Học thuyết doanh nghiệp - Chương 2: Thuyết quyền sở hữu
lượt xem 3
download
Tài liệu trình bày về quyền sở hữu (Property Rights) và những ảnh hưởng của quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực theo mô hình tân cổ điển mới (Neo-classical model renewed). Trước đó, lý thuyết tân cổ điển (neo-classical theory) chỉ công nhận một cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả duy nhất là cơ chế giá cả của thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học thuyết doanh nghiệp - Chương 2: Thuyết quyền sở hữu
- HocThuyetDoanhNghiep.edu.vn THUYẾT QUYỀN SỞ HỮU Nội dung chính của chương này trình bày về quyền sở hữu (Property Rights) và những ảnh hưởng của quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực theo mô hình tân cổ điển mới (Neo-classical model renewed). Trước đó, lý thuyết tân cổ điển (neo-classical theory) chỉ công nhận một cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả duy nhất là cơ chế giá cả của thị trường. Thuyết quyền sở hữu chứng minh sự tồn tại của các doanh nghiệp theo cơ chế phân bổ nguồn lực bên trong một cách hiệu quả hơn thị trường về kinh tế, đồng thời giải thích cách thức tác động của hệ thống quyền sở hữu lên hành vi của doanh nghiệp (behaviors of the firm). Thuyết quyền sở hữu (Property Rights Theory) được phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với các nghiên cứu của một số tác giả tiên phong như Ronald Coase (1960), Armen Alchian (1965, 1967, 1969), Harold Demsetz (1967). Mặc dù có quan điểm khác nhau (nhìn nhận dưới góc độ kinh tế học hay luật học), các nghiên cứu đa ngành của các tác giả trên đều có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển thuyết quyền sở hữu. Thuyết quyền sở hữu có nguồn gốc từ thuyết sản xuất và trao đổi (Theory of Production and Exchange), có nền móng đầu tiên từ những phân tích của Adam Smith (1776) về quá trình phân chia lao động. Ông cho rằng phân công lao động sẽ tăng thêm hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động; và khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi, nên mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường. Thuyết quyền sở hữu mở rộng và phát triển hơn thuyết sản xuất và trao đổi ở những luận điểm quan trọng sau: Thứ nhất, thuyết sở hữu đề cao vai trò của các nhà hoạch định trong tổ chức sản xuất; tổ chức sản xuất không còn là trọng tâm trong hoạt động tìm kiếm tư lợi và tối ưu hóa tiện ích của chủ doanh nghiệp (Alchian và Kessel, 1962). Thứ hai, thực tế, có nhiều mô hình quyền sở hữu khác nhau và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận (profit or wealth maximization) (Williamson, 1964). Thứ ba, chi phí giao dịch được thừa nhận tồn tại tạo ra những khác biệt đáng kể giữa mô hình tối đa hóa lợi nhuận của thuyết quyền sở hữu so với mô hình truyền thống của thuyết sản xuất và trao đổi. Theo đó, người ra quyết định không phải lúc nào cũng hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; trong nhiều trường hợp, hành động của họ hướng tới mục tiêu tối đa hóa tiện ích (maximize utility). Do đó, tùy từng trường hợp, cần phải xác định các chức năng tiện ích cụ thể phản ánh lợi ích, năng lực của người ra quyết định, để định hình tập hợp các lựa chọn quyết định thực tế mà người ra quyết định có thể sử dụng. 43
- Học thuyết doanh nghiệp Cách tiếp cận theo thuyết quyền sở hữu phân tích hành vi tối ưu hóa (utility maximizing behaviors) trên cơ sở kết hợp chức năng tiện ích (utility function) với bản chất cá nhận người ra quyết định, từ đó phân tích các nội dung cụ của từng chức năng tiện ích. Như vậy, hành vi của người ra quyết định, dù trong doanh nghiệp, chính phủ hay các tổ chức khác nhau, đều có thể được giải thích theo cùng một cơ chế tương đồng. Cụ thể, trong doanh nghiệp, thay vì cho rằng lợi ích của chủ sở hữu là ưu tiên hàng đầu, mô hình tối ưu hóa tiện ích đề cao những điều chỉnh của các cá nhân trong môi trường kinh tế; từ đó giải thích hành vi của danh nghiệp thông qua quan sát hành động của các cá nhân thành viên. Như vậy, hệ thống các quyền sở hữu có thể được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế và xã hội xác định vị trí của mỗi cá nhân trong sử dụng các nguồn lực khan hiếm. “[…] Về bản chất, kinh tế học là khoa học nghiên cứu về quyền sở hữu đối các nguồn lực khan hiếm. […] Phân bổ các nguồn lực khan hiếm trong xã hội là việc giao quyền sử dụng các nguồn lực đó […] Vấn đề kinh tế hay xác định giá cả chính là vấn đề xem xét quyền sở hữu được xác định và trao đổi như thế nào và về những nội dung gì” (Alchian, 1967, trang 231)20. Theo thuyết quyền sở hữu, các doanh nghiệp có thể kiểm định mối liên kết giữa mục tiêu của người ra quyết định và chiến lược cụ thể được sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó (Williamson, 1963). Dựa trên những kết quả thu được về động lực của nhân viên, các doanh nghiệp có thể kiểm soát hiệu quả hơn cách thức phân bổ và sử dụng các nguồn lực nội bộ. Do đó, “quyền sở hữu” có ảnh hưởng đến động lực và hành vi của cả doanh nghiệp và cá nhân thành viên (Coleman, 1966). Các nội dung của thuyết quyền sở hữu sẽ được trình bày theo 3 phần trong chương này. Phần một đưa ra định nghĩa về quyền sở hữu. Tiếp đó, phần hai tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, doanh nghiệp và thị trường, và phân loại các loại hình doanh nghiệp theo thuyết quyền sở hữu. Cuối cùng, phần bốn kết luận về những vấn đề đã được nêu ra. 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ BẢN CHẤT QUYỀN SỞ HỮU Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền sở hữu. Tiếp cận theo quan điểm pháp lý, Alchian (1965) xác định quyền sở hữu dưới hai góc độ: (i) quyền sở hữu theo nghĩa hẹp, liên quan đến các đối tượng vật lý hay hữu hình; và (ii) theo nghĩa rộng, liên quan đến cả đối tượng hữu hình và vô hình (bao gồm bằng sáng chế, bản quyền tác giả và các quyền trong hợp đồng). Cụ thể, quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng tài sản (usus), quyền 20 In essence, economics is the study of property rights over scarce resources. . . . The allocation of scarce resources in a society is the assignment of rights to uses of resources . . . the question of economics, or of how prices should be determined, is the question of how property rights should be defined and exchanged, and on what terms. 44
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu thu lợi nhuận từ tài sản (usus fructus), quyền thay đổi hình thức và vật chất cấu thành tài sản (abusus) và quyền chuyển nhượng tất cả hoặc một số các quyền quy định trên cho người khác theo mức giá thoả thuận. Furubotn và Richter (2000) mở rộng quyền sở hữu, bổ sung thêm các quyền “không được luật pháp quy định mà được quy ước bởi các nghi thức, tập quán xã hội… hay các quyền phi luật pháp khác mang tính chất tự quy ước” (trang 76)21. Quyền sở hữu, theo quan điểm pháp lý, được phân thành hai loại: (i) sở hữu tuyệt đối (absolute rights) và (ii) quyền sở hữu tương đối (relative rights). Quyền sở hữu tuyệt đối (sở hữu hữu hình và vô hình) được thực hiện đối với tất cả các đối tượng sở hữu; trong khi quyền sở hữu tương đối cho phép chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu chỉ với một hoặc một số đối tượng xác định. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng “quyền sở hữu” cần được định nghĩa rộng hơn, không chỉ dựa trên thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu. Heyne (2000) chỉ ra rằng “các doanh nghiệp trong thực tế có quyền xả chất thải vào không khí, điều này được thể hiện qua thực tế là họ làm điều đó một cách công khai và không bị phạt” (trang 334)22. Thực tế, đây là những hoạt động tự nhiên của doanh nghiệp; do đó, cần phải phân biệt quyền sở hữu với các lợi ích hợp pháp khác. Theo cách tiếp cận pháp lý, các quyền sở hữu được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quan điểm mở rộng cho rằng các quyền sở hữu là các quyền được quy định bởi cả pháp luật, khách hàng và các quy luật hoạt động của thị trường. Quyền sở hữu là “các quy định và thỏa thuận chính thức và không chính thức cho phép tiếp cận các nguồn lực và những quyền lợi mà cá nhân có được đối với nguồn lực và lợi ích sinh ra từ các nguồn lực đó” (Wiebe và Meinzen Dick, 1998, trang 205)23. Dưới góc độ kinh tế, có sự phân biệt giữa quyền kinh tế và quyền pháp lý. Quyền pháp lý là quyền quy định của nhà nước và được pháp luật công nhận; quyền kinh tế là khả năng cá nhân thực hiện các quyền của họ đối với tài sản. Khái niệm quyền kinh tế có vai trò quan trọng trong phân tích kinh tế, đảm bảo các quyền liên quan thông qua mua quyền sở hữu, ví dụ như đối với nhiều tài sản tư nhân, không hoặc chưa được pháp luật bảo vệ. Một cách khái quát, quyền sở hữu là một quyền được xã hội công nhận về việc lựa chọn sử dụng một tài sản; quyền này được trao cho một cá nhân cụ thể và có thể sang nhượng được thông qua trao đổi những quyền tương tự đối với tài sản. Quyền sở hữu có thể được xác định 21 not covered by law but rather by conventions supported by the force of etiquette, social custom, and ostracism or other nonlegal instruments such as selfenforcement. 22 Firms do in fact have rights to discharge obnoxious substances into the air, as proved by the fact that they do it openly and are not fined. They both have actual and legal rights to ‘pollute’. 23 The formal and informal institutions and arrangements that govern access to the resources, as well as the resulting claims that individuals hold on those resources and on the benefits they generate. 45
- Học thuyết doanh nghiệp qua ba thuộc tính: quyền sử dụng tài sản (usus); quyền thu lợi từ tài sản (fructus); và quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba (abusus) (Demsetz, 1967). 2. QUYỀN SỞ HỮU, DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG 2.1. Cấu trúc quyền sở hữu Theo Coase (1960), xác định rõ ràng quyền sở hữu cho phép các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch (transaction costs), đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, để có thể xác định rõ bản chất của quyền sở hữu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các thuộc tính cơ bản của quyền sở hữu, gồm: Thứ nhất, quyền sở hữu mang tính độc quyền, nhưng chỉ tương đối và thay đổi theo biến động của các quy định, chính sách của doanh nghiệp và chính phủ (Barzel, 1989). Thứ hai, tầm quan trọng của quyền sở hữu phụ thuộc vào khả năng độc lập sử dụng nguồn lực liên quan của chủ sở hữu. Quyền sở hữu mang tính tuyệt đối khi chủ sở hữu có thể toàn quyền quyết định sử dụng tài sản, nguồn lực liên quan, ví dụ quyển sử dụng đất đai trong xã hội tư bản. Ngược lại, quyền sở hữu chỉ mang tính tương đối khi chủ sở hữu không thể chủ động quyệt định sử dụng tài sản, nguồn lực của mình, ví dụ nguồn nhân lực của doanh nghiệp (Alchian và Demsetz, 1973). Thứ ba, một tài sản có thể có nhiều chủ sở hữu và mỗi chủ sở hữu có lợi ích khác nhau đối với tài sản đó (Alchian và Demsetz, 1973). Ví dụ, một bên có quyền canh tác đất đai, một bên khác (thường là Nhà nước) sở hữu một công trình nằm trên hay ngang qua khu đất đó hoặc quyền sử dụng đất đai đó vào mục đích đặc biệt. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, khi quyền sở hữu và sở hữu thực tế hay quyền sử dụng có thể tách rời, không gắn liền với nhau. Thứ tư, thực hiện quyền sở hữu phụ thuộc vào quá trình ra quyết định sử dụng tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp. Trong trường hợp có nhiều chủ sở hữu, quyết định sử dụng tài sản sẽ được thống nhất giữa các chủ sở hữu; ví dụ thông qua bỏ phiếu, và mặc dù việc bỏ phiếu mang tính chất cá nhân, nhưng quyết định sử dụng nguồn lực lại phụ thuộc vào mô hình bỏ phiếu (Alchian và Demsetz, 1973). Ví dụ đối với thị trường bất động sản, chúng ta có thể bắt gặp mô hình này dưới dạng các hợp đồng thuê nhà chung hay các dạng nhà tập thể, chung cư; quyền sở hữu đối với tài sản thuộc về tất cả các thành viên và quyết định sử dụng do các thành viên hoặc đại diện hộ gia đình thống nhất. Thứ năm, giá trị của quyền sở hữu phụ thuộc vào cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyển như tòa án, cảnh sát, ngành pháp lý, khảo sát thị trường, hệ thống lưu trữ hồ sơ;… (Feder và Feeny, 1991). Trong thực tế, việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu rất tốn kém, vì vậy các quyền sở hữu thường chỉ được các cơ quan này phân 46
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu tích chi tiết khi tài sản có giá trị cao (Barzel, 1989). Do các tài sản có giá trị này được nhiều người quan tâm hơn, lợi nhuận thu được từ các giao dịch cũng cao hơn và sẽ được tối đa hóa khi giá trị quyền sở hữu được xác định chính xác. Như vậy, giá trị quyền sở hữu cũng phụ thuộc vào cấu trúc hay hệ thống các quyền sở hữu. 2.2. Phân loại các quyền sở hữu Phân loại quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý của nhà nước cũng như trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức liên quan. Cụ thể, thứ nhất, hệ thống quyền sở hữu xác định đối tượng được hưởng quyền sở hữu và cho phép các chủ thể đó được hưởng các quyền lợi độc quyền đối với tài sản của mình (Brandao và Feder, 1995; Alchian và Demsetz, 1973). Để tăng cường vai trò hay giá trị của quyền sở hữu, cũng như đảm bảo sự thưc thi hay sử dung của chủ thể, quyền sở hữu cần phải được xác định, phân loại và giám sát chặt chẽ. Chi phí phát sinh từ các hoạt động này được gọi là chi phí giao dịch (transaction costs). Tùy vào mỗi doanh nghiệp, đều có đặc điểm phân bổ các quyền sở hữu khác nhau, nên mức chi phí giao dịch liên quan cũng khác nhau. Thứ hai, trước những biến động thị trường khác nhau, các hình thức quyền sở hữu sẽ có phản ứng khác nhau. Do vậy, việc nắm được các loại hình quyền sở hữu khác nhau cho phép doanh nghiệp chủ động hơn, trong những trường hợp nhất định, trước những thay đổi từ môi trường bên ngoài. Thứ ba, mỗi chủ sở hữu có chiến lược, lợi ích và hành động khác nhau; điều này có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động quản lý và sử dụng nguồn lực. Các chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp sẽ có chiến lược quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh tốt hơn những người không phải là chủ sở hữu. Các chủ sở hữu có cách quản lý tài sản và phát triển hoạt động kinh doanh khác nhau dựa trên những đặc điểm cá nhân của bản thân và đặc điểm của thị trường. Vì vậy, nắm rõ các hình thức sở hữu của các chủ sở hữu khác nhau cho phép các chủ thể liên quan hiểu rõ hơn đặc điểm hành vi đối với thị trường của các chủ sở hữu nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Một cách khái quát, quyền sở hữu được phân thành bốn loại cơ bản, bao gồm: (i) sở hữu mở (OpenAccess Property); (ii) đồng sở hữu hay sở hữu tập thể (Common Property or Collective Property); (iii) sở hữu tư nhân (Private Property); và (iv) sở hữu nhà nước (Public Proprety) (Brandao và Feder, 1985). Phân loại theo phạm vi sở hữu Theo phạm vi sở hữu, quyền sở hữu được chia thành hai loại, bao gồm (i) sở hữu mở và (ii) đồng sở hữu. Trong chế độ sở hữu mở, quyền sở hữu không được phân cụ thể cho bất kỳ cá nhân hoặc nhóm cá nhân nào, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng đối với tài sản liên 47
- Học thuyết doanh nghiệp quan. Sự bình đẳng này có tác động trực tiếp tới cách thức quản lý và vận hành của loại hình tổ chức liên quan. Ví dụ, để giải quyết các vấn đề phát sinh, các chủ thể trong sở hữu mở có xu hướng loại trừ khả năng nắm quyền của các chủ thể khác, nhằm cải thiện hoạt động của doanh nghiệp thông qua giảm chi phí giao dịch phát sinh từ sử dụng, bảo vệ quyền sử hữu, từ đó củng cố thêm quyền sở hữu của các chủ thể còn lại. Thực tế, trong hình thức sở hữu mở, nếu không loại trừ được quyền sở hữu bị một số chủ thể hay cá nhân thao túng, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với một số tình huống tiêu cực, kém hiệu quả; ví dụ các chủ thể thao túng quyền sơ hữu không có động lực đầu tư, phục hồi hay bảo tồn nguồn lực, tài sản liên quan. Chế độ sở hữu mở có thể chuyển đổi thành hình thức đồng sở hữu, sở hữu tư nhân hay sở hữu công thông qua việc thay đổi chính sách áp dụng đối với tài sản. Ví dụ, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất để hợp pháp hóa các hoạt động chuyển nhượng, mua bán của các chủ thể trước đó chưa được công nhận. Trong chế độ đồng sở hữu, quyền sở hữu được giao cho một nhóm chủ thể xác định, trong đó, các thành viên trong nhóm có quyền kiểm soát, điều chỉnh việc sử dụng tài sản liên quan. Tương tự như chế độ sở hữu mở, chế độ đồng sở hữu cũng có thể được xóa bỏ, tuy nhiên, các chủ sở hữu trong chế độ đồng sở hữu có thể giải quyết mâu thuẫn thông qua chia sẻ lợi nhuận và tăng cường quyền sở hữu cho tất cả các thành viên. Chế độ đồng sở hữu cũng bộc lộ một số nhược điểm trong quá trình thực hiện, phát triển và bảo tồn nguồn lực của doanh nghiệp. Một là, do quyền sở hữu được giao cho một nhóm người đã xác định cụ thể, vì vậy động lực và tinh thần trách nhiệm làm việc để tăng lợi nhuận của các cá nhân khác có thể bị suy giảm (North, 1990). Hai là, hình thức sở hữu này khá lãng phí, bởi tất cả thành viên trong nhóm chủ thể quyền sở hữu của doanh nghiệp có thể cạnh tranh nhau để nắm giữ tài sản chung (không được giao cho cá nhân nào) và không quan tâm đến việc bảo tồn hay phát huy tài sản đó. Ba là, trong chế độ đồng sở hữu, các chi phí giao dịch có thể tăng lên và khó kiểm soát khi nhóm người nắm quyền đồng sở hữu sử dụng các nguồn lực chung của doanh nghiệp để tư lợi bản thân (Alchian và Demsetz, 1973). Do đó, nhiều nhà kinh tế học cho rằng chế độ đồng sở hữu hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn so với các chế độ sở hữu còn lại (De Alessi, 1980; Libecap, 1989). Phân loại theo tính chất sở hữu Căn cứ trên tính chất sở hữu các tài sản, nguồn lực, quyền sở hữu được phân loại thành chế độ sở hữu tư nhân và chế độ sở hữu nhà nước. Trong chế độ sở hữu tư nhân, Nhà nước trao quyền sở hữu cho các cá nhân hoặc các tổ chức pháp nhân cụ thể thông qua các quy định chính thức hoặc phi chính thức về sử dụng quyền sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp độc quyền sử dụng các nguồn lực do mình sử hữu, đồng 48
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu thời thu lợi nhuận từ các nguồn lực đó. Trong sở hữu tư nhân, các chủ thể có khả năng chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu cho người khác (De Alessi, 1980). Trong chế độ sở hữu nhà nước, Nhà nước (hoặc các cơ quan đại diện cho Nhà nước, ví dụ như chính quyền địa phương) là chủ thể nắm quyền sở hữu chính. Tuy nhiên, Nhà nước có thể chuyển giao tạm thời một số quyền sử dụng cho cá nhân hoặc cộng đồng, ví dụ như trường hợp của các khu bảo tồn quốc gia hay các doanh nghiệp nhà nước. Khi nhà nước từ bỏ quyền sở hữu đã được thiết lập trước đó, tài sản, nguồn lực liên quan có thể trở thành thuộc sở hữu tư nhân. Khi đó, chủ thể tư nhân xác lập các quyền của mình đối với tài sản và được công nhận chính thức qua một số hình thức như đấu giá, đấu thầu, thu mua,... 2.3. Vai trò của quyền sở hữu đối với doanh nghiệp Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, quyền sở hữu (tư nhân) tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận (Reeve, 1986). Quyền sở hữu thực hiện chức năng định hướng các hành động, cho phép doanh nghiệp tận dụng triệt để các yếu tố bên ngoài nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động và phát triển. Quyền sở hữu tác động đến hành vi kinh tế trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền ra quyết định về các nguồn lực kinh tế, hạn mức thời gian, chỉ định sử dụng tài sản, khả năng chuyển nhượng và phân chia lợi nhuận ròng. Vì quyền sở hữu xác định mức chi phí và lợi ích khi thực hiện một quyết định, chiến lược, đồng thời thiết lập cơ sở cho việc ra quyết định về sử dụng nguồn lực (Libecap, 1999, trang 229). Mặt khác, cấu trúc quyền sở hữu có tác động đến doanh nghiệp (Alchian, 1965, 1967). Hệ thống quyền sở hữu khác nhau dẫn tới cấu trúc hoạch định và phân bổ nguồn lực khác nhau, từ đó làm thay đổi cách thức khai thác các nguồn lực và quản lý đầu vào đầu ra trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Trong hoạt động của doanh nghiệp, chi phí giao dịch nhằm xác định, giám sát và tăng cường các quyền sở hữu tỷ lệ nghịch với hiệu quả doanh nghiệp, nói cách khác, chi phí giao dịch này càng cao thì hoạt động của doanh nghiệp càng kém hiệu quả. Trong chế độ sở hữu tư nhân, chủ sở hữu độc quyền ra quyết định, nên giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan đến quyền sở hữu, đồng thời có thể chủ động hạn chế sử dụng các nguồn lực bên ngoài và tăng cường sử dụng nội lực để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực. Như vậy, nếu như lý thuyết kinh tế truyền thống cho rằng quá trình trao đổi quyền sở hữu không phát sinh chi phí; do đó, trao đổi quyền sở hữu nguồn lực với các tổ chức bên ngoài là phương pháp tối ưu để đạt được nguồn lực mong muốn với chi phí thấp nhất. Ngược lại, lý thuyết kinh tế tân cổ điển khẳng định quá trình trao đổi quyền sở hữu mất một số chi phí giao dịch như chi phí đàm phán, giám sát và thực thi các hợp đồng.... Chi phí giao dịch phát sinh do sự chênh lệch giữa giá trị của các nguồn lực và mức độ nắm bắt thông tin 49
- Học thuyết doanh nghiệp của doanh nghiệp (North, 1990). Thực tế trong giao dịch trao đổi và thương mại, tổ chức nào nắm thông tin nhiều và chính xác hơn về chất lượng hàng hóa trao đổi sẽ có ưu thế hơn trong giao dịch. Vì bản chất hành vi của các chủ thể luôn theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận, bên đối tác có ưu thế về thông tin có thể cung cấp thông tin không chính xác, che dấu, nói dối về chất lượng sản phẩm giao dịch trao đổi để đạt được lợi nhuận tối đa. Nếu bên còn lại không có đủ hoặc không đánh giá chính xác các thông tin và chất lượng sản phẩm sẽ gặp phải rủi ro thu về lợi ích không tương xứng. Vì thế, chi phí đánh giá và giám sát giao dịch phát sinh, và gọi chung là chi phí giao dịch để đảm bảo sự công bằng về giá trị nguồn lực giữa các bên trong giao dịch. 2.4. Lợi ích cá nhân và hợp tác trong lao động gắn với các quyền sở hữu Lao động nhóm có ba đặc trưng, gồm: (i) nhiều loại nguồn lực được sử dụng; (ii) sản phẩm không phải là kết quả riêng lẻ của từng đầu vào mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố đầu vào; và (iii) tất cả các nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất nhóm không thuộc về một cá nhân nào (Alchian và Demsetz, 1972). Theo thuyết quyền sở hữu, trong lao động nhóm, sản phẩm đầu ra cuối cùng chỉ là điều kiện cần cho phép xác định mức độ đóng góp của mỗi cá nhân tham gia vào quá trình hợp tác sản xuất. Sản phẩm cuối cùng là kết quả nỗ lực của cả nhóm, là kết quả từ sức mạnh hợp tác tổng hợp dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh về chuyên môn giữa các thành viên nhóm, chứ không phải sự kết hợp riêng rẽ kết quả độc lập của các cá nhân (Alchian và Demsetz, 1972). Trong doanh nghiệp tư bản, các công việc thường được phân chia cho từng nhóm lao động cụ thể, mỗi cá nhân lại đảm nhiệm thực hiện một công đoạn, nhiệm vụ nhất định. Mức độ quyền sở hữu là một trong các căn cứ cho phép các doanh nghiệp đo lường và trả công tương xứng với năng suất lao động của cá nhân. Khi được trả công phù hợp, người lao động sẽ có động lực thể đảm bảo cường độ làm việc tối đa (Alchian và Demsetz, 1972). Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của quyền sở hữu đối với lợi ích của các cá nhân và hợp tác trong lao động. Ngoài ra, nâng cao giám sát hoạt động của cá nhân trong doanh nghiệp tư bản cũng là một trong các biện pháp đảm bảo tính hiệu quả của các quyền sở hữu. Hoạt động này được thực hiện thông qua một kiểm soát viên, còn gọi là người đại diện cho chủ sở hữu, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và đánh giá hiệu suất làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp. Các kiểm soát viên phải thực hiện vai trò đảm bảo lợi ích cá nhân, đồng thời tăng cường hợp tác lao động nhóm trong doanh nghiệp. Theo thuyết về quyền sở hữu, vai trò của kiểm soát viên trong nhóm tương tự vai trò của chủ sở hữu trong doanh nghiệp tư bản. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của doanh nghiệp cho thấy, kết quả đánh giá của kiểm soát viên chưa phải là cơ sở tuyệt đối để đánh giá 50
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu chính xác năng suất lao động của các cá nhân. Vì vậy, bên cạnh kết quả kiểm soát, các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp nhiều ý kiến, kết quả đánh giá khác, ví dụ như đánh giá của quản lý lao động, nhận xét của bộ phận nhân sự, điều kiện làm việc…. Hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các dịch vụ kiểm soát bên ngoài (các công ty kiểm toán, tư vấn, kế toán) nhằm đánh giá chính xác và khách quan năng suất lao động của các thành viên. Chính nhờ những đặc điểm trên, Alchian và Demsetz (1972) cho rằng doanh nghiệp tư bản, cụ thể là quyền sở hữu trong doanh nghiệp tư bản, hoạt động hiệu quả hơn so với các dạng tổ chức sản xuất khác. Ở các doanh nghiệp này có mối liên hệ khăng khít giữa việc sử dụng các quyền sở hữu và lợi nhuận cho chủ sở hữu. Do đó, không có sự lãng phí nguồn lực bởi cá nhân được khuyến khích nỗ lực thực hiện hoàn thành công việc. Ví dụ, so sánh với loại hình doanh nghiệp nhà nước, có đặc điểm là sở hữu mang tính tập thể, không có lợi nhuận. Chính vì vậy, về mặt cá nhân, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước chỉ mong muốn làm việc ít nhất có thể, do đó hiệu suất làm việc của các cá nhân nói riêng và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp nhà nước nói chung bị giảm sút. Trong doanh nghiệp nhà nước, các quyền sở hữu không được quy định rõ ràng. Nhân viên có quyền sử dụng tài sản nhưng không ai có quyền thu lợi từ tài sản. Do đó, không thể đánh giá chính xác việc sử dụng nguồn lực trong các doanh nghiệp này. Đây là rào cản lớn đối với việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong mô hình doanh nghiệp hợp tác hay đồng sở hữu (mỗi thành viên đều là chủ sở hữu), mỗi cá nhân đồng thời vừa là người lao động, vừa là chủ sở hữu các tài sản đóng góp cho doanh nghiệp. Vì vậy, cá nhân sẽ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận cá nhân, thậm chí khai thác quá mức khả năng của doanh nghiệp để sản xuất thu lợi nhuận cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng các cá nhân lạm dụng quyền sở hữu, khiến tập thể phải sử dụng nguồn lực bên ngoài do sử dụng quá mức tài sản chung. Như vậy, hoạt động quản lý quyền sở hữu trong các mô hình doanh nghiệp này đều kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tư bản. 3. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC THEO THUYẾT QUYỀN SỞ HỮU Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cấu trúc sản xuất, có 02 trường hợp xảy ra: (1) một cá nhân vừa là chủ sở hữu vừa là nhân viên, hoặc chỉ là chủ sở hữu; (2) trong trường hợp sở hữu mang tính tập thể: quyền sở hữu hoặc thuộc về một tập thể cá nhân, hoặc thuộc về Nhà nước. Dựa trên những đặc tính của quyền sở hữu, có thể phân chia tổ chức thành các dạng khác nhau, như sau: 51
- Học thuyết doanh nghiệp Bảng 1: Các loại hình sở hữu Đặc điểm của Cá nhân Cá nhân Sở hữu tập thể Sở hữu tập thể quyền sở hữu sở hữu sở hữu (các cá nhân) (Nhà nước) Tính độc quyền Có Có Có Có Quyền sử dụng Có Thuộc về nhân Có Có viên Quyền thu lợi Có Thuộc về chủ Thuộc về nhân Thuộc về tập thể sở hữu viên Khả năng chuyển Có Đôi khi hạn chế Không Không nhượng Quyền nhượng Có Chia sẻ Thuộc về các Không lại cho bên thứ 3 nhân viên Loại hình sở hữu Sở hữu tư Sở hữu tư nhân Sở hữu tập thể Sở hữu công nhân giảm nhẹ giảm nhẹ Loại hình Doanh nghiệp Doanh nghiệp Hợp tác xã Doanh nghiệp tư bản quản trị Nhà nước Ngày nay, cùng với sự biến động và mở rộng về các loại hình sở hữu cá nhân, tổ chức, nhà nước, 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến được phân biệt, gồm: (i) doanh nghiệp tư bản (ii) doanh nghiệp quản trị hay hiện đại (Managerial or Modern Corporation); (iii) doanh nghiệp chịu sự điều tiết (Regulated Firms); (iv) doanh nghiệp phi lợi nhuận (NotforProfit Firms) và (v) doanh nghiệp theo mô hình xã hội chủ nghĩa (Socialist Firm). 3.1. Doanh nghiệp tư bản gắn với chủ sở hữu Các doanh nghiệp cổ điển và nhỏ thường gắn với một hoặc một số chủ sở hữu, thường gọi là chủ doanh nghiệp, cũng đồng thời là người quản lý trực tiếp và vận hành doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp, trong doanh nghiệp của mình, có các quyền được thể hiện rõ qua học thuyết về quyền sở hữu khi họ đầu tư các phương tiện thuộc quyền sở hữu của mình vào doanh nghiệp, từ đó dẫn tới những chi phí ẩn, nhưng cũng chứng thực nguồn thu nhập của họ. Mặt khác, những người chủ này cũng chiếm hữu lợi nhuận thu về từ doanh nghiệp. 3.1.1. Quyền sơ hữu của chủ doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp ký kết các hợp đồng nhằm đảm bảo vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Với tư cách nhà sản xuất, họ ký với các chủ sở hữu các phương tiện, nguồn lực sản xuất; với tư cách người bán, họ quan hệ hợp đồng với khách hàng, người đại diện, bán buôn 52
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu hay bán lẻ. Những hợp đồng ký kết này không chỉ liên quan đến việc trao đổi tiền hàng (hàng hóa, dịch vụ), mà còn gồm cả quyền sử dụng chúng, theo một cách nào đó, trong một khoảng thời gian nào đó. Mặt khác, chủ doanh nghiệp cũng đứng ra tuyển mộ nhân viên bằng các hợp đồng lao động mua quyền bổ dụng những người này thực hiện nhiệm vụ nào đó, trong một khoảng thời gian xác định (Kœnig, 1998, p8). Các quyền này, thể hiện qua sự kiểm soát của chủ doanh nghiệp, hình thành quyền sở hữu của họ (Furnbotn và Pejovich, 1972). Ngược với những khái niệm cổ điển luật La Mã, luật quyền sở hữu không áp dụng trong khuôn khổ quan hệ giữa người hàng, mà chủ yếu áp dụng trong các mối quan hệ giữa người với người trên cơ sở tồn tại hàng hóa, dịch vụ và sử dụng chúng. Cụ thể, chủ doanh nghiệp có các quyền sở hữu sau (Kœnig, 1998, p9): Quyền thu các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất. Thu nhập này chính bằng chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi dùng thuê mua các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho sản xuất, và được xách định trong các hợp đồng đã ký kết; Quyền tăng hay giảm lực lượng sản xuất thông qua việc chấm dứt hay ký kết thêm hợp đồng. Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn bởi pháp luật hoặc bởi những cam kết cá nhân; Quyền chuyển nhượng hai quyền trên cho người chủ khác; Quyền vượt trội về kiểm soát cho phép chủ doanh nghiệp ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng và xếp đặt các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong mọi trường hợp ngoài dự kiến hợp đồng, theo các tập quán hay pháp luật. Tóm lại, tập hợp các quyền trên xác định các quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. 3.1.2. Chi phí ẩn và những đóng góp của chủ doanh nghiệp Đầu tư vào các phương tiện, nguồn lực trong doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải chịu một chi phí cơ hội tương đương với những gì có thể thu được từ việc sử dụng chúng cho các hoạt động khác, vốn có thể hiệu quả hơn. Các chi phí này được gọi là các chi phí ẩn ngoài hợp đồng của doanh nghiệp, cụ thể gồm các loại sau (Kœnig, 1998, p910): Lợi tức ngầm từ vốn tài chính đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức trực tiếp tạo ra hay duy trì lợi nhuận từ vốn. Thực tế, đầu tư khoản tiền vốn này vào doanh nghiệp, chủ sở hữu đã bỏ lợi nhuận có thể thu từ đầu tư hay gửi ở những nơi có lợi nhất (đầu tư lĩnh vực khác, gửi ngân hàng); Tiền thù lao của chủ doanh nghiệp (cho các công việc mà anh ta làm) tương đương với tiền lương cao nhất mà anh ta có thể thu được nếu bán dịch vụ này hay làm thuê cho người khác; Tô tức ngầm từ sự quý hiếm của các tài sản, như đất đai, sử dụng bởi doanh nghiệp. Các nguồn thu này có thể ước tính so sánh với thu nhập có thể nếu cho thuê chúng. 53
- Học thuyết doanh nghiệp Các chi phí ẩn trên giải thích và chứng minh quyền chiếm hữu lợi nhuận doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp. 3.1.3. Chiếm hữu lợi nhuận Lợi nhuận doanh nghiệp là chênh lệch giữa tổng thu và các chi phí ẩn và minh bạch. Doanh nghiệp phải trả những chi phí minh bạch cho việc thuê mua các phương tiện, nguồn lực cần thiết (nhân viên, nguyên vật liệu…), cũng như các chi phí xã hội và pháp luật liên quan như bảo hiểm xã hội, thuế (Kœnig, 1998, p10). Hành vi chiếm hữu lợi nhuận thuần của chủ doanh nghiệp được biện luận từ nhiều lý do, đặc biệt từ các hoạt động sáng tạo hay mạo hiểm chấp nhận rủi ro trong một môi trường đầu tư bất ổn của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận thu hút các nhà đầu tư khác thâm nhập vào lĩnh vực này, dẫn đến làm giảm lợi nhuận của mọi doanh nghiệp. Trong dài hạn, lợi nhuận này tiến gần về bằng 0, đồng nghĩa rằng không còn doanh nghiệp mới nào đầu tư vào lĩnh vực này nữa, chủ doanh nghiệp chi còn các nguồn thu từ chi phí ẩn như đã trình bày trong phần trên. Mặt khác, trong môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, một vài quyền sở hữu đặc biệt mang lại vị thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp so với các đối thủ khác, như độc quyền về đất đai, bằng sáng chế... Nhờ vậy, chủ doanh nghiệp cũng có thể thu được lợi nhuận lâu dài (Kœnig, 1998, p10). 3.2. Doanh nghiệp hiện đại Trong các doanh nghiệp hiện đại, chủ sở hữu là các cổ đông nắm cổ phần của doanh nghiệp và hoạt động điều hành doanh nghiệp được giao cho một Hội đồng quản trị thực hiện. Trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, các nhà quản lý có quyền lực lớn hơn và ít phụ thuộc vào các chủ sở hữu (cổ đông) (Berle và Means, 1932; Berle, 1959). Do đó, hội đồng quản trị có thể sử dụng tài sản của doanh nghiệp để theo đuổi mục đích riêng, thậm chí đối ngược với mục đích của các chủ sở hữu. Trong các doanh nghiệp hiện đại, quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, quản lý, sử dụng nhà quản lý (kiểm soát viên) của các chủ sở hữu chế hơn so với các doanh nghiệp tư bản truyền thống. Chính sự suy giảm các quyền hạn này làm giảm khả năng can thiệp hay giám sát của chủ sở hữu đối với các quyết định của các nhà quản lý. Và như vậy, quyết định của các nhà quản lý có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến giá trị và hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, trong doanh nghiệp hiện đại, nhà quản lý có vai trò lớn hơn trong các mô hình doanh nghiệp truyền thống (Alchian và Demsetz, 1972). Đồng thời, sự suy giảm vai trò của quyền sở hữu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền sở hữu suy giảm do sở hữu cổ phiếu bị phân tán, dẫn tới các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đặt ra trước đó của 54
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu doanh nghiệp có thể dễ dàng bị thay đổi, coi nhẹ; trong khi các chi phí phát sinh để giám sát, điều chỉnh các nhà quản lý có thể gia tăng. Mô hình doanh nghiệp hiện đại là cơ sở phát triển của nhiều mô hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh…. Các mô hình doanh nghiệp này được thành lập trong những điều kiện khác nhau và áp dụng cho một số trường hợp hạn chế; nhưng đều mang bản chất của doanh nghiệp hiện đại và có cấu trúc thể chế với các động cơ kinh tế được giải thích một cách tổng quát theo thuyết quyền sở hữu, như đã trình bày trên đây. 3.3. Các doanh nghiệp chịu sự điều tiết Đối với loại hình doanh nghiệp này, các cơ quan điều tiết (của Nhà nước) tiến hành áp đặt tiêu chuẩn tỷ lệ, định mức lợi nhuận, ví dụ như các doanh nghiệp dịch vụ công của nhà nước, các doanh nghiệp điện thoại… Mục tiêu cơ bản của cơ quan điều tiết là đảm bảo mức tỷ lệ lợi nhuận thực tế của một doanh nghiệp đạt đến mức tối thiểu cho phép. Để làm điều đó, cơ quan điều tiết có thể phải gây áp lực điều chỉnh giá lên hoặc xuống khi cần thiết. Khi tham gia vào nền kinh tế có sự điều tiết hay kiểm soát, lợi nhuận thực tế thu được của một doanh nghiệp có thể vượt quá tỷ lệ lợi nhuận đặt ra trước đó. Tuy nhiên, cơ quan điều tiết sẽ chuyển lợi nhuận lớn thu được đó cho khách hàng thông qua việc áp đặt mức giá thấp. Sự giảm nhẹ quyền sở hữu trong các doanh nghiệp chịu sự điều tiết này mang một hình thức cụ thể, được gọi là hạn chế hợp pháp quyền của chủ sở hữu đối với số dư (Alchian và Demsetz, 1972). Theo thuyết quyền sở hữu, mức độ giảm quyền sở hữu của loại hình doanh nghiệp này tác động trực tiếp tới chiến lược của chủ doanh nghiệp thông qua các áp lực cạnh tranh. Cụ thể, các nhà quản trị vừa phải tuân theo các quy định điều tiết của cơ quan điều tiết, vừa đảm bảo một mức lợi nhuận ở giới hạn trên. Tuy nhiên, các nhà quản trị doanh nghiệp vẫn có thể vừa theo đuổi tư lợi vừa đảm bảo lợi nhuận của chủ sở hữu. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động tốt, lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp sẽ lớn hơn mức lợi nhuận mà các chủ sở hữu áp đặt. Trên thực tế, các nhà quản trị có thể tìm cách biến lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp, cao hơn mức tỷ lệ lợi nhuận áp đặt, thành tiêu thụ tài sản vô hình (Alchian, 1965; Pejovich, 1971). Theo đó, các nhà quản lý thu lấy phần lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận quy định và che giấu lợi nhuận thực tế trước các cơ quan quản lý, bằng cách báo cáo chi phí kinh doanh cao hơn. Chính việc điều chỉnh tăng chi phí này khiến cho giá đầu ra các sản phẩm cao hơn. Nghiên cứu của Alchian và Kessel (1962) cho thấy rằng giá trị tài sản vô hình đối với các nhà quản trị của các doanh nghiệp chịu điều tiết này thấp hơn so với các doanh nghiệp hiện đại. Ngoài ra, loại hình doanh nghiệp này tiêu thụ nguồn lực nhiều hơn so với các nhà quản trị doanh nghiệp hiện đại. 55
- Học thuyết doanh nghiệp 3.4. Doanh nghiệp phi lợi nhuận Loại hình doanh nghiệp phi lợi nhuận khá đa dạng, như mô hình các trường đại học, các quỹ tiết kiệm tương hỗ, các hiệp hội, tổ chức thể thao, bệnh viện... Trong đó, không cá nhân hay nhóm người nào có quyền sở hữu số dư lợi nhuận thu được (Alchian và Demsetz, 1972), lợi nhuận, nếu có, sẽ được sử dụng toàn bộ để thu lợi nhuận cao hơn. Nhà quản lý cũng có thể tận dụng nguồn lực này để tạo dựng một số lợi thế kinh doanh, ví dụ khách hàng sẽ được vay vốn nếu chấp thuận mua bảo hiểm; hay tạo ra tình trạng khan hiếm giả khi định giá mặt hàng thấp hơn giá trung bình cho phép nhà quản trị có được ưu đãi thương mại (Alchian và Allen, 1972). Mức chênh lệch này có thể được sử dụng để tăng thêm các giá trị tiện ích, đồng nghĩa nhà quản lý trong các doanh nghiệp phi lợi nhuận cũng điều hành với mục đích tăng thu nhập vô hình từ chi phí của khách hàng và của chủ doanh nghiệp. 3.5. Doanh nghiệp theo mô hình xã hội chủ nghĩa Thuyết quyền sở hữu lý giải các hành vi của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu là các doanh nghiệp thời Liên Xô cũ (Furubotn, 1971). Trong đó, nội dung các quyền sở hữu quy định trong doanh nghiệp Liên Xô cũ có nét tương đồng với doanh nghiệp quản lý hay hiện đại. Mối quan hệ giữa nhà quản lý trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình của Liên Xô cũ và Nhà nước tương tự mối quan hệ giữa nhà quản lý trong các doanh nghiệp tư bản với các cổ đông. Chi phí Nhà nước sử dụng để xây dựng chính sách và vận hành loại hình doanh nghiệp này là rất lớn. Do đó, các nhàn quản lý có thể giảm bớt quyền sở hữu của Nhà nước dựa trên đánh giá chi phí của mình, hoặc sử dụng một số nguồn lực của doanh nghiệp để tăng lợi ích cá nhân (tiện ích) thay vì thực hiện tất cả các mục tiêu theo định hướng của chính phủ (Furubotn và Pejovich, 1972). Về mặt pháp lý, các nhà quản lý có thể vi phạm quy định của Nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình. Cụ thể, họ có thể báo cáo đầu vào sản xuất lớn hơn (bao gồm cả lao động), thực hiện duy trì một lượng đầu vào, đầu ra ngoài báo cáo, báo cáo sai hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp (thấp hơn hiệu quả thực tế)… nhằm thu lợi (vật chất, tiện ích) cho cá nhân (Furubotn và Pejovich, 1972). Nói cách khác, nhà quản lý trong các doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa có thể lợi dụng những hạn chế và ràng buộc về mặt thể chế và kỹ thuật để tìm cách tối đa hóa chức năng tiện ích cho mình. Nghiên cứu về bản chất của mối quan hệ giữa chính phủ Liên Xô và các nhà quản lý trong doanh nghiệp chỉ ra rằng, khi theo đuổi lợi ích cá nhân, các nhà quản lý trong nền kinh tế XHCN có động lực đổi mới rất mạnh mẽ. Vì nhờ đó, họ có thể lựa chọn phương pháp trục lợi phù hợp từ những cải tiến kỹ thuật của Nhà nước, mà không phải bỏ chi phí đầu tư ban đầu (Berle và Mean, 1968). Điều này trái với quan điểm của hầu hết các nhà kinh tế phương tây khi cho rằng các doanh nghiệp XHCN không khuyến khích nhà quản lý đổi mới và công bố đổi mới 56
- Chương 2. Thuyết quyền sở hữu của mình. Căn cứ vào thuyết về quyền sở hữu, Furubotn (1971) đã giải thích trường hợp các doanh nghiệp quản lý lao động của Nam Tư cũ. Kể từ khi Nam Tư cũ tiến hành đổi mới vào năm 1965, cơ cấu tổ chức đã được cải tổ theo hướng gia tăng lợi nhuận thu về cho các nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung về quyền sở hữu của các nhân viên trong các doanh nghiệp khác với các cổ đông trong các doanh nghiệp tư bản phương Tây. Một điểm đáng lưu ý là công nhân Nam Tư cũ không thể chuyển giao hay trao đổi quyền của mình khi họ rời khỏi doanh nghiệp. Theo luật của Nam Tư cũ, một cá nhân không có quyền sở hữu vốn cổ phần của doanh nghiệp mà chỉ có quyền sử dụng vốn đo. Vì vậy, một cá nhân có quyền hưởng phần chia số dư lợi nhuận bằng cách đóng góp cổ phần tại doanh nghiệp; các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải duy trì giá trị của vốn cổ phần này vô thời hạn. KẾT LUẬN Thuyết quyền sở hữu xuất hiện góp phần làm rõ và khẳng định các quyền gắn với sở hữu trong đời sống con người cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời xác định nguồn gốc của quyền sở hữu và phân loại các loại hình doanh nghiệp theo sở hữu. Ngoài ra, thuyết quyền sở hữu có đóng góp đặc biệt quan trọng trong giải thích sự phân bổ các nguồn lực và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Học thuyết chỉ ra rằng: (i) Trong một môi trường không có chi phí giao dịch, tất cả các chi phí và lợi nhuận đã bao gồm trong quá trình trao đổi, thị trường sẽ phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất; (ii)Khi chi phí giao dịch bằng không, sự phân công quyền sở hữu ban đầu không còn quan trọng nữa, vì quyền này có thể được điều chỉnh một cách tự nguyện và có thể trao đổi để thúc đẩy sản xuất; (iii)Trường hợp chi phí giao dịch cao, việc giao quyền sở hữu trở nên quan trọng hơn, do việc chuyển giao các quyền được thực hiện linh hoạt, khi đó, cơ cấu quyền sở hữu có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến hoạt động sản xuất và phân phối của toàn bộ nền kinh tế; (iv)Chi phí giao dịch cao có thể là một trở ngại lớn đối với việc hình thành và thay đổi hệ thống quyền sở hữu. Tuy nhiên, một số vấn đề, nếu chỉ dựa vào thuyết quyền sở hữu, sẽ không thể giải thích thỏa đáng, như vấn đề về tiền lương, về thị trường lao động hay vấn đề nhiều liên quan đến các doanh nghiệp quản lý,… Đây cũng chính là tiền đề, trong bối cảnh những năm 1950 1960, đối với các nhà nghiên cứu để phát triển các học thuyết nổi tiếng khác, đều dựa trên thuyết quyền sở hữu, như học thuyết đại diện (Agency Theory), học thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics), sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo sau này của cuốn sách. 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm luật kinh tế_ Phần " Doanh nghiệp"
15 p | 2230 | 1403
-
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
41 p | 504 | 120
-
Lý thuyết về hành vi doanh nghiệp
33 p | 181 | 36
-
Bài giảng Luật Kinh tế (Theo quan niệm của Việt Nam): Phần 1 - TS. Ngô Huy Cương
192 p | 162 | 24
-
Bài giảng Kinh tế học ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp - PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình
9 p | 252 | 20
-
Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp
19 p | 147 | 10
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
44 p | 64 | 10
-
Bài giảng Doanh nghiệp và hoạt động sản xuất (Lý thuyết sản xuất)
92 p | 84 | 9
-
Bài giảng Chuyên đề 4: Lý thuyết sản xuất và ứng dụng của doanh nghiệp - PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình
44 p | 102 | 9
-
Luật hóa những lý thuyết cơ bản về quyền của cổ đông phổ thông trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam
7 p | 55 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
45 p | 86 | 6
-
Vận dụng lý thuyết nữ quyền phân tích phân công lao động theo giới trong các doanh nghiệp hiện ở Việt Nam hiện nay
4 p | 82 | 6
-
Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp của Trường Đại học FPT
9 p | 64 | 6
-
Quản trị kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1
162 p | 15 | 4
-
Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
5 p | 12 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp may: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ
10 p | 7 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Thống kê doanh nghiệp
24 p | 5 | 2
-
Hoạt động logistics xanh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
14 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn