Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT<br />
ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2<br />
Vũ Thị Thúy Hồng*, Nguyễn Thị Hồng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Ngày nay, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và viêm nha chu (VNC) khá phổ biến. Kiểm soát đường<br />
huyết có thể cải thiện bệnh nha chu và ngược lại, kiểm soát nhiễm khuẩn mô nha chu giúp cải thiện việc kiểm soát<br />
đường huyết.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị VNC đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh<br />
nhân ĐTĐ típ 2.<br />
Phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng, mẫu nghiên cứu gồm<br />
60 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và VNC được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Tất cả bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh<br />
răng miệng, riêng nhóm can thiệp còn được kê toa doxycycline 100mg/ngày dùng 7 ngày, cạo vôi răng và xử lý<br />
mặt gốc răng. Các số liệu thu thập gồm chỉ số mảng bám PI, chỉ số nướu GI, độ sâu túi PPD, độ mất bám dính<br />
lâm sàng CAL, chảy máu nướu khi thăm khám BOP và giá trị HbA1c được ghi nhận vào lúc khám ban đầu và<br />
sau 3 tháng.<br />
Kết quả: Sau 3 tháng, thay đổi có ý nghĩa các chỉ số GI, PPD, BOP và giá trị HbA1c trong nhóm can thiệp,<br />
trong khi ở nhóm chứng sự thay đổi các chỉ số này không đáng kể.<br />
Kết luận: Việc điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp sử dụng kháng sinh không những cải thiện tình<br />
trạng nha chu mà còn góp phần nâng cao việc kiểm soát biến dưỡng đường trên BN ĐTĐ típ 2.<br />
Từ khoá: Đái tháo đường típ 2, viêm nha chu, kiểm soát biến dưỡng đường huyết.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECT OF PERIODONTAL TREATMENT ON GLYCEMIC CONTROL IN TYPE 2 DIABETES<br />
PATIENTS<br />
Vu Thi Thuy Hong, Nguyen Thi Hong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 110 - 116<br />
Background: At present, diabetes mellitus and periodontitis are quite common diseases. Glycaemic control<br />
can make periodontal status better, and in contrast, periodontal disease can improve glycaemic control.<br />
Objectives: The aim of the present study was to investigate the effect of periodontal treatment on glycemic<br />
control in type 2 diabetes mellitus (DM) patients.<br />
Material and methods: In this controlled single-blind randomized clinical trial, 60 patients with type 2<br />
DM and periodontitis were selected. Subjects were randomly assigned into two groups. All patiens received oral<br />
hygiene instructions, the treatment group received full-mouth scaling and root planing combined with systemic<br />
doxycycline 100mg/day for 7 days. Data collection included plaque index (PI), gingival index (GI), probing pocket<br />
depth (PPD), clinical attachment levels (CALs), bleeding on probing (BOP) and glycated haemoglobin (HbA1c)<br />
were recorded at baseline and 3rd month.<br />
Results: A statistically significant effect could be demonstrated for PlI, GI, PPD and BOP for the treatment<br />
* Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, **Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Vũ Thị Thúy Hồng, ĐT: 0907515023, Email: thuyhong2906@yahoo.com<br />
<br />
110<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
group. HbA1c levels in the treatment group decreased significantly whereas the control group showed a slight but<br />
insignificant decrease for this parameter.<br />
Conclusions: The results of this study showed that non-surgical periodontal therapy with adjunctive<br />
systemic antimicrobial treatment is associated with improved both periodontal health and glycaemic control in<br />
type 2 DM patients.<br />
Key words: Type 2 diabetes mellitus, periodontitis, glycemic control.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và viêm nha chu<br />
(VNC) hiện nay khá phổ biến trên thế giới(5). Ở<br />
Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cả nước trên<br />
5%. Bên cạnh đó, bệnh nha chu luôn là nguyên<br />
nhân hàng đầu gây mất răng ở người trưởng<br />
thành, với 90% người mắc bệnh nha chu, trong<br />
đó 32% bị VNC(11). Mối liên hệ hai chiều giữa hai<br />
bệnh này đã được chứng minh từ lâu, kiểm soát<br />
đường huyết có thể cải thiện bệnh nha chu, và<br />
ngược lại, kiểm soát nhiễm khuẩn mô nha chu<br />
giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết(13).<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Cho đến nay, xét nghiệm HbA1c vẫn là<br />
phương pháp tốt nhất để theo dõi mức đường<br />
huyết ở bệnh nhân ĐTĐ(1). Huyết sắc tố kết hợp<br />
với glucose thành glycohemoglobin trong đó<br />
HbA1c chiếm 4-6% tổng số huyết sắc tố. HbA1c<br />
tăng trong trường hợp tăng đường huyết mạn<br />
tính. Glycohemoglobin sẽ tồn tại trong suốt đời<br />
sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày), do vậy<br />
HbA1c cho biết sự kiểm soát đường huyết trong<br />
thời gian dài. Nồng độ HbA1c 5-7% cho biết đã<br />
ổn định đường huyết tốt trong 2-3 tháng trước,<br />
nếu HbA1c > 8% thì đường huyết không được<br />
kiểm soát tốt(1,9).<br />
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tình<br />
trạng bệnh nha chu trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.<br />
Tuy nhiên, điều trị VNC có cải thiện được việc<br />
kiểm soát đường huyết vẫn còn là một vấn đề<br />
chưa rõ. Với mong muốn cải thiện tình trạng nha<br />
chu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, chúng tôi thực hiện<br />
đề tài này với mục tiêu xác định hiệu quả của<br />
việc điều trị VNC đối với việc kiểm soát đường<br />
huyết được đánh giá qua xét nghiệm HbA1c ở<br />
bệnh nhân ĐTĐ típ 2.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Gồm 60 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được chẩn<br />
đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực<br />
Thủ Đức Tp.HCM.<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có 6,5% ≤ HbA1c ≤ 8%,<br />
được điều trị ngoại trú.<br />
Trên 40 tuổi(12).<br />
VNC có ≥ 2 răng túi nha chu từ 4-7mm hoặc<br />
≥ 2 răng có độ mất bám dính ≥ 3mm(7).<br />
Còn nhiều hơn 10 răng và có khả năng tự<br />
chăm sóc răng.<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám<br />
đúng hẹn.<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 kiểm soát đường huyết<br />
kém (HbA1c > 8%).<br />
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị nội trú.<br />
Bệnh nhân béo phì BMI ≥ 30.<br />
Có điều trị nha chu trong vòng 6 tháng tính<br />
đến thời điểm nghiên cứu.<br />
Bệnh nhân đủ những tiêu chí nghiên cứu<br />
được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm can<br />
thiệp (31 bệnh nhân) và nhóm chứng (29 bệnh<br />
nhân).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng mù đơn, có nhóm<br />
chứng.<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Nhân lực<br />
2 bác sĩ Răng Hàm Mặt và 3 y sĩ răng trẻ em,<br />
đã được huấn luyện định chuẩn tại bộ môn Nha<br />
<br />
111<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Chu của Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược<br />
Tp.HCM. Việc khám răng và nha chu trước và<br />
sau 3 tháng do hai bác sĩ RHM khác nhau thực<br />
hiện, không biết thông tin về tình trạng kiểm<br />
soát đường huyết của bệnh nhân. Bác sĩ đánh giá<br />
kết quả điều trị viêm nha chu không biết bệnh<br />
nhân thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng,<br />
không biết tình trạng nha chu trước khi điều trị.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Xét nghiệm HbA1c tại phòng xét nghiệm<br />
huyết học Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ<br />
Đức, bằng máy ADVIA 1650 Chemistry System.<br />
Máy này đã được Trung Tâm Kiểm Chuẩn Xét<br />
Nghiệm Tp.HCM thẩm định kết quả.<br />
Khám nha chu bằng bộ dụng cụ khám răng,<br />
cây đo túi William, mỗi bệnh nhân được chụp 6<br />
phim quanh chóp (ở nhóm răng cửa trên, răng<br />
cửa dưới và các răng cối lớn thứ nhất) để xác<br />
định mức độ tiêu xương ổ răng. Dụng cụ điều trị<br />
nha chu gồm máy cạo vôi và bộ cạo vôi răng của<br />
Densply, bộ xử lý mặt gốc răng Gracey.<br />
<br />
Tình trạng nha chu: Chỉ số mảng bám (PI),<br />
chỉ số nướu (GI), độ sâu túi (PPD), độ mất bám<br />
dính lâm sàng (CAL), chảy máu nướu khi thăm<br />
dò (BOP), mức độ VNC.<br />
<br />
Các bước thực hiện<br />
Bệnh nhân khám và điều trị ĐTĐ tại phòng<br />
khám Nội tiết được chỉ định xét nghiệm máu<br />
HbA1c và chuyển khám chuyên khoa Răng Hàm<br />
Mặt (RHM).<br />
Một bác sĩ RHM khám răng và nha chu, chọn<br />
những bệnh nhân đủ tiêu chí chọn mẫu. Sau đó,<br />
một y sĩ Răng trẻ em phân ngẫu nhiên bệnh<br />
nhân vào nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng với<br />
sự đồng ý của bệnh nhân, ghi nhận giá trị<br />
HbA1c trong phiếu thu thập dữ liệu.<br />
<br />
Các biến nghiên cứu<br />
<br />
Điều trị nha chu cho nhóm can thiệp: Hướng<br />
dẫn vệ sinh răng miệng, phát kem đánh răng,<br />
bàn chải, nước súc miệng, sử dụng kháng sinh<br />
doxycycline 100mg/ngày trong 7 ngày, cạo vôi<br />
răng, xử lý mặt gốc răng. Nhóm chứng được<br />
hướng dẫn vệ sinh răng miệng, phát kem đánh<br />
răng, bàn chải, nước súc miệng.<br />
<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Họ tên, giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, nghề<br />
nghiệp, chiều cao, cân nặng, thời gian mắc bệnh<br />
ĐTĐ, số lần chải răng trong ngày, thói quen hút<br />
thuốc lá, loại phục hình đang sử dụng, số răng<br />
hiện diện trên hai hàm.<br />
<br />
Đánh giá tình trạng nha chu và biến dưỡng<br />
đường huyết sau 3 tháng: Tất cả BN tái khám sau<br />
3 tháng, làm lại xét nghiệm HbA1c. Một y sĩ răng<br />
trẻ em ghi nhận giá trị HbA1C. Một bác sĩ RHM<br />
khác khám răng và nha chu, đánh giá kết quả<br />
điều trị viêm nha chu.<br />
<br />
Bệnh ĐTĐ<br />
Chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi có kết quả một<br />
trong ba xét nghiệm sau(9): (1) Đường huyết lúc<br />
đói (sau 8 giờ không ăn) ≥ 126mg/dl (7mmol/l),<br />
(2) Một mẫu đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl<br />
(11,1mmol/l) kết hợp với các triệu chứng của<br />
tăng đường huyết, (3) Đường huyết 2 giờ sau khi<br />
uống nước có chứa 75g glucose ≥ 200mg/dl<br />
(11,1mmol/l).<br />
<br />
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel<br />
và Stata 10. Dùng kiểm định Chi bình phương và<br />
chính xác Fisher để so sánh các tỉ lệ %, kiểm định<br />
t để so sánh các giá trị trung bình, tương quan<br />
Pearson để xác định tương quan giữa HbA1c với<br />
GI, PPD, BOP. Liên quan có ý nghĩa khi p0,05). Tuy<br />
nhiên, có sự khác biệt về sự phân bố giới tính<br />
giữa nhóm can thiệp với nhóm chứng (p0,05). Sau 3<br />
tháng, có một số thay đổi ở hai nhóm (Bảng 2).<br />
Cả hai nhóm đều có sự cải thiện việc kiểm soát<br />
mảng bám: nhóm can thiệp từ 1,81 ± 0,59 giảm<br />
xuống 0,91 ± 0,34 rất có ý nghĩa (p