Đề bài: Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu<br />
Bài Mẫu Số 1: <br />
"Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ<br />
Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa<br />
Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm<br />
Rừng phong lá rụng tiếng như mưa."<br />
Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, <br />
đông. Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi <br />
nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh <br />
các tác phẩm có đề tài mùa thu như "Thu dạ" của Nguyễn Du hay "Ngẫu hứng" của <br />
Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của <br />
Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài "Thu điếu". Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời <br />
thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.<br />
Xưa nay, khi nói đến mùa thu, các thi nhân thường sử dụng những hình ảnh đẹp tráng lệ <br />
như sen tàn, từng phong lá đỏ, lá ngô đồng rụng... nhưng đối với "Câu cá mùa thu" của <br />
Nguyễn Khuyến thì hoàn toàn khác, ông đưa vào thơ những khung cảnh quen thuộc như <br />
ao thu, ngõ trúc, lá vàng... những cảnh vật tuy giản dị nhưng lại phản ánh rất thực mùa <br />
thu của làng quê Việt Nam, toát lên được cái hồn dân tộc. Cảnh thu trong thơ Tam Nguyên <br />
hiện lên với cái vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng, đầy vẻ thuần <br />
Việt chứ không phải mùa thu mượn ở nơi khác.<br />
Con người yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua những vần thơ miêu <br />
tả cảnh vật rất thực của ông. Trong "Thu điếu" tác giả đã đặt điểm nhìn của mình từ ao <br />
thu lên bầu trời xanh ngắt rồi từ vùng trời ấy trở lại ao, trở lại với chiếc thuyền câu. <br />
Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu từ gần ra xa rồi từ xa trở lại gần nhằm khái quát <br />
cảnh vật nhưng vẫn không làm mất đi vẻ yên ắng của mùa thu.<br />
Đầu bài thơ ông viết:<br />
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo<br />
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"<br />
Điểm sơ qua ta nhận ra hình ảnh ngư ông ngồi câu cá trong khí thu lạnh lẽo giữa chiếc ao <br />
thu nhỏ hẹp nhưng ẩn chứa trong hai câu thơ vốn là bối cảnh đất nước đương thời. <br />
Người xưa có câu: "Thủy chí thanh tắc vô ngư" nghĩa là nước trong thì không có cá. Dù <br />
vậy, trong "Thu điếu", tuy là "nước trong veo" nhưng ngư ông vẫn ôm cần, đó là một việc <br />
không thể, tác giả đang làm một việc vô thưởng, vô phạt, đang đối mặt với một tình cảnh <br />
đau xót đó là tuy ông là người học rộng tài cao nhưng phải bó tay trước cảnh nước mất <br />
mà về dạy học, không mang tài năng ra phụ dân, làm quan vì thời này làm quan chỉ để trở <br />
thành con rối cho kẻ khác giật dây. Nguyễn Khuyến luôn mang trong mình mong ước có <br />
thể giúp nước nhưng hoài bão ấy không thể cất cánh trong xã hội nhiễu nhương bấy giờ, <br />
tất cả đều vô vọng như việc câu cá nước trong. Đúng như ván cờ đang vào hồi bế tắc <br />
trong bài "tự trào" của ông "cờ đương dở cuộc không còn nước" " Bạc chửa thâu canh đã <br />
chạy làng". Trong mạch cảm xúc ấy, tác giả viết tiếp:<br />
"Sóng nước theo làn hơi gợn tí<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"<br />
"Sóng nước theo làn" dùng để tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thu, tưởng chừng <br />
như tác giả muốn nói đến cái chuyển động khe khẽ của mặt hồ gợn sóng nhưng thực ra <br />
đó chính là thái độ sống mà Nguyễn Khuyến muốn người đời thông cảm, cảm thông cho <br />
hành động cáo quan về quê thay thái độ "bình chân như vại" trước cảnh đất nước rơi vào <br />
tay giặc, thậm chí có lúc ông phải dạy học trong dinh của ông quan theo Pháp nhưng tất <br />
cả những điều đó chỉ là vài làn sóng gợn trong cuộc đời trong sạch như ao thu của <br />
Nguyễn Khuyến, ông vẫn thanh khiết như làn nước kia, vẫn một lòng hướng về Tổ quốc <br />
và giữ vững hào khí của người quân tử.<br />
Gam màu lạnh lúc này bị đâm ngang bởi màu vàng của chiếc lá. Nhiều người cho rằng <br />
chiếc lá đã khẽ đưa thì không thể có độ "vèo" nhưng thực chất chi tiết này lại rất hợp lý, <br />
chữ "vèo" vốn được dùng để gợi tả vẻ thanh mảnh của chiếc lá khi bay hay cũng chính là <br />
hiện thực đất nước rơi vào tay giặc quá nhanh, thời thế thay đổi trong chớp mắt, khiến <br />
tác giả không khỏi bàng hoàng xót xa trước tình cảnh đất nước đầy đau thương. Nguyễn <br />
Khuyến e rằng rồi đất nước này sẽ như chiếc lá vàng kia, mục nát trên nền đất thu.<br />
Cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh thu được tác giả miêu tả qua hai câu thơ tiếp:<br />
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"<br />
Trong cái vận nước điên đảo đương thời, ông quan thanh liêm về hưu liệu có giúp gì cho <br />
nước, ông đau xót, tủi hổ và muốn gửi gắm tâm sự vào khung cảnh thu như bầu trời xanh <br />
ngắt hay ngõ trúc kia để làm vơi đi phần nào nỗi buồn vì bất lực. Song những hình ảnh <br />
mộc mạc của làng quê lại càng làm ông day dứt vì trách nhiệm của bản thân. Hình ảnh <br />
ngõ trúc lúc này gợi lên một sự cô đơn, trống vắng khôn cùng, vắng khách hay ý Nguyễn <br />
Khuyến muốn nói tới sự vắng mặt của nhân tài, vắng đi những tâm huyết của nho sĩ lúc <br />
bấy giờ.<br />
Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hai câu cuối:<br />
"Tựa gối buông cần lâu chẳng được<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"<br />
Qua hai câu thơ, ta thấy được tâm thế nhàn "tựa gối buông cần" song song với tư thế chờ <br />
đợi "lâu chẳng được", khát vọng phục vụ quê hương của Nguyễn Khuyến luôn dâng trào <br />
khiến ông không thể kiên nhẫn ngồi chờ thời. Cõi lòng tác giả bấy giờ như đắm vào dòng <br />
suy tư trong khí thu yên ắng, tịch mịch đến nỗi chỉ một tiếng cá đớp động cũng đủ làm <br />
ông thảng thốt. Tiếng cá ở đây cũng có thể xem là tia hy vọng sáng lên giữ bầu không <br />
gian có phần yên ắng, ảm đạm, một niềm tin khách quan đưa người đọc đến với bầu <br />
không khí đầy hy vọng, một tín hiệu chuyển biến của thời cuộc, một phép màu xuất hiện <br />
ngay lúc canh lạc đang bế tắc và thay đổi tất cả.<br />
Qua bài thơ, ta thấy được tài năng của Nguyễn Khuyến trong phần gieo vần "eo" vốn là <br />
từ vận oái ăm nhưng phù hợp với tâm trạng hẹp dần, đầy uẩn khúc của tác giả. Cạnh đó, <br />
thủ pháp lấy động tả tĩnh cũng được ông vận dụng một cách tài tình.<br />
Bài "Câu cá mùa thu" đã vẽ nên nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, bộc lộ một mối <br />
tình thu đẹp mà tràn đầy uẩn khúc của một nhà nho yêu thiên nhiên, một lòng vì nước vì <br />
dân.<br />
Bài Mẫu Số 2: <br />
Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta nhớ ngay đến một nhà thơ được mệnh danh là "nhà <br />
thơ của làng cảnh Việt Nam" của miền quê Bắc Bộ. Và cũng khi nhắc đến ông, người ta <br />
nhớ ngay đến chùm thơ thu gồm ba bài: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Ba bài thơ được coi <br />
là "nức danh nhất" trong các sáng tác của ông. Mỗi bài thơ miêu tả bức tranh làng cảnh ở <br />
một góc nhìn, một khía cạnh khác nhau nhưng đều gặp nhau ở hình ảnh một Nguyễn <br />
Khuyến có tình yêu thiên nhiên tha thiết, một Nguyễn Khuyến với những nỗi niềm tâm sự <br />
riêng, nặng lòng vì nước. Đến với "Thu điếu" (Câu cá mùa thu) ta sẽ càng hiểu rõ hơn về <br />
con người ấy.<br />
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo<br />
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo<br />
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo<br />
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo<br />
Tựa gối buông cần lâu chẳng được<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo".<br />
Bài thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong một không <br />
gian rất đặc trưng là ao thu. Cái nhìn của bài thơ cũng được đặt từ đây để hướng ra xa rồi <br />
lên cao rồi lại quay trở lại điểm nhìn thật gần. Trung tâm của bức tranh mùa thu là hình <br />
ảnh "một chiếc thuyền câu bé tẻo teo", một ngư ông ngồi "tựa gối buông cần". Từ một <br />
cái thuyền con giữa lòng ao, cái nhìn của nhà thơ bao quát ra xung quanh: mặt nước ao thu <br />
lạnh lẽo, trong veo đến hết độ sắc trong, sóng biếc chỉ hơi khẽ gợn, ngang tầm mắt <br />
người là "thu rứt lá gọi mùa đi", hướng lên trên cao để thu vào một khoảng trời trong xanh <br />
vời vợi, lơ lửng như yên tĩnh tự muôn đời; bao quát để nhìn thấy cái quanh co của những <br />
ngõ trúc uốn lượn. Và tầm nhìn cuối cùng quay về thu lại ở chiếc thuyền câu cá bởi tiếng <br />
"đớp động dưới chân bèo". Bằng ngòi bút tinh tế cùng cách sử dụng ngôn từ, cách gieo <br />
vần tài tình nhà thơ đã đưa những thi liệu vốn quen thuộc trong thơ ca cổ (thu thuỷ, thu <br />
thiên, thu diệp, ngư ông) để tạo nên những vần thơ vừa cổ điển lại vừa hiện đại. Bút <br />
pháp lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh được sử dụng một cách đắc địa. Bức tranh thiên <br />
nhiên hiện lên tĩnh lặng gần như tuyệt đối. Phải tĩnh lặng mới thấy rõ cái "hơi gợn tí" <br />
của mặt ao và chút "khẽ đưa vèo" của lá vàng. Tĩnh đến độ con người và thiên nhiên nghe <br />
thấy tiếng đớp động của chân bèo để mà giật mình sực tỉnh. Người đọc ấn tượng về một <br />
cảnh thu thanh vắng, quạnh hiu, dường như chỉ có một thi nhân trong vai ông già ngồi câu <br />
cá đối diện trước cảnh thiên nhiên thu nhỏ để lắng vào cõi suy tư. Phải có một tâm hồn <br />
tinh tế và yêu thiên nhiên sâu sắc, Nguyễn Khuyến mới có thể khám phá những đường nét <br />
trong bức tranh thiên nhiên hài hoà đến vậy. Hồn quê xứ sở đã thấm vào hồn thơ để tạo <br />
nên một ấn tượng đặc biệt. "Cái thú vị của bài "Thu điếu" là ở các điệu xanh, xanh ao, <br />
xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đám ngang của chiếc <br />
lá thu rơi" (Lê Trí Viễn). "Diệp lạc tri thu". Chỉ thoáng một chiếc lá vàng gọi hồn thu vĩnh <br />
cửu trong thơ thu sách vở, và các gam màu xanh thì thật dân dã, đồng quê, gần gũi.<br />
Bài thơ thiên về gợi nhiều. Không chỉ bức tranh thiên nhiên từ điểm gợi ra được hiện mà <br />
từ bức tranh thiên nhiên ấy, hình ảnh thi nhân cũng được gợi ra một cách rất cụ thể, chân <br />
thực và sinh động. Phải đến hai câu thơ cuối cùng hình ảnh nhà thơ trong vai trò của một <br />
ngư ông mới được miêu tả trực tiếp nhưng người ta đã bắt gặp bóng hình của ông thấp <br />
thoáng hiện hữu trước đó. Đó là ánh mắt chăm chú dõi theo mọi chuyển động tinh vi của <br />
thiên nhiên, sự sống từ đầu đến cuối bài thơ. Và còn là hình ảnh của một thi nhân trầm <br />
ngâm, tư lự. Người ngồi trên thuyền trầm ngâm tĩnh lặng đến mức không làm cho chiếc <br />
thuyền động đậy. Cái chuyển động của sóng nước mặt ao chỉ là hơi gợn tí, nhưng cũng là <br />
do gió mà thôi. Nhà thơ cùng với con thuyền câu như hóa thành một bức tượng mà chỉ có <br />
sự sống xung quanh là vận động, tuy buồn, tuy quạnh hiu, vắng vẻ nhưng vẫn cứ gợi <br />
nhiều cảm xúc. Hẳn phải có cái gì đó lôi cuốn thi nhân ghê gớm lắm mới có thể khiến <br />
ông bị cuốn toàn bộ tâm trí vào như vậy. Đến đây, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ hình ảnh <br />
của một con người "đau" đang có rất nhiều tâm trạng. Dường như có gì đó tương đồng <br />
giữa cảnh "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" của nhà thơ với tâm trạng của Tản Đà trước <br />
sự biến ảo, đổi thay của thời thế trong câu thơ "Vèo trông lá rụng ngoài sân". Có cái gì đó <br />
như buồn, như nuối tiếc trước cái đổi thay, rối ren của thời thế. Hình ảnh "bầu trời xanh <br />
ngắt" không chỉ xuất hiện trong bài "Câu cá mùa thu". Đó là màu đặc trưng rất thu trong <br />
một không gian thu thoáng đãng. Nhưng trước suy tư miên man của người trong cuộc, <br />
dường như trời xanh ấy, và cả đám mây lững lờ trôi cũng chứa đầy tâm trạng. Thơ <br />
Nguyễn Khuyến đã xuất hiện không ít lần câu thơ bày tỏ nỗi day dứt, "vò đầu mấy bạn <br />
làm thơ đi về". Và phải chăng cái "lửng lơ", "quanh co", "vắng teo" chính là tâm trạng cô <br />
quạnh, cô đơn của nhà thơ, là nỗi niềm, là tâm trạng thời thế được gửi gắm kín đáo và <br />
sâu xa?<br />
Chút "khẽ đưa vèo" của lá vàng<br />
Mải mê với suy tư đến mức thi nhân phải giật mình bởi một thứ âm thanh gần như rất <br />
mơ hồ:<br />
"Cá đâu đớp động dưới chân bèo"<br />
Bài thơ viết về câu cá mùa thu mà đến tận hai câu thơ cuối cùng mới đề cập đến chuyện <br />
câu cá. Mà đề cập đến thì cũng chỉ là cái giật mình sửng sốt của người đi câu trước tiếng <br />
đớp động. Thì ra là vậy! Người đi câu nhưng đâu có để ý đến việc câu cá, bởi tâm hồn <br />
đang nặng trĩu suy tư. Đi câu chỉ là một cái cớ để nhà thơ có thời gian yên tĩnh một mình, <br />
chiêm nghiệm về cuộc đời, về những nỗi niềm tâm sự thầm kín. "Thơ là âm nhạc của <br />
tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả và đa cảm" (Vônte). Bài thơ là tiếng lòng của một <br />
người thơ lúc nào cũng luôn nặng trĩu suy tư.<br />
Phải hiểu được hoàn cảnh riêng của nhà thơ và bối cảnh thời đại bấy giờ mới thấy hết <br />
được tâm sự cũng như cái thanh cao trong tâm hồn Nguyễn Khuyến. Là một nhà thơ có <br />
khí tiết thanh cao nhưng lại sinh ra vào thời buổi: "Vua chèo còn chẳng ăn ai/ Quan chèo <br />
vai nhọ khác chi thằng hề" ông chọn con đường cáo quan về ở ẩn để, giữ nguyên khí tiết. <br />
Nhưng nhàn thân mà chẳng nhàn tâm. Ý thức của một nhà nho và một tâm hồn yêu nước, <br />
luôn nặng suy tư đã khiến ông luôn mang mặc cảm của người: "Cờ đang dở cuộc không <br />
còn nước/ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng". Trở về vườn Bùi chốn cũ, tâm hồn ấy vẫn <br />
còn nặng lòng với thời cuộc: "Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn/ Tình thương hải <br />
tang điền qua mấy lớp?". Là một người tài năng, một nhà nho yêu nước có cốt cách thâm <br />
trầm, khí phách thanh cao, ông gửi gắm tất cả nỗi niềm của mình vào trong cảnh vật. <br />
"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Thế nên bức tranh thiên nhiên mới có độ thanh <br />
vắng, quạnh hiu, gợi nỗi buồn sâu đến vậy. Thế nên đi câu là đi câu lấy cái tĩnh, cái <br />
thanh, cái trong, cái lắng, cái nhàn trong tâm hồn nhưng tiếng "cá đâu đớp động" đã phá vỡ <br />
không gian im vắng. Cậu cá để câu nhàn mà dường như không thể, bởi nhàn trước hoàn <br />
cảnh hiện tại, đối với một nhà thơ như Nguyễn Khuyến là một điều không thể thực hiện <br />
được.<br />
"Câu cá mùa thu" cho ta biết thêm về Nguyễn khuyến, một tâm hồn thiết tha với quê <br />
hương, đất nước.<br />
Bài Mẫu Số 3: <br />
Mùa thu là cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Riêng Nguyễn Khuyến đã có một chùm thơ <br />
thu vô cùng đặc sắc: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Nhà thơ lấy cảnh thu, tình thu mà nói <br />
lòng mình vậy. Và cùng qua thơ thu ta thấy hiện lên một phần đáng trân trọng trong con <br />
người Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ Thu điếu Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến hiện <br />
lên với tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đối với đất nước.<br />
Thơ thu xưa chẳng khi nào vui cả. Nhắc đến thơ thu là nhắc đến những tâm trạng u hoài, <br />
man mác. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy.<br />
Thơ gợi tình người mà người buồn thì thơ vui sao được? Bài thơ ra đời khi Nguyễn <br />
Khuyến đã quá bất mãn với xã hội mà lui về ở ẩn ở quê nhà. Xã hội nửa thực dân, nửa <br />
phong kiến cướp đi quyền tự chủ của nước nhà, gieo rắc bao đau thương mất mát cho <br />
đất nước, con người Việt Nam. Buồn vì thảm cảnh", bất hợp tác với thực dân Pháp, <br />
Nguyễn Khuyến thể hiện khí tiết học ông ngư về quê câu cá. Bài thơ Câu cá mùa thu <br />
bước ra từ một tâm sự, một nỗi niềm như thế để giãi bày với hồn thiêng sông núi quê <br />
hương một tấm lòng yêu nước thiết tha, day dứt.<br />
Điều dễ thấy trong Câu cá mùa thu là cảnh tuy buồn nhưng vô cùng đẹp đẽ. Điều đó thể <br />
hiện tấm lòng yêu nước ưu ái với thiên nhiên của thi nhân.<br />
Bức tranh mùa thu hiện lên trong trẻo, xinh xắn làm sao.<br />
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo<br />
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo<br />
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí<br />
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo<br />
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.<br />
Cái se lạnh của mùa thu làm làn nước ao "lạnh lẽo" "trong veo". Câu thơ không chỉ nói <br />
đến cái lạnh mà còn nhắc đến cái tĩnh lặng, cái vắng vẻ, cái buồn buồn của khí trời, của <br />
cảnh vật. Phải rồi, "ao thu lạnh lẽo" thì mọi loài cũng chỉ muốn lặn mình xuống đáy, đâu <br />
muốn tung tăng bơi lội nô đùa? Vì thế, làn nước "trong veo" trong trẻo, tĩnh lặng, cái <br />
trong có hình có khối. Tưởng đôi mắt Thúy Kiều "làn thu thủy" cũng chỉ trong đến thế.<br />
Mở đầu bài thơ là hình ảnh cái ao làng mùa thu một hình ảnh hết sức quen thuộc ở nông <br />
thôn đồng bằng Bắc Bộ. Và từ đây, mọi cảnh vật trong bài thơ đều xoay quanh cái ao ấy, <br />
lấy cái ao làm điểm nhìn nghệ thuật. Hơi thu man mác, lạnh lẽo, trầm buồn từ làn nước <br />
mùa thu "trong veo" đang lan tỏa thấm dần vào từng hơi gió.<br />
Trên nền ao thu vốn đã rất nhỏ là "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo". Chỉ là "một chiếc" <br />
thôi không hơn. số từ "một" khiến chiếc thuyền câu bơ vơ đơn độc. Mà "một chiếc <br />
thuyền câu" lại "bé tẻo teo" nên càng mong manh tội nghiệp.<br />
Điểm xuyết cho bức tranh thu xinh xắn là gợn "sóng biếc" là chiếc lá vàng. Tưởng rằng <br />
thêm vào sẽ bớt vắng vẻ đìu hiu nhưng ở đây, làn sóng biếc, chiếc lá vàng càng gợi cái <br />
nhỏ bé mong manh của sự vật. Bởi "sóng biếc" thì "theo làn hơi gợn tí", chỉ "hơi" gợn, <br />
chăm chú lắm mới thấy, mà còn là "gợn tí" một chút cỏn con... Còn lá vàng thì "đưa vèo" <br />
như chỉ tạo ra một vệt sáng vàng rồi nhanh chóng nằm lặng im nơi nào đó.<br />
Chiếc "lá vàng" ấy là lá gì? Là lá trúc, lá tre chăng? Có thể lắm bởi bờ ao đồng bằng Bắc <br />
Bộ thường có những lũy tre xanh tỏa bóng êm dịu. Càng có thể bởi ở hai câu sau nhà thơ <br />
đã viết:<br />
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt<br />
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.<br />
Không gian được mở rộng lên chiều cao, sang bề rộng. Vậy nhưng cũng không bớt vắng <br />
vẻ cô đơn. Mây trắng "lơ lửng" giữa không trung không về với trời; chẳng sà xuống thấp, <br />
lẻ loi trôi dạt trong bao la. Sắc trời "xanh ngắt" xanh rất đậm, xanh như có hình khối, <br />
sắc xanh tuyệt đối ấy càng khẳng định cái đơn côi lẻ loi của sự vật.<br />
Trời xanh cao mà buồn quá. Hạ tầm nhìn xuống thấp mong chờ sự giao hòa đồng cảm <br />
nhưng nhà thơ chỉ thấy "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo".<br />
Đường làng vốn đã rất nhỏ nay lại quanh co khúc khuỷu, tưởng như một dải lụa cố xoắn <br />
mình tự thu nhỏ lại. Đường vắng vẻ, vắng lắm, "vắng teo" Nếu chẳng "vắng teo", dẫu <br />
có bóng người có lẽ cũng nhỏ bé, đơn độc lắm.<br />
Một bức tranh thu xinh xắn hài hòa. Sự vật gì cùng thu mình lại để nhỏ hơn, để hoà hợp <br />
hơn với khuôn hình của sự vật khác. Đặc biệt, cách dùng vần "eo" rất tinh tế: "lạnh lẽo" <br />
"trong veo" "tẻo teo" "đưa vèo"... , ở đây có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: <br />
vần "eo" khiến cảnh vật càng bé nhỏ, mong manh đơn côi hơn. Bức tranh thiên nhiên xinh <br />
xắn, đẹp đẽ thể hiện một tâm hồn thi nhân tinh tế, nhạy cảm. Hơn thế còn bộc lộ một <br />
con người đồng cảm với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết.<br />
So sánh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu với những bài thơ thu khác ta còn trân trọng hơn <br />
tấm lòng Nguyễn Khuyến. Thơ xưa tả mùa thu thường mượn lá ngô đồng, rừng phong đỏ <br />
để gợi tứ gợi tình "Một chiếc lá ngô đồng rụng/ Ai cũng biết là mùa thu đã về" "Rừng <br />
phong thu đã nhuộm màu quan san". Bích Khê của "thơ mới" cũng vần gò thơ theo khuôn <br />
như vậy.<br />
0 hay! Buồn vương cây ngô đồng<br />
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.<br />
Ai cũng biết "lá ngô đồng" "rừng phong đó" là hình ảnh ước lệ tả mùa thu, hai hình ảnh <br />
ấy tượng trưng cho mùa thu Trung Quốc. Các nhà thơ trung đại Việt Nam theo lối "tập <br />
cổ" mà vẫn ưu ái những hình ảnh ấy. Thiên nhiên trong bài thơ của Nguyễn Khuyến thì <br />
khác. Không một chút vay mượn, chỉ có cái thuần cảnh vật quê hương. Ao làng, bụi trúc, <br />
lá vàng rơi... những hình ảnh ấy giản dị, quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ <br />
lắm. Đưa chúng vào thơ, Nguyễn Khuyến đã thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên quê nhà <br />
tha thiết, lòng tự hào về cảnh sắc quê hương. Tình yêu ấy cảm động ở việc đã phá bỏ <br />
những lề lối ước lệ bền chắc xưa cũ.<br />
Chưa hết, một bài thơ Đường luật năm mươi sáu chữ không một chữ nào không thuần <br />
Việt. Chẳng ai tìm được một từ Hán Việt nào, nhà thơ hoàn toàn dùng ngôn ngữ của đất <br />
nước để vẽ nên bức tranh tuyệt mỹ về quê hương. Chẳng những vậy, nhà thơ còn vận <br />
dụng rất tài tình vần "eo" vần thơ rất đặc biệt, nó nôm na xa lạ với thơ cổ nhưng lại <br />
đạt hiệu quả nghệ thuật rất cao. Sự tài tình trên chỉ có thể có ở một nhà thơ yêu tiếng mẹ <br />
đẻ, trân trọng dân tộc, tự hào về đất nước mình.<br />
Thiên nhiên, đẹp đẽ nhưng tầng sâu của nó là một nỗi buồn, một tâm sự của thi nhân. <br />
Cảnh đẹp nhưng sao buồn thế! Mọi vật đều hững hờ, đơn côi đến vô tình. Nguyễn Du đã <br />
có một câu thơ thật hay "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Ở đây, cảnh thu cũng <br />
vậy. Nguyễn Khuyến buồn thì có cớ gì để cảnh vui? Cảnh buồn, cảnh cô đơn bởi nhà thơ <br />
cũng đang mang nặng cảm giác ấy giữa cuộc đời biến động. Bất mãn với xã hội, khinh <br />
bạc chốn quan trường nhưng vẫn nặng lòng lo cho an nguy của Tổ quốc. Vậy nên, dầu <br />
lui về ở ẩn tâm hồn nhà thơ vẫn canh cánh một niềm riêng.<br />
Có lẽ vì nỗi buồn lớn quá, nhà thơ không thể gửi gắm mãi vào thiên nhiên. Hai câu cuối <br />
bài thơ hạ xuống cùng là lúc bài thơ vén lên bức màn để lộ một con người với niềm ưu tư <br />
day dứt:<br />
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được<br />
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.<br />
Tư thế "tựa gối ôm cần" là tư thế mang nặng tâm trạng. Chờ hoài không có cá nên buồn <br />
bã, thất vọng "tựa gối" nhưng còn mong mỏi đợi chờ nên vẫn "ôm cần". Nhưng có phải <br />
thi nhân đang câu cá? Nếu phải, tại sao lại có cảm nhận mơ hồ "cá đâu đớp động dưới <br />
chân bèo?". Thực ra, Nguyễn Khuyến câu cá đâu phải vì muốn câu cá. (Thế nên mới có <br />
cái ngơ ngác nhìn quanh: cá ở đâu đớp động dưới chân bèo vậy? Chăm chú câu cá sẽ <br />
không có chi tiết này). Nhà thơ làm ông ngư chỉ vì muốn lánh đời. Nhưng cuộc đời ở ẩn <br />
không làm tan đi nỗi ưu tư với đời. Câu cá mà không tập trung câu cá, tâm hồn vẫn chơi <br />
vơi nơi đâu không ở lại nơi cái ao làng nhỏ bé này.<br />
Thi nhân ưu tư điều gì? Ưu tư về vận nước, ưu tư về lẽ đời. Niềm ưu tư dai dẳng, khắc <br />
khoải dứt áo ở ẩn vẫn không nguôi trăn trở. Nguyễn Khuyến, một con người có tấm lòng <br />
yêu nước sâu nặng.<br />
Con người Nguyễn Khuyến qua Câu cá mùa thu hiện lên ở nhiều góc cạnh: yêu thiên <br />
nhiên đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng và tự hào về dân tộc, luồn trăn trở băn khoăn <br />
với vận nước, với cuộc đời... Tựu trung lại, bài thơ đã thể hiện một tâm hồn yêu nước <br />
khắc khoải, trăn trở đầy xúc động.<br />
Thơ Nguyễn Khuyến đa dạng về nội dung, nhiều màu vệ trong cách thể hiện nhưng sẽ <br />
còn mãi với thời gian. Và do đó, Câu cá mùa thu cũng luôn là một trong những "kiệt tác <br />
xinh xắn" của thơ ca Việt Nam.<br />
<br />