An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94<br />
<br />
HỆ SINH THÁI HỢP TÁC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ DOANH NGHIỆP:<br />
QUAN ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN<br />
Nguyễn Kim Dung1, Phạm Thị Hương2<br />
Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Trường Đại học Tài chính - Marketing<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 16/05/2017<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
28/06/2017<br />
Ngày chấp nhận đăng: 10/2017<br />
Title:<br />
Vietnamese university business cooperation<br />
ecosystem: Perspective of<br />
academics<br />
Keywords:<br />
University - business<br />
cooperation, UBC ecosystem,<br />
academics, Vietnam<br />
Từ khóa:<br />
Hợp tác trường đại học –<br />
doanh nghiệp, hệ sinh thái<br />
hợp tác, giảng viên,<br />
Việt Nam<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Most of higher education institutions in Vietnam are oriented to be institutions<br />
that can meet the employment of society through collaborating with business.<br />
This article examines the state of university – business collaborations in<br />
Vietnam from the perspective of academics. An online survey was employed as<br />
a major research instrument to investigate the state of collaborating between<br />
university and business in Vietnam. A group of 242 research academics joined<br />
the study. The extent of cooperation was found to be at low and medium level<br />
for research academics in eight types of cooperation: collaboration in R&D,<br />
mobility of academics, mobility of students, curriculum development and<br />
delivery, lifelong learning, entrepreneurship, commercialization of research<br />
and development results, and governance. Drivers, barriers, and situational<br />
factors of the cooperation were also identified in this study. The study was<br />
quantitative in nature and was conducted online. This provides an overall view<br />
of the extent of cooperation in Vietnam. It is suggested to investigate the state of<br />
cooperation in depth applying qualitative methods including interviews with<br />
experts. The article discusses the ecosystem of university-business cooperation<br />
(UBC) in Vietnam. Based on the system, the authors offer suggestions to policy<br />
makers on how to keep the UBC ecosystem work.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong giai đoạn phát triển hiện nay hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều<br />
xác định là các cơ sở giáo dục có thể đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã<br />
hội. Một trong những cách tiếp cận để các trường có thể đào tạo nguồn nhân<br />
lực như vậy là thông qua hợp tác với các doanh nghiệp. Bài viết xem xét thực<br />
trạng hợp tác của các trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam từ quan<br />
điểm của giảng viên thông qua khảo sát trực tuyến. Khảo sát được thiết kế cho<br />
ba nhóm đối tượng: giảng viên có hợp tác với các doanh nghiệp ở mức rất thấp,<br />
giảng viên có nghiên cứu khoa học và đại diện cơ sở giáo dục đại học. Bài viết<br />
trình bày kết quả nghiên cứu từ góc độ giảng viên có tham gia nghiên cứu (242<br />
người) về mức độ hợp tác trường đại học và doanh nghiệp. Kết quả của nghiên<br />
cứu cho thấy giảng viên hợp tác với doanh nghiệp ở mức độ thấp và trung bình<br />
tương ứng với tám phương thức hợp tác: hợp tác trong nghiên cứu và phát<br />
triển, luân chuyển của giảng viên, luân chuyển của sinh viên, xây dựng và triển<br />
khai chương trình đào tạo, học tập suốt đời, tinh thần khởi nghiệp, thương mại<br />
<br />
77<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94<br />
hóa, phát triển các kết quả nghiên cứu và quản trị đại học. Thuận lợi, khó khăn<br />
và yếu tố khác của sự hợp tác cũng được phân tích trong nghiên cứu này.<br />
Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và đã được thực<br />
hiện trực tuyến. Kết quả nghiên cứu giúp xác định bức tranh tổng thể về hợp tác<br />
giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Việt Nam từ quan điểm của giảng viên.<br />
Bài viết cũng thảo luận mô hình sinh thái hợp tác trường đại học – doanh<br />
nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị cho các nhà<br />
hoạch định chính sách để hỗ trợ phát triển hợp tác trường đại học và doanh<br />
nghiệp ở Việt Nam.<br />
<br />
này, ở tất cả các cấp của trường đại học, được tạo<br />
ra bằng cách kết nối với nhà tuyển dụng, trong khi<br />
các kỹ năng của sinh viên cũng được rèn luyện<br />
qua các hoạt động kết nối với nhà tuyển dụng. Để<br />
có thể kết hợp với các trường đại học tái cấu trúc<br />
chương trình đào tạo và cái tiến thực tập nghề<br />
nghiệp, điều này đòi hỏi phải có cách thức và<br />
phương pháp hợp tác hiệu quả giữa trường đại học<br />
và doanh nghiệp. Sức mạnh, chiều sâu và cường<br />
độ của sự hợp tác trường đại học-doanh nghiệp<br />
(HTTĐH&DN) là những yếu tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng giáo dục, được đo qua tiêu chí khả<br />
năng việc làm.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU NGỮ CẢNH VÀ LỊCH SỬ<br />
VẤN ĐỀ<br />
Báo cáo phát triển Việt Nam (2013) của Ngân<br />
hàng Thế giới nhấn mạnh rằng, các nhà tuyển<br />
dụng ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong<br />
quá trình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Điều<br />
này phản ánh những thách thức của thị trường lao<br />
động, một khoảng cách lớn giữa yêu cầu của nhà<br />
tuyển dụng và khả năng đáp ứng của sinh viên tốt<br />
nghiệp ở Việt Nam. Các kỹ năng nhà tuyển dụng<br />
yêu cầu là kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc<br />
theo nhóm, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng về công<br />
nghệ thông tin, kỹ năng tư duy phê phán và sáng<br />
tạo (The World Bank, 2012). Truyền thông Việt<br />
Nam và các bên liên quan khác luôn bày tỏ sự<br />
không hài lòng với tỷ lệ việc làm và tình trạng<br />
thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.<br />
<br />
Dự án POHE2 đã bắt đầu từ giả định rằng chất<br />
lượng của sinh viên được đánh giá dựa vào khả<br />
năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp trên thị<br />
trường lao động. Dự án POHE2 đã có cơ hội để<br />
thử nghiệm và nghiên cứu trong thực tế với quy<br />
mô 8 trường đại học thí điểm. Nghiên cứu này là<br />
một trong ba nghiên cứu, mỗi nghiên cứu tập<br />
trung vào một trong ba nhóm đối tượng liên quan,<br />
bao gồm: (a) doanh nghiệp, (b) nhà nước, và (c)<br />
các trường đại học. Các nghiên cứu từ quan điểm<br />
của chính phủ và các doanh nghiệp đã được thực<br />
hiện, nghiên cứu này tập trung vào quan điểm<br />
trường đại học.<br />
<br />
Để giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên<br />
sau khi ra trường và lấp khoảng cách về kỹ năng<br />
sống và tồn tại như báo cáo của Ngân hàng Thế<br />
giới, các bên có liên quan cho rằng, các trường đại<br />
học có chất lượng thì phải đáp ứng các yêu cầu<br />
này của xã hội. Điều này cũng trùng với một kết<br />
quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Hương<br />
(2016) về quan điểm chất lượng của giáo dục đại<br />
học ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra<br />
các sáng kiến khác nhau, bao gồm các thí nghiệm,<br />
các thử nghiệm và nỗ lực điều tiết tiếp xúc giữa<br />
các trường đại học và doanh nghiệp nhằm giúp<br />
các trường đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Một số tác giả (Coaldrake P & Stedman, 1999; De<br />
Ziwa, 2005) đã bàn về triết lý của trường đại học<br />
và những triết lý này thay đổi như thế nào theo<br />
thời gian. Triết lý đầu tiên là mô hình Humbodt về<br />
các trường đại học định hướng nghiên cứu và kiến<br />
tạo kiến thức thông qua các nghiên cứu khám phá<br />
<br />
Giúp sinh viên đạt được kiến thức mà thị trường<br />
lao động yêu cầu trở thành một điều kiện tiên<br />
quyết của các trường đại học. Những kiến thức<br />
78<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94<br />
<br />
hơn là chỉ truyền tải các kỹ năng trong quá khứ<br />
hay giảng dạy (Anderson, 2010). Có ý kiến cho<br />
rằng, triết lý này đã thúc đẩy hợp tác và nghiên<br />
cứu ứng dụng giữa doanh nghiệp và các trường<br />
đại học theo mô hình Humboldt. Một mô hình<br />
khác, mô hình các trường đại học Anglo - Saxon<br />
của Newman, ngược lại, tập trung vào một nền<br />
giáo dục tự do, ủng hộ sự phân biệt giữa khám<br />
phá và giảng dạy (EU, 2014). Liên minh châu Âu<br />
đề cập đến mô hình thứ ba của các trường đại học,<br />
mô hình Napoleon, đã thống trị ở miền Nam châu<br />
Âu nơi mà nhà nước quy định và kiểm soát giáo<br />
dục đại học, dẫn đến việc giáo dục không gắn với<br />
kinh tế địa phương.<br />
<br />
quốc gia đã dẫn đến một loạt các chính sách được<br />
ban hành nhằm khuyến khích các trường đại học<br />
xây dựng liên kết chặt chẽ với các doanh<br />
nghiệp. Theo nhu cầu này, các doanh nghiệp được<br />
cho là nên tham gia vào việc thiết kế chương trình<br />
giảng dạy và học tập, và các trường đại học nên<br />
làm việc chặt chẽ hơn với các đối tác kinh doanh<br />
và công nghiệp để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp,<br />
sự dịch chuyển của các học giả và sinh viên, dịch<br />
chuyển giữa doanh nghiệp và trường đại học<br />
nhằm thúc đẩy quá trình học tập suốt đời. Do đó,<br />
một loạt các nghiên cứu đã tiến hành trong thập<br />
kỷ qua để nghiên cứu về sự hợp tác này. Một<br />
nghiên cứu tổng quan về HTTĐH&DN ở Châu<br />
Âu (SBMRC, 2011) và báo cáo Wilson do chính<br />
phủ Anh tài trợ (Wilson, 2012) là một vài ví dụ.<br />
<br />
Vào thế kỷ 19, để đáp ứng yêu cầu của các ngành<br />
công nghiệp đang phát triển, các trường đại học<br />
dân sự ở Anh (Goddard, 2009) và các trường cao<br />
đẳng Land - Grant ở Mỹ (McDowell, 2003) đã<br />
được thành lập. Những trường đại học này chủ<br />
yếu có chức năng cung cấp lực lượng lao động có<br />
tay nghề cao cho các ngành nghề mới phát triển.<br />
Đây là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp<br />
và nông nghiệp (Delanty, 2002). Giáo dục đại học<br />
của các trường đại học này dần dần thoát khỏi mô<br />
hình Newman. Từ giữa thế kỷ 20, chức năng này<br />
của giáo dục đại học ngày càng mờ nhạt do nhiều<br />
nước quản lý giáo dục đại học theo hướng tập<br />
trung (centralism) và tăng ngân sách công cho<br />
nghiên cứu (Goddard, 2009). Các trường đại học<br />
đã không còn phục vụ các mục đích cụ thể nhằm<br />
đáp ứng nhu cầu của địa phương. Ngược lại, việc<br />
phân cấp quản lý của Mỹ và sự phụ thuộc của các<br />
trường đại học cả công lập và ngoài công lập vào<br />
kinh phí địa phương đã ngày càng gắn kết hợp tác<br />
nghiên cứu và mối quan hệ giữa các trường đại<br />
học và ngành công nghiệp (Mowery, 1999).<br />
<br />
Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu thực nghiệm<br />
về mặt chính sách giúp phát triển HTTĐH&DN.<br />
Những nghiên cứu này, chủ yếu về các yếu tố<br />
quyết định của sự hợp tác, hoặc là từ quan điểm<br />
của các doanh nghiệp và công ty tham gia vào hợp<br />
tác (Cohen, Nelson và Walsh, 2002; Fontana và<br />
cộng sự, 2006) hoặc từ quan điểm của các trường<br />
đại học và/hoặc khoa (DiGregorio & Shane, 2003;<br />
Friedman & Silberman, 2003; Tornquist &<br />
Kallsen, 1994) đã giúp các bên có liên quan hiểu<br />
biết nhiều hơn về hợp tác.<br />
Đối với các trường đại học và các khoa, Meyer Krahmer và Schmock (1998) cho rằng, các nhà<br />
nghiên cứu tại các trường đại học chọn hợp tác<br />
với các doanh nghiệp vì một số lý do bao gồm: cơ<br />
hội tăng nguồn thu nhập từ kinh phí nghiên cứu,<br />
khả năng ứng dụng của nghiên cứu, tiếp cận với<br />
cơ sở vật chất và kỹ năng của doanh nghiệp, và<br />
cập nhật các vấn đề của doanh nghiệp.<br />
Đối với doanh nghiệp và ngành công nghiệp,<br />
động lực chính của hợp tác với các trường đại học<br />
bao gồm:<br />
<br />
HTTĐH&DN ngày càng được thúc đẩy và phát<br />
triển xuất phát từ các tác động của các bên có liên<br />
quan và lợi ích mà các bên tham gia hợp tác có<br />
được.<br />
<br />
• Tiếp cận cơ sở dữ liệu khoa học được các<br />
<br />
trường đại học xây dựng thông qua nguồn kinh<br />
phí tài trợ của Nhà nước.<br />
<br />
2.1 Động lực và lợi ích của hợp tác<br />
Việc các trường đại học đóng vai trò ngày càng<br />
tăng trong quá trình phát triển kinh tế của một<br />
79<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94<br />
<br />
Có rất nhiều tác giả đã đưa ra các cách phân loại<br />
phương thức hợp tác khác nhau. Santoro (2000)<br />
phân loại hợp tác trường đại học – doanh nghiệp<br />
thành bốn loại: hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao<br />
công nghệ, chuyển giao kiến thức, và hợp tác<br />
nghiên cứu. Davey, Muros, và Meerman (2011)<br />
đưa ra phân loại chi tiết hơn về phương thức hợp<br />
tác. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu về<br />
hợp tác trường đại học – doanh nghiệp tại Châu<br />
Âu năm 2010 - 2011, bao gồm:<br />
<br />
• Tiếp cận với kiến thức được phát triển trong<br />
<br />
các trung tâm nghiên cứu cũng thông qua<br />
nguồn kinh phí tài trợ của Nhà nước.<br />
• Tiếp cận với các nhà nghiên cứu đẳng cấp thế<br />
<br />
giới cả về khoa học và công nghiệp.<br />
• Có được lợi thế cạnh tranh bằng cách tiếp cận<br />
<br />
với tiềm năng tốt hơn thông qua các kênh<br />
thông tin nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh<br />
của họ.<br />
• Giảm chi phí vì hợp tác nghiên cứu với các<br />
<br />
• Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển.<br />
<br />
trường đại học có thể hiệu quả hơn về mặt<br />
kinh phí do các trường đại học có thể đã có cơ<br />
sở hạ tầng tại chỗ từ các hoạt động nghiên cứu<br />
được Nhà nước cung cấp kinh phí (Doleey &<br />
Kirk, 2007, tr. 321).<br />
<br />
• Luân chuyển của các học giả, giới hàn lâm.<br />
• Luân chuyển của sinh viên.<br />
• Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và<br />
<br />
phát triển.<br />
<br />
Trong giáo dục, nhiều HTTĐH&DN chủ yếu tập<br />
trung vào các dự án liên quan đến nghiên cứu. Sự<br />
hợp tác này có thể có tác động gián tiếp vào việc<br />
giảng dạy và học tập, chẳng hạn như một học giả<br />
có thể mời một đối tác doanh nghiệp giảng bài<br />
hoặc tổ chức một chuyến đi thực tế (EU,<br />
2014). Ngân hàng Thế giới (2012) đã có một<br />
nghiên cứu nhằm rà soát các hình thức hợp tác<br />
trong thực tế để xác định các phương thức liên kết<br />
chặt chẽ hơn giữa trường đại học và doanh<br />
nghiệp. Báo cáo cho rằng, các phương thức liên<br />
kết mạnh hơn có thể cải thiện dòng luân chuyển<br />
thông tin giữa các trường đại học và doanh<br />
nghiệp. Hợp tác cho phép các trường đại học đáp<br />
ứng nhu cầu kỹ năng và nghiên cứu của doanh<br />
nghiệp để đối phó với quá trình toàn cầu hóa, với<br />
sự thay đổi công nghệ nhanh và cộng tác với các<br />
nhà nghiên cứu khác. Tuy nhiên, những loại hình<br />
hợp tác này lại là một trong những nguyên nhân<br />
dẫn đến việc dừng hợp tác giữa các trường đại học<br />
và xã hội (Ngân hàng Thế giới, 2012).<br />
<br />
• Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo.<br />
• Thúc đẩy học tập suốt đời.<br />
• Hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và các hoạt động<br />
<br />
khởi nghiệp.<br />
• Tham gia quản trị trường đại học.<br />
<br />
Nghiên cứu này đã sử dụng 8 phương thức hợp<br />
tác này để khảo sát thực trạng hợp tác ở Việt<br />
Nam.<br />
2.3 Các rào cản và thách thức của hợp tác<br />
trường đại học và doanh nghiệp<br />
HTTĐH&DN cũng đối mặt với những thách thức<br />
lớn (Elmuti, Abebe, và Nicolosi, 2005). Dooley<br />
và Kirk (2007) cho rằng, các nền văn hóa khác<br />
nhau có thể cản trở sự thành công của hợp tác.<br />
Trường đại học và doanh nghiệp với hai lĩnh vực<br />
hoạt động khác nhau, có những mục tiêu khác<br />
nhau và có các hệ thống giá trị khác nhau có thể là<br />
rào cản cho hợp tác trường đại học - doanh nghiệp<br />
(Elmuti và cộng sự, 2005). Thách thức lớn nhất là<br />
làm sao cân bằng được sự khác biệt để thỏa mãn<br />
các bên liên quan. Một thách thức khác là mâu<br />
thuẫn giữa mong muốn của học giả được công bố<br />
công trình nghiên cứu và ngành công nghiệp phải<br />
duy trì bí mật để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ<br />
(SHTT) và duy trì lợi thế cạnh tranh. Các vấn đề<br />
liên quan đến quyền sở hữu của các sản phẩm<br />
<br />
Dường như là không có bất cứ hình thức hợp tác<br />
duy nhất nào có thể đáp ứng tất cả động lực để<br />
thúc đẩy HTTĐH&DN. Phần sau đây trình bày<br />
tổng quan về các phương thức hợp tác.<br />
2.2 Phương thức hợp tác<br />
<br />
80<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 77 – 94<br />
<br />
SHTT và phân chia doanh thu giữa các bên<br />
thường dẫn đến tranh luận mạnh mẽ giữa các bên<br />
tham gia hợp tác. Bất đồng là rất phổ biến trong<br />
lĩnh vực này, với các doanh nghiệp và ngành công<br />
nghiệp, các yêu cầu về giá cả của các trường đại<br />
học đối với SHTT thường quá cao và các trường<br />
đã bỏ qua rủi ro ngành công nghiệp phải đương<br />
đầu khi thương mại hóa sản phẩm. Ngược lại, các<br />
trường đại học lo ngại rằng ngành công nghiệp có<br />
thể ăn cắp những khám phá của họ và tạo ra<br />
nguồn doanh thu mà đúng ra phải thuộc về các<br />
trường đại học. Những thách thức như thế này chỉ<br />
có thể được khắc phục thông qua một qui trình cụ<br />
thể và tin tưởng lẫn nhau. Các bên phải thay đổi<br />
chiến lược để đáp ứng với môi trường bên<br />
ngoài. Những thay đổi này có thể dẫn đến mức độ<br />
tương tác giữa các trường đại học và doanh<br />
nghiệp theo hướng tăng hoặc giảm. Vì hầu hết các<br />
nghiên cứu học thuật về bản chất là lâu dài<br />
(Chiesa & Piccaluga, 2000), sự bất ổn trong hỗ trợ<br />
của ngành công nghiệp có thể dẫn đến những khó<br />
khăn cho các trường đại học trong việc lập kế<br />
hoạch.<br />
<br />
tạo ngành công nghệ phần mềm cho sinh viên<br />
cũng như các hoạt động phát triển chuyên<br />
môn. Họ phát hiện ra rằng, hợp tác đáp ứng một<br />
cách đáng kể các yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng<br />
chuyên môn cho các kỹ sư phần mềm, bao gồm<br />
nâng cao nhận thức và đánh giá cao<br />
HTTĐH&DN, dẫn đến mối quan hệ tốt hơn và tin<br />
cậy lẫn nhau, tăng doanh thu tiềm năng giữa các<br />
đối tác, mở rộng quan hệ và các nguồn lực từ cả<br />
hai phía, danh tiếng nâng cao cho tất cả các bên<br />
tham gia hợp tác và tăng cơ hội phát triển kinh<br />
doanh với các chương trình tương tự và liên kết<br />
khác. Họ cũng nhận thấy rằng đối với giảng viên,<br />
hợp tác đã giúp giảng viên tiếp cận với các ứng<br />
dụng thực tế, giúp phát triển chuyên môn, mua<br />
sắm trang thiết bị, và các nguồn lực khác để<br />
nghiên cứu và tư vấn. Đối với sinh viên từ các<br />
ngành công nghiệp, các hợp tác cung cấp các khóa<br />
học có liên quan ở các địa điểm, thời gian và hình<br />
thức triển khai rất thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu<br />
của họ tại nơi làm việc.<br />
<br />
2.4 Kết quả của hợp tác trường đại học và<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
Hình 1 mô tả mô hình hệ sinh thái HTTĐH&DN<br />
của Davey, Muros, và Meerman (2016). Mô hình<br />
là sản phẩm của công trình nghiên cứu về hợp tác<br />
trường đại học – doanh nghiệp năm 2010 - 2011<br />
tại Châu Âu.<br />
<br />
2.5 Hệ sinh thái hợp tác trường đại học và<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
Mead và cộng sự (1999) đã tiến hành khảo sát<br />
hình thức hợp tác chính thức giữa các trường đại<br />
học và doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu đào<br />
<br />
Hình 1. Hệ sinh thái hợp tác trường đại học và doanh nghiệp của Davey, Muros, và Meerman (2016)<br />
<br />
81<br />
<br />