Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu phát<br />
triển thị trường<br />
Bởi:<br />
Hà Ngọc Quý<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường<br />
Phát triển thị trường là công tác quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt được<br />
các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh chung là lợi nhuận, thế lực, an toàn. Công tác<br />
phát triển thị trường thường được xuất phát từ việc xác định các mục tiêu về thị trường<br />
của doanh nghiệp. Khi tiến hành phát triển thị trường, các nhà hoạch định thường làm<br />
theo quy trình sau:<br />
Nghiên cứu thị trường:<br />
Doanh nghiệp là một tác nhân trên thị trường. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh<br />
trên thị trường doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp,<br />
trong kế hoạch đó doanh nghiệp nhất thiết phải xác định rõ những phần thị trường ( đặc<br />
biệt là thị trường trọng điểm) để khai thác những cơ hội hấp dẫn do thị trường đó mang<br />
lại nhiều hơn là những phần thị trường khác. Dù doanh nghiệp đang ở bước đầu định vị<br />
thị trường để tiến hành kinh doanh hay doanh nghiệp muốn phát triển thị trường truyền<br />
thống của mình sâu, rộng hơn nữa thì các doanh nghiệp đều phải tiến hành nghiên cứu<br />
thị trường. Đây là một bước bắt buộc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Nghiên cứu thị trường là để tìm hiểu thêm về nhu cầu của thị trường, những thay đổi<br />
mới trên thị trường để đáp ứng kịp thời, những sản phẩm, chiến lược kinh doanh của các<br />
đối thủ cạnh tranh…Thông qua các phương pháp nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp<br />
sẽ nhận ra vị trí của mình trên thị trường, nhận ra được phần thị trường cần chiếm lĩnh<br />
hay cần phát triển từ đó có phương hướng và đề ra các biện pháp đúng đắn để mở rộng<br />
và phát triển thị trường một cách thích hợp. Để tiến hành nghiên cứu thị trường cần tiến<br />
hành như sau:<br />
- Trước hết đó là phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu nghiên cứu: Trong giai đoạn đầu<br />
doanh nghiệp và nhà nghiên cứu phải xác định rõ vấn đề cũng như mục tiêu nghiên cứu.<br />
Việc xác định rõ vấn đề sẽ đảm bảo tới 50% sự thành công trong các cuộc nghiên cứu.<br />
Ở cấp công ty các mục tiêu có thể đề ra một cách chung nhất nhưng ở cấp đơn vị thành<br />
<br />
1/13<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường<br />
<br />
viên, các bộ phận chức năng thì mục tiêu phải được cụ thể hoá để người lãnh đạo các<br />
đơn vị này xác định được hướng tập chung nhất cần nghiên cứu.<br />
- Thu thập thông tin: Nghiên cứu thị trường không thể không dựa vào các thông tin.<br />
Những thông tin cần thiết sẽ giúp cho các bước nghiên cứu thị trường được tiến hành<br />
thuận lợi hơn cũng như giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí về thời gian và tài<br />
chính không cần thiết. Thông tin gồm có thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.Thông<br />
tin sơ cấp là những thông tin mới hoàn toàn chưa qua phân tích, xử lý của bất kì một<br />
cơ quan cá nhân nào. Còn thông tin thứ cấp là những thông tin được phân tích kĩ lưỡng.<br />
Trong khi thu thập thông tin, doanh nghiệp đều có thể sử dụng hai loại thông tin này,<br />
phân tích thông tin thứ cấp để có thể nhận định đúng đắn về mục tiêu và khả năng thị<br />
trường. Phân tích thông tin sơ cấp để doanh nghiệp xác định bước đi tiến bộ, độc đáo.<br />
Các thông tin thường được nghiên cứu là: thông tin về môi trường kinh doanh, thông<br />
tin về nhu cầu người tiêu dùng với mặt hàng nào đó, đối thủ cạnh tranh, người cung cấp<br />
hàng hoá…<br />
- Xử lý thông tin : Sau khi thu thập, doanh nghiệp phải tiến hành xử lý thông tin. Xử lý<br />
thông tin là phân tích những loại thông tin cần thiết để đưa ra một kết quả, một đánh giá<br />
cụ thể về nhu cầu thị trường, những cơ hội cần khai thác và nguy cơ phòng tránh.Việc<br />
xử lý thông tin rất quan trọng, nếu thông tin được xử lý không đúng mục tiêu nghiên cứu<br />
sẽ không đạt được và quan trọng nhất là dẫn đến sai lầm trong ra quyết định. Ra quyết<br />
định là bước khẳng định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh. Để xử lý thông tin<br />
doanh nghiệp thường tổng hợp các số liệu thành bảng biểu, phân tích các chỉ tiêu như<br />
sự phân bố tần suất, mức trung bình và mức độ phân tán…để đưa ra quyết định<br />
- Ra quyết định: Việc xử lý thông tin chính là lựa chọn, đánh giá thị trường, đưa ra các<br />
quyết định phù hợp với công tác phát triển thị trường. Khi đưa ra các quyết định phù<br />
hợp với công tác phát triển thị trường. Khi đưa ra các quyết định cần phải có cân nhắc<br />
đến các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp cũng như những thuận lợi hay khó khăn khi<br />
thực hiện quyết định. Ngoài ra doanh nghiệp cũng đồng thời phải có những biện pháp<br />
khắc phục những điểm yếu, đặt được khách hàng vào vị trí trung tâm cho hoạt động phát<br />
triển thị trường của doanh nghiệp.<br />
Nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường:<br />
- Nghiên cứu khái quát thị trường: Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên<br />
cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cung hàng hoá, tổng cầu hàng hoá, giá cả thị trường<br />
của hàng hoá, chính sách của Chính phủ về hàng hoá đó (kinh doanh tự do, kinh doanh<br />
có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh).<br />
Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại<br />
hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một<br />
khoảng thời gian nhất định. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô của thị trường.<br />
<br />
2/13<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường<br />
<br />
Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng,<br />
số lượng các loại hàng hoá, số lượng của một loại hàng hoá được tiêu thụ. Thông qua<br />
nghiên cứu quy mô thị trường doanh nghiệp xác định cho mình loại hàng hoá kinh<br />
doanh, khách hàng và phạm vi thị trường của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu tổng cầu và<br />
cơ cấu hàng hoá doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu trên môi trường địa bàn, đặc biệt là<br />
thị trường trọng điểm, ở đó tiêu thụ lượng hàng lớn và giá thị trường của hàng hoá đó<br />
trên địa bàn từng thời gian.<br />
Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khả năng sản xuất trong<br />
một thời gian, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có khả năng cung ứng cho thị trường tổng<br />
số bao nhiêu hàng, khả năng nhập khẩu bao nhiêu, khả năng dự trù (tồn kho) xã hội bao<br />
nhiêu. Giá cả bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu. Nghiên cứu giá<br />
cả thị trường doanh nghiệp phải tìm được chênh lệch giá bán và gía mua. Thông qua<br />
nghiên cứu tổng cung, doanh nghiệp xác định vai trò và vị trí của mình cũng như của<br />
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó có phương hướng biện pháp để phát triển<br />
thị trường thích hợp. Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về loại hàng kinh doanh<br />
cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hoặc<br />
cấm kinh doanh. Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan. Qua nội dung<br />
nghiên cứu này, doanh nghiệp xác định được môi trường kinh doanh và các điều kiện để<br />
đáp ứng yêu cầu của môi truờng đó, những thuận lợi cũng như khó khăn của môi trường.<br />
Ngoài những vấn đề trên, nghiên cứu khái quát thị trường còn cần phải nghiên cứu động<br />
thái của cầu, cung trên từng địa bàn và trong từng thời điểm.<br />
- Nghiên cứu chi tiết thị trường : Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu<br />
đối tượng mua bán hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá<br />
và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị<br />
trường phải trả lời được câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng?<br />
Mua ở đâu? Mua hàng dùng làm gì? Đối thủ cạnh tranh? Nghiên cứu chi tiết thị trường<br />
phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh<br />
doanh và phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đạt được (thị phần của doanh<br />
nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành, so sánh về chất lượng sản<br />
phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mấu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh<br />
nghiệp so với các doanh nghiệp khác…để đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của<br />
doanh nghiệp mình.<br />
Để nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp người ta thường dùng các phương pháp như<br />
sau:<br />
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng<br />
là cách nghiên cứu thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, tạp chí<br />
quảng cáo, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, tạp chí thương mại, niên giám thống kê<br />
và các loại tài liệu có liên quan đến các loại mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh,<br />
<br />
3/13<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường<br />
<br />
sẽ kinh doanh cần nghiên cứu: khả năng cung ứng, khả năng hàng tồn kho xã hội, nhu<br />
cầu của khách hàng, giá thị trường của loại hàng và khả năng biến động. Nghiên cứu tại<br />
bàn cho phép doanh nghiệp nhìn được khái quát thị trường mặt hàng cần nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Đây là phương pháp trực tiếp cử cán bộ đến<br />
tận nơi để nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập<br />
các thông tin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng hoặc ở các đơn vị nguồn<br />
hàng bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra trọn mẫu, điển hình, toàn bộ hay tham quan,<br />
phỏng vấn các đối tượng, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng hay qua hội chợ, triển<br />
lãm…Nghiên cứu tại hiện trường giúp doanh nghiệp có những nhận xét về thị trường<br />
một cách sinh động, thực tế, hiện thực.<br />
Một khâu không thể thiếu được trong chiến lược phát triển thị trường là dự báo thị<br />
trường nó được coi là tiền đề của kế hoạch kinh doanh.Thông thường có ba loại dự báo:<br />
dự báo ngắn hạn, dự báo trung hạn và dự báo dài hạn. Tuỳ theo phương pháp thu thập<br />
thông tin và yêu cầu dự báo về thị trường hàng hoá người ta lựa chọn những phương<br />
pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên, mọi dự báo chỉ là những tiên đoán, có tính khả thi<br />
hay không phụ thuộc phần lớn ở cơ sở của các dự báo đó và kĩ năng thực hành của doanh<br />
nghiệp.<br />
Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp:<br />
Marketing-mix (marketing hỗn hợp) được hiểu là một phối thức định hướng các biến số<br />
marketing có thể kiểm soát được mà công ty thương mại sử dụng một cách liên hoàn và<br />
đồng bộ nhằm theo đuổi một sức bán và lợi nhuận dự kiến trong một thị trường trọng<br />
điểm xác định.<br />
Mô hình mạng marketing – Mix<br />
Ta có thể mô hình hoá bằng hình ảnh marketing - mix như sau:<br />
<br />
4/13<br />
<br />
Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường<br />
<br />
Marketing - mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên<br />
nhu cầu về hàng hoá của mình có thể hợp nhất rất nhiều khả năng hình thành bốn nhóm<br />
cơ bản: hàng hoá, giá cả, phân phối và xúc tiến.<br />
? Hàng hoá là tập hợp " sản phẩm và dịch vụ " mà công ty cung ứng cho thị trường mục<br />
tiêu.<br />
Hàng hoá hay nói chung là sản phẩm là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt<br />
động tiêu thụ sản phẩm. Lựa chọn sản phẩm thích ứng, có nghĩa là phải tổ chức sản xuất<br />
những sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. Sản phẩm thích ứng bao hàm về số lượng, chất<br />
lượng, giá cả. Về mặt lượng sản phẩm phải thích ứng với quy mô thị trường. Về chất<br />
lượng sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu, tương xứng với trình độ tiêu dùng. Thích ứng<br />
về giá cả là hàng hoá được người mua chấp nhận và tối đa hoá lợi ích người bán. Đưa<br />
một sản phẩm ra thị trường, cần xác định các sản phẩm đưa ra đang ở chu kỳ nào của<br />
chu kỳ sống sản phẩm. Thực hiện tốt được vấn đề này, cần tìm hiểu sáu giai đoạn triển<br />
khai sản phẩm mới.<br />
- Nghiên cứu và đề xuất ý tưởng về sản phẩm: Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đặc<br />
điểm sản phẩm hiện tại, đặc điểm thị trường (đối thủ cạnh tranh), tiềm lực của doanh<br />
nghiệp…bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra những ý<br />
tưởng về một sản phẩm mới cần được phát triển để đưa vào kinh doanh.<br />
<br />
5/13<br />
<br />