intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ho có đờm kéo dài có thể là dãn phế quản

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dãn phế quản là bệnh thường gặp ở người lớn với triệu chứng ho, khạc đờm dai dẳng. Nó có triệu chứng tương tự với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm sang COPD. Dãn phế quản có hai thể bệnh: khô và ướt. Dãn phế quản thể khô biểu hiện ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, biểu hiện của dãn phế quản ‘‘thể ướt’’ là ho khạc đờm mủ kéo dài, đờm đặc quánh, màu vàng, xanh. Lượng đờm từ trung bình đến nhiều khiến bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ho có đờm kéo dài có thể là dãn phế quản

  1. Ho có đờm kéo dài có thể là dãn phế quản Dãn phế quản là bệnh thường gặp ở người lớn với triệu chứng ho, khạc đờm dai dẳng. Nó có triệu chứng tương tự với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm sang COPD. Dãn phế quản có hai thể bệnh: khô và ướt. Dãn phế quản thể khô biểu hiện ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, biểu hiện của dãn phế quản ‘‘thể ướt’’ là ho khạc đờm mủ kéo dài, đờm đặc quánh, màu vàng, xanh. Lượng đờm từ trung bình đến nhiều khiến bệnh nhân phải khạc nhổ cả ngày.
  2. Phim chụp X quang dãn phế quản. Trong quá trình diễn biến, người bệnh phải chịu nhiều đợt nhiễm trùng phổi với lượng đờm ho khạc, lượng mủ nhiều hơn. Bệnh nhân sốt cao, lạnh, run đau ngực. Các đợt nhiễm trùng phổi trên bệnh nhân dãn phế quản nặng cần điều trị kháng sinh mạnh thậm chí phải nhập viện điều trị. Bệnh nhân có thể tử vong vì viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng.
  3. Bác sĩ tư vấn tận tình cho bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe. Nếu đi khám bác sĩ chuyên khóa hô hấp, người bệnh có thể được phát hiện sớm. Qua đó, bạn được điều trị bằng phương pháp thích hợp (trong trường hợp có chỉ định phẫu thuật) hoặc kiểm soát tốt bệnh (trong trường hợp không có chỉ định phẫu thuật).
  4. Bệnh nhân nên đến khám chuyên khoa khi có triệu chứng ho, khạc đờm dai dẳng. Một bệnh nhân nam ở Hóc Môn (52 tuổi) đến khám theo chương trình Hội chẩn chuyên môn bệnh hô hấp khó trị tại phòng khám Phổi Việt vì ho có đờm kéo dài nhiều năm. Ông đã đi khám một số nơi, được đo hô hấp ký và chẩn đoán ‘‘Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD’’. Ông được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc xịt dãn phế quản nhưng không giảm. Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp tại Phổi Việt phát hiện ông ho cả ngày chứ không chỉ ho vào buổi sáng như các bệnh nhân COPD. Ngoài ra, đờm màu vàng,
  5. xanh đặc không nhầy trắng như trường hợp bệnh nhân COPD. Các bác sĩ nghi ngờ ông bị bệnh dãn phế quản. Chụp phim CT scan lồng ngực cho thấy ông bị dãn phế quản lan tỏa hai bên phổi nhiều nhất ở hai đáy phổi. Kết quả đo hô hấp ký, bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở. Chế độ điều trị cho bệnh nhân này đã được điều chỉnh lại. Bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc long đờm để điều trị nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, ông còn được hướng dẫn tập các động tác làm vệ sinh phế quản mỗi ngày, tập ho và khạc đờm. Người bệnh cũng được chỉ định tiêm ngừa phế cầu, tiêm ngừa viêm phổi và sử dụng các thuốc tăng cường miễn dịch, điều hòa miễn dịch. Chế độ điều trị mới giúp ông bớt ho khạc đờm và khỏe mạnh hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0