức HVNH (có mã số xuất bản online); tạp chí đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội khoa học được xuất bản trên môi trường Đổi mới chương trình và phương thức đào số, hướng tới tạp chí điện tử; hoàn thiện tạo phù hợp với bối cảnh mới là hết sức cần nguồn dữ liệu nội sinh, cập nhật với 100% thiết. Để thực hiện điều đó, một số nhiệm số hóa tất cả công trình, sản phẩm khoa học 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
  8. Chuyển đổi số trong trường đại học- Thực tế tại Học viện Ngân hàng của cán bộ, giảng viên, và người học tại mục tiêu CĐS trong HVNH thông qua các HVNH; hoàn thiện mạng lưới chia sẻ tri buổi tọa đàm và tập huấn thích hợp; 100% thức trên môi trường số với các cơ sở giáo cán bộ giảng viên được đào tạo nâng cao dục đối tác trong và ngoài nước; triển khai về năng lực số theo các lớp chuyên đề phù xây dựng học liệu mở, bài giảng số nhằm hợp; hoàn thành việc nâng cao các kỹ năng phục vụ tối đa nhu cầu người học. CĐS cho đội ngũ nhân sự CNTT, mở rộng và lựa chọn 40 chuyên gia CĐS làm nòng 3.2.5. Đa dạng hóa hoạt động cung ứng cốt cho các hoạt động CĐS tại HVNH; các dịch vụ cho người học và xã hội Khoa chuyên ngành căn bản hoàn thành Thông qua việc thực hiện CĐS các dịch vụ việc đổi mới chương trình đào tạo theo các hiện tại trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh yêu cầu của quyết định “Kế hoạch Chuyển hưởng đến chất lượng dịch vụ; ứng dụng đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, mạnh mẽ CNTT trong vận hành các dịch định hướng đến năm 2030” (Ngân hàng vụ thông qua chuyển đổi các dịch vụ trực Nhà nước, 2021). tiếp thành dịch vụ trực tuyến, cung ứng dịch vụ một cửa, tạo tiền đề CĐS toàn bộ 4. Kết luận dịch vụ hiện có của HVNH được coi là giải pháp quan trọng giúp đa dạng hoá hoạt Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, bài viết động cung ứng dịch vụ cho người học và đã tập trung đánh giá thực trạng hoạt động xã hội tại HVNH. Thông qua các dịch vụ chuyển đổi số tại HVNH trên các khía này, các đối tượng người học, đối tác và cạnh: (1) Hạ tầng công nghệ; (2) Tự động xã hội tiếp có thể cận các dịch vụ một cách hóa hoạt động quản trị, điều hành; (3) Phát nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí triển các chương trình đào tạo; (4) Năng và thời gian. HVNH sẽ sớm triển khai thực lực nghiên cứu khoa học, đổi mới hoạt hiện các thủ tục đầu tư phần mềm cung ứng động xuất bản và chia sẻ tri thức trên môi dịch vụ cho người học, phát triển ứng dụng trường số; (5) Cung ứng dịch vụ cho người di động cho người học và cán bộ, giảng học và xã hội; (6) Phát triển nguồn nhân viên HVNH. lực thúc đẩy chuyển đổi số. Theo đó, bài viết đã đưa ra 6 nhóm giải pháp thúc đẩy 3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy chuyển đổi số tại HVNH dựa trên các đánh chuyển đổi số giá thực trạng. Nhân lực chính là nguồn tài nguyên quan Hành trình CĐS tại HVNH đã đi được trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự thành những chặng đường đầu tiên thông qua xây công của hành trình CĐS tại HVNH. Để dựng và triển khai Đề án CĐS, kế hoạch chuyển đổi số thành công, một trong yếu CĐS tại HVNH giai đoạn 2022- 2025, tầm tố quan trọng là thay đổi tư duy của lãnh nhìn 2030. Hành trình CĐS đã bám sát đạo và cán bộ, giảng viên; xây dựng văn chủ  trương, định hướng của Đảng, Chính hóa số. Các mục tiêu cần đạt được là 100% phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ GD&ĐT và cán bộ giảng viên và người học được tuyên HVNH nhằm nâng cao và thống nhất nhận truyền, phổ biến nâng cao nhận thức CĐS, thức trong cán bộ quản lý, giảng viên, sinh nắm vững các mục tiêu và hành động của viên và toàn trường về các nội dung của ngành Ngân hàng cũng như của HVNH về CĐS; tăng cường ứng dụng CNTT nhằm CĐS; 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ đẩy mạnh triển khai xây dựng nền hành chốt trong HVNH được quán triệt về các chính điện tử; cung cấp dịch vụ công trực Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 15
  9. Chuyên trang: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tuyến trong hoạt động quản lý điều hành Nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp dạy- học, phương thức kiểm tra, đánh giá người học, NCKH và công tác quản trị của Nhà trường, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái giáo dục số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để thực hiện thành công CĐS, HVNH cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và bám sát kế hoạch CĐS đã được phê duyệt. Tuy nhiên, để hành trình CĐS tại HVNH đi đúng hướng thì cần liên tục cập nhật các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, từ đó nhằm giúp tìm ra giải pháp phù hợp với bối cảnh của HVNH.■ Tài liệu tham khảo Bộ Chính trị. (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng CSVN. Học viện Ngân hàng. (2022). Chiến lược phát triển HVNH giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045. Học viện Ngân hàng. (2022). Đề án chuyển đổi số HVNH giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030. Ngân hàng Nhà nước. (2021). Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thủ tướng Chính phủ. (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thủ tướng Chính phủ. (2022). Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030”. Youngs, H. (2021). Chuyển đổi số trong giáo dục – Hướng đi mới của thời đại công nghệ 4.0. http://hvpnvn.edu.vn/bai- viet/ban-tin-sinh-vien/huong-di-cho-nganh-giao-duc-thoi-40-bai-hoc-tu-new-zealand-6462.htm 16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2