intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOÀNG LIÊN (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khác: Vị thuốc Hoàng liên, còn có tên Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh Hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên Hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên gọi: Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOÀNG LIÊN (Kỳ 1)

  1. HOÀNG LIÊN (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Hoàng liên, còn có tên Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh Hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên Hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  2. Tên gọi: Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tác dụng: + Sát tiểu nhi cam trùng, trấn Can, khứ nhiệt độc (Dược Tính Luận). + Tả Tâm hỏa, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị (Y Học Khải Nguyên). + An Tâm, chỉ mộng di (tinh), định cuồng táo (Bản Thảo Tân Bi ên). + Giải độc Khinh phấn (Bản Thảo Cương Mục). + Tả hỏa, táo thấp, giải độc, sát trùng (Trung Dược Đại Từ Điển). Chủ trị: + Trị Tâm hỏa thịnh, phiền táo, miệng lở, nôn mửa do Vị nhiệt, kiết lỵ do thấp nhiệt, tiêu chảy, mắt đỏ, mắt sưng đau, lở loét do nhiệt độc, thấp chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị thời hành nhiệt độc, thương hàn, nhiệt thịnh, tâm phiền, bỉ mãn, nôn nghịch, kiết lỵ, tiêu chảy do nhiệt, bụng đau, phế kết hạch, tiêu khát, cam tích, giun đũa, hoa gà, họng sưng đau, mắt lẹo, miệng lở, ung thư nhọt độc, thấp chẩn, thủy đậu (Trung Dược Đại Từ Điển).
  3. Liều dùng: 4 – 12g Kiêng kỵ: + Huyết thiếu khí hư, tỳ vị suy nhược, thiếu máu gây ra hồi hộp mất ngủ mà kèm theo phiền nhiệt táo khát, sau khi sinh mất ngủ, huyết hư phát sốt, tiêu chảy, bụng đau, trẻ con lên đậu, dương hư gây tiêu chảy, người lớn tuổi bị tiêu chảy do Tỳ Vị hư hàn, người âm hư tiêu chảy vào buổi sáng, chân âm bất túc, nội nhiệt phiền táo, đều cấm dùng Hoàng liên, nên cẩn thận vì nó mát quá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hoàng liên ghét Cúc hoa, Huyền sâm, Bạch tiển bì, Nguyên hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Ghét Bạch cương tàm, Kỵ thịt heo (Dược Tính Luận). + Sợ Ngưu tất (Độc Bản Thảo). + Hoàng cầm, Long cốt, Lý thạch làm sứ cho Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Giải độc Ba đậu, Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú). Đơn thuốc kinh nghiệm:
  4. + Trị tà hỏa nung nấu bên trong, bức bách huyết vận hành bậy gây nên nôn ra máu, chảy máu cam, táo bón, tiểu đỏ, thấp nhiệt uẩn kết bên trong, đầy tức, nóng bứt rứt trong ngực, rêu lưỡi vàng dính, mắt sưng đỏ, miệng lưỡi lở và các chứng lở loét trong ngoại khoa kèm các chứng nóng nảy trong tim ngực, táo bón: Hoàng liên 8g, Hoàng cầm12g, Đại hoàng 16g. Sắc uống (Tả Tâm Thang – Thương Hàn Luận). + Trị lở loét do nhiệt độc: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá mỗi thứ 8g, Chi tử 12g. Sắc uống (Hoàng liên Giải Độc Thang – Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị kinh Tâm có thực nhiệt: Hoàng liên 28g, sắc với 1,5 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Tả Tâm Thang – Hòa Tễ Cục phương). + Trị nôn mửa ra nước chua, đau sườn trái: gồm: Hoàng liên 6 phần, Ngô thù du 1 phần. Tán bột, làm viên mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, với nước nóng (Tả Kim Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp). + Trị tâm phiền, ảo não, phản vị, hoản sợ, hồi hộp, nhiệt ở phần trên: Hoàng liên 20g, Chu sa 16g, Cam thảo 10g. tán bột. Lấy rượu chưng, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt lúa lớn. mỗi lần uống 10 viên (Hoàng liên An Thần Hoàn – Nhân Trai Trực Chỉ).
  5. + Trị bệnh sốt mà dư nhiệt chưa dứt, nóng nảy trong ngực không ngủ: Hoàng liên 3,2g, A giao 8g, Kê tử hoàng 1 cái, Thược dược 12g, Hoàng cầm 8g. Sắc uống (Hoàng Liên A Giao Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận). + Trị tâm thận bất giao, hồi hộp, không ngủ được: Xuyên liên 20g, Nhục quế tâm 2g. tán bột, trộn với mật làm viên, uống với nước muối nhạt, lúc đói (Giao Thái Hoàn – Tứ Khoa Giản Hiệu). + Trị sởi đã mọc ra mà bứt rứt: Hoàng liên với cây Xích sanh mộc cho vào sắc chung với bài ‘Tam Hoàng Thạch Cao Thang’ uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị mồ hôi trộm, sắc mặt vẫn còn có thần khí: dùng bài ‘Đương Quy Lục Hoàng Thang’ thêm Hoàng cầm, Táo nhân, Long não (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị phong nhiệt công lên làm mắt sưng đỏ đau: Hoàng liên, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Kinh giới tuệ, Cam thảo sảo, Xuyên khung, Sài hồ, Thuyền thoái, Mộc thông, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị các chứng bệnh thuộc mắt như quáng gà, mắt có màng mộng, mắt mờ: Bột Hoàng liên 40g, gân dê đực 1 cái còn tươi, quyết nhuyễn. Trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 21 viên với nước
  6. tương nóng. Trong thời gian uống thuốc cấm ăn thịt heo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hoàng liên cùng với Đương quy, Cam cúc hoa, ngâm sữa người cho ngấm rồi chưng, khi chưng cho vào một ít Minh phàn, Đồng lục, rửa vào mắt rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị các loại đới hạ, ra mủ máu: Dùng Hoàng liên, Thược dược, Liên tử, Biển đậu, Thăng ma, Cam thảo, Hoạt thạch, Hồng khúc (Trung Quốc D ược Học Đại Từ Điển). + Trị đới hạ ra toàn huyết (Xích đới), bụng đau: Hoàng liên, cùng Hòe hoa, Chỉ xác, Nhũ hương, Một dược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị các loại cam nhiệt của trẻ con: dùng Hoàng liên cùng với Ngũ cốc trùng, Lô hội, Bạch vô di, Thanh đại, Bạch cẩn hoa, Bạch phù dung hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị trĩ: Hoàng liên, Xích tiểu đậu, tán bột, bôi vào nơi trĩ lở, rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị sau khi lên sởi gây ra tiêu chảy: Hoàng liên dùng với Can cát, Cam thảo, Thăng ma, Thược dược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  7. + Trị bệnh do rượu, nghiện rượu: dùng Hoàng liên cùng với Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Can cát, rất có hiệu quả (Trung Quốc D ược Học Đại Từ Điển). + Trị lở miệng: Hoàng liên dùng với Ngũ vị tử, Cam thảo sắc lấy n ước cốt ngậm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị chứng tiêu khát đột ngột, tiểu nhiều: Dùng Hoàng liên cùng với Mạch môn đông, Ngũ vị tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị người suy nhược bị đới hạ, và người gìa cũng như sản phụ bị đới hạ không dứt, dùng Hoàng liên, Nhân sâm, Liên tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị nga khẩu sang: Hoàng liên 8g, Thạch xương bồ 1 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị kiết lỵ: Hoàng liên 12g, tán bột, một ngày chia làm 3 lần uống với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị sốt cao do lỵ trực trùng cấp tính, tiêu ra máu mủ: Hoàng liên 4g, Hoàng bá, Bạch đầu ông, Tần bì, Cát căn, mỗi thứ 12g, Mộc hương 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  8. + Trị ruột viêm, lỵ trực khuẩn: Hoàng liên 80g, Mộc hương 20g. Tán bột, làm viên, mỗi lần uống 2 - 8g, ngày 2-3 lần với nước (Hương Liên Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị thấp nhiệt uất tích ở can đởm, mắt đỏ, mắt sưng đau, ra gió chảy nước mắt, mắt mờ: Hoàng liên 4g (xắt vụn), ngâm sữa người, điểm vào mắt, mỗi ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị thấp nhiệt uất tích ở can đởm, mắt đỏ, mắt sưng đau, ra gió chảy nước mắt, mắt mờ: Hoàng liên 8g, Thiên hoa phấn 12g, Hoàng cầm 8g, Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Xuyên khung 4g, Bạc hà 4g, Liên kiều 12g, Hoàng bá 8g. Sắc uống (Hoàng Liên Thiên Hoa Phấn Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị nôn mửa do vị nhiệt, nôn mửa lúc có thai Hoàng liên 7 phân, Tô diệp 7 phân. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2