HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
lượt xem 111
download
Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) khi hoàn thành phải viết báo cáo tổng kết và tóm tắt. Tóm tắt đề tài, báo cáo tổng kết là sản phẩm chính của đề tài để báo cáo với cơ quan quản lý, là cơ sở để các ủy viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu, bỏ phiếu xếp loại đề tài. Căn cứ "Hướng dẫn một số điểm viết báo cáo tổng kết đề tài NCKH" (theo mẫu Phụ lục II theo Quyết định số 24/QĐBGD&ĐT ngày 2 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đại học Đà Nẵng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày tháng năm 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VIẾT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) khi hoàn thành phải viết báo cáo tổng kết và tóm tắt. Tóm tắt đề tài, báo cáo tổng kết là sản phẩm chính của đề tài để báo cáo với cơ quan quản lý, là cơ sở để các ủy viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu, bỏ phiếu xếp loại đề tài. Căn cứ "Hướng dẫn một số điểm viết báo cáo tổng kết đề tài NCKH" (theo mẫu Phụ lục II theo Quyết định số 24/QĐ- BGD&ĐT ngày 2 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Đại học Đà Nẵng hướng dẫn cụ thể viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học như sau: 1. Về bố cục Số chương của mỗi báo cáo tổng kết đề tài KHCN tùy từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, thường gồm những phần và chương sau: - Mục lục; - Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu, các hình vẽ đồ thị (nếu có); - Phần Mở đầu; - Tổng quan; - Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết; - Trình bày các kết quả đạt được theo nội dung của Bản thuyết minh đã đăng ký và được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, đánh giá bàn luận các kết quả; - Kết luận; - Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo; - Danh mục tài liệu tham khảo; - Phụ lục (nếu có); - Báo cáo kinh phí đã chi kể cả các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước và báo cáo quyết toán; - Báo cáo tổng kết phải có chữ ký của chủ trì đề tài, xác nhận của thủ trưởng đơn vị; - Đối với đề tài cấp Bộ: Báo cáo tóm tắt (148x210mm) không quá 15 trang, cỡ chữ cỡ 12. Báo cáo tổng kết khổ giấy A4 (210x297mm) không quá 80 trang (không tính tài liệu tham khảo và phụ lục), cỡ chữ 14. Đối với đề tài cấp ĐHĐN: báo cáo tổng kết (210x297mm) không quá 50 trang.
- 2. Quy định chi tiết 2.1. Bìa trước Đối với cấp Bộ Đối với cấp ĐHĐN - Bộ Giáo dục và Đào tạo, - Đại học Đà Nẵng, - Đại học Đà Nẵng, - Trường (Trung tâm) - Tên đề tài, - Tên đề tài, - Mã số, - Mã số, - Chủ nhiệm đề tài, - Chủ nhiệm đề tài, - Địa danh và năm lập báo cáo - Địa danh và năm lập báo cáo 2.2. Trang phụ bìa Tên đề tài, Chủ nhiệm đề tài, Danh sách những người tham gia thực hiện và đơn vị phối hợp chính (ghi rõ họ tên, học hàm, học vị). 2.3. Mục lục 2.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo Mẫu 1.10 và Mẫu 1.11 Phụ lục kèm theo Quyết định 24. 2.5. Nội dung chính của báo cáo 2.5.1. Mở đầu: Tính cấp thiết, mục tiêu, cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu. 2.5.2. Tổng quan: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài KHCN; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. 2.5.3. Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài. 2.5.4. Trình bày, đánh giá bàn luận các kết quả: Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài KHCN hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo. 2.5.5. Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài nghiên cứu một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm. 2.5.6. Kiến nghị sử dụng kết quả nghiên cứu và những nghiên cứu tiếp theo. 2.5.7. Danh mục tài liệu tham khảo - Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật; - Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước; - Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách); (năm xuất bản) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn); tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phảy cuối tên), nhà xuất bản, (dấu
- phảy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). 2.6. Phụ lục (nếu có) Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung đề tài như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh ... Nếu đề tài sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Phụ lục không được dày hơn phần chính của đề tài. 2.7. Chữ ký của chủ nhiệm đề tài và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài 2.8. Bản sao Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ đã được phê duyệt. 2.9. Báo cáo tóm tắt đề tài được trình bày theo thứ tự từ mục 2.1 đến 2.5.6 của phần 2. 3. Về trình bày Công trình KHCN phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Báo cáo đề tài KHCN sử dụng font chữ Unicode cỡ 14 của hệ soạn thảo Winword; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm, lề trái 3,0 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên hoặc dưới mỗi trang giấy. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), dày không quá 80 trang (đối với cấp Bộ), và không quá 50 trang (đối với cấp ĐHĐN). 4. Số bản in Chủ nhiệm đề tài phải nộp cho Ban Quản lý Khoa học và Đào tạo Sau Đại học: Cấp Bộ: - 09 (chín) bản báo cáo tổng kết đề tài; - 05 (năm) bản tóm tắt đề tài. Cấp ĐHĐN: 02 (hai) bản báo cáo tổng kết đề tài. 5. Tổ chức thực hiện Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh cho Đại học Đà Nẵng (Qua Ban QLKH & ĐTSĐH) để có sự hiệu chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp. GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GS.TSKH. BÙI VĂN GA
- Sau đây là ví dụ minh họa bố cục của đề tài KHCN qua trang Mục lục. Mục lục Trang Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1... 1.2... Chương 2 - ... 2.1... 2.1.1... 2.1.2... 2.2... ... Chương 4 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (Sau phần này có chữ ký của tác giả, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị) TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC (nếu có)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ VỊÊC VIẾT CHUYÊN ĐỀ, KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
4 p | 559 | 151
-
Luận văn đề tài : Tội phạm tham nhũng - một số vấn đề lý luận, thực tế và những ảnh hưởng tới nền kinh tế, một số biện pháp đấu tranh phòng chống
22 p | 227 | 79
-
Luận án tiến sĩ Triết học: Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
204 p | 103 | 21
-
Luận văn : PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ MẪU NẤM Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei GÂY BỆNH TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP RFLP – PCR part 7
6 p | 120 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại
170 p | 26 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc Anh - Việt (Theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống)
211 p | 45 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 38 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội xâm hại tình dục trẻ em - Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước
125 p | 40 | 9
-
Báo cáo " Những bất cập của pháp luật về giải quyết đình công ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị "
5 p | 91 | 9
-
Báo cáo "Một số điểm mới về thoả ước lao động tập thể theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành "
4 p | 97 | 8
-
Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đạo tạo hướng dẫn viên Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh
319 p | 57 | 8
-
Báo cáo "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN ĐÀN LỢN TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG "
5 p | 103 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền đối vật trong luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành
87 p | 68 | 5
-
Báo cáo "Về những điểm mới cơ bản trong thủ tục giải quyết các vụ án lao động theo Bộ luật tố tụng dân sự "
7 p | 99 | 5
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểmn sinh vật học, sinh thái học của con lai giữa giống ong nội Đồng Văn (Apis cerana cerana Fabricius) với giống ong nội địa phương (Apis cerana indica Fabricius) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
176 p | 84 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại
27 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểmn sinh vật học, sinh thái học của con lai giữa giống ong nội Đồng Văn (Apis cerana cerana Fabricius) với giống ong nội địa phương (Apis cerana indica Fabricius) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
24 p | 70 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn