Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG<br />
TRÊN BỆNH NHI MẮC HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU<br />
NHẬP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 2007 – 2011<br />
Lâm Thị Mỹ*, Lê Bích Liên**, Nguyễn Minh Tuấn**, Phan Nguyễn Liên Anh**, Lương Thị Xuân Khánh**,<br />
Trần Ngọc Kim Anh**, Phù Lý Minh Hương**, Lương Thùy Vân**, Nguyễn Thị Thanh An*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong của HCTB trong giai đoạn tấn công (8 tuần) và các yếu tố có liên quan tới<br />
nhóm tử vong và nhóm sống.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, phân tích 97 ca HCTB dưới 15 tuổi, nhập bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
TPHCM từ 1/2007 đến tháng 3/2011. Tất cả bệnh nhân được điều trị với phác đồ thực bào máu 2004-HLH<br />
trong 8 tuần. Kết cục điều trị có ba nhóm: nhóm tử vong để chỉ bệnh nhân tử vong trong 8 tuần đầu điều trị,<br />
trong đó nhóm tử vong sớm để chỉ bệnh nhân tử vong trong 2 tuần đầu tiên điều trị, nhóm tử vong muộn là<br />
nhóm tử vong sau 2 tuần và nhóm sống chỉ bệnh nhân còn sống sót sau 8 tuần điều trị. Các dấu hiệu lâm sàng,<br />
xét nghiệm khi mới bắt đầu nhập viện và kết cục điều trị được phân tích để tìm yếu tố liên quan tới nhóm tử<br />
vong sớm và tử vong chung.<br />
Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong giai đoạn tấn công (8 tuần) là 25,8% (25/97), trong đó tử vong sớm 2 tuần đầu<br />
là 9,3% (9/97). Các yếu tố có liên quan tới tử vong trong giai đoạn tấn công như: tuổi nhỏ (p= 0,03), dấu hiệu<br />
xuất huyết tiêu hóa (p= 0,001), bạch cầu thấp (p=0,04), số lượng tiểu cầu thấp (p= 0,03), cấy máu dương (p=<br />
0,03), và MRI não bất thường (p= 0,006). Các yếu tố có liên quan tới nhóm tử vong sớm so với nhóm tử vong<br />
muộn và nhóm sống thì tương tự như trên nhưng không có yếu tố tuổi nhỏ.<br />
Kết luận: Bệnh nhân HCTB có tỉ lệ tử vong cao 25,8%. Các yếu tố liên quan nhóm tử vong là trẻ nhỏ, có<br />
xuất huyết tiêu hóa, có dấu hiệu thần kinh bất thường, số lượng bạch cầu thấp, số lượng tiểu cầu thấp, và dấu<br />
hiệu MRI bất thường.<br />
Từ khóa: Hội chứng thực bào máu, nhóm tử vong sớm, nhóm tử vong muộn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANALYSIS OF FACTORS ASSOCIATED WITH DEATH IN PATIENTS WITH HEMOPHAGOCYTIC<br />
LYMPHOHISTIOCYTOSIS AT THE CHILDREN’S HOSPITAL N.1 HCMC<br />
Lam Thi My, Le Bich Lien, Nguyen Minh Tuan, Phan Nguyen Lien Anh, Luong Thi Xuan Khanh,<br />
Tran Ngoc Kim Anh, Phu Ly Minh Hương, Luong Thuy Van, Nguyen Thi Thanh An<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 1 - 11<br />
Study objective: To identify the rate of fatality of patients with Hemophagocytic Lymphohistiocytosis<br />
(HLH) and to analyze factors associated with death group and survival group.<br />
Methods: A retrospective study was conducted in 97 HLH patients age < 16 years, who were hospitalized<br />
from 2007 Jan to 2011 March at The Children Hospital N1 HCMC. All patients were treated with the 2004-HLH<br />
guideline for the initial period (8 weeks). The outcome of patients was classified into groups: death group, for<br />
patients who died during the initial therapy period (8 weeks), early death group for patients who died during the<br />
first 2 weeks of the initial therapy period, late death group for patients died after 2 weeks of the initial period and<br />
* Bộ Môn Nhi-Đại Học Y Dược TPHCM ** Bệnh Viện Nhi Đồng 1 TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Lâm Thị Mỹ,<br />
ĐT: 0918111668<br />
Email: drlamthimy@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
survival group for patients who survived after the initial period. Clinical, laboratory data at the first<br />
hospitalization and outcome of HLH patients were analyzed to find factors associated death group.<br />
Results: A total of 97 patients were enrolled, with the rate of fatality in the initial period was 25.8% (25/97),<br />
the rate of early death group was 9.3% (9/97). Factors associated with death group were: young age (p= 0.03),<br />
gastrointestinal bleeding (p= 0.001), central nervous system disorders (p=0.03),severe leucopenia(p= 0.04),<br />
thrombocytopenia (p= 0.03), positive blood culture (p=0.03) and MRI disorders (p= 0.006). Factors associated<br />
with early death group were the same but had no young age factor.<br />
Conclusion: the rate of fatality of HLH was high (25.8%). Factors associated with death group were young<br />
age, gastrointestinal bleeding, central nervous system disorders, severe leucopenia, thrombocytopenia, and MRI<br />
disorder.<br />
Key words: Hemophagocytic lymphohistiocytosis, early death group, late death group.<br />
sàng của bệnh nhi ngay từ lúc bắt đầu điều trị<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
cho tới 8 tuần đầu tiên của giai đoạn tấn công<br />
Hội chứng thực bào máu (HCTB=<br />
theo phác đồ HCTB. Sự phân tích kết quả tử<br />
Hemophagocytic lymphohistiocytosis –HLH) là<br />
vong của bệnh nhân HCTB so với nhóm không<br />
một hội chứng có biểu hiện lâm sàng đa dạng,<br />
tử vong qua các yếu tố cơ địa, tuổi, bệnh cảnh<br />
diễn tiến nguy kịch(9,10). Từ năm 1994 và năm<br />
lâm sàng và xét nghiệm lúc vào viện để tìm hiểu<br />
2004 Hội Histiocytosis thế giới đã lần lượt giới<br />
các yếu tố có liên quan tử vong từ đó giúp cho<br />
thiệu phác đồ điều trị dành cho thể gia đình<br />
bác sĩ lâm sàng có thêm kinh nghiệm cảnh báo<br />
(familial hemophagocytic lymphohistiocytosis=<br />
chẩn đoán sớm và điều trị tích cực trước các<br />
FHL) hoặc thể thực bào thứ phát (secondary<br />
bệnh nhân nghi ngờ HCTB.<br />
hemophagocytic lymphohistiocytosis) ở trong<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
tình huống nguy kịch, với sự phối hợp<br />
Dexamethasone, Cyclosporine A, Etoposide và<br />
1. Xác định tỉ lệ tử vong của bệnh nhân bị<br />
ghép tủy. Các phác đồ này (HLH-1994 và sau đó<br />
hội chứng thực bào máu trong giai đoạn điều trị<br />
HLH- 2004) đã được các nhà nghiên cứu trên thế<br />
tấn công.<br />
giới áp dụng và báo cáo. Qua y văn cho thấy kết<br />
2. Xác định các yếu tố có liên quan tới bệnh<br />
quả đáp ứng điều trị khá tốt(11,14,20). Tuy nhiên,<br />
nhân HCTB bị tử vong.<br />
hiện nay HCTB vẫn được xem là bệnh có tỉ lệ tử<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
vong rất cao, và đã có nhiều công trình sau đúc<br />
Chúng tôi tiến hành phân tích hồi cứu hồ sơ<br />
kết về HCTB, đã đặt vấn đề khảo sát các yếu tố<br />
của tất cả các bệnh nhi nhập viện Nhi đồng 1 từ<br />
liên quan tới tử vong như: yếu tố tuổi, cơ địa,<br />
tháng 1/2007 đến tháng 3/2011 đủ tiêu chuẩn<br />
chủng tộc(13) hoặc bệnh nền(19).Từ đó đã có nhiều<br />
chẩn đoán HLH: khi có 5/6 tiêu chuẩn sau: sốt<br />
nghiên cứu đưa ra các yếu tố tiên lượng bệnh<br />
kéo dài; gan lách to; giảm 2/3 dòng tế bào máu<br />
nhân bị HCTB dựa trên chủng tộc, dân tộc, bệnh<br />
(hemoglobin < 9 g/dL, tiểu cầu < 100 x 109/ L,<br />
phối hợp, hoặc các xét nghiệm như đo hoạt lực<br />
neutrophil < 1x 109/ L); tăng triglyceride > 265<br />
của Natural killer, nồng độ CD25 hoà tan, kiểm<br />
mg/dl và/hoặc giảm fibrinogen < 1,5 g/L;<br />
tra nồng độ ferritin máu, theo dõi lượng IFNγ<br />
(13,3,6,1,18)<br />
ferritine tăng > 500 µg/ L; tủy đồ có hiện tượng<br />
và IL-10<br />
… Tại bệnh viện Nhi Đồng 1,<br />
thực bào máu. Tiêu chuẩn để đưa vào mẫu là<br />
trong hoàn cảnh còn thiếu về phương tiện chẩn<br />
các ca được tiến hành điều trị theo phác đồ HLH<br />
đoán như miễn dịch phân tử,và điều trị triệt để<br />
2004 với etoposide, dexamethasone, cyclosporin,<br />
như ghép tủy… HCTB ngày càng được phát<br />
IVIG, methotrexate + prednisone (nếu có tổn<br />
hiện nhiều, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn rất cao.<br />
thương hệ thần kinh) và phải đủ thời gian theo<br />
Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm tìm ra<br />
dõi ít nhất là 8 tuần. Các bệnh nhi được theo dõi<br />
những đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm<br />
<br />
2<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
đáp ứng điều trị dựa trên sự thay đổi các dấu<br />
hiệu lâm sàng: sốt, gan to, gan lách to, sang<br />
thương da, dấu hiệu thần kinh, xuất huyết tiêu<br />
hóa; thay đổi trên cận lâm sàng: bạch cầu, bạch<br />
cầu hạt, hemoglobin, tiểu cầu, ferritin,<br />
triglyceride, fibrinogen, men gan, billirubin,<br />
chức năng thận mỗi tuần. Ngoài ra còn các yếu<br />
tố liên quan khác như huyết thanh chẩn đoán<br />
EBV, CMV (kết quả được công nhận là dương<br />
tính khi IgM dương tính hoặc PCR có ý nghĩa);<br />
kết quả cấy máu; bất thường trên X quang (viêm<br />
phổi, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng…);<br />
bất thường trên MRI (teo não, tổn thương<br />
não…). Số liệu thu thập từ hồ sơ và bảng theo<br />
dõi sẽ được nhập bằng chương trình Epi Data và<br />
xử lý số liệu bằng Stata. Từ các dữ liêu đã nhập,<br />
chúng tôi rút ra các đặc điểm chung của mẫu về<br />
tuổi; giới tính; thời gian sốt đến lúc nhập viện;<br />
thời gian sốt đến lúc chẩn đoán; thời gian bắt<br />
đầu điều trị sau chẩn đoán; thời gian điều trị nội<br />
trú; thời gian sống còn, các dấu hiệu lâm sàng<br />
lúc bắt đầu điều trị: gan to, gan lách to, sang<br />
thương da, dấu hiệu thần kinh, xuất huyết tiêu<br />
hoá; tỷ lệ nhiễm EBV, CMV, cấy máu dương<br />
tính, bất thường trên X quang hay MRI não; tỷ lệ<br />
bệnh nhi được điều trị với IVIG, etoposide,<br />
cyclosporine, methotrexate +prednisone. Tại<br />
thời điểm 8 tuần – thời điểm kết thúc điều trị tấn<br />
công, bệnh nhi được phân thành 3 nhóm: nhóm<br />
tử vong; nhóm bỏ tái khám (gồm những ca bỏ<br />
tái khám và những ca được chuyển viện vì bệnh<br />
lý nền); nhóm còn sống (các ca còn sống sau 8<br />
tuần điều trị và đi tái khám đầy đủ). Tiến hành<br />
so sánh các đặc điểm giữa nhóm tử vong và<br />
nhóm còn sống tại thời điểm bắt đầu điều trị<br />
gồm: tuổi, giới tính, thời gian bắt đầu sốt đến<br />
lúc chẩn đoán, các dấu hiệu lâm sàng lúc bắt<br />
đầu điều trị: gan to, gan lách to, sang thương da,<br />
dấu hiệu thần kinh, xuất huyết tiêu hoá; tỷ lệ<br />
nhiễm EBV, CMV, cấy máu dương tính, bất<br />
thường trên X quang hay MRI não; tỷ lệ được<br />
điều trị với IVIG, etoposide, cyclosporine,<br />
methotrexate +prednisone. Từ kết quả về thời<br />
gian sống trung bình của nhóm tử vong, lấy<br />
mốc là điểm trung vị, chia nhóm tử vong thành<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2 nhóm: tử vong sớm và tử vong muộn. Tiếp tục<br />
tiến hành so sánh giữa 3 nhóm: tử vong sớm, tử<br />
vong muộn và còn sống về các đặc điểm lâm<br />
sàng và cận lâm sàng tương tự khi so sánh hai<br />
nhóm trên để có những kết luận sâu hơn. Việc<br />
so sánh biến số về tỷ lệ giữa các nhóm được sử<br />
dụng phép kiểm chi bình phương hay Fisher’s<br />
exact test. Với các biến số về định lượng như<br />
tuổi, thời gian, xét nghiệm sinh hóa được mô tả<br />
bằng giá trị trung vị (khoảng) và so sánh giữa<br />
hai nhóm bằng phép kiểm Wilcoxan – Mann –<br />
Whitney U; giữa 3 nhóm bằng phép kiểm<br />
Kruskal-Wallis test. Sự khác biệt có ý nghĩa nếu<br />
p < 0,05. Từ đó có thể rút ra được nhựng yếu tố<br />
tiên lượng tử vong trên bệnh nhân HLH ngay tại<br />
thời điểm bắt đầu điều trị.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi tiến hành phân tích hồi cứu trên<br />
97 ca được chẩn đoán hội chứng thực bào máu<br />
và điều trị theo phác đồ HLH 2004 từ tháng<br />
1/2007 đến tháng 3/2011 tại bệnh viện Nhi đồng<br />
1. Tại thời điểm 8 tuần sau điều trị (giai đoạn tấn<br />
công), chúng tôi chia bệnh nhi thành hai nhóm<br />
tử vong và nhóm còn sống để tiến hành so sánh<br />
tìm các đặc điểm khác biệt. Với kết quả về thời<br />
gian sống trung bình của nhóm tử vong là 17<br />
ngày, chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn:<br />
xếp các ca tử vong trước 2 tuần vào nhóm tử<br />
vong sớm và so sánh các đặc điểm lâm sàng<br />
cũng như cận lâm sàng so với các nhóm còn lại.<br />
Với phương pháp phân tích như trên chúng tôi<br />
thu được một số kết quả đáng kể.<br />
<br />
Đặc điểm của mẫu<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung và lâm sàng khi vào viện<br />
lần đầu của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
Tỷ lệ nam/nữ<br />
Thời gian chẩn đoán tại bệnh viện<br />
(ngày)<br />
Thời gian bắt đầu điều trị sau chẩn<br />
đoán (ngày)<br />
Thời gian nằm viện lần đầu (ngày)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Cỡ mẫu = 97<br />
Số ca (%) hay<br />
Trung vị (khoảng)<br />
2,5 (0,1-14,3)<br />
55/42 (1,3)<br />
4 (0-29)<br />
2 (0-29)<br />
25 (3-160)<br />
<br />
3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Cỡ mẫu = 97<br />
Số ca (%) hay<br />
Trung vị (khoảng)<br />
Thời gian sốt từ khi bệnh đến lúc nhập<br />
9 (1-120)<br />
viện (ngày)<br />
Thời gian sốt từ khi bệnh đến lúc chẩn<br />
14 (6-121)<br />
đoán (ngày)<br />
Gan to<br />
91 (93,8)<br />
Gan lách to<br />
71 (73,2)<br />
Sang thương da<br />
34 (35,1)<br />
Xuất huyết tiêu hoá<br />
10 (10,4)<br />
Dấu hiệu thần kinh; n (%)<br />
9 (9,4)<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng khi vào viện của mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
<br />
Cỡ mẫu = 97<br />
Số ca (%) hay<br />
Trung vị (khoảng)<br />
3,1 (0,34 -37,2)<br />
0,8 (0,04 -19,6)<br />
8,4 (0,04-19,6)<br />
62 (3-708)<br />
2520 (41 -78000)<br />
489 (104-5990)<br />
1,9 (0,25 -6,01)<br />
160 (5-7659)<br />
107 (2-2035)<br />
1,49 (0,12 -30,6)<br />
0,38 (0,02 -1,2)<br />
13 (13,4)<br />
7 (7,2)<br />
<br />
9<br />
<br />
Bạch cầu (x 10 /L)<br />
9<br />
Neutrophil (x 10 /L)<br />
Hemoglobin (d/dL)<br />
9<br />
Tiểu cầu (x 10 /L)<br />
Ferritin (ng/ml)<br />
Triglyceride (mg%)<br />
Fibrinogen (g/dL)<br />
AST (U/L)<br />
ALT (U/L)<br />
Bilirubin toàn phần (mg%)<br />
Creatinine (mg/dl)<br />
X quang ngực bất thường<br />
Bất thường MRI não<br />
<br />
Bảng 3: Đặc điểm bệnh phối hợp<br />
Bệnh phối hợp<br />
Bệnh gia đình<br />
Bệnh huyết học ác tính<br />
Bệnh nhiễm trùng<br />
Bệnh nhiễm EBV hoặc CMV<br />
EBV<br />
CMV<br />
EBV và CMV<br />
Bệnh nhiễm trùng máu<br />
<br />
Cỡ mẫu = 97 Số ca (%)<br />
1 (1/33= 3,0)<br />
4 (4,1)<br />
30 (30,9)<br />
25 (25,7)<br />
9 (9,3)<br />
4 (4,1)<br />
14 (14,6)<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả điều trị Hội chứng thực bào trong<br />
giai đoạn tấn công (8 tuần đầu)<br />
Đặc điểm điều trị<br />
IVIG<br />
Etoposide<br />
CSA<br />
Dexamethasone<br />
Metrothexate<br />
<br />
Cỡ mẫu = 97 Số ca (%)<br />
6 (6,5)<br />
39 (42,4)<br />
89 (96,7)<br />
97 (100)<br />
5 (5,5)<br />
<br />
Từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2011 chúng tôi<br />
<br />
4<br />
<br />
có 97 ca đủ tiêu chuẩn chẩn đoán và được điều<br />
trị theo HLH – 2004. Lứa tuổi trung vị khởi phát<br />
bệnh là 2,5 tuổi (0,1 -14,3 tuổi) với tỷ lệ nam/nữ<br />
là 1,3 (55 nam/42nữ) (Bảng 1). Số ngày từ lúc<br />
bệnh nhân nhập viện đến lúc được chần đoán<br />
trung bình là 4 ngày (0 – 29 ngày) và số ngày bắt<br />
đầu tiến hành điều trị sau chẩn đoán trung bình<br />
là 2 ngày (0 – 29 ngày) (Bảng 1). Tất cả bệnh nhi<br />
khi bắt đầu điều trị đều có dấu hiệu sốt kéo dài<br />
với thời gian sốt trung bình từ lúc khởi bệnh đến<br />
lúc được chẩn đoán là 14 ngày (6 – 121 ngày).<br />
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp là: gan to<br />
chiếm 93,8%; gan lách to chiếm 73,2%, sang<br />
thương da 35,1% như sẩn hồng ban, vàng da;<br />
xuất huyết tiêu hoá 10,4%; dấu hiệu thần kinh<br />
9,4% như co giật, lơ mơ, (Bảng 1).<br />
Tại thời điểm bắt đầu điều trị, các xét<br />
nghiệm thường quy cho thấy trung vị số lượng<br />
bạch cầu là 3,1x109/L (0,34 – 37,2 x109/L) trong đó<br />
lượng bạch cầu hạt rất thấp 0,8 x109/L (0,04 –<br />
19,6 x109/L); hemoglobin trung vị là 8,4g/dl (3,2 13g/dl) và lượng tiểu cầu cũng giảm thấp 62 x<br />
109/L (3 – 708 x109/L). (Bảng 2).Phản ứng viêm<br />
rất mạnh biểu hiện qua giá trị ferritin máu tăng<br />
cao trung bình 2520 ng/ml (41 -78000<br />
ng/ml).Triglyceride cũng tăng với giá trị trung<br />
vị 489 mg% (104-5990 mg%) Lượng fibrinogen<br />
trong máu nằm ở mức bình thường 1,9 g/dl (0,25<br />
-6,01g/dl). Mức độ tổn thương gan biểu hiện qua<br />
men gan tăng cao với lượng AST là 160 U/L (57659 U/L), ALT là 107 I/L (2-2035 U/L) và<br />
billirubin tăng với giá trị trung vị là 1,49 mg%<br />
(0,12 -30,6mg%). Không có trường hợp nào biểu<br />
hiện suy thận ngay tại thời điểm điều trị với<br />
chức năng thận biểu thị qua giá trị creatinin<br />
trung bình 0,38 mg/dl (0,02 -1,2mg/dl). (Bảng 2).<br />
X quang bất thường với dấu hiệu viêm phổi,<br />
tràn dịch màng phổi hay màng bụng chiếm tỷ lệ<br />
(13/97; 13,4%). Tỷ lệ bệnh nhi có biểu hiện MRI<br />
não bất thường là (7/97; 7,2%) trong đó có 4 ca<br />
teo não, 1 ca tổn thương chất trắng, 1 ca tổn<br />
thương nhân bèo và 1 ca dãn não thất (Bảng 2)<br />
Khảo sát bệnh lý nhiễm trùng phối hợp vào thời<br />
điểm chẩn đoán thực bào máu: nhiễm EBV có tỷ<br />
lệ khá cao (25/97; 25,7%) trong đó có 9 ca có EBV<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
IgM dương tính và 16 ca có EBV PCR dương. Tỷ<br />
lệ nhiễm CMV (9/97; 9,3%) trong đó 8 ca CMV<br />
IgM dương tính là 1 ca CMV PCR có ý nghĩa. Tỷ<br />
lệ bệnh nhi nhiễm vừa EBV vừa nhiễm CMV là<br />
(4/97; 4,1%). (Bảng 3). Tất cả bệnh nhi trước khi<br />
bắt đầu điều trị đều được tiến hành cấy máu và<br />
kết quả có (14/97; 14,6%) ca dương tính: 1 ca<br />
Staphylococcus aureus, 6 ca Coagulase - negative<br />
Staphyloccus; 3 ca Acinobacter spp; 1 ca<br />
Streptococcus; 1 ca Pseudomonas aeruginosa; 2 ca<br />
nấm Candida albicans,.(Bảng 3)<br />
Khảo sát di truyền có 1/33 ca được khảo sát<br />
gen và phát hiện có đột biến gen SAP và PRF1.<br />
Ngoài ra 1 ca có tiền căn gia đình 2 anh em cùng<br />
bị HLH nhưng khi khảo sát gen SAP, Perforin<br />
chưa tìm thấy bất thường.<br />
Tất cả 97 ca đều được điều trị theo phác đồ<br />
HLH -2004 với kết quả là IVIG 6,5%, Etoposide<br />
42,4%, Cyclosporin 96,7%, Dexamethasone 100%,<br />
Methotrexate và Prednisone 5,5% (Bảng 4). Tỷ lệ<br />
dùng IVIG còn thấp do thiếu nguồn cung cấp<br />
thuốc. Tỷ lệ dùng Etoposide cũng vậy do nhiều<br />
bệnh nhi có chống chỉ định ngay tại thời điểm<br />
bắt đầu điều trị. Sau thời gian điều trị nội trú<br />
trung bình 25 ngày (3-160 ngày) với thời gian<br />
sống trung bình 145 ngày (3-1493 ngày), cắt<br />
ngang tại thời điểm 8 tuần, kết quả là trong 97 ca<br />
có 8 ca bỏ theo dõi (8,2%) – trong đó có 4 ca phải<br />
chuyển viện vì bệnh máu ác tính: 2 ca bạch cầu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cấp, 1 ca lymphoma và 1 ca Langerhans Cells<br />
Histicytosis (LCH).<br />
<br />
Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân thực bào máu<br />
trong giai đoạn điều trị tấn công:<br />
<br />
Bảng 5: Tỷ lệ tử vong<br />
Kết quả điều trị 8 tuần<br />
Nhóm tử vong<br />
Tử vong sớm (trong 2 tuần đầu)<br />
Tử vong muộn (sau 2 tuần điều<br />
trị tấn công)<br />
Nhóm sống<br />
Mất theo dõi<br />
<br />
Tổng số ca = 97 ca<br />
N (%)<br />
25 (25,8)<br />
9 (9,3)<br />
16 (16,5)<br />
64 (65,9)<br />
8 (8,2)<br />
<br />
Sau 8 tuần điều trị, trong số 97 bệnh nhân<br />
ban đầu, có 4 bệnh nhân bỏ điều trị và 4 bệnh<br />
nhân chuyển viện để điều trị theo bệnh lý<br />
máu ác tính, còn lại 89 bệnh nhân. Trong số 89<br />
bệnh nhân này,có 25 bệnh nhân tử vong,<br />
chiếm tỉ lệ 25,8% (25/97), trong đó 9 bệnh<br />
nhân tử vong sớm trong vòng 2 tuần, chiếm tỉ<br />
lệ 9,3% (9/97) (Bảng 5).<br />
<br />
Xác định các yếu tố có liên quan tới tử vong trong giai đoạn điều trị tấn công<br />
Bảng 6: So sánh giữa nhóm tử vong và nhóm sống<br />
Nhóm tử vong (n=25)<br />
Nhóm sống (n = 64)<br />
Số ca (%) Trung vị (khoảng) Số ca (%) Trung vị (khoảng)<br />
Đặc điểm chung<br />
Tuổi (tuổi) *<br />
¶<br />
Tỷ lệ nam: nữ<br />
Thời gian sống còn (ngày)<br />
Thời gian sốt (ngày) *<br />
‡<br />
Gan to<br />
¶<br />
Gan lách to<br />
¶<br />
Sang thương da<br />
‡<br />
Xuất huyết tiêu hoá<br />
‡<br />
Dấu hiệu thần kinh<br />
9<br />
Bạch cầu (x 10 /L) *<br />
9<br />
Neutrophil (x 10 /L) *<br />
Hemoglobin (g/dL) *<br />
<br />
1,7 (0,2 -12)<br />
1,5 (15/10)<br />
17 (3 – 52)<br />
14 (7 – 121)<br />
24 (96)<br />
21 (84)<br />
9 (36)<br />
6 (24)<br />
4 (16)<br />
2,3 (0,37 -25,1)<br />
0,7 (0,4 -11,7)<br />
8,2 (3,2 -12,1)<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
2,7 (0,1 – 14,3)<br />
1,3 (36/28)<br />
240 (12 – 1493)<br />
15 (6 – 55)<br />
62 (96,9)<br />
46 (71,9)<br />
19 (29,7)<br />
1 (1,6)<br />
3(4,7)<br />
3,3 (0,34 – 37,2)<br />
0,73 (0,1 – 19,6)<br />
8,5 (4,4 – 13)<br />
<br />
P<br />
<br />
0,028<br />
0,748<br />
0,434<br />
1<br />
0,126<br />
0,483<br />
0,001<br />
0,085<br />
0,038<br />
0,996<br />
0,346<br />
<br />
5<br />
<br />