intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

151
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa. Suy chức năng tuyến giáp là hội chứng bệnh lý do hậu quả của sự thiếu hụt tổng hợp hormon tuyến giáp làm giảm chức năng tuyến giáp mà chủ yếu là hiện tượng giảm chuyển hoá. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp đồng nghĩa với thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp. 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. 2.1. Nguyên nhân: 2.1.1. Suy chức năng tuyến giáp tiên phát: Nguyên nhân tại tuyến giáp. + Suy chức năng tuyến giáp không có tuyến giáp to. - Thiếu hụt bẩm sinh men...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 1)

  1. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 1) 1. Định nghĩa. Suy chức năng tuyến giáp là hội chứng bệnh lý do hậu quả của sự thiếu hụt tổng hợp hormon tuyến giáp làm giảm chức năng tuyến giáp mà chủ yếu là hiện tượng giảm chuyển hoá. Hội chứng suy chức năng tuyến giáp đồng nghĩa với thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp. 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. 2.1. Nguyên nhân: 2.1.1. Suy chức năng tuyến giáp tiên phát: Nguyên nhân tại tuyến giáp. + Suy chức năng tuyến giáp không có tuyến giáp to. - Thiếu hụt bẩm sinh men tổng hợp hormon tuyến giáp. - Suy giáp tiên phát không rõ nguyên nhân. - Tai biến sau điều trị: phóng xạ, phẫu thuật. - Tai biến sau chiếu xạ.
  2. + Suy chức năng tuyến giáp có tuyến giáp to. - Thiếu hụt di truyền men tổng hợp hormon tuyến giáp . - Tai biến do dùng các thuốc để điều trị bệnh lý tuyến giáp: iod, thuốc kháng giáp tổng hợp. - Thiếu hụt cung cấp iod. - Tai biến do dùng một số loại thuốc khác: aminosalicylic axit, iod, phenylbutazone, iodoantipyrine, lithium. - Viêm tuyến giáp mãn tính: Hashimoto. - Interleukin 2 và các tế bào hoạt động tự giết lymphokine. 2.1.2. Suy giáp thứ phát: Nguyên nhân tổn thương tại tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. + Tổn thương tại tuyến yên. - Suy toàn bộ chức năng tuyến yên. - Thiếu hụt TSH đơn độc. + Tổn thương vùng dưới đồi. - Thiếu hụt bẩm sinh TRH. - Nhiễm khuẩn (viêm não). - U vùng dưới đồi.
  3. - Thâm nhiễm (sarcoidosis). 2.1.3. Nguyên nhân tự có trong cơ thể (Self- limited). - Triệu chứng phản ứng khi dùng các thuốc ức chế tuyến giáp. - Viêm tuyến giáp bán cấp hoặc mãn với suy chức năng giáp thoáng qua (thường đi sau pha cường chức năng giáp). - Do hiện tượng đề kháng đối với tác dụng của hormon giáp ở ngoại vi gây ra bởi sự bất thường của thụ thể tiếp nhận thyroxin ở tế bào. 2.2. Cơ chế bệnh sinh: 2.2.1. Suy chức năng giáp không có tuyến giáp teo: Trong các trường hợp suy chức năng giáp có tuyến giáp teo, mất tổ chức tuyến giáp dẫn đến giảm tổng hợp hormon tuyến giáp mặc dù tác dụng kích thích của TSH đối với tuyến giáp vẫn còn được bảo tồn. Đa số các trường hợp suy giáp gây ra là do tai biến điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật, phóng xạ. Suy chức năng giáp có teo tuyến giáp là những bệnh tiên phát không rõ nguyên nhân, thường do cơ chế tự miễn dịch và kết hợp với các kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành trong máu; một số trường hợp khác là do xuất hiện kháng thể chống lại thụ thể tiếp nhận TSH. Suy chức năng giáp còn có thể là một trong những biểu hiện sự thiếu hụt của nhiều tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp, tuyến sinh dục gây ra do cơ chế tự miễn.
  4. Suy chức năng giáp xảy ra do viêm tuyến giáp bán cấp và trong các hội chứng “viêm tuyến giáp không đau” bao gồm các trường hợp sau đẻ, thường xuất hiện sau các giai đoạn nhiễm độc giáp tạm thời. 2.2.2. Suy chức năng giáp có tuyến giáp to: Khi không đủ hormon tuyến giáp sẽ dẫn đến tăng tiết TSH và dưới tác dụng của TSH với nồng độ cao làm tuyến giáp sẽ to ra. Nếu những đáp ứng này không được điều chỉnh tương ứng thì sau đó sẽ xuất hiện suy chức năng giáp. Đa số các trường hợp suy chức năng giáp có tuyến giáp to là do bệnh Hashimoto, trong đó sự khiếm khuyết quá trình gắn kết iod vô cơ và sự nhả ra bất thường của các protein có mang iod. Tuyến giáp to do bất thường về iod có hoặc không có suy giáp là do thiếu hụt của cơ chế gắn kết iod vô cơ trong nội tại tuyến giáp như hiệu ứng Wolff- Chaikoff. Bệnh nhân Basedow đã bình giáp, đặc biệt sau điều trị phẫu thuật, phóng xạ, bệnh nhân Hashimoto thường dễ có tuyến giáp to đều liên quan đến sự thiếu hụt iod. Một số nguyên nhân ít gặp gây suy giáp có tuyến giáp to là do sự thiếu hụt di truyền trong tổng hợp hormon tuyến giáp hoặc do dùng một số loại thuốc như aminosalicylic axit và lithium. Cuối cùng là do thiếu hụt iod trong môi trường có thể gây ra bệnh đần độn và suy giáp với tuyến giáp to có tính chất địa phương. Một số rất ít trường hợp suy giáp tồn tại trong thời gian dài dẫn đến phì đại tuyến yên lan toả dạng nhân hoặc u.
  5. Những bệnh nhân có nồng độ TSH tăng, khi có suy giáp nguồn gốc ngoài tuyến giáp thì tuyến giáp thực chất bình thường nhưng thiếu hụt sự kích thích của TSH. Sự thiếu hụt này đa số là do hoại tử tuyến yên sau đẻ hoặc u tuyến yên và hậu quả là suy giáp có nguồn gốc từ tuyến yên. Suy giáp do tổn thương vùng dưới đồi gây giảm tiết TRH rất ít gặp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2