intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả của khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai ở những phụ nữ có tiền căn sinh non hoặc sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ hai

Chia sẻ: ViThimphu2711 ViThimphu2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai trong dự phòng sinh non. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Đây là một báo cáo hồi cứu loạt ca. Tất cả những phụ nữ được thực hiện khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai tại bệnh viện Mỹ Đức trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2020 được nhận vào nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả của khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai ở những phụ nữ có tiền căn sinh non hoặc sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ hai

  1. BÁO CÁO SẢN KHOA Hiệu quả của khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai ở những phụ nữ có tiền căn sinh non hoặc sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ hai Nguyễn Mai An1,2, Tô Mỹ Anh1, Châu Ngọc Minh1,2, Lý Thiện Trung1, Lê Thị Hà Xuyên1, Đặng Quang Vinh1,2, Huỳnh Thị Thu Thuỷ1, Nguyễn Thị Ngọc Phượng1,2 1 Bệnh viện Mỹ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 2 Trung tâm Nghiên cứu HOPE, Bệnh viện Mỹ Đức, thành phố Hồ Chí Minh doi:10.46755/vjog.2020.1.777 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Mai An, email: bsan.nm@myduchospital.vn Nhận bài (received) 05/12/2019 - Chấp nhận đăng (accepted) 20/04/2020 Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai trong dự phòng sinh non. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Đây là một báo cáo hồi cứu loạt ca. Tất cả những phụ nữ được thực hiện khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai tại bệnh viện Mỹ Đức trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2020 được nhận vào nghiên cứu. Chỉ định khâu cổ tử cung ngả bụng tại bệnh viện là những phụ nữ có tiền căn sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc sinh non đã khâu vòng cổ tử cung qua ngả âm đạo hoặc sinh non có bất thường cấu trúc giải phẫu ở cổ tử cung. Sau khâu cổ tử cung, bệnh nhân được thụ thai bằng cách tự nhiên hoặc thông qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Kết cục chính là tỷ lệ sinh từ 34 tuần trở lên. Tỷ lệ trẻ sinh sống, tuổi thai trung bình khi sinh, kết cục sơ sinh, thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và các biến chứng sau phẫu thuật là các kết cục phụ của nghiên cứu. Kết quả: Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020, có 19 phụ nữ đủ tiêu chuẩn thu nhận, trong đó có 5 phụ nữ đã sinh và 4 phụ nữ đang mang thai. 3/5 (60%) trường hợp sinh từ 34 tuần trở lên. Thời gian khâu cổ tử cung ngả bụng trung bình là 43,3 phút, thời gian nằm viện sau khâu trung bình là 4,1 ngày. Tỷ lệ sinh sống là 5/5 (100%) với tuổi thai trung bình là 33,9 tuần. Kết luận: Khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai có thể là một chọn lựa trong việc dự phòng sinh non cho các trường hợp có tiền căn sinh non hoặc tiền căn sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 dù đã được khâu cổ tử cung ngả âm đạo trước đó, và / hoặc bất thường giải phẫu ở cổ tử cung. Từ khoá: Khâu cổ tử cung ngả bụng trước thụ thai, tiền căn sinh non, tiền căn sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2, khâu cổ tử cung ngả âm đạo. The effectiveness of pre-conceptual transabdominal cervical cerclage in women with previous preterm birth or mid-trimester pregnancy loss Nguyen Mai An1,2, To My Anh1, Chau Ngoc Minh1,2, Ly Thien Trung1, Le Thi Ha Xuyen1, Dang Quang Vinh1,2, Huynh Thi Thu Thuy1, Nguyen Thi Ngoc Phuong1,2 1 My Duc Hospital, Ho Chi Minh city 2 HOPE Research Center, My Duc Hospital, Ho Chi Minh city Abstract Objective: To evaluate the effectiveness and safety of pre-conceptual transabdominal cervical cerclage (TAC) for the prevention of preterm birth (PTB). Material and methods: This is a retrospective case series. All women who underwent pre-conceptual TAC between January 2015 and January 2020 due to at least 1 spontaneous mid-trimester loss or PTB after transvaginal cerclage, or deformed cervix were included. After procedure, the women were instructed to concieve naturally or through ART. Pri- mary outcome was delivery rate at or after 34 weeks’ gestation. Livebirth, gestational age at birth, neonatal outcomes, duration of intervention, length of hospital stay and complications were used as secondary outcomes. Results: Between January 2015 and January 2020, there were 19 women underwent pre-conceptual TAC at our hos- pital. Of which, 5 women had already delivered and 4 have currently ongoing pregnancy. 3/5 (60%) delivered after 34 80 Nguyễn Mai An và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):80-84. doi: 10.46755/vjog.2020.1.777
  2. weeks’ gestation. Average procedure time for TAC was 43.3 minutes, average hospital stay was 4.1 days. The live birth rate was 5/5 (100%) with gestational age at birth was 33.9 weeks. Conclusions: Pre-conceptual transabdominal cervical cerclage could be considered as a safe and effective intervention for those with PTB or mid trimester pregnancy loss even in the presence of TVC, and/or cervix anatomical limitations. Keywords: Pre-conceptual transabdominal cervical cerclage (TAC), previous preterm birth (PTB), mid-tri- mester pregnancy loss, transvaginal cervical cerclage (TVC). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ qua ngả âm đạo hoặc có bất thường cấu trúc giải phẫu Sinh non là một vấn nạn toàn cầu. Theo thống kê của ở CTC. Tổ chức y tế thế giới (WHO) có tổng cộng 15 triệu trẻ Can thiệp: sinh non mỗi năm, 1 triệu trẻ tử vong do sinh non, mà Tất cả các phụ nữ khâu CTC ngả bụng đều được tư trong đó ¾ trẻ tử vong có thể được ngăn ngừa với các vấn về các nguy cơ - lợi ích có thể có và ký bản đồng can thiệp hiện nay [1]. Các biến chứng của sinh non là thuận trước khi tiến hành thủ thuật. Khâu CTC ngả bụng nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [2]. được thực hiện bởi một trong hai phẫu thuật viên (PTV) Tại Việt Nam, số trường hợp sinh non mỗi năm đứng thứ chính có kinh nghiệm. 21 thế giới [3]. Phương pháp vô cảm được lựa chọn là gây tê tủy Khuyến cáo mức độ A của Hiệp hội Sản phụ khoa sống. Chỉ khâu được sử dụng là chỉ Trustilene 0 đơn Hoa Kỳ (ACOG) năm 2014 với các trường hợp có tiền căn sợi, không tan, tổng hợp. Phẫu thuật viên rạch da đường sinh non trước 34 tuần và cổ tử cung (CTC) < 25 mm ngang trên vệ để vào bụng. Có thể chọn lựa đường dọc nên được dự phòng bằng phương pháp khâu CTC [4]. giữa dưới rốn nếu có vết mổ cũ trước đó hoặc tiên lượng Theo Berghella và cộng sự (2010), cần khâu CTC ngả âm có nguy cơ phẫu thuật khó, dính nhiều thành bụng do các phẫu thuật trước đó. Sau khi vào bụng qua các lớp tới tử đạo 8 trường hợp để ngăn ngừa 1 trường sinh non trước cung, mở phúc mạc mặt trước đoạn dưới tử cung và đẩy 35 tuần [5]. Tuy nhiên, ở một nhóm nhỏ các phụ nữ với bàng quang xuống thấp nhất có thể. Bộc lộ mặt trước CTC ngắn đã có tiền căn khâu CTC ngả âm đạo thất bại đoạn dưới tử cung, cần xác định các điểm ở mặt trước hoặc có bất thường cấu trúc giải phẫu ở CTC, khâu CTC và mặt sau TC, tránh các mạch máu hai bên để thực hiện ngả bụng có thể được xem là một biện pháp thay thế [4]. mũi khâu. Khâu CTC ngả bụng được mô tả lần đầu bởi Benson và Thực hiện mũi khâu hình chữ U qua 2 lần đâm kim Durfee vào năm 1965, là phương pháp cố định chỉ khâu vào chỗ dày nhất của lớp cơ đoạn eo tử cung, cột chỉ bên trên CTC và thực hiện qua đường mổ hở vào bụng ở mặt trước hoặc mặt sau tử cung. May phục hồi phúc [6], tỷ lệ thành công được báo cáo là 85% đến 90% [7],[8]. mạc đoạn dưới tử cung và đóng bụng theo các lớp. Khâu CTC ngả bụng có thể được thực hiện trước khi thụ Yếu tố đánh giá kết quả: thai hoặc khi đã mang thai vào tam cá nguyệt thứ nhất Kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ sinh từ 34 tuần của thai kỳ [9-11]. trở lên. Các kết cục phụ bao gồm thời gian phẫu thuật, Tại Việt Nam, từ năm 1995, tác giả Nguyễn Thị Ngọc thời gian nằm viện, biến chứng phẫu thuật, tỷ lệ sinh Phượng đã bắt đầu thực hiện các trường hợp khâu CTC sống, tuổi thai lúc sinh và kết cục sơ sinh. ngả bụng này tại Bệnh viện Từ Dũ. Từ năm 2015, phương Thu thập dữ liệu: pháp này đã được bắt đầu áp dụng tại Bệnh viện Mỹ Đức. Tất cả các trường hợp khâu CTC ngả bụng trong thời Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được gian từ 1/2015 đến 1/2020 được chọn từ phần mềm hệ công bố tại Việt Nam. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thống. Thông tin về các đặc tính nền, tiền sử bệnh lý, này với mục tiêu đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật, tiền sử sản phụ khoa và chỉ định khâu của khâu CTC ngả bụng trước thụ thai trong dự phòng sinh từng bệnh nhân đều được ghi nhận lại. Các thông tin non. về thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện, máu mất, 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU phương pháp vô cảm và biến chứng được thu thập từ Đây là một báo cáo hồi cứu loạt ca trên các trường tường trình phẫu thuật và bệnh án nội trú. Kết cục sản hợp được thực hiện khâu CTC ngả bụng trước mang khoa và kết cục sơ sinh được thu thập từ hồ sơ bệnh án. thai tại bệnh viện Mỹ Đức, từ tháng 1/2015 đến tháng Đối với những trường hợp không theo dõi thai và sinh tại 1/2020. bệnh viện, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn Những trường hợp không có đủ dữ liệu kết cục thai bệnh nhân qua điện thoại, dựa vào các thông tin trên giấy kỳ hoặc kết cục sơ sinh được loại ra khỏi nghiên cứu. xuất viện và sổ khám thai / khám nhi của bệnh nhân. Tại bệnh viện Mỹ Đức, khâu CTC ngả bụng được chỉ Phân tích dữ liệu: định cho các trường hợp có tiền căn sẩy thai ở tam cá Các dữ liệu được thu thập trên phần mềm excel và nguyệt thứ 2 hoặc sinh non dù đã được khâu vòng CTC được tính toán bằng phần mềm R để phân tích các kết cục. Nguyễn Mai An và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):80-84. doi: 10.46755/vjog.2020.1.777 81
  3. 3. KẾT QUẢ Sơ đồ 1. Thu thập dữ liệu khâu CTC ngả bụng Từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020, có 19 trường hợp được tiến hành khâu CTC ngả bụng tại bệnh viện Mỹ Đức. Trong đó, có 9 (47,4%) trường hợp chưa có thai sau can thiệp, 10 (52,6%) trường hợp đã được thụ thai bằng phương pháp tự nhiên (4 trường hợp) hoặc thông qua hỗ trợ sinh sản (6 trường hợp). Trong số 10 bệnh nhân có thai sau can thiệp, 5 bệnh nhân đã sinh và 4 bệnh nhân đang mang thai (tuổi thai tại thời điểm hiện tại lần lượt là 37, 32, 16 và 7 tuần) và 1 bệnh nhân đã sẩy thai lúc 6 tuần do thai ngừng phát triển. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân Đặc điểm Giá trị Tuổi trung bình khi can thiệp (năm) 30 ± 4,4 Sẩy thai to/sinh non có khâu CTC ngả âm đạo trước đó 11 Sẩy thai to/sinh non có CTC ngắn tiên lượng khâu CTC ngả âm đạo khó khăn 8 Thời gian từ khi can thiệp đến khi có thai (tháng) 5,5 ± 4,5 Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 30,6 ± 4,1 tuổi. Có 11/19 (57,9%) trường hợp được khâu CTC ngả bụng vì tiền căn thất bại với khâu CTC ngả âm đạo, 8/19 (42,1%) trường hợp còn lại được chỉ định khâu CTC ngả bụng vì bất thường cấu trúc giải phẫu ở CTC. Bảng 2. Kết quả can thiệp Kết quả Giá trị Tỷ lệ sinh từ 34 tuần trở lên 3/5 (60%) Thời gian khâu CTC ngả bụng trung bình* (phút) 43,3 ± 13,7 Thời gian nằm viện trung bình sau khâu CTC (ngày) 4,1 ± 1,1 Tuổi thai trung bình lúc sinh (tuần) 33,9 ± 3,8 Cân nặng trung bình lúc sinh (gram) 2.300 ± 678 Tỷ lệ trẻ sinh sống 5/5 (100%) Tỷ lệ trẻ nhập NICU 2/5 (40%) 82 Nguyễn Mai An và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):80-84. doi: 10.46755/vjog.2020.1.777
  4. * Loại trừ 4 trường hợp có thực hiện các thủ thuật CTC ở thời điểm trước thụ thai. đi kèm khác (cắt khối thai ngoài tử cung, bóc bớt khối Theo Burger và cộng sự (2011) trong 1 phân tích gộp xơ cơ tử cung và lạc nội mạc trong cơ tử cung, cắt lọc trên 1.116 bệnh nhân được khâu CTC ngả bụng, tỷ lệ có và may lại CTC rách cũ, đốt cầm máu nang xuất huyết thai sau khâu là 837/1.116 (75%), tỷ lệ sinh sau 34 tuần buồng trứng). là 84,8%, tỷ lệ sinh sống là 90,6% [14]. Ưu điểm của khâu Có 3/5 (60%) trường hợp sinh từ 34 tuần trở lên. Tỷ ngả bụng bao gồm: khả năng cố định chỉ khâu cao hơn lệ sinh sống là 5/5 (100%), với tổng số trẻ sinh sống là 5 ngay tại eo tử cung, giúp giảm nguy cơ tuột chỉ khâu về (không có trường hợp nào song thai). sau khi tử cung lớn dần; tránh dị vật trong âm đạo làm Tuổi thai lúc sinh trung bình là 33,9 ± 3,8 tuần. Cân thay đổi hệ khuẩn âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng và sinh nặng lúc sinh trung bình là 2.300 ± 678 gram. Có hai trẻ non; và chỉ khâu có thể được lưu giữ lại để hỗ trợ cho sau sinh được nhập hồi sức tích cực sơ sinh vì suy hô những thai kỳ tiếp sau đó [15,16]. Do mới triển khai khâu hấp và đã được điều trị ổn định. Thời gian phẫu thuật CTC ngả bụng được thực hiện nhiều hơn từ năm 2018 trung bình là 43,3 ± 13,7 phút. Thời gian nằm viện sau đến nay tại bệnh viện Mỹ Đức nên số lượng có thai lại sau khâu là 4,1 ± 1,1 ngày. Không có trường hợp nào xảy ra khâu CTC còn ít và trong nghiên cứu của chúng tôi chưa các biến chứng nghiêm trọng trong và sau khi khâu CTC có dữ kiện về hiệu quả của việc giữ lại thai kỳ tiếp theo. ngả bụng. Ngoài ra trong nghiên cứu do có những người không sinh tại bệnh viện, có vài dữ liệu được thu thập qua gọi điện và 4. BÀN LUẬN hỏi, hoặc đang mang thai còn chưa rõ kết cục nên có thể Trong số 19 trường hợp khâu CTC ngả bụng trước có sai số lựa chọn. Nghiên cứu của chúng tôi được thực mang thai thực hiện tại bệnh viện Mỹ Đức đã có 10 hiện hồi cứu loạt ca với số lượng bệnh nhân còn hạn chế trường hợp có thai lại sau khâu, các trường hợp còn lại nên chưa thể phản ánh một cách rõ rệt về tính an toàn và cũng đang chờ thụ thai tự nhiên hoặc thông qua hỗ trợ hiệu quả của phương pháp này. sinh sản. Tỷ lệ sinh từ 34 tuần trở lên là 3/5 (60%) với tỷ Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về hiệu quả và lệ sinh sống là 5/5 (100%). Thời gian khâu CTC ngả bụng tính an toàn của kỹ thuật khâu CTC ngả bụng tại Việt trung bình là 43,3 phút là không quá kéo dài cũng như Nam tương tự các công bố khác trong y văn là cỡ mẫu thời gian nằm lại tại bệnh viện sau khi khâu là 4,1 ngày. nhỏ, thiết kế hồi cứu. Tuy nhiên, các dữ liệu cho thấy Với kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy đối với trong các trường hợp thất bại sẩy thai ở tam cá nguyệt những phụ nữ có tiền sử sẩy thai ở tam cá nguyệt 2 hoặc hoặc sinh non có khâu CTC ngả âm đạo trước đó hoặc sinh non và có khâu CTC ngả âm đạo thất bại hoặc bất bất thường giải phẫu ở CTC, khâu CTC ngả bụng trước thường giải phẫu CTC, khâu CTC ngả bụng trước mang khi mang thai có thể là một lựa chọn. thai có thể là một chọn lựa có thể giúp kéo dài thai kỳ, cải Khâu CTC ngả nội soi có hiệu quả tương đương và có thiện kết cục sản khoa mà không có biến chứng nghiêm thể ưu việt hơn mổ hở nếu được thực hiện bởi phẫu thuật trọng nào được ghi nhận. Thời gian từ lúc phẫu thuật đến viên có kinh nghiệm. Trong một nghiên cứu tổng quan khi có thai trở lại trung bình là 5,5 tháng, trong đó chỉ có hệ thống của Moawad năm 2018 và cộng sự so sánh 1/10 trường hợp thai ngừng phát triển sau chuyển phôi giữa khâu CTC ngả bụng nội soi và mổ hở, tỉ lệ sống sót nên có thể thấy được tính an toàn khi có thai trở lại sau sơ sinh là khoảng 90% cho cả 2 phương pháp, các biến khi khâu CTC ngả bụng. chứng trong và sau mổ là tương đương nhau [17]. Trong Khâu CTC ngả bụng có thể được thực hiện trước khi nghiên cứu của chúng tôi do phẫu thuật viên chưa có mang thai hoặc trong thai kỳ nếu bệnh nhân thỏa những nhiều kinh nghiệm và việc thực hiện khâu CTC ngả bụng chỉ định yêu cầu. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đồng qua nội soi có nhiều khó khăn nên khâu CTC ngả nội soi thuận trên hướng tiếp cận nào là tối ưu, và chưa có thử có thể cần hoàn thiện trong tương lai trước khi áp dụng nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nào so sánh kết cục giữa vào thực tế lâm sàng. khâu trước và sau thụ thai. Trong một phân tích tổng quan của Tulandi và cộng sự trên 14 nghiên cứu về khâu 5. KẾT LUẬN CTC ngả bụng công bố từ 1990 và 2013 gồm 678 bệnh Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khâu nhân, tỉ lệ sinh sống là tương đương giữa thời điểm khâu CTC ngả bụng trước thụ thai có thể được xem xét như trước và sau thụ thai (12). Tuy nhiên, theo nghiên cứu là một biện pháp an toàn và hiệu quả cho trong việc dự của Dawood và cộng sự năm 2016, lượng máu mất trên phòng sinh non ở các trường hợp có tiền căn sinh non 500 ml chiếm 50% ở nhóm khâu CTC ở tam cá nguyệt hoặc tiền căn sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 đã được thứ nhất và cũng như có 5% xảy ra các biến chứng nặng khâu CTC ngả âm đạo trước đó, hoặc có bất thường cấu [13]. Do đó trong nghiên cứu của chúng tôi, ngay từ khi trúc giải phẫu ở CTC. triển khai khâu CTC ngả bụng, chúng tôi đã chọn khâu Nguyễn Mai An và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):80-84. doi: 10.46755/vjog.2020.1.777 83
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO center cohort study. Am J Obstet Gynecol 2012; 207:273. 1. WHO. Preterm birth. Fact sheet: 19 February 2018. e1. Available from URL: http://www.who.int/mediacentre/ 10. Dawood F, Farquharson RG. Transabdominal cer- factsheets/fs363/en/. clage: preconceptual versus first trimester insertion. Eur 2. Chawanpaiboon S, Vogel JP. and et all. Global, region- J Obstet Gynecol Reprod Biol 2016; 199:27. al, and national estimates of levels of preterm birth in 11. Gibb DMF, Salaria D. Transabdominal cervicoisthmic 2014: a systematic review and modelling analysis. The cerclage in the management of recurrent second trimes- Lancet Global Health Oct 2018. ter miscarriage and preterm delivery. Br J Obstet Gynae- 3. Liu L, Johnson H, Cousens S, Perin J, Scott S, Lawn col 1995; 102:802–6. J. … Black RG et al. Global, regional and national causes 12. Tulandi T, Alghanaim N, Hakeem G, Tan X. Pre and of child mortality: an updated systematic analysis. The post-conceptional abdominal cerclage by laparoscopy Lancet - in press. 2012. or laparotomy. J Minim Invasive Gynecol 2014; 21: 987. 4. ACOG Practice Bulletin No.142. Cerclage for the man- 13. Dawood F, Farquharson RG. Transabdominal cer- agement of cervical insufficiency. Obstetrics and Gyne- clage: preconceptual versus first trimester insertion. Eur cology, Vol. 123, No. 2, Part 1, February 2014. J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2016; 199: 27. 5. Berghella V et al. Effectiveness of cerclage according 14. Burger NB et al. Effectiveness of abdominal cerclage to severity of cervical length shortening: a meta-analy- placed via laparotomy or laparoscopy: systematic re- sis. Ultrasound Obstet Gynecol 2010; 35: 468–473. view. Journal of Minimally Invasive Gynecology 2011; 18, 6. Benson RC and Durfee RB. Transabdominal cervico 696–704. uterine cerclage during pregnancy for the treatment of 15. Herron MA, Parer JT. Transabdominal cerclage for cervical incompetency. Obstet Gynecol. 1965; 25: 145–55. fetal wastage due to cervical incompetence. Obstet Gy- 7. Novy MJ. Transabdominal cervicoisthmic cerclage: a necol. 1988; 71(6 Pt 1): 865. reappraisal 25 years after its introduction. Am J Obstet 16. Ades A, Hawkins DP. Laparoscopic Transabdominal Gynecol. 1991;164:1635–1641. Cerclage and Subsequent Pregnancy Outcomes When 8. Witt MU, Joy SD, Clark J, Herring A, Bowes WA, Thorp Left In Situ. Obstet Gynecol. 2019; 133: 1195-8. JM. Cervicoisthmic cerclage: transabdominal vs trans- 17. Moawad GN, Tyan P et al. Systematic Review of vaginal approach. Am J Obstet Gynecol. 2009;201:105. Transabdominal Cerclage Placed via Laparoscopy for e1–105.e4. the Prevention of Preterm Birth. Minim Invasive Gynecol. 9. Burger NB, Einarsson JI, Brölmann HA, et al. Precon- 2018; 25(2): 277. ceptional laparoscopic abdominal cerclage: a multi- 84 Nguyễn Mai An và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):80-84. doi: 10.46755/vjog.2020.1.777
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0