Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 38,39,40,41,42 trang 23 SGK Toán 9 tập 1: Bảng căn bậc 2” dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 35,36,37 trang 20 SGK Toán 9 tập 1"
Đáp án và hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Toán 9 tập 1 trang 23.
Bài 38. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả:
5,4; 7,2; 9,5; 31; 68.
Hướng dẫn giải bài 38:
√5,4 ≈ 2,324; √7,2 ≈ 2,683; √9,5 ≈ 3,082; √31 ≈ 5,568 √68 = 8,246.
Bài 39. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả:
115; 232; 571; 9691.
Hướng dẫn giải bài 39:
√115 = √100.1,15 = 10√1,15
Tra bảng ta được √1,15 ≈ 1,072
Vậy √115 ≈ 1,072
Tương tự ta tính được
√232 = √100.2,32 = 10√2,32 ≈ 15,23
√571 = √100.5,71 = 10√5,71 ≈ 23,89
√9691 = √100.96,91 = 10√96,91 ≈ 98,44
Bài 40. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả:
0,71; 0,03; 0,216; 0,811; 0,0012; 0,000315.
Hướng dẫn giải bài 40:
Ta có: 0,71 =71/100 √0,71 = √71/√100 = √7/10 ≈8,246/10 = 0,8426
Tương tự: √0,03 ≈ 0,1732; √0,216 ≈ 0,4648
√0,811 ≈ 0,9006; √0,0012 ≈ 0,0346; √0,000315 ≈ 0,0175
Bài 41. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Biết √9,119 ≈ 3,019. Hãy tính:√911,9 ; √91190 ; √0,09119; √0,0009119
Bài 42. Dùng bảng căn bậc hai để tìm giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau:
a) x2=3,5;
b) x2 = 132;
Các em tự giải bài 41,42
Bài luyện tập hay về bảng Căn bậc 2 Toán 9
Bài 1: Cho a = 3,4 và b =5,1. Tính √a, √b, √ab. So sánh √a.√b và √ab. Cách tính nào nhanh hơn và so độ chính xác cao hơn.
Hướng dẫn giải:
√a = √3,4 ≈ 1,844
√b = √5,1 ≈ 2,256
√a. √b = 1,844.2,256 = 4,164
√ab= √3,4.5,1 = √17,34 = 4,164
Cách tính sau nhanh hơn và có độ chính xác cao hơn.
Bài 2. Chứng tỏ rằng, các số tự nhiên nhỏ hơn 16 nhưng lớn hơn 9 đều không phải số chính phương.
Hướng dẫn giải:
Giả sử có 1 số x nào đó là số chính phương thuộc yêu cầu đề bài, thế thì 9 < x < 16 ⇔ 32 < x < 42
Do 3,4 là hai số tự tự nhiên liên tiếp nên không tồn tại số chính phương nằm giữa 16 và 9.
Để xem tiếp nội dung tiếp theo của “Hướng dẫn giải bài 38,39,40,41,42 trang 23 SGK Toán 9 tập 1: Bảng căn bậc 2”, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website tailieu.vn để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo "Hướng dẫn giải bài 43,44,45,46,47 trang 27 SGK Toán 9 tập 1"