Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
lượt xem 34
download
Định nghĩa ngân hàng thương mại. - NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán. -Ngày nay, hoạt động của các tổ chức môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng, quy mô, hoạt động đa dạng phong phú và đan xen lẫn nhau....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. Học viên : NGUYỄN THÀNH KHOA. Lớp: Cao học - Ngân hàng 4 n gày 1 - K17. PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1 .1/ Định nghĩa ngân hàng thương mại. - NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ m à hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nh ận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán. -Ngày nay, hoạt động của các tổ chức môi giới trên th ị trường tài chính n gày càng phát triển về số lư ợng, quy mô, hoạt động đa dạng phong phú và đan xen lẫn nhau. Điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, huy động tiền gửi, cung ứng các dịch vụ thanh toán còn các tổ chức tài chính khác không thực hiện chức năng đó. 1 .2/ Chức năng của Ngân hàng thương mại 1.2.1/ Trung gian tài chính: - Ngân hàng đóng vai trò là ngư ời trung gian đứng ra tập trung, huy động các n guồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế , biến nó th ành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các n gành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. - Trung gian tài chính được hiểu theo 2 khía cạnh sau đây: + Ngân hàng thương mại chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ n ơi thừa sang n ơi thiếu. Các chủ thể tham gia gồm những người gửi tiền vào NHTM và những người vay tiền từ ngân h àng, hô thông qua NHTM, ngh ĩa là NHTM có trách nhiệm hoàn trả tiền cho ngư ời gửi, còn người đi vay th ì có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. + Ngân hàng không ph ải là người trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng n ày phải theo nguyên tắc “hoàn trả” vô điều kiện. Ngân hàng thương mại chỉ thực hiện chức năng trung gian tín dụng nghĩa là th ực hiện việc huy động tập Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 1
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trung vốn theo nguyên tắc hoàn trả, chứ không phải là chức năng trung gian tài chính. - Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân b ằng đồng tiền trong nước và ngoại tệ. + Nh ận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. + Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. + Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân. + Chiết khấu thương phiếu và ch ứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân. + Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các lo ại h ình tín dụng khác đối với tổ chức và cá nhân. - Ch ức năng trung gian tín dụng của NHTM có vai trò và tác dụng rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. + Huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. + Cung cấp một khối lượng lớn vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhờ nguồn vốn tín dụng lớn và luân chuyển liên tục, thông qua việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng sẽ làm cho nền kinh tế phát triển được cung ứng vốn ngày càng đ ầy đủ để phát triển. 1.2.2/ Trung gian thanh toán: - Ngân hàng thương m ại đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao d ịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế th ương mại giữa họ với nhau. Nhiệm vụ cụ thể của chức n ăng trung gian thanh toán: + Mở tài kho ản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân: Chức năng trung gian thanh toán của NHTM chỉ có thể thực hiện đ ược khi các khách h àng tham gia thanh toán đều có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, vì vậy nhiệm vụ h àng đầu của các NHTM không những ảnh hưởng đến chức năng n ày, mà còn ảnh hưởng đến chức năng trung gian tín dụng là việc mở tài kho ản giao dịch cho khách hàng. Thủ tục phải chặt chẽ nhưng đơn giản, đảm bảo bí mật, an to àn cho khách hàng. + Quản lý và cung cấp các ph ương tiện thanh toán cho khách hàng: Thanh toán qua ngân hàng là thanh toán bằng chuyển khoản, vì vậy các chứng từ Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 2
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam dùng làm căn cứ để hạch toán vào tài kho ản phải là những chứng từ do chính hàng cung cấp và kiểm soát, chỉ vậy mới đảm bảo quá trình thanh toán n gân được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác, quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo. Để thực hiện nhiệm vụ này các NHTM sẽ thiết kế và cung cấp nhiều loại phương tiện thanh toán khác nhau cho khách h àng. + Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách h àng. - Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành người thủ quỹ và là trung tâm thanh toán của xã hội. Nhờ thực hiện chức năng này cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản. Hệ thống NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền – Hàng. Ph ần lớn các giao dịch thanh toán thường có giá trị lớn và không chỉ bó h ẹp trong từng khu vực, địa phương mà còn lan rộng trong phạm vi cả nước và phát triển ra trên phạm vi to àn thế giới. Nhờ vậy các mối quan hệ kinh tế - xã hội được thực hiện cả trên bình diện quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế. Điều n ày sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nước phát triển mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương m ại và tài chính tín d ụng quốc tế phát triển. 1.2.3/ Cung ứng dịch vụ ngân hàng: - Dịch vụ ngân hàng : đó lá các d ịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Ư u th ế của NHTM được thể hiện qua các điểm sau: có hệ thống mạng lư ới chi nhánh rộng khắp, có quan hệ với nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế …., có trang bị h ệ thống thông tin hiện đại. - Dịch vụ ngân h àng mà NHTM cung cấp cho khách hàng, không chỉ thuần túy để hưởng hoa hồng và dịch vụ phí, yếu tố làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng mà d ịch vụ ngân h àng cũng có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của NHTM m à trước hết là hoạt động tín dụng. Một số dịch vụ ngân hàng: d ịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền, dịch vụ ủy thác, thu hộ, chi hộ, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ ngân h àng điện tự… 1 .3/ Vai trò của Ngân hàng thương mại: 1.3.1/ NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. - Khi nh ắc tới vai trò của ngân hàng thương mại thì không thể không nhắc tới vai trò cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Để có thể tiến hành ho ạt động sản xuất kinh doanh điều đầu tiên các chủ Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 3
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam doanh nghiệp phải quan tâm đó là vốn. Nếu không có vốn thì doanh nghiệp sẽ bị mất cơ hội đầu tư, mất đi lợi nhuận mà lẽ ra có th ể thu được. - Do nhược điểm của thị trường tài chính dẫn đến ảnh hưởng tới tính liên tục của chu trình tài chính như sự không khớp nhịp giữa cung vốn và cầu vốn qua vấn đề th ời gian và lượng vốn, rủi ro đạo đức, rủi ro mất khả năng thanh toán, …NHTM với tư cách là một chủ thể kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ có thể khắc phục được những nhược điểm trên. NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông n guồn vốn nh àn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế … h ình thành n ên qu ỹ cho vay và sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Là một kênh phân phối vốn có hiệu quả NHTM đ ã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh cải tiến qui trình công nghệ, từ đó nâng cao n ăng suất lao động để có thể đứn g vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của th ị trường. Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở th ành m ột trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.3.2/ NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường . - Để có thể tiếp cận với thị trường đầu ra và tìm kiếm lợi nhuận các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới thị trường đầu vào của mình mà yếu tố đầu vào quan trọng nhất chính là vốn, đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh vì nó đ ặt nền tảng đầu tiên cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không th ể chỉ trông chờ vào vốn tự có m à phải biết khai thác các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động của m ình. Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết đ ược khó khăn đó. Như vậy, ngân hàng chính là cầu nối đ ưa doanh nghiệp đến với thị trường giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đầu vào, bôi trơn hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho nó phát huy hiệu quả một cách tốt nhất trên thị trường, giúp doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian. 1.3.3/ NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Nếu NHTW có nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như: th ị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất,… thì các NHTM một mặt chịu sự tác động trực tiếp của các cộng cụ này mặt khác nó còn tham gia điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân về các hoạt động tài chính tín dụng. Nói cách khác, thông qua hoạt động của NHTM với Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 4
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam các chủ thể khác trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. 1.3.4/ NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. - Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, m ỗi quốc gia độc lập thường xuyên tiến h ành nh ững mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, khoa học- kỹ thuật, …trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng. Áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế của mỗi quốc gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh và toàn diện về mọi mặt mà quan trọng nhất là tài chính. Nhưng làm th ế nào để có thể hoà nhập nền kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới ? Câu hỏi n ày sẽ được giải đáp thông qua vai trò của hệ thống NHTM với h àng loạt các nghiệp vụ không ngừng được hoàn thiện và phát triển: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, uỷ thác đầu tư, … Hệ thống NHTM trong nước đ ã đ iều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế, đưa n ền tài chính trong nước bắt kịp với nền tài chính quốc tế. 1 .4/ Hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.4.1/ Huy động vốn. - Đây là hoạt động cơ b ản, có tính chất sống còn đối với bất kỳ một NHTM n ào, vì ho ạt động n ày tạo ra nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. NHTM được phép huy đ ộng vốn bằng các hình thức sau: + Nh ận tiền gửi: không kỳ hạn, có kỳ hạn của cá tổ chức, cá nhân. + Nh ận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân + Nh ận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. + Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng… + Các hình th ức huy động khác n hư: vay vốn các NHTM khác, vay vốn Ngân hàng Nhà nư ớc… 1.4.2/ Hoạt động tín dụng. - Đây là ho ạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội. Thông qua hoạt động này hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nần kinh tế. Hoạt động tín dụng của NHTM gồm có: + Cho vay: ngắn, trung, dài hạn. + Chiết khấu chứng từ có giá. Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 5
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam + Cho thuê tài chính. + Bảo lãnh. + Các hình thức khác: thấu chi, trả góp… 1.4.3/ Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân qu ỹ. - Đây là hoạt động có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động n ày mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện thông suốt và thuận lợi, đồng thời qua hoạt động này mà góp ph ần làm giảm lượng tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân qu ỹ NHTM gồm: + Mở tài khoản giao dịch. + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nước. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ. + Thực hiện dịch vụ ngân quỹ: thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại, bảo quản, vận chuyển tiền mặt… + Tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trong nư ớc và h ệ thống thanh toán quốc tế. 1.4.4/ Hoạt động khác. NHTM được thực hiện một số hoạt động khác, phù hợp với chức năng nghiệp vụ của mình: + Góp vốn mua cổ phần. + Mua bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ. + Kinh doanh ngo ại hối, vàng. + Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. + Thực hiện nghiệp vụ ủy thác và đại lý. + Cung ứng dịch vụ bảo quản. + Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ… Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 6
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG N GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TH ỜI GIAN QUA 2 .1/ Ư u điểm. - Các NHTM ở Việt Nam có mạng lưới rộng khắp, trong năm 2008 nhiều Ngân h àng đã đua nhau mở th êm nhiều chi nhánh ở nhiều nơi nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. - Công ngh ệ ngân h àng đã được các ngân hàng chú trọng hơn nhằm đem lại d ịch vụ, tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng h ệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Một số n gân hàng như NHTM cổ phần Ngo ại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng h ải, NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương đ ã thực hiện dự án hiện đại hóa ngân h àng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ n gân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. - Các NHTM đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách h àng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xu ất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ n gân hàng hiện đại như phone banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đ a dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của m ình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hư ởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc b iệt, dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở n ên khá phổ biến tại các tỉnh, th ành phố lớn. - Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các NHTM đã được tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban h ành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân h àng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 7
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đ ến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: Vietcombank đã cổ phần hóa, hiện Chính phủ đã đồng ý cổ phần hóa VietinBank và BIDV. - Một số NHTM đã bán cổ phần cho các đối tác nước ngo ài như TechcomBank, ABBank, ngân hàng Phương Nam đã bán cổ ph ần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 – 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường. - Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, th ậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và ho ạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân lo ại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đ ã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề n ợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lư ợng tài sản đư ợc cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%. - Đánh giá chung: Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân h àng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an to àn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Các tổ chức tín dụng tiếp tục chú trọng phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại; mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và mở rộng h iệu quả, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với dịch vụ ngân h àng; đặc biệt, trong năm 2008, đã có một ngân hàng thương m ại cổ phần mở chi nhánh hoạt động tại nư ớc ngo ài. 2 .2/ Nhược điểm. - Sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang là vấn đề mà các NHTM trong nước cần quan tâm. Nhóm các ngân hàng này có tiềm lực kinh tế mạnh và được sự hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ về hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ hiện đại sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của các NHTM trong nư ớc trong quá trình hội nhập. Hiện đang có xu hướng các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam để mở rộng tầm hoạt động tại thị trường. - Vốn của các ngân hàng thương mại trong nước vẫn còn thấp. Nhóm 5 NHTM quốc doanh hiện chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng với khoảng gần 70% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng, nhưng tổng số vốn tự có chỉ khoảng 2,5 tỷ USD (tương đương với một ngân hàng nhỏ trong khu vực). Với tỷ lệ vốn tự có thấp, rõ ràng khả năng cạnh tranh của các NHTM quốc doanh - vốn Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 8
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được coi là xương sống của hệ thống NHTM Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội nhập theo lộ trình đã cam kết. Nhóm các NHTM cổ phần hiện có 36 ngân hàng, chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng. - Hoạt động dịch vụ của các NHTM trong nư ớc còn nghèo nàn, đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. - Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng; các loại hình dịch vụ gia tăng và nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án... còn ít được chú ý phát triển (nếu có cũng chỉ ở trong giai đoạn khởi phát ban đầu). Các hoạt động ngân hàng bán lẻ và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. - Nhìn chung năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nư ớc chưa cao, các n gân hàng trong nước cần có kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới thông qua một số biện pháp như: tự cơ cấu lại hệ thống, nâng vốn điều lệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viện …. Có vậy thì các n gân hàng trong nước mới đủ sức đương đầu với sự đỗ bộ ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngo ài vào Việt Nam. Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 9
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam PHẦN III: N HỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 3 .1/ Định hướng chung về mặt chiến lược: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân h àng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam. - Mở cửa thị trường trong n ước theo lộ trình trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, ph ạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của các bên nước ngo ài, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính theo các cam kết song phương và đa phương. - Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống ngân h àng nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các định chế tài chính, ngân hàng và trung gian tài chính. - Thực hiện tái cơ cấu lại h ệ thống ngân h àng theo các đ ề án đã được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an to àn, hiệu quả và đủ sức cạnh tranh. Đối với các NHTM nhà nước, cần phải thực hiện lộ trình cổ phần hoá theo đúng kế hoạch đã đ ược Chính phủ phê duyệt nhằm lành m ạnh và minh bạch hoá tài chính. Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất hoặc phát h ành bổ sung cổ phiếu. - Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế để đổi mới và nâng cao n ăng lực chất lượng hoạt động, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. 3 .2/ Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam: - Công ngh ệ thông tin ngân h àng là lĩnh vực then chốt quyết định đến th ành công của các dịch vụ ngân hàng, ảnh hưởng đến quyết đ ình có tài trợ hay không tài trợ đối với các khách h àng. Do đó các Ngân hàng thương mại cần xây dựng Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 10
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chiến lược phát triển công nghệ ngân h àng, nh ất là hệ thống thông tin dữ liệu quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, phục vụ công tác điều h ành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân h àng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán; hoàn thiện hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống điện tử và giám sát từ xa. - Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng . Do vậy các ngân hàng cần tổ chức các khóa học nâng cao ch ất lượng đội n gũ cán bộ, nhân viên ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đảm bảo thực h iện tốt các nghiệp vụ ngân h àng hiện đại; tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công n ghệ mới. - Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân b ằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi su ất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lư ợc khách h àng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù h ợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. - Mở rộng mạng lư ới ngân h àng bán lẻ tại những địa b àn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương m ại, dịch vụ thẻ, ngân h àng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng. Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 11
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - Tiếp cận với các thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực quản trị rủi ro (ban h ành các quy đ ịnh, quy trình qu ản lý rủi ro, từ nhận diện, phân tích, đánh giá, quản lý và xử lý). Song song với việc này là khẩn trương hoàn thiện mô h ình tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nâng cao hiệu quả của hoạt động n ày, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển mới. - Các Ngân hàng thương m ại cần hợp tác tốt với nhau nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán liên ngân hàng, h ệ thống thẻ, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đem lại tiện ích tốt nhất cho các khách hàng sử dụng các dịch vụ m à ngân hàng cung cấp. PHẦN IV : K ẾT LUẬN - Năm 2008 đánh dấu một năm phát triển mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên các lĩnh vực: công nghệ, dịch vụ ngân hàng. Vốn điều lệ của các ngân hàng đang tăng dần lên theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả hoạt động ngân hàng năm 2008 đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế thành công lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý và ngăn ngừa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động tiền tệ, ngân hàng nói riêng. - Để nâng cao hiệu quả, khả năng cạ nh tranh của hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề không đơn giản, không chỉ đối với bản thân các NHTM m à còn liên quan tới hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng Nhà nước. Riêng đối với các NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ thông tin của ngân hàng, chú trọng hoạt động maketting, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ hiện đại dựa trên công nghệ tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; chuẩn hoá toàn bộ các quy trình nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của NHTM theo các chuẩn mực quốc tế. DANH MUC TỪ VIẾT TẮC: - NHTW : Ngân hàng Nhà nước. - NHTM : Ngân hàng thương mại. - VN: Việt Nam. Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 12
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Năm 2008. 2/ PGS.TS Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, 2007. 3/ TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân h àng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, 2007. Website: www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn. www.tchdkh.org.vn. www.icb.com.vn. Nguyễn Thành Khoa - Cao học Ngân hàng 4 - Ngày 1 - K17 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Thương mại VN
22 p | 621 | 143
-
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
0 p | 215 | 75
-
Đề án: Lý thuyết chung về hệ thống ngân hàng thương mại
16 p | 320 | 64
-
Tiểu luận: Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới và cách ứng phó của ngân hàng trung ương
52 p | 201 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
222 p | 148 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích môi trường tác động và chiến lược tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
103 p | 134 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
200 p | 116 | 23
-
Bài thảo luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại
11 p | 191 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cải cách hệ thống Ngân hàng Thương mại Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
113 p | 127 | 16
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
59 p | 103 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái nguyên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
122 p | 30 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
28 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 43 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
219 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
219 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trường hợp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
97 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển biến về sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam
112 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
124 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn