intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỘP SƠ CỨU TẠI NHÀ

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

203
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HỘP SƠ CỨU TẠI NHÀ Hầu hết các nhà thuốc và siêu thị lớn cung cấp những hộp sơ cứu làm sẵn tại nhà. Tuy vậy, bạn có thể tự lắp ghép một bộ sơ cứu cho chính bạn để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu gia đình của bạn. CẤT GIỮ DỤNG CỤ SƠ CỨU Dụng cụ nên được cất giữ trong hộp chống thấm nước, được dán nhãn rõ ràng để dễ nhận biết. Biểu tượng của hộp sơ cứu châu Âu là sọc trắng trên nền xanh. TRONG BỘ SƠ CỨU NÊN CÓ NHỮNG GÌ? Hãy xem xét...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỘP SƠ CỨU TẠI NHÀ

  1. HỘP SƠ CỨU TẠI NHÀ Hầu hết các nhà thuốc và siêu thị lớn cung cấp những hộp sơ cứu làm sẵn tại nhà. Tuy vậy, bạn có thể tự lắp ghép một bộ sơ cứu cho chính bạn để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu gia đình của bạn. CẤT GIỮ DỤNG CỤ SƠ CỨU
  2. Dụng cụ nên được cất giữ trong hộp chống thấm nước, được dán nhãn rõ ràng để dễ nhận biết. Biểu tượng của hộp sơ cứu châu Âu là sọc trắng trên nền xanh. TRONG BỘ SƠ CỨU NÊN CÓ NHỮNG GÌ? Hãy xem xét cẩn thận nhu cầu mà bạn phải có cho bộ sơ cứu ở nhà. Bộ sơ cứu của bạn nên có những dụng cụ với công dụng sau: · Xử trí những trường hợp chảy máu nhiều · Đắp được vết thương và vết bỏng nhỏ · Làm sạch được vết trày da và vết đứt nhỏ · Nâng đỡ được căng bong gân và xương gãy · Đắp được vết bỏng lớn · Làm được băng ép lạnh Thêm vào đó, bạn phải có những thuốc đối kháng trong hộp sơ cứu của bạn như thuốc giảm đau và những thuốc dự phòng trong gia đình. Số lượng mỗi loại dụng cụ sẽ tùy vào số người, lứa tuổi và hoạt động của những người trong nhà. Trẻ con, ví dụ, thường có nhiều vết bầm dập, trày xướt nhỏ trên cơ thể và do đó có lợi điểm từ những miếng dán với nhiều màu sắc. Lứa tuổi thanh thiếu niên thích thể thao có thể dễ bị bong và trật gân hơn. DỤNG CỤ CÓ THỂ CÓ Gạc có kích thước nhỏ, trung bình và lớn.
  3. Những cái này là những miếng xốp vô trùng với băng dán dính mà có thể được dùng cầm máu chảy nhiều hoặc đắp lên những vết thương nhỏ. Băng hình tam giác: Đây là những miếng có nhiều công dụng. Được gấp vào trong miếng xốp, chúng có thể được dùng như một băng ép lạnh hoặc một miếng xốp bao quanh vùng đau. Chúng có thể được dùng để đắp lên vết bỏng hoặc vết trày xướt lớn hoặc nâng đỡ xương gãy. Xem băng hình tam giác Miếng dán : dành cho vết thương nhỏ Gạc vô trùng không dính, băng dán an toàn, băng dán dính, và băng giảm dị ứng. Gạc có thể được cắt tùy theo kích thước và được dùng để đắp lên những vết trày xướt, vết bỏng và những vết thuơng nhỏ. Miếng gạc Gauze (sợi lụa trong): Dùng bằng cách thấm nước để rửa vết thương. Băng cuộn tròn, băng ép, băng hình ống: dùng để hỗ trợ cho bong và trật gân Găng dùng một lần rồi bỏ: dùng để xử trí túi dịch cơ thể Kéo blunt-ended Nhíp (kẹp) Hãy duy trì bộ sơ cứu của bạn: bạn phải đảm bảo rằng bạn có một hệ thống thiết bị thay thế khi nó đã được dùng và kiểm tra gạc và thuốc thường xuyên để chắc rằng chúng còn và không bị hủy hoại.
  4. Hô hấp nhân tạo cho người trưởng thành Khi một người không thể thở, cơ thể sẽ thiếu Oxy và nếu không có biện pháp phù hợp sẽ dẫn đến tử vong. Không khí mà một người lớn khỏe mạnh lúc thở ra chứa một lượng Oxy rất có giá trị, có thể thở vào một người không thể hô hấp được giúp hồi phục mức độ Oxy trong cơ thể người đó. Quy trình này được gọi là hồi sức miệng-tới- miệng hay là hô hấp nhân tạo; "hơi thở thật sự" được gọi là "hơi thở cứu nguy" HÔ HẤP NHÂN TẠO Hô hấp nhân tạo được làm cho một người không thở được. Khi một người lớn không thể hô hấp được nguyên nhân thường gặp là do vấn đề về tim; cho nên việc quan trọng là ngay khi bạn nhận ra một người không thể thở được, hãy chắc rằng xe cấp cứu đã được gọi. Nếu bạn có mặt n ạ thở hay dụng cụ bảo vệ mặt và biết cách dùng thì thật tốt nhưng đừng lãng phí thời gian để tìm nó. Khi có tổn thương mặt hay khi nạn nhân đã bị trúng độc, hãy hô hấp nhân tạo theo đường miệng-tới-mũi. Nâng cằm lên, ngửa đầu, ngậm miệng nạn nhân lại và thở vào mũi họ, sau đó di chuyển miệng của bạn ra nơi khác để không khí thoát ra.
  5. 1. Đặt nạn nhân nằm ngửa. Thông đường thở bằng cách ngửa đầu và nâng cằm bằng 2 ngón tay. 2. Kẹp phần mềm của mũi bằng 2 ngón tay trỏ và cái của bàn tay đã đặt trên trán nạn nhân. Mở miệng nạn nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2