Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 2
lượt xem 5
download
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Làng nghề truyền thống Bình Định; Đôi điều về làng nghề truyền thống; Làng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa; Nghề dú đồng Phương Danh; Nghề đúc chuông; Làng nón ngựa Xuân Quang;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 2
- PHÀN III LÀNG NGHÈ TRUYỀN THÓNG Ở BÌNH ĐỊNH Tác già: Nguyễn Xuân Nhân
- ĐÔI ĐIỀU VÈ LÀNG NGHÈ TRUYỀN THỐNG Làng nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời ở nước ta từ Nam chí Bắc. Làng tập họp mọi người trong làng cùng làm một nghề, cùng chung một vị tổ nên mang tính cộng đồng. Tính cộng đồng ấy thể hiện trong cách hành nghề, trong sinh hoạt, tập quán và cả trong sự học hỏi và truyền nghề. Họ còn có liên hệ máu huyết và cả trong quan hệ bà con láng giềng. Vì vậy cách làm nghề đều tưomg tự như nhau. Nói cách khác họ luôn theo một trình tự, một phương pháp giống nhau. Biết được một làng nghề truyền thống một vùng là biết được sự tương tự của làng nghề khác. Trong quá trình làm nghề, luôn có những thuận lợi cũng như khó khăn mà họ phài tìm hiểu để vượt qua. Từ đó nảy ra sáng kiến và trở thành kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy được truyền đạt cho người thân, trước tiên là người trong gia đình rồi sang tộc họ. Quan hệ gia tộc còn có hên quan đến sui gia, bạn bè thân thiết, tình làng nghĩa xóm. Dù muốn hay không nghề nghiệp và kinh nghiệm cũng được chia sẻ truyền thụ. Hơn nữa từ quan hệ láng giềng qua lại, mắt thấy tai nghe. Phải chăng đó là một cách học hỏi thực tế mà kết quả.
- Làng truyền thống có cùng sinh hoạt khiến việc giao tiếp thuận lợi. Sự giao tiếp ấy làm cho dân làng gần gũi, thân tình gắn bó. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau chẳng những trong nghề, trong quan hệ sản xuất và tiêu thụ mà cả khi gặp những khó khăn tai nạn. Tuy nhiên, như ta đã từng nghe chuyện giữ gìn bí quyết trong nghề nghiệp ngày xưa. Có những nghề họ chỉ truyền cho con trai, con dâu mà không truyền cho con gái vì họ quan niệm rằng “nữ sinh ngoại tộc”. Họ sợ rằng con gái biết nghề khi có chồng sẽ đem nghề ấy truyền cho nhà chồng. Có thể đó là một sai lầm khiến nghề nghiệp của nước ta không phát triển. Đây là một nhược điểm cần khắc phục. Làng truyền thống có nhiều thế mạnh và cả thế yếu nên việc nghiên cứu, tìm hiểu về mặt chuyên môn kỹ thuật và cả những sinh hoạt văn hóa. Những ngày giồ tồ, những lễ hội được tổ chức một cách long trọng và trang nghiêm để nhắc nhở con cháu nhớ đến các bậc tiền bối đã bỏ ra bao nhiêu công sức học hỏi, làm nghề, rút kinh nghiệm, qua bao vất vả khó khăn để truyền nghề cho con cháu, cho dân làng tạo nên cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Vì vậy lễ hội mang tính văn hóa sâu đậm. “Ưống nước nhớ nguồn” đó là truvền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một số nghề ngày xưa hầu như đã mai một. Tìm hiểu đ
- và không ô nhiễm, vì khi những thứ hàng tre cói này khi vứt bỏ chỉ sau một thời gian nó đã tự hủy hoại. Thứ đến khi nghiên cứu về làng nghề truyền thống chúng ta còn hiểu được sự liên hệ giữa các nghề. Nếu các nghề đươc phối hợp chặt chẽ thì mới có kỹ thuật cao tạo ra những sản phẩm xuất sắc. Xin đơn cừ một trường hợp: nghề đúc đồng chỉ sàn xuất được những mặt hàng không mấy mỹ thuật lắm nên giá không cao. Cũng là đồ đồng nhưng nếu là đồ tam khí ta sẽ thấy giá trị của nó. Nghiên cứu làng nghề truyền thống là tìm về cội nguồn của dân tộc để phát huy thế mạnh tìm cách khắc phục những yếu kém để khôi phục lại những gì đã mất hay suy yếu. Nếu khôi phục được ta còn giải quyết được nạn thất nghiệp và cả việc tiêu thụ được những nguyên vật liệu trong nước. Đó là trách nhiệm của chúng ta những nhà nghiên cứu về kinh tế hầu đưa nền kinh tế nước ta mỗi ngày một phát triển bền vững.
- LÀNG NGHÈ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM DỆT LỤA Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng Câu ca dao trên đã phản ảnh phần nào nỗi nhọc nhằn của nghề nuôi tằm. Nghề này đã có từ xưa, đến thời vương phi Ỷ Lan có lẽ là thời kỳ hoàng kim và lưu truyền cho đến ngày nay. Tìm về nguồn gốc Bình Định là đất mới - từ thời xa xưa dân tộc Chăm và Việt đã có liên lạc với nhau tuy không chính thức nhưng đã giao tiếp trên buôn bán, trao đổi vật phẩm và truyền nghề trong đó có nghề trồng dâu nuôi tằm. Nhiều sự việc đã được các cụ già ngày xưa kể lại mà chúng tôi đã ghi chép được. Bài này tuy viết về làng Háo Lễ, với xóm Cửi có làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nói chung nhưng chỉ tượng trưng, vì lẽ có .ất nhiều làng trong tỉnh Bình Định làm nghề này. Chuyện về làng Phương Danh: Làng nằm ven bờ sông Đập đá, nên khá màu mỡ nhờ phù sa của dòng sông Côn hàng năm bồi đắp. Dọc theo bờ sông là đất soi, nương dâu nối tiếp nương
- dâu. Một màu xanh mướt, phì nhiêu. Chính từ những nương dâu này là nguồn cung cấp lá dâu thức án cho tằm. Dệt lụa, trồng dâu, nuôi tằm là nghề truyền thống hiện nay vẫn còn trong quy mô nhỏ. Trong làng có chùa Ty thờ bà tổ nghề dệt. Chính nơi này đã đào tạo rất nhiều chàng trai có tay nghề cao. Họ đi khắp nơi trong tỉnh truyền nghề. Họ là những người thầy vừa là thợ, họ làm cho gia chủ những công đoạn khó khăn nhất-kỹ thuật dệt-nhất là “bắt hoa” là khó nhất, thứ đến là mắc canh vào khung dệt... Câu ca dao: Anh về Đập đá, Gò Găng Để em kéo sợi đêm trăng một mình Mai này dệt cửi bắt canh Bắt hoa, nhuộm vài thay anh khỏ lòng Theo sự tích thì nghề tơ lụa ở Phương Danh bắt nguồn từ bà tổ được dân làng lập miếu thờ. Ngày xưa khi xóm cửi chưa hình thành, trong xóm có người con gái tên là Tô Huệ khá đẹp mà lại giàu lòng nhân ái. Cô rất thương người nghèo khổ. Cô thường mang tiền gạo trong nhà ra phân phát cho người đói khổ. Thời gian qua mau, cô gái càng lớn càng xinh đẹp nhưng cô không lấy chồng. Người ta thường thỉ thầm bàn tán bảo nhau-cô là người nhà Trời đầu thai xuống trần gian để giúp dân làng. Ngoài tấm lòng nhân ái cô còn rất yêu quý các loài hoa và ong bướm. Mùa xuân đến, họ nhà bướm mở hội bướm xuân. Hàng ngàn con bướm bay lượn, nô đùa cùng cô. Cô thấu hiểu cả những nỗi khổ của chúng, cô luôn chăm sóc đặc biết nhất là loài bướm
- trắng. Bướm ừắng chính là loài đã sinh ra tằm và tằm cho con người những sợi tơ vàng óng. Từ những sợi tơ vàng đẹp đẽ ấy đã gợi cho nàng Tô Huệ này ra ý đem tơ dệt thành lụa như dệt vải. Từ khi tìm ra tơ vàng nàng xin cha cho nàng ra ở một căn nhà nhỏ ở ven sông giữa những nương dâu để dân làng phát triển nghề mới. Cha mẹ khuyên nàng mãi nhưng ý nàng đã quyết nên cha mẹ cũng chiều lòng. Từ một cô gái nhà giàu có, nàng trở thành người dân quê một lòng yêu nghề nên được dân làng quý trọng. Để ghi nhớ công đức của nàng, dân làng dã suy tôn gọi nàng bằng Bà. Sau khi bà mất dân lập miếu thờ-tục gọi là bà chúa Ty. Cứ đến ngày 16/8 âm lịch hàng năm, ngày bà qua đời, dân làng tồ chức tế lễ, rước đèn, cờ trống rất trọng thể. Dân làng đến thắp hương, cúng bái. Là ngày hội ăn mặc nên mọi người đều ăn mặc rất đẹp, hát múa vui chơi suốt ngày hội. Chuyện kể thứ hai Nguồn gốc nghề tằm tơ được truyền từ miền Bắc vào Nam. Ngày xưa, bên bờ sông La thuộc Hoan Châu nay thuộc vùng Nghệ Tĩnh, gần chân núi Hồng Lĩnh có một làng chuyên nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa. Làng dọc ven sông, dân quen nghề sông nước, thuyền buôn ra vào tấp nập, mua bán hàng tơ lụa chuyển về Nam. Ải về Hà Tĩnh thì về Mặc lụa xứ Hạ, uống chè Hương Sơn Những chuyến hàng từ đây được chuyển tải về Nam. Thuyền này là của hai cha con họ Võ. Thuyền chở nhiều tơ lụa và một
- so hàng hỏa khác. Trên đường mua bán hai cha con được quen biêt một người con gái Chăm lưu lạc trong chiến tranh. Nhờ người này hướng dẫn, chỉ đường đi lối về nên việc buôn bán khá trôi chảy thu được nhiều lợi nhuận. Khi thuyền cập bến Thị Nại, đây là vùng thuộc kinh đô Đồ Bàn của vua Chăm nên việc kiểm soát gắt gao theo luật lệ của vưorng quốc. Việc khám xét khó khăn tưởng chừng như việc mua bán phải ngừng trệ. Thế nhưng nhờ nhan sắc của cô gái và những lời thưa gởi nhẹ nhàng, ân cần khiến viên quan trẻ có cảm tình nên việc giao lưu buôn bán có phần trôi chảy. Ngày lại ngày, họ thường gặp nhau, một mối cảm tình này sinh giữa đôi bên. Mối tình giữa đôi trai tài gái sắc Chăm-Việt được nhen nhóm sâu đậm dần. Một số thương nhân người Việt ở lại trên đất Chăm làm ăn sinh sống. Từ đó nghề trồng dâu, nuôi tằm được phổ biến và hình thành. Đời sống con người có nhiều nhu cầu, trong đó có hai nhu cầu thiết yếu là ăn và mặc. Chuyện ăn quan trọng thế nào dù không nói mọi người đều biết. Còn việc mặc thì thế nào? “Mặc” tuy thứ yếu nhưng không thề thiếu. Nhu cầu về mặc đã có từ thời xưa, từ thời đồ đá con người đã biết lấy vỏ cây, da thú để che thân. Nghề sản xuất vải vóc đã tạm đủ thỏa mãn cái mặc nhưng con người văn minh thì càng cần hơn. Những thứ vài thông thường chưa hài lòng, họ cần có những thứ vải có giá trị cao, đó là tơ lụa. Chỉ có tơ lụa mới có đủ tính năng ưu việt: - Nhẹ nhàng, mềm mại dễ giặt - Ẩm về mùa đông, mát về mùa nóng - Bền chắc lại sang trọng
- Vì vậy giá tơ lụa khá cao, đắt gấp nhiều lần so với vải và nylon. Vả lại khoa học chỉ công nghiệp hóa được ngành vải nhưng chưa công nghiệp hóa được ngành sản xuất ra tơ tằm. Muốn có tơ người ta phải trải qua nhiều công đoạn thủ công. Vì vậy mà tơ lụa đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng vì vải lấn ép. Ngày nay tơ lụa đã trở lại ngôi thứ của nó. Tơ lụa vẫn chiếm lĩnh thị trường cao cấp, ở các nước văn minh người ta vẫn thích dùng hàng tơ lụa. Mời bạn về quê tôi để xem việc sản xuất tơ lụa. Việc trồng dâu 1. Cây dâu: Là cây thân mộc, lá có hình trái tim, lớn bằn) bàn tay, khi dâu tốt lá lớn bằng bàn tay xòe. sắc xanh sáng. Cê dâu trồng trên nương không lớn lắm, thân dâu cỡ chỉ bằng ngó chân cái. Cây mọc thẳng, lên cao cỡ 50cm mới đâm đọt. Khi dâ ngang đầu người người ta mới hái lá. Lá loại cho tằm ăn là lá bánh tẻ, lá mới lớn, màu xanh lục. Sau một lần hái, những nách lá lại nẩy đọt non. Cứ mỗi lứa hái người ta lại bón phân tát nước. Cây dâu lại sung sức và cho lượt lá thứ hai. Lá dâu là thực phẩm duy nhất đối với tằm dâu. Nó ảnh hưởng đến đòi sống con tàm và cà trong việc sản xuất tơ. Nhìn sắc tơ óng ánh, mượt mà là hiểu được sự chăm sóc tằm của người nuôi và cà việc trồng dâu. Dâu là cây thân mộc, gỗ tuy không cứng lắm lúc nhỏ nhưng khi dâu đã thành cổ thụ gốc lởn đến một người ôm không hết. Trên ruộng dâu người ta không để dâu lớn quá. Khi dâu đã có hoa là người ta lại sửa soạn một mùa ươm trồng mới, hoa dâu nhỏ màu đỏ sẫm rồi chuyển dần sang tím rồi nâu. Lúc này năng
- suât lá dâu không cao nên người ta hái lượt lá cuối cùng rồi phá bỏ cây dâu (đốn dâu) để cây dâu ra đọt mới. Nếu phải trồng mới người ta lựa những cành bánh té chặt cành dâu thành từng đoạn cỡ vài chục cm - gọi là hom. Khi đất trên nương dâu đã sẵn sàng người ta đem hom dâu găm nghiêng cỡ 45°. Có đất hơi ẩm là hom nẩy rễ nứt mầm. Trồng dâu không khó, tỷ lệ sống trên 90%. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật người ta tiến hành ươm dâu giống bằng hạt, khi thành cây đủ tiêu chuẩn họ đem trồng, việc làm này nhằm tránh sự thoái hóa của giống dâu mang lại năng suất lá cao (do sừ dụng lại hom). Thu hoạch lá dâu là việc làm tưởng chừng đơn giản vì lẽ ai cũng làm được. Người hái dâu mang theo một cái giỏ lớn, cao ngang ngực, đường kính cỡ 50-60cm, bên dưới có chân cũng bằng tre để lá dâu không chạm đất nhằm giữ sạch lá dâu. Giỏ đựng lá dâu có lỗ hình lục giác lớn để lá được thông thoáng, tươi lâu. Phụ nữ thường làm việc này. Trông họ làm việc lúc nào cũng khẩn trương, đôi tay thoăn thoắt, dịu dàng, nhanh nhẹn như múa mặc dù sau lưng họ chiếc áo đã ướt sũng mồ hôi. Điều ấy chứng tỏ rằng việc hái lá dâu không nhẹ nhàng. Thức dậy từ tờ mờ sáng, lên nương hái xong giỏ dâu đầu tiên là mặt trời vừa lên. Họ cũng vội vã ra về cho tằm ăn. Neu để tằm đói dù chỉ một vài giờ thôi cũng đủ làm tằm chậm lớn “một giờ tằm đói bàng trâu đói một ngày”. Câu nói vần trên cũng đủ nói lên sự quan trọng trong việc ăn của tằm. Điều đáng nói thứ hai tùy theo nhu cầu của tuồi, lứa tằm mà hái một loại, lượng dâu vừa phải. Nếu hái sai loại hoặc lượng mà không đúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tuổi tằm và để tằm đói hoặc phí phạm. Vào những lúc tằm ăn rỗi thì dâu là một nhu cầu hết
- sức khẩn trương, tưởng chừng bao nhiêu lá tằm ăn cũng hết, đó là giai đoạn chạy dâu. Người nuôi tằm đều có kinh nghiệm về giai đoạn này. “Vì tằm tôi phải chạy dâu - Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay”, con tằm giờ đây nó cũng quan trọng ngang với con người - nhất là người chồng! Ruộng dâu: Người ta gọi là nương dâu. Nương là vùng đất thổ pha cát phù sa. Cây dâu rất thích hợp với loại đất phù sa này. Hầu hết nương dâu đều nằm dọc theo bờ sông hay các bãi phù sa trên sông. Nương dâu ở nơi vị trí cao nhưng cây dâu rất cần nước nên nương dâu luôn ở sát bờ sông để dễ dàng trong việc tưới nước. Những nương dâu luôn luôn xanh mát vì lá dâu mọc khá dày. Một người đang ở giữa đám dâu thì không còn thấy và ngược lại người bên ngoài không thể nhìn thấy người bên trong. Có lẽ vì thế mà trai gái ngày xưa thường hẹn hò tình tự ở nương dâu chăng? Có lẽ cũng vì nương dâu kín đáo như thế nên giữa nương dâu thường xảy ra những cuộc tình không mấy tốt đẹp. Trong Kiều có câu: Ra tuồng trên bộc trong dâu Thì con người ấy ai cầu làm chi Phải chăng nương dâu là nơi hò hẹn của ừai làng gái xóm ngày xưa? Hầu hết những làng làm nghề nầy đều có một sinh hoạt giống nhau. Trước hét chúng ta cũng nên tìm hiểu về nếp sống con tàm-con vật đã cho ta thứ tơ vàng, mịn óng ánh và
- chắc chắn. Con vật có chu kỳ sinh sản vòng tròn: xin bắt đầu từ cái trứng. Nuôi tằm - Trứng tằm được sinh ra từ con ngài. Ngài đẻ trứng trên lớp giấy bổi do bàn tay con người lót. Ngài đẻ một lần hàng trăm trứng nằm đều đặn trên tờ giấy bổi. Chỉ cần giữ trứng trong môi trường và nhiệt độ thích họp trong vòng 7 ngày là ta có một thế hệ sâu non - đó là con tằm. Thời kỳ nầy nghề nuôi tằm chú ý nhất là bảo vệ tằm con khỏi bị hao hụt nhất là thằn lằn và kiến, hai kẻ thù ẩy luôn rình rập tằm con vì đó là thức ăn béo bở ngon lành. Tằm con được đưa ra “trẹt” (cái nong nhỏ) và cho tằm ăn lá dâu non đã được xắt nhỏ như sợi thuốc lá. Ihì trong vòng vài ba ngày mà tằm đã lớn lên bằng tăm nhang. jfừ một trẹt tằm con lại phải sang nơi ở mới là những cái nong lớn. Đây là thời kỳ chạy ăn cho tằm, tằm ăn rất nhiều lá dâu, lá dâu được hái về hong ráo nước rồi phủ lên mình tằm. Những con tằm háu ăn bám lấy lá dâu mà xơi. Tiếng tằm ăn lá dâu kêu rào rào như một cơn mưa nhỏ. Người ta bào tằm “ăn lên”. Có lẽ không một con vật nào ăn nhiều như tằm, tằm như theo lượng lá dâu mà lớn lên-lớn như thổi. Tằm ăn rồi ngủ, cứ mỗi lần ăn rồi ngủ, ngủ rồi thức là tằm được một tuồi-tằm chừng năm tuổi tằm là tằm chín (chừng 25 ngày). Tằm ăn bao nhiêu phải cung cấp bấy nhiêu, càng ăn khỏe càng kết quả tốt. Thật là vất và khi chạy dâu cho tằm. Không bao giờ để tằm đói. Tục ngữ của làng tơ tằm có câu: Tằm đói một ngày cũng tày người đói ba hôm
- Dù tằm đói một hôm thôi cũng làm giảm năng suất tơ. Tằm lớn nhanh chỗ nuôi cũng phái tăng theo bàng cách sang ra nhiều nong. Sau thời kỳ ăn rỗi tằm lớn hết cỡ khi thân tằm từ màu trắng xanh chuyển sang màu vàng tằm mới thôi ăn. Bây giờ người ta đưa tằm lên bổi. Bổi là nhữg tấm vỉ kết bằng cành cây khô và sạch để tằm làm kén. Thời kỳ rút ruột nhả tơ chừng 3 ngày. Thời kỳ nầy phải canh phòng loài ong đến bắt tằm và nhặng đến đẻ trứng vào thân tằm. Tằm tiết ra chất nước quánh màu vàng, nước ra đến đâu là khô đến đó, những sợi tơ ấy bắt đầu giăng lên bủa sợi tơ ngày càng dai quấn và che khuất thân tằm. Tằm nằm trong kén là liên tục nhả tơ, kén ngày một dày thêm, bên trong tằm tự hóa nhộng. Một nong tằm là 5 nong kén Chờ cho kén dày hết cỡ người ta mới gỡ kén ra khỏi bồi Ví đưa đi ươm tơ. Lúc này người nuôi tằm có hai việc: ươm tơ hoặc lấy giốnjj Những 0 kén tốt được chọn làm giống. Trong ổ kén tằm đã hóa thành nhộng. Nhộng sẽ biến thành ngài (bướm tằm). Ngài tự cắn rách kén chui ra ngoài. Tất cả những con ngài được đưa ra nong, chúng tự tìm kết bạn đời, cứ hai con một kết dính vào sau phía đằng đuôi, đến khi chúng rời ra thì những con ngài cái như đẫy đà thêm lên. Lấy những mẫu như cái chén chụp lại cho đến khi chúng đẻ trứng. Lại bắt đầu chu kỳ mới cho đén khi tằm cho kén. Kén đem bỏ vào xanh đồng lớn nấu nước sôi để lấy tơ, đây là giai đoạn đòi hỏi tay nghề cao. Hầu hết người ươm tơ đều là phụ nữ, họ ngồi trước nồi nước sôi để bắt mối - họ dùng những đôi đũa dài quay quay đám kén, những sợi tơ mỏng manh được khơi
- ra, băt lấy mối đưa qua “mắt sành”. “Mắt sành” là một vòng sành có lỗ nhô, đưa mối vào chuyền sang “xa quay”. Xa quay cuốn tơ thành ông. Bước đầu có khó khăn đôi chút, cho đến khi tơ đã lên cuộn thì người ươm tơ chỉ cần lấy mối chắp vào sợi tơ trước, cứ thê những thỏi ông tơ xoay tít, vàng hươm lớn dần. Cứ xem số tơ thu được là biết năm ấy nuôi tằm có kết quả không “một nong nằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ”. Sau khi đã lấy hết tơ ừong nồi còn lại những thân nhộng. Nhộng là món ăn ngon, bổ. Nhộng mà xào với hành củ, một món ăn tuyệt vời. Đó là chuyện ngày xưa. Bây giờ nhờ những tiến bộ của khoa học, hiệu suất đã tăng lên rất cao nhờ giống tằm lớn con, cho kén lớn, nhiều tơ mà tơ lại có màu trắng. Màu ừắng làm giảm được công đoạn tẩy màu. Hơn nữa giống dâu cũng được cải tiến, lá dâu mới to gấp 2-3 lần lá dâu cũ khiến cho việc nuôi tằm bớt nhọc nhằn. Ngày nay người ta tính theo hộp trứng giống, cứ mỗi hộp trứng, nuôi đầy đủ thì thu được 30kg kén, ươm được 4kg tơ, mỗi ký tơ chừng 300.000đ. Nghề nuôi tằm được phát triển khá mạnh vì lợi nhuận cao, gấp 4-5 lần trồng lúa. Từ đó nghề nuôi tằm được chuyên môn hóa từng khâu, ở vùng thôn quê người ta chỉ nuôi tằm rồi lấy tơ là giai đoạn cuối cùng phần dệt thành lụa đã có máy móc thay thế. Tuy nhiên nhân đây chúng tôi cũng muốn nói thêm về nghề dệt lụa ngày xưa ờ quê tôi để chúng ta hiểu thêm về nghề cổ truyền của ông cha truyền lại. Xóm Cửi là quê ngoại nên tôi thường về xem cậu và các anh chị nuôi tằm dệt lụa. Từ ngoài đường vào làng là đã nghe tiếng
- lách cách của khung dệt vang vọng rồi. Thứ âm tiết rất riêng của làng nghề. Xóm Cừi chừng 50 nóc nhà của một tộc họ - một nghề dệt. Mới sớm tinh sương là các sinh hoạt đã bừng lên rồi. Người nào việc ấy, các bà ngoài việc nội trợ còn đi hái dâu, những cái bội lỗ lớn và thưa, to cao hom người được sẵn sàng lên nương để trưa mang về những bội dâu đầy ắp, nặng trịch. Đàn ông kẻ thì ngồi khung mắc cừi hoặc những công việc phụ cho nghề. Họ kiên nhẫn ngồi dệt cả ngày. Tiếng lách cách của thoi, của bàn đạp đều đều rền rĩ. Những chiếc khung dệt cũ kỹ, chằng chịt những gọng những dây. Đặc biệt nhất là khung dệt lụa hoa, chiếc khung dệt to chiếm hết một gian nhà. Một người ngồi dệt, một người leo ngồi tận trên cao gần sát mái tranh để bắt hoa. Đôi bàn tay cuốn lấy những sợi canh, thoăn thoắt khi lên khi xuống, khi qua khi lại. Cứ theo từng nhịp thoi, những tấm go lại đưa lên đưa xuống tạo thành một âm thanh riêng biệt khi khoan khi nhặt như nhắc nhở người thợ bắt hoa là dệt đến đâu rồi. Nhịp thoi cứ đều đặn kêu suốt ngày. Thời ấy muốn dệt một hoa văn trên lụa thật công phu và khó khăn. Tốc độ dệt là rất chậm, thế mà những sản phẩm dệt cứ đều đặn ra lò. Anh tôi kể rằng anh phải ra tận Nam Định để học nghề này, mỗi hoa có một bài học thuộc lòng dễ nhớ. Những thước lụa thô dệt xong còn phải qua nhiều công đoạn, nhuộm, làm láng bằng nước hồ. Hồ xong đem phơi và làm láng. Nhuộm và làm nguội: Những thước lụa vừa dệt xong, đó chỉ là những tấm lụa thô chưa đem ra thị trường tiêu thụ được mà phải trải qua một thời gian nữa. Trước tiên là làm sạch các mối nối, con thoi làm nhiệm vụ đưa những sợi tơ vào khung. Những cuộn tơ nhỏ trong thoi có một độ dàỉ nhất định nên khi dệt được chừng 5-7cm lụa là hết
- tơ thợ dệt phải thay con suốt tơ trong thoi. Từ đó có những mối nôi. Mối nối có thể nằm giữa tấm lụa hay ở ngoài biên khiến tâm lụa chưa sạch. Thợ phải dùng loại kéo đặc biệt-không giống loại kéo bình thường để cắt bò những mối nối. Người ta thường đánh giá kỹ thuật dệt qua đường biên, đường biên phải thẳng, không cong vênh, đều đặn. Đó là những tấm lụa tốt. Lụa thô được đem hồ một lớp hồ để tẩy những vùng lụa khác màu. Lụa thô được cuộn lên trục gỗ, căng thẳng và đem phơi. Người ta dùng những thanh tre dài hơn khổ lụa chừng một tấc hai đầu nhọn hoặc có đinh nhỏ. Hai đầu nhọn nằm phía biên, cây căng cong lên. Khi lụa đã gần khô, người ta mới cuộn lên trục gỗ dùng vồ nhỏ gõ nhẹ, đều trên khắp mặt tấm lụa, lần lượt tấm lụa được cuộn tròn cho đến hết. Sau đó người ta mới cuộn lần nữa. Theo nhu cầu mà người ta cắt thành từng đoạn gọi là cây lụa. Nhuộm: Ngày xưa màu thông dụng nhất là đen và trắng. Màu của lụa hơi vàng, đôi khi còn để nguyên màu tơ vàng rực như nghệ. Vào thời ấy các màu sáng tươi gần như không nhuộm được. Chủ yếu mua ờ đô thị qua các hàng của Tàu. Các màu mà nghề nhuộm ở Bình Định chủ yếu là đen, nâu, xanh lơ. Tất cả những nguyên liệu để nhuộm hầu hết là thực vật. Những vỏ cây có màu nâu, vị chát như lá ổi, lá xương bầu, cây chè hàng rào và chàm. Tất cả những lá cây này hái về đem băm hoặc giã thật nhò đựng trong những ghè, hũ. Ngâm độ vài ngày, đậy kín đem phơi nắng. Những lá cây này chưa có màu đen đậm. Dùng lừa để nấu, có nhiều nhà không nấu trên bếp lửa mà đổ trấu, rơm xung quanh rồi đốt. Lừa cháy âm ỉ khá lâu.
- Những tấm lụa trắng được nhuộm đen bằng hỗn hợp lá cây này. Nhuộm xong đem ủ bùn, bùn màu đen xám lấy trong ao hồ được phủ lên đem phơi. Bùn cũng được lựa chọn khá công phu, bùn được dùng phải quánh, nhuyễn màu xanh đen. Phải nhuộm và phủ bùn nhiều lần thì mới có được màu đen vừa ý. Qua giai đoạn này người ta mới hồ thêm một lớp hồ. Các tấm lụa được cuốn trên trục tròn. Người ta dùng vồ vỗ đều trên mặt lụa, vừa vỗ vừa cuộn cho đến hết cuộn. Giờ đây mặt lụa đã láng, nhẵn bóng. Đây là khâu cuối cùng của công đoạn nhuộm. Các mặt hàng từ lụa tơ tằm 1. Lụa: Lụa là mặt hàng chính của thời ấy, lụa dày mỏng tùy theo số sợi tơ lớn nhỏ mà có tên gọi riêng. Lụa được dệt bàng hai sợi tơ đậu lại gọi là lụa đậu hai. ba sợi là đậu ba, nhiều nhất là đậu năm. Sợi canh (dọc) và sợi cửi (trong thoi) có số sợi tơ đậu ngang nhau thì lụa mới bền đẹp. Cách dệt đều giống nhau, thỉnh thoảng cũng có những tấm lụa có hoa (như đã nói ở phần trước) loại này khá đắt tiền. 2. Xuyến: Là lụa có cách dệt khác. Xuyến là mặt hàng kiểu cách. Sợi dọc không có gì đặc biệt, chỉ có sợi ngang được dồn thành từng quãng, cứ một quãng thưa lại có một quãng dày thành ra xuyến có sọc ngang. Sọc ngang của xuyến dành cho đàn ông lớn hơn xuyến dùng cho đàn bà. Áo dài xuyến người ta có thể nhìn thấy lớp áo lót bên trong, vì vậy người ta thường mặc lót áo quần màu trắng.
- 3. Lãnh: Là lụa được nhuộm và nghè thật láng. Lãnh mới mặc thường có tiếng kêu sột soạt. Sau một thời gian lãnh mềm mại nhưng tính trơn láng vẫn giữ nguyên. Điều đáng nói đó là thứ hàng mà phụ nữ ngày xưa rất yêu thích. Lãnh làm cho người mặc trở nên dịu dàng, đáng yêu, sang trọng. Thào nào tục ngữ ta có câu “người đẹp vì lụa”. Thật quả là không ngoa! 4. Thao: Là lụa được dệt bằng tơ hoặc lấy lần đầu tiên từ kén tằm. Những sợi tơ này chia đều, có chỗ lớn nhò và ngắn. Vì vậy mà mặt thao có nhiều mối nối gồ ghề, tuy nhiên thao mặc bền hơn lụa. 5. Đũi: Là lụa dệt bằng tơ lấy sau cùng từ kén tằm. Đũi cũng giống như thao là mặt đũi có nhiều mối nối. Đũi cũng chắc như thao lụa. 6. Lương: Là lụa đậu tư, đậu năm nhưng khoảng cách giữa những sợi tơ rộng hơn. Áo lương rất nhẹ, dệt thưa, khi mặc Ìgười ta có thể nhìn thấy áo lót bên trong. Còn nhiều mặt hàng khác cũng từ lụa mà ra tùy theo cách dệt mà tên gọi khác nhau. Gấm và nhiễu cũng từ lụa mà ra nhưng đó là những mặt hàng cao cấp từ các vùng khác mang đến. Việc buôn bán tơ lụa ngày xưa Nhìn tổng quát về nghề tơ lụa của từng địa phương của Bình Định, hầu hết có cách làm và sinh hoạt giống nhau. Những làng nghề truyền thống về tơ lụa như: An Thái, Phương Danh và Háo Lễ là những làng có tính chất sản xuất khá quy mô, tuy việc làm hoàn toàn thủ công từ khâu đầu đến khâu cuối vì vậy hàng hóa chủ yếu là tự cấp tự túc. Thinh thoảng một vài năm cà
- làng cũng gom góp hàng hóa đem đi bán ở các tỉnh lân cận về phía Nam từ Phú Yên trở vào. Có lẽ ở những vùng này ít có tơ lụa chăng? Vả lại thời ấy hầu hết dần chúng cơ cực, không đủ ăn thì cái mặc trở nên thứ yếu. Áo vải cũng chưa lành lặn nên tơ lụa cũng trở nên những món hàng đắt giá và có phần xa xỉ. Hàng tơ lụa chỉ cung cấp cho tầng lớp khá giả từ phú nông trờ lên. Giai tầng trên nhu các vị quan lại, hào lý cũng chỉ dùng một cách khiêm tốn. Dăm ba ngày hoặc cà tháng mới thấy một người đi bán loại hàng này. Hàng hóa cũng không nhiều, chỉ một tay nải trong ấy gôm nhiều mặt hàng chủ yếu là lụa, lãnh, xuyến. Mặc dù được gọi là cây lụa, cây lãnh nhưng chiều dài chỉ khoảng 7-8 mét vừa đủ để may một bộ đồ hay hai cái quần. Khách hàng cũng chỉ là những người quen biết, có tiếng tăm là giàu có, bác Lý, cụ Hương, ông Cửu, ông Bá,... Những người thường thường bậc trung thường nhật chỉ dùng vải, chủ yếu là vải ta, dệt bằng sợi bông. Ngày Tết hay ngày cưới người ta mới dám mặc lụa tơ tằm. Xong dăm ba ngày lễ Tết, giặt giũ kỹ lưỡng rồi đem cất trong rương trong tủ chờ đen dịp sau. - Chuyện cây thước đo vải Một bài vè địa phương có đề cập đến cây thước Trời mưa lâm râm Cây trâm có trái Cây thước đo vài Cây cài làm dưa...
- Cây thước để đo vải. Nói là thế nhưng cây thước để đo vài còn gọi là thước ta, nó dài ngắn, non, già tùy theo từng vùng, từng người. Thước đo vài dài cỡ hai thước mộc, nếu tính theo mét thì dài độ 84cm. Tuy nhiên các cây thước đo vải tùy theo mua hay bán. Có cây chỉ chừng 78cm. Việc đo lường ngày xưa dường như không được quy định đúng mức. Vì vậy vải vóc được bán theo giá thỏa thuận. Từ việc đo lường đến giá cả đều không có gì là thống nhất có lẽ vì trình độ yếu kém ấy mà hóa ra thiếu văn minh? Chuyện vải vóc “Ăn ham chắc, mặc ham dày” là câu châm ngôn của người dân quê. Vải đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Người nông dân một nắng hai sưomg, khổ cực là thế thì việc mặc cần chắc và dày để đủ sức chịu đựng với việc khuân cao vác nặng. Cây bông vải là cây dễ trồng, nó gần như thích hợp với mọi loại đất đai, nơi nào cũng trồng được. Việc thu hoạch và chế biến thành sợi hầu như người phụ nữ nào cũng làm được. Có lẽ vì thế mà bất cứ một xóm làng quê nào cũng có khung dệt và khung kéo sợi. Sau mùa lúa, những lúc nông nhàn họ lại quay sang làm nghề thủ công trong đó có việc trồng bông kéo sợi. Cuộc sống vất vả nhưng vẫn là chiều hướng đi lên, người ta bắt đầu cải cách nghề dệt. Trong thời kháng chiến chống Pháp ờ Bình Định có vài xi ta, rồi xi-ta chỉ đánh. Mặt hàng này cung cấp cho bộ đội và cả mọi người. Đây là nét đặc biệt của Liên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
lễ hội dân gian của người việt ở nam bộ: phần 1
240 p | 80 | 13
-
Nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam: Phần 2
348 p | 21 | 13
-
Nguyễn Nghĩa Nguyên - Người gìn giữ văn hoá dân gian xứ Nghệ
6 p | 126 | 9
-
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian xứ Nghệ Ninh
12 p | 97 | 9
-
Đố - một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo
8 p | 106 | 6
-
Văn hoá dân gian phi vật thể của người Khơ Me ở Sóc Trăng: Phần 1
204 p | 17 | 5
-
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 1
233 p | 28 | 4
-
Lễ hội dân gian người Việt ở ven biển tỉnh Ninh Thuận
8 p | 55 | 3
-
Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội
10 p | 7 | 2
-
Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt
12 p | 18 | 2
-
Vận dụng triết lý nhân sinh của người Việt qua tục ngữ ca dao để dạy phần văn học dân gian cho học sinh lớp 7, 8 Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
6 p | 38 | 2
-
Dạy học văn học dân gian Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
9 p | 10 | 1
-
Con lợn trong văn hóa dân gian
4 p | 28 | 1
-
Một số đặc điểm của nhạc lễ dân gian Khmer ở Sóc Trăng
10 p | 4 | 1
-
Một số đặc điểm của múa dân gian (Tạp chí Văn hoá dân gian Số 3 - 2006)
5 p | 10 | 0
-
Nhạc lễ Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian
8 p | 9 | 0
-
Âm nhạc trong lễ cưới truyền thống của người Khmer ở Sóc Trăng (Tạp chí Văn hoá dân gian Số 4-2015)
11 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn