Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU LIÊN QUAN <br />
VỚI SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƯỜI LỚN <br />
Lê Bửu Châu*, Nguyễn Trần Chính**, Nguyễn Văn Vĩnh Châu*,** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: Hội chứng thực bào máu là một bệnh cảnh nặng, có thể đưa đến tử vong. Mặc dù hiếm được ghi <br />
nhận nhưng hội chứng này cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue. Hầu hết các thầy thuốc lâm <br />
sàng ít có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử trí thể bệnh đặc biệt này. <br />
Đối tượng và phương pháp: Mô tả lần lượt 3 bệnh nhân người lớn mắc sốt xuất huyết Dengue nhập và <br />
điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2013 hội đủ các tiêu chuẩn chẩn <br />
đoán hội chứng thực bào máu. <br />
Kết quả: Tất cả các bệnh nhân đều có sốt kéo dài, tổn thương gan nặng, 2 trong 3 trường hợp có sốc, 1 <br />
trường hợp có rối loạn tri giác kéo dài. Hội chứng thực bào máu được chẩn đoán vào tuần thứ 3 của bệnh. <br />
Bất thường các dòng tế bào máu ngoại biên kéo dài, tủy đồ của 3 trường hợp đều thấy có hiện tượng thực <br />
bào. Cả 3 bệnh nhân đều hồi phục với điều trị hỗ trợ, không trường hợp nào được sử dụng corticoides, <br />
etoposide và cyclosporin A theo như phác đồ Hemophagocytic lymphohistiocytosis‐2004 (HLH‐2004). Diễn <br />
tiến hết sốt và các xét nghiệm sinh hóa, huyết học ổn định dần vào tuần thứ 4 của bệnh. Khi tái khám vào <br />
thời điểm 3 tháng sau khi ra viện, dữ liệu về lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân trở về bình thường hoàn <br />
toàn, không phát hiện có di chứng. <br />
Kết luận: Cần lưu ý phát hiện hội chứng thực bào máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, tổn thương đa cơ <br />
quan và có diễn tiến sốt, cùng với các dấu hiệu bất thường về xét nghiệm sinh hóa, huyết học kéo dài. Điều trị <br />
chủ yếu là hỗ trợ, bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn. <br />
Từ khóa: Hội chứng thực bào máu, sốt xuất huyết Dengue. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
HEMOPHAGOCYTIC SYNDROME ASSOCIATED <br />
WITH DENGUE HEMORRHAGIC FEVER IN ADULT PATIENTS <br />
Le Buu Chau, Nguyen Tran Chinh, Nguyen Van Vinh Chau <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 335 ‐ 340 <br />
Background: Hemophagocytic syndrome is a potentially fatal disorder. A review of literature revealed only <br />
few case reports caused by dengue virus. Manifestation, management and outcome of dengue fever with virus‐<br />
associated hemophagocytic syndrome are under‐recognized. <br />
Methods: We describe the time‐lines of 3 consecutively confirmed dengue adult patients with varying <br />
severities of hemophagocytosis between 2011 and 2013. Diagnosis of dengue fever with virus‐associated <br />
hemophagocytic syndrome was made according to the diagnostic criteria of the Hemophagocytic <br />
lymphohistiocytosis‐2004 (HLH‐2004) protocol of the Histiocyte Society. <br />
Results: All patients had persistent fever, cytopenia, markedly elevated transaminases and ferritin levels <br />
during and beyond the plasma leakage phase. All patients demonstrated the presence of hemophagocytosis on <br />
bone marrow examination. Shock were observed in two patients. One patient had central nervous system <br />
manifestation. All of them recovered at the fourth week of the illness without therapy of corticosteroid, etoposide <br />
and cyclosporine A. <br />
* Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP HCM <br />
** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Bửu Châu ĐT: 0918115600 <br />
Email: buuchaule@yahoo.com <br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
335<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Conclusion: Persistence of fever and cytopenia associated with multi‐organ dysfunction beyond the plasma <br />
leakage phase would suggest this syndrome. Dengue infection related hemophagocytosis is usually self‐limiting <br />
and completely recovered with supportive care. <br />
Keywords: Hemophagocytic syndrome, hemophagocytic lymphohistiocytosis (HLH), Dengue <br />
410C, tử ban điểm rải rác, ho đàm trắng, phổi ran <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
nổ mặt lưng, gan to 2 cm dưới bờ sườn phải. Kết <br />
Hội chứng thực bào máu là bệnh cảnh nặng <br />
quả các xét nghiệm: Công thức máu (CTM): BC: <br />
có thể đưa đến tử vong có nguyên nhân từ rối <br />
4900/mm3, Hb:10,4 g/dL; tiểu cầu: 36000/mm3, <br />
loạn miễn dịch tế bào(1). Sự gia tăng quá mức các <br />
MAC ELISA chẩn đoán Dengue dương tính, <br />
cytokin trong máu do đáp ứng miễn dịch mạnh <br />
siêu âm bụng: gan to, túi mật thành dày, tràn <br />
mẽ nhưng không hiệu quả đối với các tác nhân <br />
dịch đa màng lượng ít, X‐quang phổi: mờ nhẹ <br />
gây bệnh, gây ra phản ứng viêm toàn thân và rối <br />
nhu mô phổi 2 bên nghi viêm phổi. Trong vòng <br />
loạn chức năng đa cơ quan(8). Hội chứng thực <br />
1 tuần sau đó, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, <br />
bào máu có thể thứ phát sau nhiễm trùng, bệnh <br />
kháng sinh Imipenem được sử dụng ngay từ lúc <br />
tự miễn và bệnh lý ác tính. Ở bệnh nhân người <br />
nhập viện. Theo dõi CTM nhiều lần cho thấy <br />
lớn và trẻ em, hội chứng thực bào máu liên quan <br />
đến ngày thứ 20 của bệnh vẫn còn giảm 3 dòng <br />
với sốt xuất huyết Dengue cũng được đề cập <br />
máu ngoại biên: BC: 2220/mm3 (N:950/mm3), Hb: <br />
trong y văn trên thế giới cũng như ở Việt <br />
8,6 d/dL; tiểu cầu: 79.000/mm3, AST/ALT/GGT: <br />
Nam(4,7,11). Tuy nhiên đây là thể bệnh ít gặp, biểu <br />
1796/287/392 U/L, bilirubine toàn phần: 33,9 <br />
hiện lâm sàng đa dạng, cũng như cách xử trí và <br />
μmol/L, bilirubine trực tiếp: 22 μmol/L, albumin: <br />
kết quả điều trị rất khác nhau. Chúng tôi mô tả 3 <br />
26 g/L, Na+/K+: 130/3,75 mmol/L, creatinine máu <br />
trường hợp hội chứng thực bào máu ở bệnh <br />
bình thường, triglyceride máu lúc đói: 2,83 <br />
nhân sốt xuất huyết Dengue người lớn nhằm <br />
mmol/L, fibrinogen:0,94 g/L, ferritin >2000 ug/L. <br />
đóng góp thêm kinh nghiệm chẩn đoán và điều <br />
Tủy đồ: có hiện tượng thực bào máu. Xử trí: Tiếp <br />
trị thể bệnh trầm trọng và đặc sắc này. <br />
tục điều trị kháng sinh đến 14 ngày, sốt giảm <br />
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG <br />
dần và hết sốt vào ngày 25 của bệnh (sau 13 <br />
ngày dùng kháng sinh), không dùng corticoides <br />
Trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng <br />
hay thuốc độc tế bào. Bệnh nhân ra viện sau hết <br />
7/2013, có 3 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue <br />
sốt 3 ngày. CTM lúc ra viện: BC: 4150/mm3 <br />
trên 15 tuổi, nhập bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, <br />
(neutrophil: 2030/mm3), Hct: 26,5%, tiểu cầu; <br />
thỏa 5 trên 8 tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng <br />
155.000/mm3. Lâm sàng sau 3 tháng ổn định. <br />
thực bào máu theo Hội thực bào thế giới 2004(2) <br />
(theo tiêu chuẩn này bệnh nhân phải thỏa mãn ít <br />
nhất là 5 trên 8 tiêu chuẩn nhưng trong điều <br />
kiện hiện tại, có 2 xét nghiệm chúng tôi chưa làm <br />
được là đo hoạt lực của tế bào diệt tự nhiên và <br />
CD25 hòa tan). Chúng tôi mô tả diễn tiến lâm <br />
sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị đến lúc ra <br />
viện và 3 tháng sau đó của 3 trường hợp này. <br />
<br />
Bệnh nhân 1 <br />
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, ở Tây Ninh, nhập <br />
viện vì sốt ngày 13 do bệnh viện đa khoa Tây <br />
Ninh chuyển với chẩn đoán Viêm phổi/sốt xuất <br />
huyết‐Dengue. Lúc nhập viện: bệnh nhân tỉnh, <br />
mạch: 102 lần/phút, HA: 110/60 mmHg, sốt: <br />
<br />
336<br />
<br />
Bệnh nhân 2 <br />
Bệnh nhân nữ, 31 tuổi, ở Quận Gò Vấp, Tp <br />
Hồ Chí Minh, nhập viện vì sốt ngày thứ 5. Từ <br />
ngày 1 đến ngày 4: sốt cao liên tục, nhức mỏi <br />
khắp người, buồn nôn, nôn ra ít dịch dạ dày <br />
không lẫn máu, không ho, tiêu tiểu bình thường. <br />
Đến ngày 5, còn sốt, mệt nhiều, nhập viện. Lúc <br />
nhập viện bệnh tỉnh, sốt 38,50C, mạch: 80 <br />
lần/phút, chi ấm, HA: 90/50 mmHg, tử ban điểm <br />
rải rác ở thân mình, gan to 2 cm dưới bờ sườn <br />
phải, ấn đau. Xét nghiệm lúc nhập viện: BC: <br />
1000/mm3, neutrophil: 680/mm3, Hb: 12,4 g/dL, <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
tiểu cầu: 58.000/mm3. Test nhanh chẩn đoán sốt <br />
xuất huyết: NS1(+), IgM(‐), IgG(‐). Bệnh nhân <br />
vào sốc vào ngày thứ 7 của bệnh. Xét nghiệm lúc <br />
vào sốc: DTHC: 40%, tiểu cầu: 15.000/mm3, <br />
AST/ALT/GGT: 1559/383/342 U/L, Na+/K+: <br />
129/4,16 mmol/L. Diễn tiến sốc ổn định, tuy <br />
nhiên bệnh nhân vẫn còn sốt cao liên tục những <br />
ngày sau đó mặc dù không xác định được rõ ổ <br />
nhiễm trùng và có sử dụng kháng sinh phổ <br />
rộng. Đến ngày thứ 14 của bệnh, vẫn còn sốt <br />
cao, vàng mắt, tràn dịch màng bụng, màng phổi <br />
lượng vừa. Xét nghiệm lúc này: CTM còn giảm 3 <br />
dòng máu ngoại biên, siêu âm bụng thấy lách to, <br />
triglyceride máu lúc đói: 4,39 mmol/L, <br />
fibrinogen:1,04 g/L, ferritin >2000 ug/L. Tủy đồ: <br />
có hiện tượng thực bào máu. Các xét nghiệm <br />
khác: AST/ALT/GGT: 2291/676/301 UI/L, <br />
bilirubine toàn phần: 42 μmol/L, bilirubine trực <br />
tiếp: 30,4 μmol/L, albumin: 22,3 g/L, HBsAg (‐), <br />
anti‐HBs >1000 UI/L, anti‐HCV (‐), PCR EBV và <br />
CMV: âm tính, creatinin máu: bình thường. <br />
Kháng sinh vẫn được duy trì trong thời gian <br />
này. Đến ngày 19 của bệnh, siêu âm bụng: còn <br />
tràn dịch màng phổi, màng bụng lượng vừa, <br />
chọc dò dịch màng phổi, màng bụng kết quả <br />
nghĩ nhiều do lao. Hội chẩn, bác sĩ chuyên khoa <br />
lao, đồng ý nhận điều trị tiếp. Tại bệnh viện <br />
chuyên điều trị lao, bệnh nhân ngưng sử dụng <br />
kháng sinh, không dùng thuốc kháng lao, diễn <br />
tiến sốt giảm dần, hết sốt vào ngày 25 của bệnh <br />
và xuất viện sau 12 ngày nằm viện. Trong quá <br />
trình điều trị, không sử dụng dexamethasone, <br />
cyclosporin A hay etoposide. Tái khám sau 1 <br />
tháng: lâm sàng khỏe, hết vàng mắt, sinh hoạt <br />
bình thường. CTM: BC 6910/mm3 (N: <br />
3560/mm3), Hct: 35%; tiểu cầu: 256.000/mm3, <br />
AST/ALT/GGT: 62/38/94 U/L, albumin: 44 g/L, <br />
triglycerid: 2,73 mmol/L, ferritin: 331,2 ug/L, siêu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
âm bụng: hết tràn dịch các màng, gan 15,9 cm, <br />
lách không to. <br />
<br />
Bệnh nhân 3 <br />
Bệnh nhân nữ 26 tuổi, ở Đồng Tháp, nhập <br />
viện do Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp chuyển <br />
với chẩn đoán Sốc sốt xuất huyết Dengue ngày <br />
8‐nhiễm trùng không xác định. Bệnh nhân nhập <br />
viện tuyến trước N4, vào sốc và tái sốc 1 lần, <br />
được chống sốc với Lactact Ringer và điều trị tái <br />
sốc với HES 6%. Diễn tiến còn sốt cao liên tục, <br />
xuất huyết âm đạo lượng ít, men transaminase <br />
tăng cao, chuyển bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Lúc <br />
nhập viện bệnh nhân tỉnh đừ, sốt cao, ói nhiều, <br />
mệt, vàng da nhẹ. Kết quả xét nghiệm: MAC <br />
ELISA chẩn đoán Dengue dương tính, CTM: BC <br />
12100/mm3, neutrophil: 6750/mm3, Hb: 15,1 <br />
g/dL, TC: 61.100/mm3, AST/ALT/GGT: <br />
5877/1871/252 U/L, bilirubine toàn phần: 97,2 <br />
μmol/L, bilirubine trực tiếp: 79,1 μmol/L, <br />
albumin: 24,5g/L, TQ: 27,8’’, 30%; TCK: 97’’, <br />
TT:49,2’’, fibrinogen:1,1 g/L, HBsAg(‐), anti‐<br />
HCV(‐), PCR EBV(‐), siêu âm: tràn dịch đa màng <br />
lượng nhiều. X‐quang phổi: theo dõi Viêm phổi, <br />
tràn dịch màng phổi. Được xử trí kháng sinh <br />
imipenem/cilastatin 2g/ngày dùng 8 ngày và <br />
điều trị hỗ trợ. Đến ngày 18 của bệnh: vẫn còn <br />
sốt cao, rối loạn tri giác từ N14, Glasgow coma <br />
score: E4M5V3=12 điểm, không dấu thần kinh <br />
định vị, bầm máu 2 khuỷu tay, ferritin >2000 <br />
ng/ml, triglycerid 3,11 mmol/L, fibrinogen: 1,4 <br />
g/L. Tủy đồ: Hội chứng thực bào máu. Siêu âm <br />
bụng N18 vẫn còn tràn dịch màng phổi, màng <br />
bụng lượng nhiều, dịch màng phổi BC: 651/μL <br />
(N:13%, L:87%), HC: 18.000/μL, ADA: 7,4 g/L, <br />
Protein: 33,7 g/L, albumin máu: 34,1, LDH <br />
máu/DMP: 448/946=0,47. Chụp CT scan sọ não <br />
và khảo sát dịch não tủy cho kết quả bình <br />
thường. Dùng kháng sinh 8 ngày, sau đó ngưng <br />
vào ngày thứ 16 của bệnh, không dùng <br />
corticoides hay thuốc độc tế bào. Diễn tiến vẫn <br />
còn sốt cao liên tục, sau đó giảm dần và hết sốt <br />
vào N31. Lúc ra viện hết sốt, tri giác tỉnh táo dần <br />
và trở về bình thường khoảng 1 tháng sau khi ra <br />
viện, hết tràn dịch đa màng, CTM, AST, ALT, <br />
GGT, albumin, bilirubin, fibrinogen trở về giới <br />
hạn bình thường. Tái khám sau 3 tháng: lâm <br />
sàng và các xét nghiệm ổn định. <br />
<br />
Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của 3 bệnh nhân nêu trên <br />
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Bệnh nhân 1<br />
<br />
Bệnh nhân 2<br />
<br />
Bệnh nhân 3<br />
<br />
337<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm<br />
Giới/tuổi<br />
Ngày bệnh nhập BV BNĐ<br />
Ngày chẩn đoán HLH<br />
Sốc<br />
Rối loạn tri giác<br />
Ngày hết sốt<br />
AST/ALT/GGT cao nhất (U/L)<br />
Bilirubin toàn phần (µmol/L)<br />
Albumin máu lúc chẩn đoán HLH g/L<br />
Fibrinogen máu lúc chẩn đoán HLH<br />
Triglyceride máu lúc chẩn đoán HLH<br />
Ferritin<br />
Siêu âm bụng<br />
Test chẩn đoán SXH<br />
Tủy đồ<br />
Điều trị kháng sinh<br />
Điều trị HLH<br />
Kết quả<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
Bệnh nhân 1<br />
<br />
Bệnh nhân 2<br />
<br />
Bệnh nhân 3<br />
<br />
nữ/34<br />
nữ/31<br />
nữ/26<br />
N13<br />
N5<br />
N9<br />
N20<br />
N14<br />
N17<br />
Không<br />
Có<br />
Có<br />
Không<br />
Không<br />
Có<br />
N25<br />
N25<br />
N31<br />
1796/287/392<br />
2291/676/301<br />
5877/1871/252<br />
33,9<br />
42<br />
97,2<br />
26<br />
22,3<br />
24,5<br />
0,94 g/L<br />
1,04 g/L<br />
1,4 g/L<br />
2,83 mmol/L<br />
4,39 mmol/L<br />
3,11 mmol/L<br />
>2000 ug/L<br />
>2000 ug/L<br />
>2000 ug/L<br />
Tràn dịch đa màng<br />
Tràn dịch đa màng Tràn dịch đa màng lượng<br />
lượng ít, lách không to lượng nhiều, lách to<br />
nhiều, lách không to<br />
MAC ELISA (+)<br />
NS1 (+)<br />
MAC ELISA (+)<br />
HLH<br />
HLH<br />
HLH<br />
Có<br />
Có<br />
Có<br />
Không<br />
Không<br />
Không<br />
Hồi phục hoàn toàn<br />
Hồi phục hoàn toàn<br />
Hồi phục hoàn toàn<br />
<br />
HLH: Hội chứng thực bào máu <br />
BV BNĐ: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới <br />
SXH: Sốt xuất huyết<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh phổ biến, <br />
hiện diện hơn 60 quốc gia, với số mắc hàng năm <br />
theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính lên đến 50 <br />
triệu trường hợp nhiễm mới(13). Tuy nhiên, hội <br />
chứng thực bào máu thứ phát liên quan đến <br />
bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, tính đến năm <br />
2008 chỉ có chưa đến 20 trường hợp trong y văn <br />
viết bằng tiếng Anh(3). Đa số là báo cáo từng ca <br />
hoặc hàng loạt ca sốt xuất huyết có liên quan với <br />
hội chứng thực bào máu(3,9,11). Đây là một biểu <br />
hiện không điển hình của bệnh sốt xuất huyết <br />
Dengue. Hơn nữa, tiêu chuẩn chẩn đoán hội <br />
chứng thực bào máu cũng mới được đề cập đến <br />
năm 1991 và bổ sung, điều chỉnh vào năm <br />
2004(2). Cũng vào năm 1991, có 2 trường hợp hội <br />
chứng thực bào máu liên quan đến sốt xuất <br />
huyết‐Dengue được báo cáo(6,12). Tại Việt Nam, <br />
trong một nghiên cứu về hội chứng thực bào <br />
<br />
338<br />
<br />
máu ở trẻ em từ tháng 3/2007 đến tháng 12/2008, <br />
trong các nguyên nhân liên quan, bệnh sốt xuất <br />
huyết Dengue chỉ chiếm 2/33 trường hợp(4). Ba <br />
bệnh nhân của chúng tôi báo cáo có đủ các tiêu <br />
chuẩn chẩn đoán hội chứng thực bào máu với <br />
các xét nghiệm có thể thực hiện được tại TP <br />
HCM (bảng 2). <br />
Ba bệnh nhân được trình bày ở trên có triệu <br />
chứng gợi ý để chẩn đoán hội chứng thực bào <br />
máu là sốt cao liên tục kéo dài kể cả lúc bệnh <br />
nhân vào sốc. Theo diễn tiến thông thường của <br />
bệnh sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể thường trở <br />
về bình thường vào tuần thứ 2 của bệnh. Tuy <br />
nhiên cả 3 trường hợp này, bệnh nhân vẫn tiếp <br />
tục sốt cao và chỉ hết sốt vào tuần lễ thứ 4 của <br />
bệnh. Trong bệnh lý sốt xuất huyết Dengue, có <br />
thể gặp các trường hợp bội nhiễm vi trùng. <br />
Nhiễm trùng do vi trùng sinh mủ cũng là một <br />
nguyên nhân của hội chứng thực bào máu. <br />
Trường hợp bệnh nhân 2 và 3, kháng sinh được <br />
ngưng trước khi hết sốt do không tìm thấy ổ <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
nhiễm trùng rõ ràng và lâm sàng không đáp <br />
ứng với loại kháng sinh đang dùng. Diễn tiến <br />
sau đó cho thấy bệnh nhân giảm sốt dần và hết <br />
sốt vào tuần thứ 4 của bệnh. Ngoài biểu hiện sốt, <br />
các dòng tế bào máu ngoại biên thấp và chậm <br />
phục hồi cũng là một biểu hiện gợi ý. Mặc dù <br />
trong bệnh sốt xuất huyết Dengue có giảm dòng <br />
bạch cầu và tiểu cầu nhưng các số lượng các <br />
dòng tế bào máu này thường trở về bình thường <br />
vào tuần thứ 2 của bệnh. Ở bệnh nhân sốt xuất <br />
huyết có biểu hiện hội chứng thực bào máu, sau <br />
tuần lễ thứ 2, các chỉ số này vẫn tiếp tục thấp kéo <br />
dài. Dòng hồng cầu giảm, ngay cả khi vào sốc <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dung tích hồng cầu cũng không tăng cao như <br />
các trường hợp thông thường dù không có chỉ <br />
điểm xuất huyết quan trọng. Siêu âm bụng, bên <br />
cạnh gan to, tràn dịch đa màng kéo dài cũng có <br />
thể thấy lách to (bệnh nhân 1), đây là một tiêu <br />
chuẩn của hội chứng thực bào máu. Sốt kéo dài <br />
kèm tràn dịch màng phổi, màng bụng với tính <br />
chất dịch dễ nhầm lẫn với nguyên nhân do lao. <br />
Bệnh nhân 2 và 3 được hội chẩn và chuyển sang <br />
bệnh viện chuyên khoa lao. Tuy nhiên diễn tiến <br />
sau đó bệnh nhân ổn định tự nhiên mà không <br />
cần dùng đến thuốc kháng lao. <br />
<br />
Bảng 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán HLH‐2004(2) và biểu hiện của bệnh nhân lúc chẩn đoán HLH <br />
Bệnh nhân 1<br />
Sốt 20 ngày<br />
không<br />
<br />
Bệnh nhân 2<br />
Sốt 14 ngày<br />
có<br />
<br />
Bệnh nhân 3<br />
Sốt 17<br />
không<br />
<br />
3. Giảm ≥ 2 trong 3 dòng máu ngoại biên<br />
Neutrophil count 7 ngày<br />
2. Lách to/siêu âm<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
>2000 ug/L<br />
>2000 ug/L<br />
>2000 ug/L<br />
Tủy đồ: HLH<br />
Tủy đồ: HLH<br />
Tủy đồ: HLH<br />
Không làm được Không làm được Không làm được<br />
Không làm được Không làm được Không làm được<br />
<br />
Ghi chú: Phần in đậm thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán theo HLH‐2004 <br />
*: Thực hiện tại khoa xét nghiệm bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM <br />
cũng báo cáo 1 trường hợp bệnh nhân nữ, 12 <br />
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện hội <br />
tuổi, bị hội chứng thực bào máu liên quan với <br />
chứng thực bào máu là một thể bệnh sốt xuất <br />
sốt xuất huyết Dengue, đã tử vong sau 12 ngày <br />
huyết nặng, có thể vào sốc, tổn thương gan với <br />
điều trị tích cực(11). Tuy nhiên cũng có nhiều báo <br />
men transaminase tăng hơn 1000 UI/L, và <br />
cáo cho thấy đây chỉ là hiện tượng thoáng qua, <br />
bilirubine máu tăng (bảng 1). Các báo cáo trước <br />
sau đó bệnh hồi phục tốt(3,9). <br />
đây cho thấy sốt kéo dài, giảm 3 dòng tế bào <br />
máu ngoại biên, suy đa cơ quan là các đặc điểm <br />
của hội chứng thực bào máu liên quan đến sốt <br />
xuất huyết Dengue(9,11). Bệnh diễn tiến phức tạp, <br />
có thể tử vong. Nelson và cộng sự(5) đã báo cáo 7 <br />
trường hợp hội chứng thực bào máu ở bệnh <br />
nhân sốt xuất huyết tử vong và 2 trường hợp ở <br />
bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Từ đó tác giả <br />
này cho rằng hội chứng thực bào máu là giai <br />
đoạn cuối của bệnh sốt xuất huyết. Gần đây, <br />
năm 2009, tác giả Vijayalakshmi AM ở Ấn Độ <br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Phác đồ điều trị hội chứng thực bào máu <br />
HLH‐2004 được Hội thực bào thế giới nghiên <br />
cứu năm 2004 áp dụng cho trẻ em và người dưới <br />
18 tuổi mắc hội chứng thực bào máu di truyền. <br />
Điều trị này bao gồm hóa trị liệu, miễn dịch và <br />
ghép(2). Hội chứng thực bào máu ở người lớn, <br />
cho đến nay vẫn sử dụng hướng dẫn chẩn đoán <br />
và điều trị theo HLH‐2004. Vào tháng 3 năm <br />
2012, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có ban hành <br />
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng thực <br />
<br />
339<br />
<br />