Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam
lượt xem 45
download
Ngân hàng thương mại là 01 tổ chức tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi. Ngân hàng thương mại là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.Khái niệm: - Ngân hàng thương mại là 01 tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền. - Ngân hàng thương mại là 01 tổ chức tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi. - Ngân hàng thương mại là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính - Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Tóm lại: Ta có thể định nghĩa như sau: - Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn; chiết khấu; bảo lãnh; dịch vụ thanh toán và cung cấp các dịch vụ khác. - Ngân hàng thương mại Quốc doanh là 01 Ngân hàng thương mại, trong đó vốn chủ hửu của Nhà nước chiếm trên 50%. - Ngân hàng thương mại cổ phần là 01 Ngân hàng thương mại hình thành từ vốn góp của cổ đông, hoặc có sự tham gia góp vốn của Nh à nước nhưng chiếm tỷ lệ dưới 50%. 2. Chức năng của Ngân hàng thương mại: 2.1. Chức năng tạo tiền: Một trong những chức năng chủ yếu cả Ngân h àng thương mại là khả năng tạo tiền và hu ỷ tiền. Tạo tiền cùng với một số chức năng khác của Ngân h àng thương mại hợp thành một hệ thống các chức năng phản ánh bản chất các Ngân h àng thương mại. Chức năng này được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư trong mối quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Trung Ương. 2.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán: 1/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- Ngân hàng tạo phương tiện thanh toán bằng cách phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do Ngân hàng phát hành dần dần thay thế tiền kim loại, làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ. 2.3. Chức năng thanh toán: Thực hiện các khoản thanh toán trong và ngoài nước thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán L/C, thanh toán TT,……. 3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại: 3.1. Nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi tất cả các thành phần kinh tế thông qua h ình thức: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát h ành các loại giấy tờ có giá khác,…..Thông qua hình thức này, người gửi tiền nhận được 01 khoản tiền thưởng dưới danh nghĩa là lãi suất trên tổng số tiền gửi tại Ngân hàng. 3.2. Cho vay: Thực hiện cho vay tất cả các th ành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng những khoản tiền huy động được từ các tổ chức và cá nhân. Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Người sử dụng vốn có nhiệm vụ hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng khi hợp đồng tín dụng đến hạn. 3.3. Kinh doanh ngoại tệ: Thực hiên mua và bán tất cả các loại ngoại tệ mạnh, ngoại tệ tự do chuyển đổi dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Trung Ương. 3.4. Bảo quản vật có giá: Ngân hàng nhận giữ hộ các loại giấy tờ có giá và giao cho khách hàng giấ y chứng nhận do Ngân hàng phát hành – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi của Ngân hàng phát hành. Thông qua dịch vụ này, khách hàng phải trả cho Ngân hàng 01 khoản phí nhất định. 2/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- 3.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Thanh toán quan Ngân hàng mở đầu cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua các công cụ thanh toán như: Uỷ nhiệm thu, u ỷ nhiệm chi, séc,.... 3.6. Quản lý Ngân quỹ: Ngân hàng thực hiện quản lý nguồn thu và chi cho 01 Công ty kinh doanh và đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 3.7. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Thông qua việc mua trái phiếu của Chính Phủ theo 01 tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà Ngân hàng huy động được hoặc cho các doanh nghiệp vay với các điều kiện ưu đãi theo chỉ đạo của Chính Phủ. 3.8. Bảo lãnh: Ngân hàng đóng vai trò là người trung gian đảm bảo khả năng thanh toán cho người thứ ba bao gồm: bảo lanh thực hiện các hợp đồng trong ngành xây dựng; bảo lãnh mua hàng hoá và trang thiết bị; phát hành chứng khoán,.... 3.9. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ này bằng cách cho khách hàng vay bằng các thiết bị có giá trị (thay vì tiền). Khách hàng có thể mua lại tài sản này khi hợp đồng đế hạn. 3.10. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Ngân hàng đóng vai trò là chuyên gia tư vấn cho các cá nhân và donah nghiệp về tài chính, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp,.... 3.11. Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu vàv các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. 3.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: 3/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- Ngân hàng thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng, đảm bảo việc hoà trả trong trường hợp khaáh hàng hoặc tài sản của khách hàng (đã mua bảo hiểm) gặp rủi ro rong hoạt động. 3.13. Cung cấp các dịch vụ đại lý: Thông qua việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng đại lý cho các Ngân hàng khác như: Thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm Ngân hàng đầu mối trong việc thực hiện cho vay đồng tài trợ. 4/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1. Ưu điểm: - Hệ thống tổ chức tín dụng ở nước ta rất phong phú về loại h ình và đa dạng hình thức sở hữu: nhà nước, nhà nước và nhân dân… đã và đang hoạt động và phát triển, trong đó có tác động khá hiệu quả của chính sách quản lý nh à nước. Đặc biệt là đã khá thành công trong việc cơ cấu lại ngân hàng thương mại cổ phần, lành mạnh hóa tài chính đối với ngân hàng thương mại nhà nước và tiến tới cổ phần hóa ngân h àng thương mại nhà nước. Đây là một trong những điều kiện để vươn lên cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện mới. - Hệ thống Ngân hàng TM tăng mạnh về số lượng và mạng lưới hoạt động như: Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,... Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, 100% các huyện, trung tâm kinh tế đều có Chi nhánh, mạng lưới ngân hàng hoạt động. - Dư nợ tín dụng của các Ngân hàng TM tăng cao, đặt biệt là các Ngân hàng TMCP và Ngân hàng nước ngoài (tăng 47% trong năm 2007 và 56% trong năm 2008) nên tỷ trọng dư nợ có sự thay đổi, chuyển dịch từ Ngân hàng thương mại Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng nước ngoài. - Các Ngân hàng phát triển nhanh về các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao tiện ích các sản phẩm dịch vụ hiện có hàng như: dịch vụ ATM, dịch vụ Internet Banking, Homebanking, dịch vụ thanh toán hoá đơn, POS, dịch vụ nhắn tin qua điện thoại di động (BSMS), …. Một số Ngân hàng đúng đầu trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay là: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đông Á, và Ngân hàng xuất nhập khẩu. - Hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là sau thời kỳ chuyển đổi kinh doanh đa dạng theo nền kinh tế thị trường với sự năng động, nhạy bén trong huy động nguồn vốn, trong hoạt động tín dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ, đầu tư khác, đầu tư vào một số dự án, công trình trọng điểm như : Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí; Nhà máy Thu ỷ điện Sơn La, Khí điện Đạm Cà Mau. 5/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- - Quản trị Ngân hàng đã được nâng cao, tiếp cận được số kỹ năng quản trị điều hành của Ngân hàng Thế giới như: Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. - Năng lực tài chính của các Ngân hàng được nâng cao, chỉ số an toàn đảm bảo (Tổng vốn tự có / Tổng tài sản có) trên 8%. Một số Ngân hàng có vốn cổ phần lớn như: Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại CP Nông Thôn cũng tăng vốn điều lệ, đảm bảo theo tiêu chí của Ngân hàng Nhà nước và chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đô Thị như: Ngân hàng Đại Á, Ngân hàng Miền Tây, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. - Hầu hết các Ngân hàng đều hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là khối Ngân hàng Cổ phần Đô Thị và Ngân hàng nước ngoài.. - Hỗ trợ vốn và lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho họ phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. 2. Nhược điểm: - Tuy các Ngân hàng đều tăng vốn tự có đảm bảo theo tiêu chí nhưng số vốn thực tế còn thấp so với yều cầu (trung bình các Ngân hàng từ 70-100 triệu USD). Điều này gâ y khó khăn cho việc nâng cao trình độ công nghệ và dịch vụ Ngân hàng. - Do cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần nên các Ngân hàng thương mại đã không ngừng mở rộng mạng lưới (đặc biệt là các Ngân hàng TMCP nhỏ) => không đủ tầm quản lý một cách bao quát nên hiệu quả mang lại thấp. - Chất lượng tín dụng thấp do tăng trưởng tín dụng quá nóng. Một số Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao vượt quá tỷ lệ qui định của Ngân hàng Nhà nước. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ước tính tổng nợ xấu của Ngân hàng TM trong năm 2008 là 22.000 tỷ, chiếm trên 3% trên tổng dư nợ của toàn ngành. Trong đó, Ngân hàng nước ngoài có chất lượng tín dụng tốt nhất (tỷ lệ nợ xấu dưới 1%). - Trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với phát triển chung của hệ thống Ngân hàng đặt biệt là các Ngân hàng TMCP mới chuyển đổi từ Nông thôn lên Đô Thi. - Năng lực tài chính còn yếu nên tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế chưa đảm bảo, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh còn khá thấp; khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư, nhất là đầu tư phát triển. 6/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- - Hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, bao gồm cả dịch vụ đầu tư và dịch vụ thanh toán; chất lượng dịch vụ còn hạn chế, đặc biệt là nợ tồn đọng còn lớn măc dù đã tích cực xử lý nhưng vẫn còn nhiều khoản nợ khó thu hồi, nhất là trong lĩnh vực xây lắp và khả năng tiềm ẩn nợ xấu vẫn cao. - Năng lực quản trị điều hành còn hạn chế, bất cập so với yêu cầu, thể hiện ở năng lực quản lý và tổ chức kinh doanh cả trong quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, trong thực hiện chủ trương hiện đại hóa và tập trung nguồn lực mới - Cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chí tín dụng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro và tình trạng lôi kéo khách hàng của nhau làm giảm uy tín; đẩy lãi suất huy động lên quá cao so với thực tế => Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thấp, hoạt động rủi ro, kém hiệu quả là điều tất yếu. - Trình độ năng lực nhân viên Ngân hàng còn hạn chế => kéo dài thời gian giao dịch với khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch. Một số cán bộ Ngân hàng còn lợi dụng chức quyền, nhũng nhiễu với khách hàng => thực hiện sai qui định, chủ trương, tạo ra hiệu quả thấp trong hoạt động. - Trình độ công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng và xu hướng hội nhập, chưa theo kịp với Ngân hàng nước ngoài. - Thông tin tín dụng và thông tin hoạt động còn hạn chế dẫn đến 1 khách hàng có quan hệ nhiều ngân hàng nhưng thông tin qua cung cấp không đầ đủ, chính xác => Khách hàng vay vốn quá lớn so với vốn tự có là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn một cách tổng thể thì ngân hàng thương mại Việt Nam là nhỏ bé cả về cơ cấu tổ chức lẫn quy mô về vốn, tài sản. Đây cũng là vấn đề lớn trong cạnh tranh, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay. 3. Nguyên nhân: 3.1. Nguyên nhân khách quan: - Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, nó gây không ít khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh thông qua việc điều chỉnh tăng và giảm lãi suất cơ bản ==> Chi phí quản lý thanh khoản tăng mạnh ==> hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. 7/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- - T ỷ giá hối đoái của đồng đôla Mỹ và các ngoại tệ mạnh khác trong thời gian qua có nhều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu => ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. - Kinh tế vĩ mô có nhiều bình ổn, chỉ t iêu công cao, dẫn đến t ình trạng thất thoát, lãng phí, xây dựng các dự án trọng điểm kéo dài => Hiệu quả sử dụng vốn thấp ( chỉ số ICor 4- 4,5) so với các nước trong khu vực => tiềm ẩn rủi ro cao cho ngành Ngân hàng và nền kinh tế. - Chênh lệch thu nhập và khoảng cách giàu nghèo ngày càng cao, tính cân đố i giữa các vùng miền, cộng với thiên tai, dịch bệnh.=> ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư cho chăn nuô i, thuỷ sản, nông nghiệp => Doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên không có nguồn để trả nợ Ngân hàng khi đến hạn => Nợ xấu tăng. - Một số Ngân hàng hoạt động bất chấp những qui định của Nhà nước vì mục tiêu lợ i nhuận => rủi ro cao. - Trình độ nhận thức của nhân viên Ngân hàng chưa theo kịp với xu hướng hộ i nhập và toàn cầu hoá. 3.2. Nguyên nhân chủ quan: - Công nghệ Ngân hàng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu hội nhập là do thiếu vốn - Tăng trưởng tín dụng quá nóng so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 56%); Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý, dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Khi thị trường này đóng băng và sụt giảm sẽ tạo ra sự mát cân đối kỳ hạn giữ tài sản có và tài sản nợ,.... Chính điều này đã tạo ra những rủi ro thanh khoản cao cho các Ngân hàng thương mại trong thời gian qua. - Do sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm. Đây là vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp do cán bộ, đặc biệt là cán bộ trực tiếp liên quan đến vấn đề cho vay sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, tiêu cực cố tình tạo ra tsai lệch. Thực tế cho thấy, một số món vay lớn kém chất lượng, nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi và đang phải khởi kiện đều xuất phát từ số cán bộ n ày. Vì vụ lợi, buông lỏng quản lý nên trong quá trình th ẩm tra, xét duyệt cho vay, quản lý vốn vay không những họ đ ã không tuân thủ các quy định hiện hành mà còn dễ dãi, tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng, gây thiệt hại đáng kể cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam. - Dự báo kinh tế của các cơ quan chức năng thấp, thiếu t ính chính xác => đầu tư tín dụng bị ảnh hưởng lớn ( như dự báo lúa gạo, cà phê, sắt thép,….. trong thời gian qua. 8/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 1. Kiến nghị 1.1. Đối với Ngân hàng nhà nước: - Xây dựng luật Ngân hàng, hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế về các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp quản lý,… - Xây dụng, định lượng cụ thể các chỉ tiêu đánh giá các mặt hoạt động của Ngân hàng một cách cụ thể để tạo sự công bằng khách quan trong hoạt động của các Ngân hàng (không phân biệt Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mạo Cổ phần và Ngân hàng nước ngoài). - Có lộ trình hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại công tác quản trị của cán bộ quản lý Ngân hàng để nâng cao năng lực điều hành và đạo đức nghề nghiệp. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiệm túc các Ngân hàng vi phạm luật và qui chế tín dụng. - Xâ y dựng và có lộ trình nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng,… cần có biện pháp chế tài mạnh để bắt buộc các Ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ hoạt động hiệu quá thấp sáp nhập với các Ngân hàng lớn để nâng cao năng lực hoạt động và vị thế cạnh tranh. - Xây dựng trung tâm thông tin tín dụng ( CIC ) mạnh, có mố i quan hệ với các Tà i chính định giá và tài chính quốc tế để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các ngân hàng thương mại. 1.2. Đối với Ngân hàng thương mại: - Xử lý tài sản đảm bảo trong giao dịch cần nhanh chóng và thuận tiện, tránh hình sự hoá quan hệ tín dụng với Ngân hàng. - Chủ động tăng vốn đồng thời xử lý rủi ro cá khoản nợ khó đòi để nâng cao năng lực tài chính. 9/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- - Nên có kế hoạch đào tạo và có chính sách thu hút nhân tài và những nhà quản trị giỏi, đủ khả năng điều hành trước những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới. 2. Giải pháp: Vai trò và sự đóng góp của hệ thống ngân h àng thương mại đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian qua là rất to lớn. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, cá nhân tôi xin được đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân h àng thương mại Việt Nam. 2.1. Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại: Bằng việc đa dạng hóa các h ình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung dài hạn hợp lý. Ngoài ra cần cơ cấu vốn đầu tư trong điều kiện mới theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với cá nhân trong nền kinh tế. 2.2. Cần tăng cường hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán: Theo một số chuyên gia kinh tế thì các ngân hàng thương mại cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến với sự tính toán kỹ lưỡng nhằm sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. 2.3. Đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới: Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa. 2.4. Nâng cao chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng cần phải nhận diện đầy đủ, đo lường các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp từ đó tiến tới khắc phục những rủi ro nhất là ở khâu thẩm định và quản lý khoản vay. Chất lượng cán bộ cần phải chú trọng cả về trình độ chuyên môn; đạo đức kinh doanh lẫn khả năng giao tiếp; nâng cao khả năng tư duy, phân tích tổng hợp. Muốn vậy 10/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- các Ngân hàng phải có chiến lược đào tạo và sử dụng con người đúng hướng, hạn chế lãng phí chất xám của nguồn nhân lực. 2.5. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của người lãnh đạo: Kỷ năng điều hành của người lãnh đạo thể hiện ở khả năng dùng người, khả năng quy tụ và khả năng định hướng,.....nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra. Để đạt được kết quả trên, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tâm và tầm; bên cạnh đó người lãnh đạo phải mang cốt cách doanh nhân thời đại hội nhập, đó là khả năng sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, có tinh thầnvì mọi người, vì hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp. 2.6. Nắm bắt kịp thời diễn biến trên thị trường tiền tệ, thị rường hàng hoá: Tăng cường các công cụ phân tích, dự báo các thông tin tốt phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hạn chế tối đa những rủi ro do biến động của các yếu tố trên thị trường như: Lãi suất, tỷ giá, vàng,...đối với các lĩnh vực hoạt động có liên quan như : kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng. 11/12
- Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------- CHƯƠNG IV KẾT LUẬN Với vai trò là một trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có đóng góp rất to lớn vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Hiện nay, hệ thống ngân h àng thương mại Việt Nam đang đứng trước một cơ hội và đồng thời cũng là thách thức mới: cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Nhìn chung thì hệ thống ngân hàng thương mại của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế để bước vào một “sân chơi” mới: cạnh tranh không chỉ với ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài. 12/12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận ngân hàng: Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam
39 p | 1326 | 154
-
Đề án Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Thương mại VN
22 p | 617 | 143
-
Tiểu luận: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
40 p | 324 | 80
-
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
0 p | 215 | 75
-
Đề án: Lý thuyết chung về hệ thống ngân hàng thương mại
16 p | 320 | 64
-
Tiểu luận: Basel và tiến trình hội nhập vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
22 p | 151 | 37
-
Tiểu luận: Vấn đề sở hữu chéo hệ thống ngân hàng thương mại
21 p | 154 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
222 p | 148 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
200 p | 114 | 23
-
Bài thảo luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại
11 p | 191 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cải cách hệ thống Ngân hàng Thương mại Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
113 p | 125 | 16
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
59 p | 103 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái nguyên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
122 p | 30 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
28 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 43 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
219 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam
112 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
124 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn