intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải _2

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dòng chảy của thời gian, số tác giả còn đứng được với lịch sử không nhiều, số tác giả được mọi người nhớ đến cùng hình tượng văn học do mình sáng tạo ra lại càng ít.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải _2

  1. Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải
  2. Trong dòng chảy của thời gian, số tác giả còn đứng được với lịch sử không nhiều, số tác giả được mọi người nhớ đến cùng hình tượng văn học do mình sáng tạo ra lại càng ít. Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải (1894-1983) là một trong số ít những ngườiđứng lại và lưu dấu ấn trong lịch sử văn học với hình tượng anh Khoá trong Tiễn chân anh Khoá xuống tàu (1914), Mong anh Khoá (1915), Gửi thư cho anh Khoá (1922) và Mừng anh Khoá về (1975). Có lẽ còn xa lắm, trong thời điểm của ông và trong tư duy của ông cũng như tư duy của “những bạn đương thời” để nói đến sự kết hợp của hai khái niệm “nhân vật điển hình” và “hoàn cảnh điển hình” nhưng rõ ràng sức sống của hình tượng anh Khoá đã nói lên tính đại diện của hình tượng này cho cả một thế hệ, một dân tộc, một thời đại lịch sử của dân tộc Việt Nam. Theo Phạm Thế Ngũ, từ năm 1906, “ở xã thôn các thầy đồ dạy chữ Hán, dạy cả Quốc ngữ nữa để luyện học trò đi thi Tuyển sinh. Ở các trường phủ huyện của các quan Giáo, Huấn, học trò (đã đỗ Tuyển sinh) học chữ Hán và Quốc ngữ để đi thi Khóa sinh. Ở các trường tỉnh, các quan Đốc học dạy học trò (đã đỗ Khóa sinh) học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp nữa để đi thi Hạch. Trúng Hạch rồi mới được đi thi Hương”(1) nên, như Xuân Diệu nói, anh Khóa “là một loại trí thức nho nhỏ dở dang”(2). Từ những anh học trò “dài lưng tốn vải”, sống cuộc sống bình dị “bên anh đọc sách bên nàng quay tơ” với giấc mơ “võng anh đi trước võng nàng theo sau” hay lang thang trong những mối tình sau “cuộc kì ngộ ở Trại Tây”… của những ngày xưa cũ đến anh Khoá trong thơ Á Nam đầu thế kỉ XX là một bước chuyển có nối tiếp và đứt gãy - đứt gãy của thời đại và trong đó có sự đứt gãy của số phận một tầng lớp trên cơ sở những đứt gãy trong số phận của một tập hợp cá nhân. Trong buổi giao thời mưa Âu gió Mĩ, chủ lưu văn học là văn học cũ có cách tân. Trong hai bước chuyển lớn của văn học giai đoạn này, Á Nam đi con đường thứ nhất: Rút kinh nghiệm từ văn học truyền thống và cách tân nghệ thuật. Kinh nghiệm mà văn học truyền thống mang lại bao gồm quan niệm thẩm mĩ, hình tượng văn học, ngôn ngữ văn học… trong đó hình tượng là một công cụ quan trọng. Hình tượng anh Khoá mang trong nó cái trái chiều của lịch sử, sự giao thoa (hay đấu tranh?) giữa cái mới và cái cũ trong cùng một thực thể. Khoảng thời gian chưa đủ dài để thay đổi cách nghĩ khi con người cổ truyền trong anh Khoá đối diện với các thành tựu công nghiệp mà hình ảnh con
  3. tàu (Cái máy phân li xình xịch sắp chia duyên) có sức mạnh vô hình là một ví dụ. Anh Khoá (vào những năm 1914-1922) dù muốn dù không đã mang trong hành trang tri thức của mình một vốn kha khá Quốc ngữ và toán pháp... Con người của buổi giao thời đó mang nỗi niềm hoàng hoa của người có chữ nên trở thành xưa cũ trong “ngọn gió năm châu rào rạt sóng duy tân” và không gian của anh Khoá vẫn là không gian cũ - trước khi bước lên tàu – không gian đó có một sức níu giữ mạnh đến lạ lùng khiến họ dở dang trong bản chất “phi tân phi cựu, bất Đông bất Tây” của chính mình. Ở hình tượng này đọng lại và cô đặc bóng hình của một thế hệ những nhà nho duy tân: Nửa dùng dằng nửa kiên quyết, khó phân định rạch ròi. Có thể đồng ý với Nguyễn Đình Chú rằng thế hệ nhà nho đó không còn phải lựa chọn trong “mâu thuẫn giữa một bên là tinh thần dũng cảm giành độc lập và một bên là chủ nghĩa tôn quân lỗi thời”(3) và còn rất nhiều cái cũ trong tâm hồn che khuất tầm mắt họ trước những chân trời mới lạ. Khi viết chùm thơ ba bài về anh Khoá (trong giai đoạn 1914-1922, mà trung tâm là Tiễn chân anh Khoá xuống tàu), Trần Tuấn Khải đã đặt hình tượng này vào khoảng thời gian khá trùng khít với những ba động của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Theo Đặng Thai Mai, giai đoạn 1910-1916 là thời kì mà “chưa bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiều nước mắt như lúc này”(4) và ba bài thơ anh Khoá “phổ thông đến nỗi người ta đã lấy cả vào đĩa hát ở miệng những danh ca bậc nhất”(5) khi “thơ thu, thơ sầu non nước được mùa, (…) điệu sa mạc, bồng mạc vang dậy trên các vệ đường Hà Nội”(6). Ba bài thơ vẫn nằm trong mạch thơ “non nước” của văn chương yêu nước hợp pháp thời ấy nhưng không dùng cặp hình ảnh “non - nước” làm thi liệu chính. Đây không phải cảm hứng hoài cổ như khi Nguyễn Bính mượn hình ảnh anh Khoá để nói về giấc mơ đỗ đạt trong bài thơ Quan Trạng mà mang hơi thở của thời đại không ít nhà nho phải nếm trải cảnh “Thầy Khóa tư lương nhấp nhổm ngồi”, của giai đoạn “chiêu hồn nước” lần thứ hai trong đó hình ảnh người cách mạng - nhà nho duy tân - là một sự ngưỡng vọng trong lòng dân. Trong quan hệ danh xưng, có hai nhân vật trữ tình là người em và anh Khoá. Người em nhìn anh Khoá bằng những khái niệm “giang hồ”, “phỉ chí tang bồng”, “thiên địa xoay vần”, “nước non xa muôn dặm vẫy vùng”, “trời Âu bể Á”, “ngang trời dọcđất”… nhưng người đọc không còn thấy tráng chí hùng tâm toát lên ở hình tượng
  4. này. Nếu như các nhà nho lớp trước chiến đấu và hi sinh dù biết rằng sẽ cầm chắc thất bại - như con thiêu thân lao vào ngọn đèn - còn có một niềm tin vào chính nghĩa, vào vai trò đạo giác tư dân… làm chỗ dựa thì anh Khoá trong thơ Á Nam lại không hẳn như thế. Từ việc lựa chọn hình tượng của Á Nam, chúng ta có thể nói “anh Khoá xuất dương” là một điểm nhấn trong lịch sử dân tộc, trong “gu” thẩm mĩ của dân ta thời đó. Anh Khoá bước lên tàu mà trong lòng không hề thanh thản. Người “em”, với những lời cật vấn của mình, đã nói hộ anh Khoá rất nhiều: Anh Khoá ơi! Cái bước công danh ngoắt ngéo đủ trăm đường (…) Anh Khoá ơi! Ở trên đời chi hiếm kế giàu sang. Lí tưởng đi học để đi thi, thi đỗ để dương gia danh hiển phụ mẫu, trí quân trạch dân không còn nữa. Xuất dương, lênđường, là một hướng lựa chọn dù vẫn biết là “long đong”, “mờ mịt”. Nếu như hình tượng “non - nước” hay các mĩ nhân quốc phá thân vong như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quí Phi… còn là một ám chỉ thì hình tượng anh Khoá đã là một biểu tượng và khi là một biểu tượng thì nó chấp nhận sự đa chiều, chấp nhận đứt gãy. Hình tượng anh Khoá như một thực thể không lời nhưng là sự im lặng của cồn cào bao nhiêu bão tố ở bên trong. Anh Khoá có thực đã lìa rũ khỏi mình những lối mòn tư duy và tình cảm cũ? Có phải anh Khoá không còn là con người “lìa nhà mười dặm đã bùi ngùi những mưa gió hoa vàng; ở lữ thứ vài năm đã than thở quan hà đầu bạc”(7) như lời tác giả Văn minh tân học sách từng cảnh tỉnh? Có thể nỗi ám ảnh “anh ra đi mây nước muôn trùng”, “nay Bắc lại mai Đông”, “nước non xa muôn dặm” trong chùm thơ anh Khoá là lời đáp cho câu hỏi trên. Điều đó khác hẳn thái độ hăm hở, mạnh mẽ của Phan Bội Châu khi viết “Nguyện trục trường phong Đông hải khứ - Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” trong Xuất dương lưu biệt (1905) (cách bài Tiễn chân anh Khoá xuống tàu (1914) ngót một thập kỉ và vào lúc Phan Bội Châu đã sát tuổi tứ tuần, trong khi năm 1914 Á Nam mới vừa tròn 20 tuổi). Đầu thế kỉ XV, Nguyễn Trãi - sao Bắc thần của rừng Nho - cứu nước bằng bầu nhiệt huyết, bằng vốn kiến thức Nho giáo được trang bị từ trước, nhưng anh Khoá của những năm đầu thế kỉ XX không thể sử dụng hành trang tri thức cũ để thực hiện chí lớn bởi từ rất sớm những nhà nho ưu tú như Phan Bội Châu đã thức tỉnh khi nhận ra “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”. Trong anh Khoá và bao người giống như anh có một sự chông chênh, mơ hồ, lặng buồn với một sự
  5. u uất bàng bạc và một dự cảm vô định giữa không gian sóng nước muôn trùng, và - như Phạm Thế Ngũ nhận định - chỉ có thể “dùng lời lẽ bóng gió để than thở về thời cuộc, về vận nước”(8). Trong thờiđiểm đó, “phong trào cách mạng Việt Nam sau những đợt những khủng bố trắng của kẻ thù trước năm 1914 đang lâm vào thời kì thoái trào. Các cơ sở cách mạng trong nước tan rã gần hết. Các nhà tù chật ních chiến sĩ yêu nước cách mạng”(9). Bài Tiễn chân anh Khoá xuống tàu viết năm 1914 trong một lần người thanh niên yêu nước Trần Tuấn Khải tiễn chân các nhà chí sĩ yêu nước xuất dương tìm đường cứu nước, và hai bài thơ sau - Mong anh Khoá về (1915), Gửi thư cho anh Khoá (1922) - cũngđược viết trong hoàn cảnh và tâm trạng ấy. Xuất dương để tìm đường nhưng các bước tiếp theo trên hành trình xuất dương rồi sẽ ra sao? Con tàu xuất dương như chứa trong nó số phận, tiền đồ của cả một dân tộc. Hiểu như vậy chúng ta sẽ thấy hết trách nhiệm nặng nề mà anh Khoá tự đặt lên vai mình. Có những điều mà khi nói ra sẽ thấy tội nghiệp vô cùng: Anh Khoá ơi! Người ta lắm bạc nhiều tiền Anh em ta phận kém duyên hèn mới phải long đong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2