HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TỪ KINH NGHIỆM CỦA MỘT CỰU SINH VIÊN
lượt xem 10
download
Có đôi khi bạn nghĩ rằng “mình học ở trường chẳng được bao nhiêu, khi đi làm thì chẳng áp dụng được gì”, thật sự điều này đúng hay không? Suy nghĩ của bạn, và cách làm của bạn sẽ quyết định phần lớn điều này. Học trong trường, cách học hiện tại của đa phần các bạn sinh viên đôi khi không hợp lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TỪ KINH NGHIỆM CỦA MỘT CỰU SINH VIÊN
- HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM TỪ KINH NGHIỆM CỦA MỘT CỰU SINH VIÊN Có đôi khi bạn nghĩ rằng “mình học ở trường chẳng được bao nhiêu, khi đi làm thì chẳng áp dụng được gì”, thật sự điều này đúng hay không? Suy nghĩ của bạn, và cách làm của bạn sẽ quyết định phần lớn điều này. Học trong trường, cách học hiện tại của đa phần các bạn sinh viên đôi khi không hợp lý. Để xem xét, bạn có thể tự đặt câu hỏi rằng: 1. Bạn đã làm bài tập của thầy cô như thế nào? 2. Các bạn học nhóm (nhóm 2-3 người để làm đồ án thực hành, lý thuyết) các bạn đã phân công công việc, phân bố thời gian (schedule) như thế nào? 3. Các bạn có kiểm tra tiến độ làm việc của mình không? 4. Các bạn có các quy định để làm việc không? (ví dụ như cách viết code, cách trao đổi, thảo luận) .
- Với cách làm việc hiện tại các bạn thấy mình có được những thuận lợi và khó khăn gì? Dưới đây là các câu trả lời của mình thôi – (có thể không đúng tất cả) trong quá trình mình đã học ở trường và mình tin rằng một phần lớn các bạn cũng có thể tương tự mình - Phần lớn, các bài tập của thầy cô thì đợi “nước ngâp chân” rồi mới nhảy nên chất lượng bài làm kém, làm mang tính đối phó nhiều hơn là học hỏi, cách học chủ động. - Khi học nhóm thì hầu như công việc chỉ có 1 hoặc 2 người “ôm” cho cả nhóm vì ít có thời gian gặp mặt, ít có thời gian trao đổi và chủ yếu là làm theo ý người “ôm” và nếu có phân thì cũng rất ít khi phân đều, chia thời gian gần như không hợp lý, hoặc có hợp lý thì không làm được và đến vài ngày cuối thức “căng mắt” ra để làm cho kịp deadline. - Kiểm tra tiến độ làm việc thì có nhưng ít quan tâm, chỉ hỏi nhau để biết đang làm đến đâu và làm như thế nào để còn biết mà “vấn đáp”. - Quy định làm việc nhóm thì nghe ghê quá, nhưng mà hầu hết ít có nhóm nào quy định, kết quả là cuối cùng code 2-3 người thôi nhưng mà
- thời gian để ghép bài thì vất vả, cách viết code không đồng nhất nhìn rất lộn xộn, viết xong gặp bug thì debug “mỏi mắt” mới ra, xong là dẹp luôn chứ không dám xem lại. Tại sao lại có kết quả như trên, các bạn có để ý không? Thật ra do các bạn học quá nhiều môn, một môn thì có khối lượng công việc khá nhiều nên hết “bôn ba” môn này các bạn phải “lăn lộn” với môn khác nên rất mệt, dẫn đến tình trạng này không có gì lạ, Nhưng nếu các bạn sắp xếp một tí sẽ ổn thôi. Không thể phủ nhận rằng với cách làm việc của chúng ta hiện nay thì việc tạo ra những khoảng thời gian linh hoạt để có thể luân chuyển nhiều project là khá tốt nhưng nếu xét ở góc độ chất lượng thì khó có thể nhóm nào cũng đạt chất lượng ở mọi project hơn nữa cách làm việc đó sẽ gây khó cho chúng ta rất nhiều khi chúng ta thật sự làm việc tại môi trường công ty với nhiều ràng buộc.
- Ở công ty, chúng ta làm việc như thế nào (đây là một vài ý kiến của mình khi mình đã đi làm ở 2 công ty và thời gian cũng được 1 năm rồi, chắc hẳn có phần đúng, và cũng có một phần chủ quan). - Cách làm việc thường xuyên là họp tiến độ trong team hàng tuần, hoặc định kỳ. - Nếu có vấn đề thì thảo luận trước rồi làm việc sau, đó là nguyên tắc thống nhất mọi quan điểm chung trước khi làm việc. - Sau khi hoàn thành xong một phần việc nào đó, gởi mail và thông báo cho các thành viên khác biết tiến độ công việc của mình, và có thể xem chi tiết công việc của mình. - Lên kế hoạch – Schedule – cho toàn nhóm làm việc, thống nhất và tuân thủ theo đúng schedule để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ. - Đưa ra một luật viết code – coding rule – và mọi thành viên phải tuân thủ theo để code được thống nhất, dễ hiệu chỉnh, đọc lại và nâng cấp.
- Có khá nhiều thuận lợi đó là: Công việc sẽ diễn ra tốt và đúng nếu như tuân theo đúng schedule, nếu có khó khăn gặp phải mọi người sẽ cùng thảo luận để giải quyết vấn đề. Công việc của mọi người sẽ đảm bảo và có trách nhiệm với công việc của mình, ai cũng phải làm việc,… Việc review lại sẽ dễ dàng. Tuy vậy cũng có nhiều khó khăn: Tuân thủ coding rule, schedule là điều khó, đòi hỏi phải làm việc nghiêm túc, có tính kỷ luật. Việc thảo luận cũng có nhiều khó khăn để thống nhất quan điểm với nhau vì một vấn đề có nhiều cách để giải quyết. Với những thực tại, ưu điểm, khuyết điểm chúng ta khoan hãy nói cách nào tốt hơn, cách nào hay hơn mà chúng ta hãy hướng đến cách làm khoa học hơn. 1. Hãy tập thói quen làm việc nào luôn có schedule cho công việc đó vì khi có schedule bạn sẽ biết mình phải làm cái gì và làm sao để làm được nó. Hơn nữa bạn sẽ kiểm soát được công việc của mình, nếu dự định sai
- bạn vẫn có cơ hội để ước lượng và định lại cho hợp lý và có kinh nghiệm cho lần sau. 2. Liên lạc hiệu quả cũng là một trong những điều rất quan trọng để có thể hòan thành tốt công việc. hiện tại thì các bạn có rất nhiều cách liên lạc trong đó có thể tham khảo tạo ra các diễn đàn mã nguồn mở nếu như việc liên lạc email khó khăn với các bạn. Điều này sẽ giúp cho mọi người nắm công việc của nhau tốt hơn ai hết. 3. Quản lý công việc và thời gian như thế nào là một vấn đề rất lớn và cũng rất khó, nhưng nếu làm được các bạn sẽ sử dụng thời gian vô cùng hiệu quả, các bạn có thể bàn với nhau để gặp nhau, phân chia công việc theo module, theo cụm chức năng,… để dễ làm việc với nhau. 4. Điều quan trọng hơn nữa là các quy tắc phát triển code – Coding Rule – sẽ giúp các bạn quản lý source tốt, view lại code, phát triển tử code có sắn, nâng cấp các chức năng và đừng quên phải viết các tài liệu đi cùng để lần sau có thể hiểu tính logic của những cái đã làm là gì. Các bạn có thể đề nghị Khoa hỗ trợ Visual Source Safe để học cách làm việc nhóm
- phát triển thực thụ, điều này mình không rõ khoa có hỗ trợ được không nữa. 5. Còn một vấn đề cuối cùng mà có lẽ các bạn cũng quan tâm trong nhóm, đó là có khả năng báo cáo tốt đều này chứng tỏ các bạn nắm việc trong nhóm tốt và luôn tham gia nhóm. Chỉ một vài điều mình rút ra sau thời gian đi làm, nhưng mình nghĩ có thể giúp cho các bạn một phần trong việc xem xét cách làm việc và định hướng một cách làm việc gần với thực tế tại công ty, doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công. Minh Luật - Theo http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm
11 p | 1106 | 533
-
Kỹ năng làm việc nhóm – phát huy sức mạnh tổng hợp
4 p | 346 | 78
-
Kỹ năng làm việc nhóm (Team work)
6 p | 252 | 69
-
Ý nghĩa làm việc theo nhóm
7 p | 1230 | 63
-
Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm
4 p | 865 | 54
-
Bí quyết để tạo nên một nhóm làm việc ăn ý và hiệu quả
5 p | 215 | 53
-
4 bước giúp bạn làm việc nhóm hiệu quả
4 p | 278 | 42
-
7 kỹ năng khi làm việc nhóm
6 p | 212 | 33
-
4 điều có thể học được từ cách làm việc nhóm của người Nhật
5 p | 195 | 29
-
Làm việc nhóm: Bách chiến bách thắng
6 p | 129 | 28
-
Tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm
4 p | 263 | 27
-
Kỹ năng xây dựng chương trình làm việc nhóm
7 p | 122 | 25
-
Lợi ích từ qúa trình làm việc nhóm
5 p | 124 | 19
-
Thiếu vắng tư duy khi làm việc nhóm
7 p | 101 | 13
-
Sức mạnh từ làm việc nhóm
4 p | 88 | 11
-
Bài học làm việc nhóm từ đàn ngỗng
3 p | 128 | 10
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Việt Nam
15 p | 96 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn