intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học vấn nâng cao

Chia sẻ: Trần Huệ Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

179
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng của chương trình Học Vấn Nâng cao cho học sinh tài năng thiên khiếu phù hợp với mục đích của học khu và viễn kiến ưu tú. Các đối tượng này gồm: • Cung cấp một giáo trình tương đối thử thách với tất cả các học sinh hầu thúc đẩy một nền giáo dục xuất sắc qua việc nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy đa nhận thức, hiệu quả, sáng tạo và biết phê bình với trình độ cao cấp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học vấn nâng cao

  1. NHA HỌC CHÍNH BIRDVILLE Học Vấn Nâng Cao (Advanced Academics) Giáo Dục Cho Mọi Người! Bằng Mọi Giá! Sổ Tay 2007 - 2008 1
  2. NHA HỌC CHÍNH BIRDVILLE Văn Phòng Học Vấn Nâng Cao 3120 Carson Street Haltom City, Texas 76117 (817)547-5816 HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC WANDA STRONG President DAVID POKLUDA SHERRY DUNN Vice President Secretary RALPH KUNKEL DOLORES WEBB JOE TOLBERT RICHARD DAVIS THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG STEPHEN WADDELL, Ed.D. Superintendent ELLEN V. BELL, Ph.D. Associate Superintendent for Instruction QUENTIN BURNETT, Ph.D. Associate Superintendent for Finance JAY THOMPSON, Ph.D. Associate Superintendent for Staff and Student Services DEBBIE TRIBBLE, Ed.D. Director of Curriculum and Instruction TRACEY BESGROVE, M.Ed. Advanced Academics Consultant 2
  3. MỤC LỤC Mục Tiêu của BISD/ Nguyên Tắc/ Mục Đích của Chương Trình…………. 4 Đối Tượng /Mô Thức của Chương Trình…………………….…………….. 5 Thực Hiện Chương Trình……………………………………….…….……. 6 Những Chọn Lựa Của Chương Trình……………………………….……... 7 Tiêu Chuẩn và Phương Thức Công Nhận…………………………….……. 9 Chọn Lựa Học Nhanh………………………………………………........... 11 Thử Thách/ Cho Tạm Nghỉ/ Chấm Dứt ………………...………………... 12 Cứu Xét Xếp Lớp/ Thử Thách/ Tạm Nghỉ hoặc Chấm Dứt Chương Trình. 13 Thông Cảm và Yểm Trợ Nhu Cầu Cần Thiết Của Các Em Học Sinh Giỏi..14 • Những Đặc Điểm Thông Thường Của Các Em Có Thiên Khiếu…... 15 • Những Quan Niệm Sai Lầm Về Các Em Có Thiên Khiếu..………... 16 • Trẻ Có Thiên Khiếu (Gifted) Nghĩ Gì?…..…………………..…….. 16 • Học Sinh Giỏi Cần Gì Nơi Phụ Huynh?……………………………. 17 Những Cơ Hội Giúp Em Phát Triển Tư Duy…………………………..….. 18 • Cơ Hội Học Hỏi…………………..………………………………… 19 • Sinh Hoạt Lành Mạnh Mùa Hè……………………..………………. 19 Tài Liệu Tham Khảo…………….…..…………………………………….. 22 • Tên các mạng lưới (Web-sites)…..……………………………...….. 23 • Sách ………………………………………………….……………... 24 3
  4. CHƯƠNG TRÌNH HỌC VẤN NÂNG CAO CHO HỌC SINH TÀI NĂNG THIÊN KHIẾU Giáo Dục Cho Mọi Người! Bằng Mọi Giá! Mục Tiêu của BISD Học Khu Độc Lập Birdville cộng tác với cộng đồng nhằm theo đuổi mục đích mang lại sự ưu việt về mặt giáo dục, và tận dụng mọi tài nguyên nhằm tạo ra môi trường học tập để khuyến khích tất cả học sinh trở thành những công dân hữu ích và là những người ham học hỏi luôn mãi trong một xã hội mang tính hoàn cầu. Nguyên Tắc của Chương Trình BISD quyết tâm cung cấp một môi trưòng học tập an toàn, chấp nhận giá trị độc nhất, những nhu cầu, và tài năng của từng học sinh và tạo cho mọi học sinh có cơ hội để phát triển khả năng tối đa. Học sinh tài năng thiên khiếu là những em có khả năng đem lại những thành công đặc biệt, các em cần có phương tiện đặc biệt nhằm giúp cho nhu cầu phát triển này. Chương Trình Học Vấn Nâng Cao cho học sinh tài năng thiên khiếu là một phần không thể thiếu trong quyết tâm của học khu nhằm cung cấp một nền giáo dục đòi hỏi thích hợp cho tất cả những học sinh tài năng thiên khiếu cơ hội tiếp xúc với những học sinh tài năng khác, những cơ hội để làm việc và sinh hoạt với những bạn đồng trang lứa, và cơ hội để phát triển những dự án tự sáng tạo. Mục Đích của Chương Trình Mục đích của Chương Trình Học Vấn Nâng Cao nhằm phát triển những người suy tư về học thuật suốt đời. Họ là những người: • Yêu thích học hỏi • Chứng minh quán triệt giáo trình cao cấp • Thực hành những khả năng và phương pháp như các chuyên gia và học giả • Có niềm xác tín mạnh mẽ và cá tính • Sử dụng giao tế và khả năng đối tác hữu hiệu • Biết cộng tác với người khác để giải quyết những vấn đề thực tế • Biết nghiên cứu độc lập nhằm tìm ra những khám phá mới • Tạo ra những sản phẩm có phẩm chất chuyên môn • Đóng góp tích cực vào lãnh vực chuyên môn của mình 4
  5. Đối Tượng của Chương Trình Đối tượng của chương trình Học Vấn Nâng cao cho học sinh tài năng thiên khiếu phù hợp với mục đích của học khu và viễn kiến ưu tú. Các đối tượng này gồm: • Cung cấp một giáo trình tương đối thử thách với tất cả các học sinh hầu thúc đẩy một nền giáo dục xuất sắc qua việc nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy đa nhận thức, hiệu quả, sáng tạo và biết phê bình với trình độ cao cấp. • Tìm được trong mọi cấp bậc và trong từng trường học các học sinh năng khiếu có tài. • Cung cấp một giáo trình học vấn khác biệt cho tất cả 4 lãnh vực trọng điểm cho học sinh tài năng thiên khiếu, chương trình này có chiều sâu, phức tạp và các bước tương ứng phù hợp với khả năng độc đáo của học sinh. • Hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng học hỏi độc lập nhằm khả năng sáng tạo những ý kiến mới mẻ, sản phẩm chuyên môn, và trình bày mang tính ý nghĩa cao. • Trợ giúp cho học sinh phát triển nhận thức bản thân tích cực bằng việc tạo ra cơ hội tự hồi tưởng, quyết định, xác định mục đích, và đóng góp giá trị cho học đường, cộng đồng và một thế giới luôn thay đổi. • Phát triển một cộng đồng học hỏi cùng cộng tác với nhau bao gồm học sinh, phụ huynh, giáo viên và các nhân viên quản trị tôn trọng sự phong phú khác biệt. • Đề xuất và duy trì tiêu chuẩn phát triển chuyên môn cao cho giáo viên, chuyên viên, nhân viên quản trị, và các cố vấn bằng việc huấn luyện nhắm đến bản chất và nhu cầu của học sinh tài năng thiên khiếu, lượng định những nhu cầu cần thiết của học sinh, giáo trình và chiến lược giáo dục cho học sinh năng khiếu và có tài. • Đánh giá liên tục của việc phát triển chuyên nghiệp, những phương cách công nhận, tìm ra những chọn lựa, giáo trình và chỉ dẫn, cũng như việc tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong chương trình dành cho những em có năng khiếu thiên tài. Mô Thức của Chương Trình Chương Trình Học Vấn Nâng Cao cung cấp một loạt dịch vụ tổng hợp cho những học sinh có năng khiếu (từ Vườn Trẻ đến lớp 12) trong tất cả 4 lãnh vực căn bản (ngôn ngữ, toán học, khoa học, và khoa học xã hội), được tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh, nhu cầu và ích lợi của học sinh năng khiếu và có tài. Một giáo trình cao cấp, có nghiên cứu cẩn thận được thực hiện tại mỗi cấp lớp phù hợp với Kế Hoạch Giáo Dục cho Học Sinh Năng Khiếu/Có Tài của Tiểu Bang Texas (2000) và đối tượng TEKS của các cấp. Giáo trình Học Vấn Nâng Cao này gia tăng dần mức độ đòi hỏi theo sự phát triển của học sinh trong chương trình. Các phương cách hình thành nhóm hay tách biệt được thực hiện uyển chuyển theo nhu cầu của học sinh. 5
  6. Thực Hiện Chương Trình Mọi giáo viên đứng lớp đều được huấn luyện thường kỳ về giáo dục năng khiếu và hợp tác chặt chẽ với Chuyên Gia Giáo Dục Nâng Cao của trường học nhằm cung cấp cho học sinh các chương trình hành động khác nhau giúp tăng cường tư duy cao cấp trong các lãnh vực trọng tâm. Các học sinh tài năng thiên khiếu đã được công nhận được chia vào nhóm căn bản gồm ít nhất 5 học sinh có một giáo viên nhóm tài năng đã được chứng nhận để đào tạo học sinh năng khiếu phụ trách. Các thầy cô này phải qua một lớp căn bản gồm 30 giờ học về phát triển nhóm tài năng theo như quy định của TEA bao gồm: 6 giờ về Bản Chất và Nhu Cầu, 3 giờ về Xác Định và Lượng Giá, 3 giờ về Nhu Cầu Xã Hội/Tình Cảm, 6 giờ về Khác Biệt, và 12 giờ về Phương Thức Hành Động Sáng Tạo và Giáo Huấn. Trong những trường hợp khó khăn, một giáo viên sẽ được dành ra một học kỳ để theo khoá học 30 giờ học theo yêu cầu này. Giáo viên nhóm Năng Khiếu sẽ cập nhật chương trình huấn luyện của mình bằng việc hoc thêm 6 giờ chuyên môn mỗi năm. Tất cả các Chuyên Gia Học Thuật Nâng Cao phải hội đủ điều kiện của một giáo viên nhóm năng khiếu, và sẽ theo học lấy chứng nhận về giáo dục năng khiếu do tiểu bang chấp thuận, cùng với việc hoàn tất tối thiểu 12 giờ tham gia khóa học về giáo dục cho trẻ có thiên khiếu nhằm tiếp tục giúp học sinh, giáo viên, nhân viên quản trị và phụ huynh học sinh trong những chọn lựa theo chương trình với phẩm chất tốt nhất có thể. Nhằm mục đích giúp cho Học Khu BISD thực hiện được việc giúp cho học sinh được một nền giáo dục điển hình, các chuyên gia Học Thuật Nâng Cao sẽ giúp trong việc xác định tìm ra các học sinh năng khiếu có tài, và cung cấp dịch vụ chất lượng tại các trường học, trợ giúp cho việc phát triển chuyên môn, và khuyến khích đẩy mạnh việc hỗ trợ của phụ huynh và cộng đồng tham gia chương trình Học Thuật Nâng Cao. Tất cả các quản trị viên và cố vấn có trách nhiệm nhận diện và quyết định trong chương trình sẽ tham gia huấn luyện hàng năm nhằm tìm hiểu bản chất và nhu cầu của học sinh năng khiếu có tài, cũng như các chương trình thực hiện về giáo dục và những chọn lựa của chương trình. Nhân viên Cố Vấn Học Vấn Nâng Cao cùng cộng tác với phụ huynh, giáo viên, quản trị viên, các thành viên của cộng đồng, và các chuyên gia tài năng khác trong việc đánh giá chương trình, thiết lập những mục đích phát triển học khu, giúp đề ra những chính sách và phương thức giải quyết vấn đề và thông tin truyền đạt, giáo trình và phương thức giảng dạy, và những chọn lựa phát triển chuyên môn trong việc giáo dục năng khiếu và có tài. Chương trình Học Vấn Nâng Cao sẽ được duyệt xét lại hàng năm. Dựa vào những ý kiến của học sinh, phụ huynh, giáo viên, quản trị viên, sẽ đề ra chương trình phát triển cho niên khoá mới. 6
  7. Những Chọn Lựa của Chương trình Học Vấn Nâng Cao của Học Khu Birdville Theo quy định của TEA, những chọn lựa của chương trình phải tạo cơ hội cho học sinh tài năng thiên khiếu làm việc chung với nhau theo nhóm, cộng tác với các học sinh khác, và làm việc độc lập. Vì thế, các học sinh này phải tham dự các phiên họp Học Thuật Nâng Cao với Chuyên Gia Học Thuật Nâng Cao theo thời biểu đã được hoạch định và không nên bị ngăn cản tham dự các phiên họp này. Mặc dù học sinh phải có trách nhiệm về nội dung các môn học trong lớp thông thường khi đi tham dự các phiên họp riêng, nhưng các em sẽ không bị đòi hỏi phải làm những bài tập trong lớp khi tham dự các buổi học của Chương Trình Học Vấn Nâng Cao. Học sinh cũng không phải làm thêm bài tập hoặc lưu lớp để làm bài tập đã thiếu khi tham dự Chương Trình Học Vấn Nâng Cao. Học Vấn Nâng Cao Tất cả mọi học sinh Vườn Trẻ đều được duyệt xét trước xem các em có thể theo học Lớp Nâng Cao này không. Chuyên gia về Giáo dục Học vấn Nâng cao cùng phối hợp với giáo viên đứng lớp nhằm tạo ra những cơ hội học tập cho các học sinh có nhu cầu hay đã được chính thức xét duyệt cho tham gia chương trình Học Vấn Nâng Cao. Những học sinh học lớp Một và Hai được chấp thuận đều được xếp vào trong những nhóm Từ Vườn Trẻ gồm ít nhất là 5 học sinh, có giáo viên phụ trách GT và nhóm nhỏ này được chuyên gia học - Lớp 2 vấn nâng cao quan tâm đặc biệt, ít nhất một tuần một giờ. Việc chia thành nhóm linh động và có nhiều khả năng phát triển nhanh. Việc giới thiệu các phương pháp học tập GT được nhấn mạnh, cũng như các kỹ năng xử lý nhóm, tư duy trình độ cao, các bài tập mở rộng, tư duy sáng tạo và mang lại ích lợi, kỹ năng tìm giải pháp, tư duy luận lý và phân tích, ứng dụng kỹ thuật, nghiên cứu và trình bày đạt hiệu quả. Học Vấn Nâng Cao Học sinh tài năng thiên khiếu được công nhận đang học các lớp này sẽ được sắp xếp trongcác lớp học thông thường, được gom nhóm gồm ít nhất là 5 người, và được chuyên gia Học thuật Nâng Cao giúp đỡ trong các buổi học riêng ít nhất hai giờ một tuần. Giáo trình Nâng Cao ở cấp này nhằm cho tìm hiểu sâu xa các vấn đề phức tạp và những nội dung giúp cho việc tư duy cấp cao. Cùng với những kỹ năng nền tảng đã được chính thức giới thiệu, việc phát triển Lớp 3 – Lớp 5 các mô thức học tập TK/TK được nhấn mạnh, cũng như các khái niệm tự chấp nhận, tìm hiểu theo nhóm, kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, phát triển lãnh đạo, thông tin liên lạc và những kỹ năng trình bày chuyên môn. Học sinh tài năng thiên khiếu sẽ được đánh giá lại vào cuối lớp năm để xem xét khả năng có được tiếp tục trong chương trình Học Vấn Năng khiếu vào cấp hai. Việc lượng giá lại này không hề ảnh hưởng đến khả năng ghi danh học sinh vào các lớp tiền AP hay AP. 7
  8. Học Vấn Nâng Cao Mô thức Chương trình Học thuật Nâng cao thay đổi nhằm phản ánh được những nhu cầu thay đổi của học sinh cấp hai bắt đầu từ trung cấp (lớp năm đến lớp tám). Học sinh có tài năng trong lớp sáu có thể tham gia các lớp Toán và Ngôn Ngữ tiền AP. Các em cũng được gom nhóm trong các lớp khoa học và khoa học xã hội với các học sinh năng khiếu có tài khác. Lớp 6 – 8 Những khoá học khác biệt này được các nhà giáo dục phụ trách. Những nhà giáo dục này được huấn luyện trong các giáo trình nâng cao và trong giáo dục năng khiếu và có tài. Thêm vào đó, các học sinh đã được xác định được Chuyên gia Học thuật Nâng cao giúp đỡ thêm, ít nhất là 45 phút một tuần. Học sinh năng khiếu và có tài ở lớp 7 và 8 đều có thể tham gia các lớp học tiền AP trong 4 môn căn bản, qua đó các em được chia nhóm với các học viên có nhiều khả năng khác. Những khoá học khác biệt này được các nhà giáo dục phụ trách. Những nhà giáo dục này được huấn luyện trong các giáo trình nâng cao và trong giáo dục năng khiếu và có tài. Thêm vào đó, các học sinh lớp 7 sẽ tham gia vào nghiên cứu vào nhu cầu tình cảm và xã hội đặc biệt của học sinh năng khiếu. Học sinh lớp 8 được khuyến khích hoàn tất việc Nghiên Cứu/Hướng Dẫn độc lập, nhấn mạnh vào việc theo đuổi những vấn đề chưa được giải đáp thực tế, các vấn đề rộng lớn, song đề, những vấn đề thích hợp và sự thủ đắc các năng khiếu và phương pháp thực hành chuyên môn trong lãnh vực quan tâm đặc biệt. Vào cuối cuộc nghiên cứu, bắt buộc phải có một cuộc trình bày chuyên môn. Chuyên gia Học thuật Nâng cao giữ chức vụ như một cố vấn và ủng hộ, thường xuyên gặp gỡ học sinh, và giúp đỡ giáo viên bằng những phương pháp hoạt động phân biệt. Giáo trình nâng cao ở cấp này được phác họa nhằm để khai thác chuyên sâu cắc vấn đề nội dung phức tạp cần đến tư duy cấp cao. Những kỹ năng NK/CT nền tảng được tăng cường thêm và thường xuyên nhấn mạnh dựa trên việc mở rộng các mô hình học thuật NK/CT, việc tự chấp nhận, điều tra nhóm, kỹ năng nghiên cứu, úng dụng kỹ thuật và khả năng lãnh đạo. Học sinh năng khiếu đã được công nhận từ cấp 9 đến 12 đều có thể tham gia các lớp tiền AP hay AP trong 4 lãnh vực nội dung cơ bản. Học sinh sẽ phải thi và đậu AP cho mỗi môn thuộc cấp trung học và có thể được cho điểm vào đại học nếu điểm số các em cao đủ và nếu trường các em chọn công nhận điểm AP. Chương Trình Thành Tựu Xuất Sắc: Học sinh G/T ở cấp trung học được khuyến khích Lớp 9 – 12 nhiều để tham gia chương trình Thành Tựu Xuất Sắc để tốt nghiệp trung học. Học sinh muống được công nhận là thủ khoa, á khoa, hoặc nằm trong danh sách mười người đứng đầu phải hoàn tất chương trình này. Sẽ có cố vấn cho học sinh lớp 11 và 12 nhằm tăng cường mối liên kết và khám phá những khả năng trong lãnh vực nghề nghiệp đang khi hoàn tất dự án độc lập. 8
  9. Tiêu Chuẩn và Phương Thức Công Nhận Một vấn đề hiện tại cũng như luôn xảy ra trong lãnh vực giáo dục năng khiếu là việc dò xét và công nhận học sinh để chọn vào chương trình năng khiếu và tài năng. Các nhà giáo dục tìm phương cách để xác định những đặc điểm và năng lực của học sinh nhiều khả năng nhằm cho các em một môi trường học tập đa dạng giá trị, theo đó thì các em học sinh được có cơ hội để đạt được khả năng tiềm ẩn cao nhất. Mặc dù mọi học sinh đều có tài, chúng tôi tìm những học sinh có khả năng tình cảm, xã hội, và trí tuệ độc đáo. Tiểu bang Texas định nghĩa tài năng như sau: Định Nghĩa (theo điều luật Giáo dục 29.121) Học sinh có năng khiếu và tài năng là các em thực hiện hoặc biểu lộ khả năng thực hiện những thành tựu ở mức độ thành công đáng kể khi so sánh với các em cùng lứa tuổi, kinh nghiệm, hay môi trường và các em: 1. cho thấy khả năng thành tích cao cấp trong lãnh vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật 2. có khả năng lãnh đạo đặc biệt; hoặc 3. trổi vượt trong một lãnh vực học vấn chuyên môn. Chương Trình Học Vấn Nâng Cao tìm công nhận và phục vụ học sinh từ lớp Vườn Trẻ đến lớp 5, các em này cho thấy bằng chứng khả năng trí tuệ tổng quát cao cấp. Học sinh từ lớp 6-12 sẽ được đánh giá để xác định những lãnh vực thuộc về nội dung căn bản mà các em trổi vượt. Phải xem xét cẩn thận mỗi ứng viên trên một cơ sở từng cá nhân. Phát Hiện Chương Trình Để phù hợp với Chương Trình Giáo Dục Học Sinh Năng Khiếu/Tài Năng Tiểu Bang Texas (2000), việc phát hiện học sinh có năng khiếu học tập là một quá trình tổng hợp liên tục gồm 3 bước, bao gồm các việc sau: 1. Đề cử 2. Duyệt Xét 3. Tuyển Chọn Học sinh Năng Khiếu/Tài Năng được phát hiện đại diện khoảng chừng 5% đến 10% sĩ số học khu. Đề Cử Đề cử là một quá trình thiết lập một Nhóm Tài Năng để duyệt xét học sinh. Bất kỳ ai cũng có thể đề cử một học sinh vào bất kỳ lúc nào trong niên học. Phải điền một đơn đề cử ghi đầy đủ nộp cho Chuyên Gia Học Vấn Nâng Cao của trường học. Mặc dầu đề cử bao giờ cũng được, nhưng thi tuyển sẽ được lên chương trình vào những ngày nhất định do vị Cố Vấn Học Vụ Nâng Cao quy định. Chỉ được đề cử một lần mỗi niên học. Học sinh mới vào học khu Birdville đã được chọn có năng khiếu tại học khu khác khi ghi danh học sẽ đương nhiên được đề cử để tuyển chọn vào chương trình Học Vấn Nâng Cao. Tuy nhiên, mội học sinh được đề cử phải đáp ứng các tiêu chuẩn của học khu Birdville hầu có thể tham gia vào chương trình Học Vấn Nâng Cao. 9
  10. Duyệt Xét Duyệt xét là quá trình thu thập thông tin có nghiên cứu về học sinh được đề cử và sẽ dùng nó để xác định cho việc sắp chỗ. Theo luật tiểu bang và hướng dẫn của TEA, các tiêu chuẩn chủ quan và khách quan đều được thu thập. Các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng trong học khu Birdville để duyệt xét vào chương trình: 1. Làm bài thi khả năng 2. Làm bài thi thành tích 3. Làm bài thi sáng tạo 4. Nhận xét của phụ huynh và của giáo viên 5. Các giấy tờ tài liệu khác dùng để xét duyệt nếu cần Tất cả các tiêu chuẩn vực đều được lượng giá đồng đều khi đề đạt những tiêu chuẩn duyệt xét. Sự cho phép của phụ huynh và người bảo hộ đều được đòi hỏi phải có trước bất cứ cuộc đánh giá nào. Việc Tuyển Chọn Để xác định được học sinh năng khiếu, người ta phải dùng nhiều tiêu chuẩn. Việc chọn lựa này được quản trị viên và là vị khải đạo duyệt xét lại. Tất cả mọi thành viên đều được huấn luyện giáo dục nâng cao. Theo luật tiểu bang và TEA, không được dùng một tiêu chuẩn duy nhất nào để quyết định cho việc chọn lựa, cũng như không riêng một người nào có thể quyết định việc xếp lớp. Ủy ban Sắp Xếp Học Vấn Nâng Cao sẽ duyệt xét cẩn thận và thẩm tra các dữ liệu thu thập về học sinh được đề nghị. Những học sinh có chỉ số cho thấy có khả năng thực hiện cao cùng với những nhận xét về năng khiếu, cần được phân loại. Các học sinh này sẽ được đề nghị cho xếp chỗ trong chương trình Học Vấn Nâng Cao. Học sinh sẽ không bị từ chối xếp chỗ vì hạnh kiểm kém hay điểm số yếu, vì những điều này không phản ánh chính xác khả năng trí tuệ; cũng như hạnh kiểm tốt và điểm số cao không nhất thiết cho thấy các em cần được giúp về năng khiếu tài năng. Quyết Định Sắp Chỗ Phụ huynh của các học sinh được duyệt xét sẽ được thông báo bằng văn bản quyết định của Ủy ban Duyệt xét Học vấn Nâng Cao. Phụ huynh cũng có thể đề nghị được gặp gỡ với Chuyên gia Học vấn Nâng cao để xem lại và làm sáng tỏ các dữ liệu đặc thù về con em của họ. Việc tham gia vào Chương Trình Học Vấn Nâng Cao là tự nguyện và đòi hỏi phụ huynh phải ký Giấy Chấp Thuận (Consent to Serve Form) trước khi bắt đầu vào chương trình. 10
  11. Chọn Lựa Học Nhanh Học khu BISD có chương trình cho học nhanh, bao gồm việc cho thi lấy điểm mà không cần học trước (Quy định của Ban EEJB). Quy định này cho phép học nhanh lên cấp (cấp sơ đẳng) hay cho tín chỉ (cấp hai). Học nhảy lên cấp cao hơn trong một môn nòng cốt đặc biệt nào đó cũng là một chọn lựa mà học sinh giỏi trong các lãnh vực nội dung có thể chọn. Các em học sinh cuối cấp hai cũng có thể nộp đơn ghi danh đồng thời các lớp học tại ba trường trung học liên kết với Đại học Wesleyan Texas. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với giáo sư khải đạo tại trường hoặc Văn Phòng Học Vấn Nâng Cao. Học Nhảy: Học sinh thi được từ 90% điểm trở lên trong bài thi tiêu chuẩn cho cấp đang học ở một trong các môn nòng cốt (ngôn ngữ, toán học, khoa học xã hội, khoa học), có thể được sắp vào lớp cao hơn trong môn đó. Học bạ của học sinh nên ghi chú việc nhảy lớp này. Học nhảy Môn: Học sinh thi được điểm từ 70-89% trên bài thi tiêu chuẩn cho lớp đang học ở một trong các môn nòng cốt có thể được tách ra trong lớp học thông thường bằng việc dùng các phương cách như cho học tài liệu nâng cao, giáo trình ngắn gọn, chia nhóm linh động..v..v.. CBE (Sơ Cấp): Học sinh thi được từ 90% điểm trở lên trong bài thi tiêu chuẩn trong mỗi môn của 4 lãnh vực căn bản mà không được học trước, có thể nhảy lên một cấp cao hơn. Học bạ của học sinh nên ghi nhận việc nhảy lớp này. CBE (Cấp Hai): Học sinh thi được từ 90% điểm trở lên trong bài thi tiêu chuẩn cho cấp đang học, mà em đó chưa hề được dạy trước, sẽ được tín chỉ cho lớp đó ghi trong học bạ. 11
  12. Thủ Tục Thử Thách Nhằm đáp ứng nhu cầu độc nhất của học sinh năng khiếu, cũng có sự linh động trong việc học nhằm giúp học sinh mà hoàn cảnh cá nhân đã không hoàn thành yêu cầu bài vở. Áp lực tinh thần, khó khăn phát triển, mâu thuẫn đồng trang lứa, và các hoàn cảnh cá nhân khác cũng có thể là lý do để cứu xét việc thử thách. Thời gian thử thách cho học sinh sẽ được ấn định trong một khoảng thời gian nhất định và những tiêu chuẩn thực hiện được học sinh, phụ huynh, và Ủy ban Xếp Lớp Nâng Cao đồng ý chung. Trong thời gian thử thách, học sinh vẫn ở trong chương trình Học Vấn Nâng Cao. Vào cuối giai đoạn thử thách, học sinh sẽ được cứu xét cho nghỉ phép hay cho thôi, nếu không đáp ứng được những điều kiện của việc thử thách. Thủ Tục Cho Nghỉ Tạm Trong trường hợp giảm khinh, vì lợi ích của người học sinh, em đó có thể phải thôi chương trình Học Vấn Nâng Cao trong một thời gian ấn định, mà không phải vĩnh viễn rời chương trình. Những lý do như đau yếu, có vấn đề trong gia đình hay tình cảm, xung đột bạn bè cùng trang lứa, hay những tình huống căng thẳng khác cần một thời gian giải quyết, có thể là lý do cho nghỉ tạm. Phụ huynh, giáo viên, hay học sinh có thể đề nghị xin nghỉ tạm. Ủy ban Xếp Lớp Nâng Cao sẽ cứu xét đề nghị này, và quyết định thời gian cho nghỉ tạm. Cho nghỉ tạm có thể kéo dài đến một niên học mà không ảnh hưởng đến việc sắp lớp Năng Khiếu của học sinh. Thủ Tục Chấm Dứt Phụ huynh, giáo viên, chuyên viên, hoặc người học sinh có thể đề nghị cho tạm ngưng chương trình. Lý do ngưng chương trình có thể là căng thẳng cá nhân hay xã hội, làm người học sinh không theo học được hoặc kết quả đánh giá lại cho thấy người học sinh không còn đủ tiêu chuẩn để được giúp đỡ thêm. Điểm số hoặc hạnh kiểm kém không phải là lý do đủ để cho thôi chương trình, nhưng có thể là dấu chỉ của các vấn đề khác, mà những vấn đề này làm học sinh phải từ bỏ chương trình. Trước khi có đề nghị cho thôi, phải có giấy tờ ghi nhận những cản trở của học sinh và các buổi họp giữa phụ huynh và giáo viên. Mỗi đề nghị cho thôi sẽ được cứu xét bởi Ủy ban Xếp Lớp Học Vấn Nâng Cao. Một hội nghị sẽ được tổ chức gồm ủy ban, giáo viên đứng lớp thông thường, phụ huynh, và học sinh. Ủy ban Xếp Lớp Nâng Cao có thể đề nghị thử thách hay cho nghỉ tạm trong một khoảng thời gian ấn định, trước khi đồng ý cho thôi. Trở Lại Chương Trình Học Vấn Nâng Cao Học sinh đã thôi chương trình Học Vấn Nâng Cao muốn trở lại phải được cứu xét lại xem có đủ tiêu chuẩn không. Nếu các dữ kiện cứu xét cũ đã quá một năm, cần phải có thông tin mới hơn. Học sinh không đủ tiêu chuẩn để được xác định sẽ bị từ chối vào chương trình. 12
  13. Cứu Xét về việc Xếp Lớp, Các Thủ Tục Thử Thách, Tạm Nghỉ hoặc Chấm Dứt Chương Trình Phụ huynh hoặc người bảo hộ muốn chống quyết định của Ủy ban Xếp Lớp Học Vấn Nâng Cao nên theo các thủ tục sau đây: 1. Tiếp xúc với Chuyên Gia Học Vấn Nâng Cao của trường học để đề nghị gặp gỡ và xem xét và làm sáng tỏ những dữ kiện đã thu thập được dùng để xác định nhu cầu xếp lớp. 2. Nếu vẫn còn mối quan tâm về việc các dữ kiện đã thu thập, thì tiếp xúc với hiệu trưởng trường. Hiệu trưởng có thể đề nghị Ủy ban Xếp Lớp Học Vấn Nâng Cao gặp gỡ để cứu xét hồ sơ, hoặc giữ kết quả chung cuộc của Ủy ban Xếp Lớp EXCEL. Theo luật tiểu bang và hướng dẫn của TEA, hiệu trưởng không có quyền phủ nhận quyết định của ủy ban. 3. Nếu Ủy ban Xếp Lớp EXCEL được đề nghị xem lại hồ sơ, họ có thể giữ nguyên quyết định, hoặc đề nghị thêm các dữ kiện cần thiết để cứu xét nhu cầu của từng học sinh. Phụ huynh sẽ được thông báo kết quả quyết định của ủy ban xếp lớp. 4. Nếu đơn phúc thẩm không được thoả đáng tại cấp trường học, hãy tiếp xúc với Vị Cố Vấn Học Vấn Nâng Cao. Người này sẽ duyệt xét lại các dữ kiện và có thể đề nghị ủy ban tái nhóm để duyệt xét quyết định và thu thập thêm tin tức để cứu xét. Vị cố vấn có thể tham gia như là thành viên của Ủy ban Xếp Lớp Học Vấn Nâng Cao , nhưng theo luật tiểu bang và như TEA quy định, vị này không có quyền phủ nhận quyết định của ủy ban. 5. Nếu vẫn không hài lòng, có thể nộp đơn chống lại lên cho Giám đốc Giáo trình và Hướng dẫn. Nếu Ủy ban Xếp Lớp Học Vấn Nâng Cao không tái nhóm, vị giám đốc có thể đề nghị ủy ban tại trường học tái họp và cứu xét hồ sơ hoặc thu nhặt thêm tin tức. Điều này cũng không được hiểu là đảo ngược lại quyết định của Ủy ban. Không một cá nhân nào có thể quyết định vượt qua quyết định của ủy ban học đường liên quan đến việc xếp lớp, nghỉ tạm hoặc chấm dứt chương trình Học vấn Nâng cao. 13
  14. Thông Cảm và Yểm Trợ Những Nhu Cầu Cần Thiết Cho Học Sinh Có Tài Năng và Thiên Khiếu 14
  15. Những Đặc Điểm Thông Thường Của Các Em Có Thiên Khiếu Những em học sinh giỏi, có thiên khiếu có thể có một hoặc nhiều hơn những điểm sau đây: Hiếu kỳ, có nhiều ý kiến mới lạ, ngộ nghĩnh. Ưa thích thử thách và cộng tác trong những việc đòi hỏi suy nghĩ và sáng tạo Có óc khôi hài sắc sảo, hiếm ai có được Là người có suy nghĩ độc lập, tìm cách hành động độc lập Từ nhỏ đã có khả năng tự chế, việc này dẫn đến em dễ có tư tưởng nổi loạn, khác biệt với các em khác. Từ nhỏ đã có những tư tưởng trừu tượng khó hiểu, chuyển từ ý kiến cụ thể sang trừu tượng cách dễ dàng Thích những việc khó khăn và giải quyết trong một cách phức tạp Biết đọc rất sớm, hiểu từ vựng khó có những tư tưởng mới lạ Đọc nhiều loại sách và chú tâm những lãnh vực đặc biệt Học biết được những kỹ năng cơ bản nhanh với ít thời gian tập luyện Hiểu những tư tưởng cao, khái niệm, và ẩn dụ Có trí nhớ khác thường Không kiên nhẫn rèn luyện, không để ý đến các chi tiết khi học tập, có thể dẫn đến mất căn bản trong học tập Thích khám phá những điều mới lạ không giống như sở thích của bạn đồng trang lứa Dùng nhiều sức lực và thời gian để theo đuổi những việc em thích, tham dự nhiều sinh hoạt và dự án mà em tự chọn. Rất thông minh và có óc sáng tạo khi ứng xử với người khác, với môi trưòng xung quanh. Biết cách giải quyết khó khăn và sáng tạo nhiều dự án mới. Có nhiều sáng kiến và nhiều cách giải quyết vấn đề Có tài ứng phó, ứng biến cách thông minh khi gặp khó khăn Bày tỏ ý kiến cách lưu loát, rõ ràng, sinh động với từ, số, sáng chế thành phẩm Có óc tưởng tượng phong phú, diễn đạt bằng lời và có nhiều ý tưởng hay, Có khả năng lãnh đạo giỏi, có tinh thần trách nhiệm Chống lại yêu cầu “không thích hợp” về học tập Tư tưởng đối lập, thách đố Bị khích động vì ý kiến mới lạ, nhưng có thể không làm theo cho đến khi hoàn tất Tạo ra và phát minh những việc quá tầm hiểu biết Có thể ứng biến từ những vật dụng tầm thường Có kỳ vọng cao với chính mình và với người khác. Việc này dễ dẫn tới thất vọng, vỡ mộng với chính mình; với người khác; với hoàn cảnh khi sự việc xảy ra không như ý Cô lập mình trong một khoảng thời gian nào đó Có chiều hướng xem mình độc đáo, cá biệt, nên dễ đưa đến cảm giác cô độc (Phỏng theo “Blue Ribbon Committee Study and Report on Education of Gifted and Talented Youth,” Dr. Sandra Kaplan) 15
  16. Những Quan Niệm Sai Lầm Thông Thường Về Trẻ Có Thiên Khiếu (Gifted) Dưới đây chỉ là một số điểm thông thường, nhưng là những giả thuyết sai lầm về những em học sinh có thiên khiếu: 1. Tự các em có thể thành công trong việc học 2. Các em tự học hỏi; tự tìm hiểu và bởi thế, các em “tự dạy mình” 3. Các em yêu thích việc dạy những em khác 4. Các em rất hãnh diện vì được xem như là mẫu gương về học tập và hạnh kiểm cho những đứa trẻ khác. 5. Lẽ tất nhiên các em là những đứa trẻ “cô độc" 6. Các em không nên được biết đến là học sinh giỏi cho đến khi các em lên lớp 3 hoặc lớp 4 7. Các em nên học như bình thường để khỏi bị áp lực về xã hội và cảm tính. 8. Các em không có nhu cầu gì đặc biệt vì mỗi đứa trẻ có một năng khiếu riêng Meckstroth, Elizabeth A., Smutny, Joan Franklin, Walker, Sally Yahnke. Teaching Young Gifted Children in the Regular Classroom. Minneapolis, MN: Free Spirit Publishing, Inc., 1997, p. 166. Trẻ Có Thiên Khiếu (Gifted) Nghĩ Gì? Phần đông, nhiều người không biết được người có thiên khiếu có cảm giác như thế nào. Bà Judy Galbraith đã nghiên cứu về vấn đề này. Dưới đây là “Sáu Gánh Nặng Của Các Em Có Thiên Khiếu”: 1. Không ai giải thích cho em thiên khiếu là gì – Đây là một bí mật lớn 2. Bài vở ở trường dễ và chán quá. 3. Chúng em bị các bạn trêu chọc vì sự thông minh của mình 4. Rất ít bạn bè hiểu và thông cảm cho em. 5. Cha mẹ, thầy cô nghĩ rằng em hoàn hảo, và em phải luôn luôn làm tốt mọi chuyện 6. Chúng em cảm thấy bị đối xử khác biệt và mong được mọi người chấp nhận Galbraith, Judy. The Gifted Kids Survival Guide (For Ages 10 & Under). Minneapolis, MN: Free Spirit Publishing, Inc., 1984, p. 11. 16
  17. Học Sinh Giỏi Cần Gì Nơi Phụ Huynh Phỏng theo Carol Nathan 1. Phụ huynh phải nhận ra những thiên khiếu của em. Em cần chấp nhận bởi vì lợi ích của chính em như là một đứa trẻ, không phải bởi vì em mang đến sự hãnh diện, uy tín cho cha mẹ qua các thành quả của em. 2. Phụ huynh cần giúp trẻ học giỏi chấp nhận chính con người của em. Thông thường, em biết rõ rằng: so với các bạn đồng trang lứa, em đạt được thành tích xuất sắc trong một vài lãnh vực nào đó. Em sẽ bực bội, chán nản nếu ai đó cho rằng sức học của em thuộc hạng trung bình. Trẻ học giỏi nên được nhận biết và chấp nhận tài năng cũng như những giới hạn của chúng. 3. Phụ huynh nên giúp trẻ có thiên khiếu hoà đồng với bạn bè, nhưng không phải là em phải từ bỏ những cá tính, tài năng đặc biệt của mình. Phụ huynh cũng không nên dạy những trẻ này dấu đi những tài năng của mình để thích ứng; phù hợp bạn bè cùng trang lứa 4. Phụ huynh cũng nên hiểu về vài vấn đề thường quấy rầy các em học sinh giỏi – cô đơn, sư khác biệt, quá chú trọng đến vận mạng và sự chết, sự khôn ngoan của em phát triển khác với sự phát triển về thể chất và xúc cảm của em, bực bội vì về trường học và những “việc” ở đó – vì thế, phụ huynh nên thường xuyên đối thoại với em cách cởi mở với thái độ hiểu biết và thông cảm. 5. Phụ huynh nên dành thì giờ để nói chuyện, khuyến khích, và lắng nghe. Đồng thời cần dành thì giờ nói chuyện với em, thân thiện như em đang nói chuyện với bạn. Đừng căng thẳng, hãy tận hưởng thì giờ với em! 6. Phụ huynh nên tìm đọc những tài liệu về học sinh giỏi và tham gia sinh hoạt để học hỏi về những như cầu cần thiết cũng như cơ hội học hỏi cho con em học sinh giỏi của mình. Trở nên hội viên của Birdville Association for Gifted and Talented Students (BAGTS). Gặp gỡ giáo viên của em, hiệu trưởng, counselor, và thăm lớp học nâng cao (Advanced Academics) của em. 17
  18. Cơ Hội Để Học Sinh Mở Mang Trí Óc và Phát Huy Thêm Về Học Tập 18
  19. Cơ Hội Cho Học Sinh Học Hỏi Học sinh được khuyến khích tìm kiếm cơ hội học hỏi có sẵn ngoài phạm vi nhà trường. Dưới đây là một vài hoạt động quí phụ huynh cần biết: • Destination Imagination - Creative Problem-Solving Tournament • Academic Decathlon (High School) • TAGT Scholarships (Học Bổng TAGT) • Duke University Talent Program • Future City Competition (Middle School) • Battle of the Books • UIL Competitions • Spelling Bee (Đánh Vần) • Geo-Bee • Bluebonnet Books Voting • Math Counts • Reading Counts • Camp Invention • TCC - College for Kids • Ft. Worth Museum of Science and History - Museum School • Art Classes (check with local art museums for details) • Martial Arts Classes (Võ Thuật) • Performing Arts (ex. music and drama) Nghệ Thuật (như âm nhạc và thoại kịch) • Foreign Language Courses (Ngoại Ngữ) Hoạt Động Lành Mạnh Trong Mùa Hè: Camp Invention www.campinvention.org Tarrant County College (TCC) - College for Kids Threshold Program for Gifted Students (HSU) 915-670-1510 http://www.hsutx.edu/academics/education/threshold/ e-mail: mchris@hsutx.edu Museum School - Ft. Worth Museum of Science and Natural History http://www.fwmuseum.org/school.html College for Kids in DFW http://www.kidsmetroplex.com/camps-academic.html TCU Summer Art Camp 817-257-7041 Sea Camp - Texas A&M University www.tamug.tamu.edu/~seacamp 19
  20. University for Young People (Baylor Univ.) www.baylor.edu/SOE/CCLE/UYP.html Camp E=MC2 (Baylor) www.baylor.edu/SOE/CCLE Chess Camp - USA Chess, Inc. www.chesscamp.com Shake Hands with Your Future (Texas Tech) http://www.ttu.edu/ideal Muà Hè ở Trại Hill Discovery (Summer on the Hill Discovery Camp) (Dallas) 972-661-1211 ext. 497 Treetops-in-the-Forest: Playing with the Possibilities www.treetopsintheforest.org/summer.htm Science: It's a Girl Thing (Texas Tech) www.ttu.edu/ideal Youth Adventure Program (College Station) www.globalnets.com/yap Aquatic Studies Program (San Marcos) www.eardc.swt.edu Summer Institute for the Gifted (Sam Houston State) 409-294-1143 Challenges for the Gifted (SMU) 214-768-5437 Lone Star Leadership Academy www.eiatx.org Southwest Texas State Junior Math Camp http://mathexplorer.mat.swt.edu 512-245-3439 Seaworld Adventure Camp www.eiatx.org 817-285-8961 Sally Ride's Science Camps (CA & GA) www.sallyridecamps.com Trại Hè Vùng Dallas/ Fort Worth (A Listing of Summer Camps in DFW) http://www.kidsmetroplex.com/campguide.html Trung Tâm Giáo Dục Elm Fork (Elm Fork Education Center) http://www.efec.unt.edu/ Sinh Hoạt Gia Đình Tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Dallas (Family Activities at the Dallas Museum of Art) www.dm-art.org Camps: http://www.dm-art.org/family.htm Workshops: http://www.dm-art.org/education.htm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0