intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 8,9,10 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2

Chia sẻ: Phượng Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

230
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và định hướng phương pháp giải bài tập 8,9,10 trong SGK nhằm giúp các em học sinh ghi nhớ công thức tính đường vuông góc và đường xiên, biết cách tính và vận dụng công thức vào trong bài toán. Mời các em tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 8,9,10 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2

Bài 8 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2

Cho hình 11, biết rằng AB < AC. Trong các kết luận sau kết luận nào đúng ? Tại sao?

a) HB = HC
b) HB > HC
c) HB < HC

Hướng dẫn giải bài 8 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2:
Vì AH ⊥ BC; AB < AC (gt) mà AB, AC là hai đường xiên có hai hình chiếu tương ứng là HB và HC nên HB < HC


Bài 9 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2

Để tập bơi nâng dần khoảng cách, hàng ngày bạn Nam xuất phát từ M, ngày thứ nhất bạn bơi đến A, ngày thứ hai bạn bơi đến B, ngày thứ ba bạn bơi đến C..(hình 12)
Hỏi rằng bạn Nam tập bơi như thế có đúng mục đích đề ra hay không ( ngày hôm sau có bơi xa hơn ngày hôm trước hay không? Vì sao?

Hướng dẫn giải bài 9 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2:
Theo hình vẽ các điểm A, B, C, D nằm trên một đường thẳng d và điểm M nằm ngoài đường thẳng đó. MA là đường vuông góc kẻ từ M đến đường thẳng d. Các đoạn thẳng MB, MC, MD là các đường xiên kẻ từ M lần lượt đến B, C và D
Ta có AB, AC, AD lần lượt là hình chiếu của MB, MC, MD xuống d. Ta có ngay AD >AC > AB suy ra
MD > MC >MB > MA
Điều đó có nghĩa là ngày hôm sau bạn Nam bơi được xa hơn ngày hôm trước, tức là bạn Nam tập đúng mục đích đề ra.

 


Bài 10 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2

Chứng minh rằng trong một tam giác cân, độ dài đoạn thẳng nối đỉnh đối diện với đáy và một điểm bất kỳ của cạnh đáy nhỏ hơn hoặc bằng độ dài của cạnh bên.
Hướng dẫn giải bài 10 trang 59 SGK Hình học 7 tập 2:

Chúng ta vẽ hình như sau
Giả sử ∆ABC cân tại A, M là điểm thuộc cạnh đáy BC, ta chứng minh AM ≤ AB; AM ≤ AC
+ Nếu M ≡ A hoặc M ≡ B ( Kí hiệu đọc là trùng với) thì AM = AB, AM = AC.
+ Nếu M nằm giữa B và C; ( M ≢ B , C). Gọi H là trung điểm của BC, mà ∆ABC cân tại A nên AH ⊥ BC
+ Nếu M ≡ H => AM ⊥ BC => AM < AB và AM < AC
+ Nếu M ≢ K giả sử M nằm giữa H và C=> MH < CH
Vì MN và CH là hình chiếu MA và CA trên đường BC nên MA < CA => MA < BA
Chứng minh tương tự nếu M nằm giữa H và B thì MA < AB, MA < AC
Vậy mọi giá trị của M trên cạnh đáy BC thì AM ≤ AB, AM ≤ AC

 

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 55,56 SGK Hình học 7 tập 2

 >> Bài tiếp theo: 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2