intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong các công ty xi măng Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong các công ty xi măng Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội" nhằm xây dựng và vận hành hoạt động kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tài sản thông tin, đảm bảo sự tuân thủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện hoạt động kiểm soát trong các công ty xi măng Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

  1. HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG CÁC CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI ThS. Lê Thanh Tùng1 Tóm tắt Hoạt động kiểm soát là một trong những yếu tố cơ bản của kiểm soát nội bộ theo khung kiểm soát của COSO năm 2013. Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục cần thiết để các hoạt động giảm thiểu rủi ro, được thiết kế phụ thuộc vào tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức nhằm đạt được hiệu quả kiểm soát cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty xi măng nói riêng. Do đó, việc xây dựng và vận hành hoạt động kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tài sản thông tin, đảm bảo sự tuân thủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt dộng. Từ khóa: Công ty xi măng, hoạt động kiểm soát, sàn giao dịch chứng khoán Hà nội 1. Giới thiệu Các công ty xi măng là một trong những doanh nghiệp có đóng góp quan trọng trong giai đoạn phát triển của đất nước đặc biệt trong giai đoạn phục hồi cơ sở vật chất hạ tầng sau chiến tranh. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, các CTXM Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về qui mô và số lượng. Song song với sự phát triển nhanh chóng của các CTXM, nhà quản lý DN phải giải quyết những vấn đề như: hiệu quả sản xuất kinh doanh; hiệu quả sử dụng các nguồn lực; độ tin cậy của thông tin tài chính; khả năng cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; hiệu quả, hiệu năng trong lựa chọn và thực hiện chiến lược, hay đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế trong quá trình hoạt động của DN. Trong khi đó, môi trường kinh doanh biến động luôn tồn tại những rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài DN, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hoàn thành mục tiêu của DN. Trước những thách thức đó, nhà quản lý cần tìm kiếm những phương sách quản lý nhằm quản trị hiệu quả các hoạt động trong DN. Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một trong những công cụ được các nhà quản trị lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Kiểm soát nội bộ là một chức năng được nhà quản trị thiết lập và vận hành trong các bộ phận, đơn vị của DN nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu về (1) độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính; (2) tuân thủ các luật lệ quy định; (3) Tính hiệu quả hiệu năng trong các hoạt động của DN. Do đó KSNB là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, KSNB bao trùm lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức, email: lethanhtungkt@hdu.edu.vn 438
  2. các DN. Khi KSNB được duy trì hữu hiệu sẽ đảm bảo DN thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra; đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giúp DN nâng cao tính tuân thủ các quy định, luật pháp, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, tránh thất thoát tài sản và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Tổng quan về các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Ngành công nghiệp xi măng cũng như các ngành công nghiệp khác, đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn cản trở sự phát triển như: Giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như than đá, thạch cao và clinker tăng đều qua các năm, trong khi đó những nguyên liệu này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Thêm vào đó, giá gas, dầu hiện nay biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Điều này tác động không nhỏ đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành. Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp, Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. Hiện này với các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng công suất, đổi mới công nghệ. Đối mặt với tình hình đó, các công ty xi măng Việt nam đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp để tăng vốn, cải tiến công nghệ, mở rộng thị trường nhằm vươn lên phát triển bền vững. Một trong các giải pháp tăng quy mô vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn là chuyển đổi hình thức sở hữu từ các công ty TNHH thuộc sở hữu của Nhà nước thành các công ty cổ phần, vốn hóa trên các Sàn giao dịch chứng khoán. Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty xi măng Việt nam niêm yết chứng khoán trên 2 Sàn giao dịch, bao gồm sàn giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX - Hanoi Stock Exchange) và sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE - Ho Chi Minh Stock Exchange). Danh sách các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội được thể hiện tại bảng sau: Bảng 1. Danh sách các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Số lượng Giá trị cổ Sàn niêm phiếu niêm yết Mã CK Tên Công ty niêm yết yết (nghìn đồng) (cổ phiếu) 439
  3. 1 BCC HNX Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 123.269.812 1.232.698.120 2 HOM HNX Công ty CP xi măng Hoàng Mai 74.769.131 747.691.310 3 BTS HNX Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn 123.559.858 1.235.598.580 4 CCM HNX Công ty CP Khoáng sản và XM Cần Thơ 6.199.900 61.999.000 5 CLH HNX Công ty CP Xi măng La Hiên VVMI 10.000.000 100.000.000 6 TXM HNX Công ty CP Vicem Thạch cao xi măng 7.000.000 70.000.000 7 QNC HNX Công ty CP XM và Xây dựng Quảng Ninh 43.462.195 434.621.950 8 SCJ HNX Công ty CP Xi măng Sài Sơn 37.839.000 378.390.000 9 SDY HNX Công ty CP Xi măng Sông Đà Yaly 4.500.000 45.000.000 10 TBX HNX Công ty CP Xi măng Thái Bình 1.510.280 15.102.800 11 CQT HNX Công ty CP Xi măng Quán Triều VVMI 25.000.000 250.000.000 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội 2.2.1. Hoạt động kiểm soát giảm thiểu rủi ro Kết quả khảo sát về các hoạt động kiểm soát giảm thiểu rủi ro tại các CTXM niêm yết cho thấy vẫn còn các công ty xây dựng các hoạt đông kiểm soát chưa gắn liền với kết quả ĐGRR (52% người được khảo sát lựa chọn). Điều này là do chức năng ĐGRR tại các CTXM niêm yết còn chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa hoàn chỉnh như kết quả khảo sát ĐGRR ở trên. Các nhà quản trị tại các CTXM đã nhận thức được việc xây dựng các hoạt động kiểm soát với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế các rủi ro xảy ra trong công ty (89% số người được hỏi lựa chọn). Tuy nhiên, do chưa gắn liền việc xây dựng các hoạt động kiểm soát với kết quả ĐGRR dẫn đến việc xây dựng các hoạt động kiểm soát hướng đến các hoạt động giao dịch có rủi ro với tần suất diễn ra thường xuyên và mức độ ảnh hưởng lớn tại công ty chưa tốt (23% số người được hỏi không lựa chọn). Đối với kiểm soát các giao dịch nhìn chung các CTXM niêm yết đã xây dựng những hoạt động kiểm soát nhằm đạt được các mục đích kiểm soát giao dịch như: kiểm soát đảm bảo nghiệp vụ kinh tế đều được xác minh tính hợp lệ, hợp pháp trước khi tiến 440
  4. hành ghi sổ (95% số người được hỏi lựa chọn), kiểm soát đảm bảo nghiệp vụ được ghi sổ đầy đủ, đúng đắn (90% số người được hỏi lựa chọn) và kiểm soát đảm bảo giao dịch ghi nhận đúng giá trị, số lượng, tài khoản và kịp thời (97% số người được hỏi lựa chọn). Tuy nhiên các hoạt động kiểm soát được thiết lập để thực hiện các mục đích trên còn chưa đa dạng, các CTXM chủ yếu mới áp dụng các hoạt động kiểm soát như: Xét duyệt (89% số người được hỏi lựa chọn), Xác minh (91% số người được hỏi lựa chọn), điều chỉnh (88% số người được hỏi lựa chọn), kiểm soát vật chất (95% số người được hỏi lựa chọn), đối với kiểm soát dữ liệu thường trực và kiểm soát giám sát còn ít được thực hiện (78% và 77% số người được hỏi lựa chọn). Nhìn chung, hoạt động kiểm soát giảm thiểu rủi ro tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội đã được chú trọng thực hiện với mục đích ngăn ngừa các rủi ro, hạn chế rủi ro, tuy nhiên cần hoàn thiện chức năng ĐGRR để làm căn cứ cho việc xây dựng hoạt động kiểm soát giảm thiểu rủi ro. Các hoạt động kiểm soát nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả kiểm soát cao hơn trong kiểm soát giao dịch. 2.2.2. Kiểm soát công nghệ Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng phổ biến trong tất cả các hoạt động trong các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 82% người được hỏi cho biết công ty đã xây dựng bộ phận công nghệ thông tin - IT (Information Technology) làm đầu mối cho việc tổ chức, thực hiện các hoạt động liên quan đến CNTT toàn công ty. Có 62% số người được hỏi cho biết công ty đã sử dụng phần mềm quản lý tích hợp ERP toàn hệ thống để thực hiện kiểm soát. Phần mềm ERP là phần mềm quản trị DN giúp lãnh đạo điều hành mọi thời điểm, liên kết các bộ phận, nắm bắt sản xuất liên tục, tối ưu sản xuất rời rạc, giúp nhà quản trị lập kế hoạch sản xuất dễ dàng, cũng như thực hiện công tác tính giá thành kế hoạch. Đồng thời giúp nhà quản trị thực hiện thu nhận thông tin kiểm soát các dịch vụ, mua hàng, kế toán, quản trị kho, nhân sự, quản trị sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy các CTXM xây dựng đã thiết lập kiểm soát quyền truy cập, nội dung truy cập chỉ giới hạn cho người được phép đối với các ứng dụng phần mềm trong công ty (có đến 97% số người được hỏi lựa chọn). Ví dụ tại CTCPXM Quảng Ninh sử dụng phần mềm kế toán Smart Pro được sử dụng đã thiết lập quyền truy cập đối với từng vị trí kế toán. Mỗi công việc kế toán được cấp 1 mã truy cập và chỉ được phép truy cập để cập nhật số liệu, chỉnh sửa, sao lưu và in báo cáo đối với quyền truy cập được cấp phép. Tại công ty CPXM Quán Triều, bộ máy kế toán được thiết lập theo các nội dung kế toán tài chính trong DN, kế toán trưởng được thiết lập quyền admin quản lý, có quyền truy cập nội dung tất cả các phần hành kế toán, thực hiện các lệnh ghi sổ, kiểm tra, 441
  5. chỉnh sửa, sao lưu….Mỗi nhân viên kế toán được phân công nhiệm vụ cụ thể như kế toán Tài sản cố định, kế toán thanh toán, kế toán chi phí giá thành sản phẩm…Các nhân viên được cung cấp ID và password và hạn chế quyền truy cập duy nhất phần hành kế toán đảm nhận. Việc hạn chế quyền truy cập được thực hiện nhằm kiểm soát công nghệ thông tin tại các công ty, mỗi nhân viên chỉ được truy cập nội dung được giao quản lý, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cũng như đảm bảo bí mật, an toàn thông tin. Theo đó, các CTXM niêm yết đã tiến hành thiết lập kiểm soát đối với trung tâm dữ liệu và hệ thống mạng, máy tính (92% số người được hỏi lựa chọn) và ban hành văn bản về phương pháp, thời gian, quy trình sao lưu phục hồi dữ liệu cũng như trách nhiệm cá nhân liên quan đến sao lưu, bảo trì, phục hồi dữ liệu (91% số người được hỏi lựa chọn). Các CTXM thiết lập các biện pháp kiểm soát vật chất với các trung tâm dữ liệu và hệ thống mạng, việc kiểm soát được thiết lập từ quyền ra vào phòng quản trị mạng cho đến kiểm soát chất lượng mạng tại các công ty. Định kỳ tiến hành cập nhật và nâng cao kiến thức cho nhân viên về quy trình sử dụng và an toàn hệ thống (59% số người được hỏi lựa chọn), tỷ lệ này được cho là chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo bồi dưỡng về CNTT trong điều kiện các cuộc cách mạng số đã và đang được diễn ra mạnh mẽ. Nếu các nhân viên IT, kiểm soát viên nói riêng và toàn bộ nhân viên không được đào tạo sẽ khó bắt kịp được với những các ứng dụng CNTT, dẫn đến ứng dụng trong công việc khó khăn, hoạt động kiểm soát không kịp thời, chính sách thủ tục kiểm soát lạc hậu làm giảm hiệu quả kiểm soát. 2.2.3. Chính sách, quy trình và nguyên tắc kiểm soát Kết quả khảo sát đối với chính cách, quy trình và nguyên tắc kiểm soát tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội được đánh giá mức độ tương đối tốt. Trong đó, đối với việc thiết lập và thực thi các nguyên tắc kiểm soát như nguyên tắc phân công phân nhiệm, 90% số người được hỏi cho biết công ty tiến hành phân công chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban, bộ phận trực thuộc, 89% số người được hỏi cho biết trong từng phòng ban, đã tiến hành phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng vị trí công việc. Kết quả khảo sát cho thấy giám đốc hoặc tổng giám đốc tiến hành phân công nhiệm cụ cho các Phó giám đốc phụ trách và các phòng ban, sau đó các phòng ban tiến hành phân nhiệm cho các vị trí công tác trong phòng. Đối với nguyên tắc phê chuẩn ủy quyền (96% số người được hỏi cho biết công ty đã tiến hành văn bản hóa nguyên tắc này). Theo đó, ban tổng giám đốc có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh. Trong ban tổng giám đốc thường bao gồm 01 giám đốc và các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. Trách nhiệm phê chuẩn quản lý từng loại nghiệp vụ, chức năng được phân công cụ thể cho từng phó giám đốc. Dưới giám đốc là các trưởng phòng và bộ phận thực thi trách 442
  6. nhiệm phê chuẩn cho từng nội dung công việc cụ thể được phân công nhiệm vụ quản lý. Đối với nguyên tắc bất kiêm nhiệm, có 15% số người được hỏi cho biết công ty đôi khi chưa tách biệt giữa các chức năng quản lý tài sản với kế toán ghi sổ, chức năng phê chuẩn và thực hiện công việc được giao. Có 20% số người được hỏi cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ đôi khi còn chưa được áp dụng trong việc giải quyết các công việc trong các CTXM. Các chính sách quy trình kiểm soát được truyền đạt rõ ràng bằng văn bản từ cấp trên xuống cấp dưới (88% số người được hỏi lựa chọn). Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐQT (bao gồm cả các văn bản kiểm soát) là những văn bản bắt buộc phải công bố theo yêu cầu công bố thông tin của SGDCK, do đó 100% các CTXM niêm yết đều công bố (báo cáo tình hình quản trị công ty định kỳ nửa năm) và truyền đạt đến tất cả các bộ phận trong công ty. Căn cứ vào các tài liệu thu thập, tác giả tiến hành tìm hiểu cụ thể về các chính sách, quy trình, hoạt động kiểm soát chủ yếu tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội, các chính sách, thủ tục và quy trình kiểm soát chủ yếu hướng đến các hoạt động cơ bản trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh bao gồm: * Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh Đối với chi phí gián tiếp Tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội công tác kiểm soát chi phí được thực hiện chủ yếu theo hình thức khoán. Theo đó, chi phí tại các phòng ban, tổ đội sản xuất trong CTXM như phân xưởng vận hành trung tâm, phân xưởng cấp liệu, phân xưởng lò quay, phân xưởng thành phẩm, phân xưởng cơ điện, tổ vận tải, phòng hành chính, marketing .. được thực hiện giao khoán theo quy định. Ví dụ, đối với công ty CPXM La Hiên, công ty đã ban hành Quyết định về quy chế quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các đơn vị bộ phận trực thuộc nhằm kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. Quy chế quy định rõ các đối tượng được giao khoán, các chỉ tiêu giao khoán, hình thức giao khoán, thanh toán cũng như hình thức thưởng phạt cụ thể rõ ràng. Quy chế là một trong những biện pháp kiểm soát chi phí, đảm bảo giới hạn chi phí tối đa phát sinh trong kỳ, tránh trường hợp chi phí lạm phát gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. 443
  7. (Nguồn: Công ty CP xi măng La Hiên) Hình 1. Quyết định ban hành quy chế khoán quản trị chi phí SXKD tại công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI Đối với chi phí trực tiếp (chủ yếu chi phí nguyên vật liệu) + Nguyên vật liệu tự khai thác: 1 số CTXM như CTCPXM La Hiên kiểm soát chi phí bằng việc giao khoán các khoản mục liên quan đến khai thác như định mức tiêu hao vật liệu nổ, chi phí mũi khoan, chòng khoan, săm lốp, ắc quy của máy khai thác, năng suất và định mức tiêu hao nhiên liệu máy xúc phục vụ khai thác đá set, định mức tiêu hao điện năng trong vận hành máy khí nén khi phục vụ khoan nổ. Đối với chi phí nguyên vật 444
  8. liệu dùng cho sản xuất các loại clinker và xi măng, các công ty xây dựng định mức chi phí riêng cho 1 đơn vị sản xuất nhằm kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với các chi phí nguyên vật liệu vượt ngoài định mức, bộ phận sản xuất cần lập biên bản giải trình cụ thể, trường hợp lý do không chính đáng các chi phí sẽ bị loại khỏi chi phí hợp lý và bộ phận sản xuất tự chịu trách nhiệm. (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, 2021) Hình 2. Định mức tiêu hao nguyên liệu vật tư tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn – Xi măng P.II.52.5R 445
  9. (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, 2021) Hình 3. mức tiêu hao nguyên liệu vật tư tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn – Xi măng Type IP 446
  10. Bảng 2. Tổng hợp định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất các loại xi măng tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn năm 2021 Xi Xi Xi măng măng Xi măng măng Nguồn TT Nguyên liệu Đơn vị tính P.0.42.5R Type P.II.54.5R Type I cung cấp 2021 IP 2021 2021 Tự khai thác 1 Đá sét Tấn/Tấn clinker 0,283 0,25 0,239 0,239 tại VN Tự khai thác 2 Đá vôi Tấn/Tấn clinker 1,138 1,007 0,875 0,875 tại VN 3 Đá giàu sắt Tấn/Tấn clinker 0,032 0,028 0,032 0,023 Mua tại VN 4 Thạch cao Tấn/Tấn clinker 0,059 0,05 0,05 0,04 Mua tại VN 5 Đá bazan Tấn/Tấn clinker 0,035 0,07 Mua tại VN 6 Xi nhiệt điện Tấn/Tấn clinker - 0,03 Mua tại VN 7 Đá vôi đen Tấn/Tấn clinker 0,035 0,035 Mua tại VN 8 Tro bay Tấn/Tấn clinker 0,02 0.06 Mua tại VN 9 Xỉ lò cao Tấn/Tấn clinker 0,02 Mua tại VN (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Một số CTXM đã thực hiện hình thức kiểm soát bằng cách công khai thông báo mời thầu/chào giá cạnh tranh, lựa chọn nhà cung cấp. Công ty CP xi măng Bút Sơn sử dụng phương thức này trong việc lựa chọn nhà cung cấp hầu hết các yếu tố đầu vào cho công ty, đồng thời kết quả lựa chọn nhà cung cấp cũng được công ty công khai trên website. Việc thực hiện hoạt động kiểm soát này giúp công ty lựa chọn được Nhà cung cấp sản phẩm phù hợp đồng thời hạn chế rủi ro tồn tại sai phạm trong khâu mua hàng. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế rủi ro do tăng giá NVL đầu vào, một số CTXM còn xây dựng, tạo mối liên hệ với đa dạng các nhà cung cấp, đặc biệt với nhà cung cấp nguồn NVL thiết yếu phục vụ cho sản xuất. 447
  11. THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ 1. Bên mời chào giá: Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn; 2. Tên gói mua sắm: Cung cấp xăng, dầu phục vụ sản xuất; 3. Giá trị dự toán gói mua sắm (đã bao gồm thuế GTGT 10%): 10.527.946.200 đồng (Bằng chữ: Mười tỷ, năm trăm hai mươi bẩy triệu, chín trăm bốn mươi sáu nghìn, hai trăm đồng). 4. Thời gian phát hành thư mời chào giá: Từ ngày 30/8/2021 đến trước 15 giờ 00 phút ngày 06/9/2021 (trong giờ hành chính); 5. Thời gian nộp thư chào giá: trước 15 giờ 00 phút ngày 06/9/2021 (trong giờ hành chính); 6. Địa điểm nhận thư chào giá: Phòng Vật tư - Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; 7. Các đơn vị đăng ký đến nhận thư mời chào giá đề nghị mang theo giấy giới thiệu của đơn vị, chứng minh thư nhân dân và đề nghị ghi lại email, số điện thoại để liên hệ. (Nguồn: Công ty CP xi măng Bút Sơn) Hình 4. Thông báo mời chào giá tại công ty cổ phần VICEM Bút Sơn * Kiểm soát chất lượng clinker và xi măng thành phẩm Xi măng và clinhker là sản phẩm chính của các CTXM nói chung, để đảm bảo tính cạnh tranh của công ty cũng như uy tín chất lượng tất cả các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội đều xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm xi măng và clinker đầu ra. Chất lượng xi măng có thể được kiểm tra trong một khâu bất kỳ trong quá trình sản xuất. Mục tiêu chính hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm giúp nhà máy xi măng đạt được: mục tiêu chất lượng sản phẩm; đạt được quy trình sản xuất hiệu quả; đáp ứng được nhu cầu khách hàng, sản phẩm sản xuất phù hợp với thị trường và đáp ứng được các yêu cầu chi phí phù hợp 448
  12. Quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy xi măng thuộc công ty xi măng Sông Đà Yaly được xây dựng gồm các bước sau: (1) Thu thập mẫu từ các quy trình kế hoạch; (2) Chuẩn bị mẫu; (3) Phân tích mẫu; (4) Tính toán các điểm đặt, thực hiện khắc phục các hoạt động từ quy trình (Nguồn: Nhà máy xi măng Sông Đà Yaly) Hình 5. Quy trình kiểm soát chất lượng tại nhà máy xi măng thuộc công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly Quá trình kiểm soát chất lượng thành phẩm tại các nhà máy xi măng còn được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc kỹ thuật bao gồm máy PGNAA và máy X-ray. Máy PGNAA (Prompt Gamma Neutron Activation Analysis – Phân tích hoạt hoá tức thời bằng tia Gamma) thứ nhất dùng để phân tích tức thời thành phần hóa học của các nguyên tố có trong đá vôi ngay trên băng tải sau khi khai thác, đập nhỏ và chuyển vào kho tồn trữ, từ đó kiểm soát được chất lượng đá vôi để có phương án khai thác/phối trộn hiệu quả đảm bảo chất lượng đá vôi nhập và tiết kiệm tài nguyên. Máy PGNAA còn phục vụ phân tích thành phần hóa học của các nguyên tố trong hỗn hợp các phụ gia nguyên liệu sau khi được định lượng phối nghiền sản xuất bột liệu cấp cho lò nung luyện clinker, phần mềm QCX cập nhật dữ liệu phân tích tức thời để điều chỉnh tỷ lệ phối liệu đảm bảo chất lượng bột liệu đạt yêu cầu và ổn định. Máy phân tích X-ray ARL phục vụ kịp thời và nhanh chóng cho công tác kiểm tra và thử nghiệm nhằm kiểm soát chất lượng các sản phẩm quá trình và thành phẩm. Công tác kiểm tra đối chứng, kiểm soát sai số phòng thí nghiệm được thực hiện thường kỳ với các các trung tâm phân tích như Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Quatest 2), SGS, Viện Vật liệu Xây dựng, Quacert… Đồng thời cũng thường xuyên đối chiếu với kết quả thí nghiệm của khách hàng. 449
  13. 2.3. Đánh giá hoạt động kiểm soát tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Thứ nhất, về hoạt động kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro: Các hoạt động kiểm soát tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội đã được thiết lập, tuy nhiên chưa thực sự gắn liền với kết quả ĐGRR tại công ty/ Thứ hai, về hoạt động kiểm soát công nghệ: Việc thực hiện kiểm soát ứng dụng công nghệ tại các CTXM đã được xây dựng, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kiểm soát công nghệ các công ty cần chú trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dựng, sử dụng CNTT cho tất cả cán bộ, nhân viên người lao động. Thứ ba, về việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát: Cần quán triệt việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát trong thiết kế và vận hành các hoạt động kiểm soát nói riêng và hoạt động SXKD nói riêng nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sai phạm cũng như giảm hiệu quả kiểm soát. 2.4. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội Thứ nhất, về hoạt động kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro: Các hoạt động kiểm soát tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà nội đã được thiết lập, tuy nhiên chưa thực sự gắn liền với kết quả ĐGRR tại công ty. Các hoạt động kiểm soát khi được xây dựng dựa trên kết quả ĐGRR sẽ giúp các CTXM giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũng như hậu quả của rủi ro, từ đó giúp công ty đạt được các mục tiêu đề ra trong hoạt động cũng như tuân thủ và độ tin cậy của thông tin. Ví dụ về xây dựng hoạt động kiểm soát gắn ĐGRR tại các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội được tác giả phân tích trong bảng sau: Bảng 3. Bảng phân tích hoạt động kiểm soát gắn với đánh giá rủi ro tại các công ty xi măng Việt nam niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội TT Rủi ro Đặc trưng Kiểm soát Kiểm soát cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị Nền kinh tế thường trường Rủi ro xuyên biến động Kiểm soát phân đoạn thị trường, cung cấp sản 1 kinh tế Dự đoán tăng trưởng phẩm phù hợp cho từng phân đoạn kinh tế giảm Kiểm soát hoạt động M&A đảm bảo phát triển dự án đầu tư một cách nhanh nhất Do sự thay đổi và bổ Kiểm soát cập nhật các văn bản pháp luật, Rủi ro sung các văn bản pháp đảm bảo có sự chuẩn bị kịp thời cho sự thay 2 luật pháp luật liên quan đến hoạt đổi đó. động của công ty Rủi ro Giá cả NVL đầu vào tăng Kiểm soát nhằm giảm thiểu sự tăng giá NVL 3 biến động trong giai đoạn sản xuất như: Ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp. 450
  14. giá NVL Ký hợp đồng có tính đến yếu tố biến động giá đầu vào trị NVL đầu vào Kiểm soát đảm bảo lượng tồn kho thích hợp giảm thiểu sự ảnh hưởng tăng chi phí đến kết quả kinh doanh Do sự tiến bộ nhanh Kiểm soát phương pháp và thời gian tính khấu Rủi ro kỹ chóng của KHKT dẫn hao. 4 thuật đến máy móc thiết bị lỗi Kiểm soát kế hoạch mua sắm TS, không mua thời TS lỗi thời, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật Rủi ro lãi Chi phí lãi vay cao do Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu suất và vay bù đắp vốn Kiểm soát tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng 5 khả năng Khả năng thanh toán tăng dần nguồn vốn dài hạn trong vốn chủ sở thanh giảm do không thu hồi hữu tại công ty. toán được nợ Kiểm soát đầu tư sản phẩm có công nghệ cao, giá thành phù hợp, tiến độ nhanh Rủi ro 6 Giảm cung thị trường Kiểm soát đầu tư đón đầu các nhu cầu cao như ngành xây dựng nhà xưởng của các công ty FDI sau hiệp định TPTPP. (Nguồn: Phân tích của tác giả) Thứ hai, về hoạt động kiểm soát công nghệ: Việc thực hiện kiểm soát ứng dụng công nghệ tại các CTXM đã được xây dựng, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kiểm soát công nghệ các công ty cần chú trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dựng, sử dụng CNTT cho tất cả cán bộ, nhân viên người lao động. Nguồn nhân lực đóng vai trò cốt lõi trong mọi hoạt động của DN bao gồm hoạt động kiểm soát. Các thiết bị kỹ thuật, CNTT sẽ giúp quá trình được thực hiện thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như hiệu quả cao. Tuy nhiên, con người vẫn luôn nắm giữ vị trí chủ chốt trong việc thực hiện kiểm soát thông qua việc thiết lập, điều hành công nghệ cũng như kiểm tra kiểm soát, do đó việc thực hiện đào tạo là điều cần thiết. Các CTXM niêm yết trên SGDCK Hà Nội cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong ứng dụng CNTT phục vụ cho kiểm soát, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo sẽ giúp quá trình ứng dụng CNTT trong kiểm soát mang lại hiệu quả cao hơn. Thứ ba, về việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát: các nguyên tắc kiểm soát được thiết kế nhằm mục đích hạn chế các trường hợp có khả năng xảy ra sai phạm, do đó trường hợp không tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát sẽ dẫn đến khả năng xảy ra sai phạm cao hơn. Do đó, các CTXM cần quán triệt việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát bao gồm nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa đối tượng quản lý tài sản và ghi sổ kế toán, nguyên 451
  15. tắc tập trung dân chủ trong thiết kế và vận hành các hoạt động kiểm soát nói riêng và hoạt động SXKD nói riêng nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra gian lận sai sót cũng như giảm hiệu quả kiểm soát. 3. Kết luận Các công ty xi măng Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách và vận hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh luôn thay đổi là những thách thức không nhỏ. Mặc dù có nhiều thành tựu và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân song các công ty xi măng Việt nam không tránh khỏi nhiều hạn chế, KSNB được coi như cách thức hiệu quả góp phần bảo vệ doanh nghiệp, giúp các công ty xi măng vượt qua những khó khăn thách thức, phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO (*) Tài liệu Tiếng Việt 1. Đoàn Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị học, Nhà xuất tài chính, Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Thị Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các DN sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Viết Lợi & Đậu Ngọc Châu (2009), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. 4. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ (2012), Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nxb Đại học học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Ngô Thị Kim Thanh (2013), Giáo trình quản trị DN, Nhà xuất bản ĐH KTQD, Hà Nội. 6. Quốc hội (2011), Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/03/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. 7. Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. 8. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2012), Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông, tái bản lần 2. Tài liệu Tiếng Anh 9. Arens, A.A., Mark S Beasley, Randal J Elder (2012), Auditing and assurance services : an integrated approach, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River. 10. Canadian Institute of Chartered Accountants (CICA) - Criteria of Control (1994), CoCo-An Overview, CICA, Retrieved from http://www.cica.ca. 11. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2013), The 2013 Internal Control – Integrated Framework, New York, NY: AICPA. 12. Control Objectives for Information and related Technology (CobiT), 3rd edition- 452
  16. Executive Summary, IT Governance Institute, Information System Audit and Control Foundation (ISACF), 2000, 16. 13. Fayol, H. (1930). Industrial and General Administration. Sir I. Pitman & Sons, Ltd, London. 14. Moeller, R. R. (2007), COSO Enterprise Risk Management: Understanding the New Integrated ERM Framework, Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. 15. Moeller, R. R. (2014), Executive’s Guide to COSO Internal Control, John Wiley & Sons, Inc. 16. IIA (UK), (1999), The Turnbull Guidance - Turnbull, an opportunity for internal audit, Information publication IIA (UK), pp.1-8. 17. ISO (2009b), Risk management - Principles and Guidelines, ISO 31000:2009. 18. IT Governance Institute (2006), Enterprise Value: Governance of IT Investments, The Val IT Framework, Rolling Meadow, IL:IT Governance Institue. 19. Turnbull Committee (1999), Internal control: Guidance for Directors on the Combined Code, ICAEW, London, UK. 20. The American Institute of Accountants (1949), Internal control - Elements of a Coordinated System and its Importance to Management and the Independent Public Accountant. 21.The Fraud Section, Criminal Division U.S. Department of Justice (1977), The Foreign Corrupt Practices Act . 22. Brink, Victor Z (1941), The modern Internal Auditing: Appraising Operations and Controls, Wiley Edition, USA. 453
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2