intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc khảo sát yếu tố hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, luận án nhằm xác định sự hiện diện của khuynh hướng hiện sinh với những đặc điểm và ý nghĩa xă hội - thẩm mỹ riêng của nó, từ đó đề xuất một số vấn đề về tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, có thêm cơ sở để khẳng định những đóng góp của khuynh hướng hiện sinh trong thơ đương đại đối với sự phát triển của cả nền thơ ca dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐOÀN THỊ HẠNH KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mă số: 9 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Nghệ An, 2022
  2. Luận án được hoàn thành tại trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường ĐH Vinh.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng luôn vận động và phát triển trong những bối cảnh lịch sử văn hóa nhất định. Thơ Việt Nam đương đại, từ công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986, đã có sự thay đổi mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Hiện sinh là một khuynh hướng đem lại cho thơ ca giai đoạn này nhiều sáng tạo độc đáo, từ phương diện cảm quan về đời sống, về con người cho đến kĩ thuật viết. 1.2. Gốc rễ của khuynh hướng hiện sinh là từ triết học hiện sinh, một trong những trào lưu triết học lớn của thế kỉ XX. Sự tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại không chỉ ở số lượng tác giả, tác phẩm mà còn ở bề sâu nhận thức, tư tưởng, tạo nên một hiện tượng ghi dấu ấn đậm nét, như một dấu mốc đánh dấu sự cách tân đổi mới của nền thơ ca dân tộc. 1.3. Thực tế đánh giá về khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại không thuần nhất mà có những ý kiến trái chiều. Do vậy, chúng tôi muốn truy nguyên bản chất của vấn đề, bắt đầu từ những khái niệm có tính chất triết học, từ đó, thấy được sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sáng tạo và cảm quan thẩm mĩ mang tâm thức hiện sinh của các nhà thơ đương đại, góp phần khẳng định sự tồn tại khuynh hướng này, đưa đến cho người đọc một cái nhìn đúng đắn, khoa học, khách quan. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát yếu tố hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, luận án nhằm xác định sự hiện diện của khuynh hướng hiện sinh với những đặc điểm và ý nghĩa xă hội - thẩm mỹ riêng của nó, từ đó đề xuất một số vấn đề về tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, có thêm cơ sở để khẳng định những đóng góp của khuynh hướng hiện sinh trong thơ đương đại đối với sự phát triển của cả nền thơ ca dân tộc.
  4. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Khái quát, đánh giá khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại và xác lập cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện đề tài. 2.2.2. Bao quát thơ Việt Nam từ năm 1986 đến nay, phân loại các khuynh hướng và nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. 2.2.3. Khảo sát, phân tích, làm rõ những đặc điểm của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại trên phương diện nội dung biểu hiện. 2.2.4. Khảo sát, phân tích, khái quát những đặc điểm của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại trên phương diện nghệ thuật tổ chức ngôn từ. Cuối cùng rút ra một số kết luận về vai trò và ý nghĩa xă hội - thẩm mỹ của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài trên cơ sở bao quát toàn bộ thơ Việt Nam đương đại, tập trung vào mảng thơ thuộc khuynh hướng hiện sinh. Phạm vi tư liệu khảo sát là các tác phẩm thơ Việt Nam từ năm 1986 đến nay viết theo cảm hứng hiện sinh. Các tác giả - tác phẩm thơ Việt Nam đương đại tiêu biểu thuộc khuynh hướng hiện sinh gồm: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trương Đăng Dung, Inrasara, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến, Phan Huyền Thư,... 4. Phương pháp nghiên cứu Chọn đề tài Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, luận án vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính sau đây:
  5. 3 4.1. Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử giúp cho việc nhìn nhận, xác định diễn tiến của thơ Việt Nam đương đại với quá trình tiếp thu và xuất hiện những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. 4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp cho việc phân tích và tổng hợp các vấn đề, các nội dung được khảo sát theo định hướng của luận án. 4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này được dùng để đối chiếu so sánh sự tương đồng và khác biệt trong cảm thức hiện sinh của các nhà thơ Việt Nam trên cả hai trục đồng đại và lịch đại, sự tương đồng và khác biệt của các khuynh hướng tư tưởng trong thơ Việt Nam đương đại. 4.4. Phương pháp loại hình: Phương pháp này được dùng để nhìn nhận, đánh giá, luận giải các vấn đề được tìm hiểu, nghiên cứu theo đặc điểm loại hình - tư tưởng và loại hình - thể loại. 4.5. Phương pháp liên ngành: Phương pháp giúp cho việc huy động tri thức của một số ngành khác như văn hóa học, triết học, tâm lý học, ngôn ngữ học... nhằm tham chiếu, soi tỏ các vấn đề được khảo sát, tìm hiểu trong luận án. 4.6. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được dùng để xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển, để tìm ra nét bản chất và quy luật vận động của vấn đề được nghiên cứu trong luận án. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình tìm hiểu, nghiên cứu Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại với một cái nhìn tập trung, hệ thống và với tư cách là một vấn đề chuyên biệt. - Luận án trong khi diễn giải trở lại các luận điểm đặc trưng của triết thuyết hiện sinh vì mục đích phục vụ cho nhiệm vụ chính yếu là nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ít nhiều cũng đă nêu bật được một số nhận xét cá nhân về quá trình tiếp nhận và vận dụng hiện sinh luận tại
  6. 4 Việt Nam trong nửa thế kỉ qua. - Luận án trình bày một cách bao quát, xác định và nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại bằng và với những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu văn hóa học, thi pháp học thích hợp. - Luận án là một sự khẳng định có cơ sở sự xuất hiện của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại với diện mạo và những đặc điểm riêng trên cả hai phương diện nội dung biểu hiện và nghệ thuật tổ chức ngôn từ. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào việc dạy - học ngữ văn ở nhà trường. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm bốn chương. Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 2. Nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. Chương 3. Những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại nhìn từ nội dung biểu hiện. Chương 4. Những đặc điểm chính của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại nhìn từ hình thức nghệ thuật. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Về nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại 1.1.1.1. Việc giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, mối liên hệ giữa chủ nghĩa hiện sinh với văn học và văn học Việt Nam hiện đại
  7. 5 Trong phạm vi bao quát tư liệu của luận án, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu đã có tập trung làm được các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, các nghiên cứu đã nỗ lực đi tìm một định nghĩa về chủ nghĩa hiện sinh bởi đây là trào lưu phức tạp, được diễn đạt dưới dạng tư tưởng phi lý, bằng loại tư duy và từ vựng còn xa lạ. Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định chủ nghĩa hiện sinh là một trong những tư tưởng được du nhập sớm, đã thực sự tạo dựng ảnh hưởng sâu rộng ở miền Nam. Thứ ba, các tác giả khẳng định mối liên hệ tự nhiên, khăng khít giữa một triết thuyết và bản thân hoạt động nghệ thuật nói chung, sáng tác văn chương nói riêng. Thơ ca, so với các thể loại khác, có những “ưu thế” trong việc thể hiện tư tưởng hiện sinh. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại Các công trình nghiên cứu khẳng định chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm năm mươi của thế kỷ XX. Mặc dù bắt nguồn từ phương Tây nhưng khi vào Việt Nam nó đã được cấu trúc lại bằng những yếu tố bản địa và xuất hiện ồ ạt ở miền Nam, được đón nhận nhiệt tình. Sau năm 1975, đặc biệt từ sau năm 1986, những biến đổi mạnh mẽ của đất nước sau chiến tranh đã đưa đến sự thay đổi về tư duy, về nhận thức, sự đi vào khám phá chiều sâu bên trong bản thể con người đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa hiện sinh. Các công trình bàn về chủ nghĩa hiện sinh ở nhiều góc độ. Có nhà phê bình đã phê phán gay gắt văn học hiện sinh, cũng có những quan điểm bình tĩnh, khách quan khi tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa hiện sinh. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu xem chủ nghĩa hiện sinh là biểu hiện cho sự vận động của văn hóa văn học dân tộc. Họ cho rằng chủ nghĩa hiện sinh đề cập những nỗi buồn, những phản ứng trước thực tại của tri thức và nghệ sĩ. Họ khẳng định chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản vì nó quan tâm đến số phận con người.
  8. 6 Cùng với sự thay đổi của xã hội và thực tại đời sống, sau năm 1986, nhiều tác giả đă có sự nhìn nhận thấu đáo hơn về chủ nghĩa hiện sinh. 1.1.2. Về nghiên cứu tư tưởng hiện sinh và khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 1.1.2.1. Những nghiên cứu về cảm hứng và tư tưởng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại Nhìn chung, nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại còn rất lẻ tẻ. Đề cập đến vấn đề này phần lớn có ở các bài báo hoặc các đề tài luận văn thạc sĩ. Qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh đã tạo thành một khuynh hướng sáng tác trong thơ của nhiều tác giả thuộc các thế hệ cầm bút khác nhau 1.1.2.2. Những nghiên cứu về khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại Nhan đề luận án này là “khuynh hướng hiện sinh trong thơ ca Việt Nam đương đại”, do vậy, các từ, cụm từ “khuynh hướng”, “khuynh hướng hiện sinh” “thơ Việt Nam đương đại” trở thành những từ khóa then chốt của đề tài nghiên cứu. Chúng tôi hiểu khuynh hướng xuất hiện là khi các nhà văn cùng có chung quan điểm sáng tác, hệ tư tưởng trong việc cảm nhận, lý giải thực tại. Nó có cơ sở về mặt triết học và mĩ học. Có thể nói, khuynh hướng hiện sinh bao hàm nhiều tác giả mà tác phẩm của họ có những biểu hiện, những sắc thái của chủ nghĩa hiện sinh. Như vậy, khái niệm khuynh hướng hiện sinh rộng hơn khái niệm cảm thức hiện sinh. Việc nghiên cứu về khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, có thể thấy, số lượng rất khiêm tốn. Chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng này. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh là khuynh hướng triết học được hình thành trước Chiến tranh thế giới lần thứ I, phổ biến vào những năm sau Chiến tranh thế giới
  9. 7 lần thứ II, quan tâm nhiều nhất đến vấn đề cá nhân và quan hệ của nó với thế giới. Đời sống con người chỉ có thể được hiểu thông qua sự hiện sinh của cá nhân, nghĩa là thông qua kinh nghiệm, trải nghiệm, sự dấn thân của mỗi người về/vào cuộc đời. Mỗi con người tự tạo ra thế giới riêng, “cuộc đời cá nhân” và hiện sinh tồn tại thế giới riêng ấy. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là một hiện tượng xã hội tất yếu, bởi sau những nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ, về nhận thức, thì vấn đề thân phận con người, vấn đề mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa tự do và tất yếu... rất cần được quan tâm. Đó là những vấn đề thiết thân, thực tế, “hiện sinh” với con người hiện đại. 1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Lý thuyết phân tâm học Lý thuyết phân tâm học nghiên cứu về thế giới bên trong con người, nhằm tìm ra lời giải cho những biểu hiện ra bên ngoài của khách quan, thể hiện qua hành vi của con người mà biểu hiện của loại hành vi đó là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của đạo đức và xã hội. Người sáng lập ra lý thuyết này là S. Freud, một bác sĩ tâm thần học người Áo. Lý thuyết liên văn bản Lý thuyết liên văn bản là hệ thống những diễn ngôn về văn bản trong sự cố gắng soi tỏ các vấn đề của văn bản. Vì chủ nghĩa hiện sinh vốn được xem là một trong những triết học khó hiểu bậc nhất do vậy sử dụng lý thuyết liên văn bản sẽ góp phần giải mã những quan niệm trái chiều, những quan niệm trừu tượng, mới mẻ và có phần xa lạ. Lý thuyết về nghiên cứu loại hình - thể loại và khuynh hướng thơ Loại hình học chú ý đến những đặc trưng mang tính quy luật chi phối sự hình thành, phát triển của một hiện tượng hay một nhóm hiện tượng văn học. Nghiên cứu loại hình để chỉ ra một cộng đồng thẩm mĩ trong thơ. Khuynh hướng là những hiện tượng cùng gặp gỡ nhau, có nét tương đồng,
  10. 8 thậm chí gặp gỡ nhau trong mục đích đi tìm con người có trong từng tác giả. Có nhiều khuynh hướng thơ, qua khuynh hướng có thể thấy quá trình vận động và phát triển của thơ ca. Một số khái niệm, phạm trù của lý thuyết thi pháp học hiện đại Ở đây, luận án tập trung bàn về các khái niệm then chốt của lý thuyết thi pháp học hiện đại như: Quan niệm nghệ thuật về con người, Thời gian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật, Cấu trúc tác phẩm, Cách thức tổ chức tác phẩm. Tiểu kết chương 1 Chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học xuất hiện ở phương Tây, trở thành một phong trào được biết đến rộng rãi cuối Chiến tranh thế giới lần thứ II. Có nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh của các học giả uy tín trên thế giới và trong nước. Các công trình đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn khá rõ nét về chủ nghĩa hiện sinh và sự hiện diện của nó ở Việt Nam. Dấu ấn hiện sinh thể hiện rõ nét, phong phú là từ những năm 1955-1975 ở miền Nam, khi có sự soi chiếu của triết học - mĩ học hiện sinh. Từ sau năm 1986, trong bối cảnh xã hội với những điều kiện lịch sử mới, chủ nghĩa hiện sinh đã tái xuất hiện và có ảnh hưởng sâu rộng trong thơ ca và đời sống xã hội. Sáng tác thơ Việt Nam đương đại mang đậm dấu ấn các chủ đề của chủ nghĩa hiện sinh. Chương 2 NHẬN DIỆN KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại và việc phân loại các khuynh hướng thơ 2.1.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại Từ sau năm 1986 đến nay, thơ Việt Nam đương đại đã khẳng định nỗ lực sau một chặng đường dài. Bối cảnh lịch sử của thời đại mới đòi hỏi các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thay đổi sâu sắc về tư
  11. 9 duy nghệ thuật. Một trong những sự thay đổi đó là các nhà thơ đương đại đã tiếp nhận những luồng tư tưởng mới mẻ hiện đại của thế giới, trong đó có sự tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Việc xuất hiện khuynh hướng thơ hiện sinh đã góp phần tạo sự đa dạng, phong phú và cả sự phức tạp trong đời sống thơ ca dân tộc nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung. 2.1.2. Vấn đề phân loại các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại Xuất phát từ những hệ thống và mục đích nghiên cứu khác nhau, cách phân loại sẽ khác nhau. Ở luận án này, do hạn định phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào sự phân loại khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại theo tiêu chí cảm hứng sáng tác chủ đạo. Đề tài chúng tôi quan tâm, phân loại theo cảm hứng tư tưởng sáng tạo và tập trung sự phân tích chủ yếu vào khuynh hướng cảm hứng hiện sinh. 2.1.3. Cơ sở xác định sự hiện diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 2.1.3.1. Cơ sở lý luận Ở Việt Nam, tư tưởng hiện sinh trong văn học và thơ ca ngày càng được công chúng thừa nhận. Hàng loạt trào lưu triết học, tư tưởng triết học xuất hiện đều khẳng định sự tồn tại của con người, con người với ái, ố, hỉ, nộ, dục, lạc của nó. Các tư tưởng này rất gần với tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. 2.1.3.2. Cơ sở thực tiễn Yếu tố hiện sinh xuất hiện đậm đặc trong thơ Việt Nam đương đại. Từ bối cảnh xã hội, thơ ca hướng ngòi bút vào những vấn đề thế sự đời tư. Cái mới của thơ Việt đương đại là cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ đi sâu biểu hiện thế giới tâm hồn bên trong của con người. Con người được quan tâm trên nhiều phương diện như: con người với ý thức về cái bản thể; con người cô đơn trước sự phi lý, buồn nôn của thực tại; con người dấn thân, nổi loạn; con người trong quan hệ với tha nhân... Bức tranh thơ Việt Nam đương đại đa dạng, phong phú với sự có mặt của
  12. 10 nhiều gương mặt, nhiều thế hệ nhà thơ. Những tên tuổi các nhà thơ thế hệ 7x, 8x, 9x đều có đóng góp vào quá trình hình thành khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại như Bùi Giáng, Hoàng Hưng, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Dương Tường, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara, Trương Đăng Dung... Bên cạnh đó là các nhà thơ trưởng thành sau 1986 như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Dương Kiều Minh, Phan Huyền Thư, Cát Du, Đinh Thị Thu Vân... Mỗi nhà thơ có một phong cách, giọng điệu riêng nhưng họ đã tạo thành một đội ngũ nhà thơ đông đảo cùng gặp nhau trong tư duy nghệ thuật và cảm thức thẩm mĩ mang cảm thức hiện sinh. 2.2. Sự xuất hiện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 2.2.1. Những tiền đề văn hóa, xã hội, thẩm mỹ của sự xuất hiện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 2.2.1.1. Tiền đề văn hóa xã hội Xung quanh vấn đề nguyên nhân sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh từng có nhiều ý kiến bàn luận, lý giải, chẳng hạn như do sự đề cao thái quá vai trò của khoa học kĩ thuật, do phản ứng với chủ nghĩa duy lý của xã hội phương Tây, do chiến tranh, do những biến đổi, mâu thuẫn, khủng hoảng không thể điều hòa trong xã hội đem đến những hoài nghi, bất an của con người về đời sống,... Tất cả những yếu tố này, trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động đến sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. 2.2.1.2. Tiền đề văn học và thẩm mĩ Sau 1986, Việt Nam mở rộng giao lưu với thế giới, có sự thâm nhập của nhiều luồng tư tưởng, nhiều luồng văn hóa. Tư duy văn học có thay đổi khi các nhà văn đi sâu tìm hiểu, suy ngẫm trăn trở về tính phi lý, sự vô nghĩa, đơn điệu tẻ nhạt của cuộc sống khi con người không được sống là chính mình. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời như sự phản ứng lại chủ nghĩa duy lý. Những thay đổi trong nhận thức của chủ thể sáng tạo, đặc biệt là những vấn đề truy vấn liên quan bản thể, xoáy vào những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? là biểu hiện rõ ràng và căn
  13. 11 cốt nhất của khuynh hướng hiện sinh trong thơ ca Việt Nam đương đại. 2.2.2. Diện mạo và đường hướng vận động của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 2.2.2.1. Diện mạo khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại Về vấn đề lực lượng sáng tác, thơ Việt Nam sau năm 1986 hội tụ nhiều thế hệ nhà thơ trở thành một đội ngũ đông đảo với nhiều phong cách đa dạng. Về vấn đề cảm quan thẩm mĩ của lực lượng sáng tác, thơ ca vẫn tiếp nối dòng chảy thi pháp của thơ ca truyền thống, tuy nhiên, thơ đương đại vận động và phát triển trong thời đại hòa bình thống nhất đất nước nên có những điểm khác biệt. Đó là những yếu tố khách quan phù hợp quy luật vận động của nền thơ ca dân tộc. 2.2.2.2. Đường hướng vận động của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại Từ sau năm 1986, quan niệm, cách nhìn nhận về con người trong thơ Việt Nam đương đại cũng thay đổi. Cũng như văn học nói chung, thơ quan tâm nhiều đến những khía cạnh phong phú, đa dạng của đời sống nội tâm con người. Cái tôi cá nhân trỗi dậy và đòi được quan tâm trở thành nhu cầu bức thiết của con người trong xã hội. Đây là tiền đề tạo nên quan niệm mới về hiện thực mang tâm thức hiện sinh của thơ Việt Nam đương đại. 2.2.3. Vị thế của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại Khuynh hướng hiện sinh giữ một vị thế rất quan trọng. Đó là vị thế khó có thể thay thế của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. Vì chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học mà “vấn đề trung tâm là vấn đề nhân vị”, luôn quan tâm vấn đề thân phận con người vì vậy thơ ca mang những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh thường đưa ra những trạng huống con người có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu kết chương 2 Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986, những tiền đề lịch sử xã hội, văn học đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa hiện sinh, đưa đến
  14. 12 việc hình thành một khuynh hướng trong thơ Việt Nam đương đại. Từ những sự thay đổi về hoàn cảnh lịch sử, xã hội sau 1986, sự thay đổi về tư duy và quan niệm thẩm mĩ của người cầm bút đã góp phần khẳng định sự hình thành của khuynh hướng hiện sinh. Khuynh hướng hiện sinh đă có một quá trình hình thành, vận động và phát triển với vị thế khó có thể thay thế được trong thơ Việt Nam đương đại. Với sự xuất hiện một đội ngũ đông đảo, các tác giả có cùng quan niệm về tư duy, về thẩm mĩ, về mục đích sáng tác đă góp phần tạo nên một hiện tượng in dấu ấn đậm nét trong thơ Việt Nam đương đại, đánh dấu bước đổi mới và cách tân đáng ghi nhận trong việc tiếp nhận tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Chương 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ NỘI DUNG BIỂU HIỆN 3.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 3.1.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiện sinh trong thơ ca nói chung Trong triết học, cái tôi được hiểu là cái tôi ý thức bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những người khác. Trong thơ, cái tôi luôn có sự vận động. Xét về mặt xã hội và mặt đời sống, cái tôi vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Khi nghiên cứu về đời sống và văn học, không thể bỏ qua vấn đề cái tôi - con người. Văn học Việt Nam từ thời trung đại đến nay chứng kiến ý thức biểu đạt cái tôi đa dạng và phong phú. Sự thay đổi trong tư duy, cách cảm, cách nghĩ đã tạo nên sự thay đổi trong quan niệm thẩm mĩ về con người về cái tôi trong văn học va thơ ca. Sự vận động của cái tôi cá nhân được xem là nền tảng thẩm mĩ, là thước đo cho sự phát triển của xã hội. Dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trong tác phẩm của nhiều nhà thơ Việt Nam đương đại. Khuynh hướng hiện sinh không thể hiện trong toàn bộ sáng tác của thơ đương đại cũng như trong toàn bộ tác phẩm của một nhà thơ mà trong
  15. 13 từng bài hoặc một nhóm bài. 3.1.2. Biểu đạt cái tôi hiện sinh - xu hướng phổ biến trong thơ Việt Nam đương đại Các nhà thơ đương đại hướng đến khai thác con người bản thể mang nỗi đau không được là chính mình, nỗi đau sống trong xã hội phi lý, các giá trị bị đảo lộn. Cái tôi bản thể sau những giằng xé ẩn ức bộc lộ khát khao đi tìm lại chính mình. Cái tôi bản thể gắn mình với những ẩn ức, âu lo trăn trở, về kiếp người. Đó là cái tôi lo lắng về những sự bất thường, những tai ương trong cuộc đời của xã hội khiến họ hoài nghi, bất an. Không những vậy, các nhà thơ đương đại tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trong quan hệ với chính nó và cái tôi gắn với cái ta cộng đồng, quốc gia. Nói chung, biểu đạt cái tôi trong thơ ca đương đại có nhiều hướng. Đó là cái tôi cảm xúc, cái tôi lý giải phi lý, cái tôi đa chiều kích, không dựa vào một chuẩn mực nào. Tùy mỗi cá tính sáng tạo mà cách biểu đạt này khác nhau, và sự đa dạng ấy đã làm nên sự phong phú, nhiều màu sắc của thơ ca hiện sinh. Cái tôi trong thơ hiện sinh đã đem lại cho người đọc những thể nghiệm độc đáo, và đặc biệt, giúp họ nhìn thấy được những bí ẩn trong tâm hồn mình. 3.1.3. Các dạng thái của cái tôi hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 3.1.3.1. Cái tôi bản thể và cái tôi tha hóa Cái tôi bản thể gắn với bản chất của con người. Đối với triết học hiện sinh, vấn đề quan tâm hàng đầu là cái hữu thể, sự tồn tại của cái bản thể. Ý thức về cái tôi bản thể được bắt đầu từ ý thức về bi kịch đánh mất cá tính. Cái tôi trong thơ đương đại mang cảm quan của con người hiện đại, nỗ lực tìm kiếm, gìn giữ bản ngã trong một thế giới đầy bất an, phi lí. Cái tôi trong thơ đương đại đã thể hiện ý thức về bản thể ngay nơi nhan đề thi phẩm (Tôi vẽ mặt tôi, Tôi gọi tôi, Tôi đi tìm mặt...). Qua thơ, các tác giả nêu những câu hỏi khắc khoải về cái tôi hiện hữu, cái tôi trăn trở về chính mình. 3.1.3.2. Cái tôi hiện hữu, hằng tồn và cái tôi hư vô, bất định
  16. 14 Cái tôi hiện hữu hằng tồn có nghĩa là mình cảm nhận, đọc được chính mình trong tấm gương thi ca. Cái tôi hư vô bất định luôn có cảm giác lo âu, bất an trước cuộc đời hữu hạn. Con người với bản chất cô đơn vì tự mình làm nên mình, không có chỗ dựa về lí trí, tự lần mò tìm đường đi cho mình, vì vậy luôn lo âu. Lo âu vì sự hư vô, không thể lí giải được. Cái tôi hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, do đó, thường nói nhiều đến cái chết. 3.2. Cảm nhận về con người theo hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 3.2.1. Một vài giới thuyết Nhận thức về con người trong thơ Việt Nam đương đại là nhận thức con người với nhiều cung bậc trạng thái. Trong thời đại toàn cầu hóa, con người có điều kiện sống cho bản thân mình và suy ngẫm nhiều hơn về chính mình. Nhiều tác giả thơ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm của mình về con người trong thời đại mới. Con người ở đây là con người trong đời thực trần trụi mà ai cũng trải qua chứ không phải con người của hình ảnh, con người chức phận. Trở về với cái tôi cá nhân trước tiên là được sống đúng là mình, trung thực với những cảm xúc của mình 3.2.2. Con người sinh thể với mọi nhu cầu và khát vọng sống trần thế Con người sinh thể trần thế là con người với những nhu cầu thiết yếu, có những khao khát tự do, khao khát dấn thân, sẵn sàng đưa mình vào một thử thách nào đó của cuộc sống. Chủ nghĩa hiện sinh đề cao vai trò tính dục. Đó được xem là một biến thể con người tìm kiếm tự do, thoát khỏi sự cô đơn và khẳng định nhân vị. Thơ ca hiện sinh quan tâm đến con người bản thể, con người hiện tồn, con người trong thực tại, vì vậy, đối tượng mà thơ ca hướng đến là con người bản năng. Khao khát nhục cảm thân xác trong thơ Việt Nam đương đại là một biểu hiện mang tâm thức hiện sinh nổi bật. Đằng sau sự giải thoát cho sự cấm kị dục tính trong xã hội cũ, sự giải thoát những ẩn ức, những chấn thương về tinh thần, vấn đề dục tính là biểu hiện cho sự thức tỉnh của con người cá nhân và là biểu hiện cho sự tiếp nối văn hóa phồn thực trong văn học dân gian. Thơ Việt Nam
  17. 15 đương đại đã cho thấy sự thay đổi trong tư duy nhận thức và quan niệm thẩm mĩ, tạo nên tiếng nói mới mẻ, hiện đại cho thơ ca 3.2.3. Con người khát khao tự do, dấn thân và những giới hạn, bất khả Chủ nghĩa hiện sinh là triết học về tự do. Tự do theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh là tự do lựa chọn. Con người buộc phải lựa chọn tự do bằng cách nhập thế, dấn thân. Con người có một phẩm chất là không chịu chấp nhận bị vùi lấp trong cuộc sống vô nghĩa mà luôn khao khát vươn lên. Muốn vượt thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, tầm thường, con người chấp nhận dấn thân đối mặt với những bất an, những rào cản hay những rủi ro, thất bại. Chỉ có dám dấn thân và chấp nhận nhập thế thì con người mới khẳng định được nhân vị độc đáo của mình. Thơ Việt Nam đương đại cho thấy các tác giả thực hiện trên những mức độ khác nhau những cuộc dấn thân nổi loạn của con người trên nhiều phương diện. Khát vọng tự do, dấn thân của con người, rõ ràng, luôn là khát vọng nhân bản. 3.2.4. Con người thân phận với những buồn đau, âu lo về số kiếp, sự cô đơn và cái chết Triết học hiện sinh quan niệm cuộc đời con người là hư vô. Con người luôn luôn đi tìm bản thân nó mà không bao giờ đạt được mục đích. Vì vậy, cuộc sống của con người là một mâu thuẫn không thể giải quyết. Con người được đặt trong tương quan với cảm thức về thời gian, nỗi buồn và cái chết. Cái tôi trong thơ Việt Nam đương đại gắn với nỗi khắc khoải về phận người. Cái tôi hoài nghi bi quan trước cuộc sống đầy vô thường. Cái tôi bản thể tra vấn truy lùng chính bản thân mình. Trong mỹ cảm của thơ đương đại, cái tôi bản thể là đẹp nhất, đáng để bàn luận, để ngưỡng vọng. 3.3. Quan niệm về thời gian “tồn tại” của con người hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại 3.3.1. Sự mong manh, hữu hạn của kiếp người Chỉ với con người, thời gian mới được ý thức. Thơ Việt Nam đương đại suy tư nhiều về cõi sống và cõi chết. Con người luôn ý thức về sự hữu hạn của
  18. 16 cuộc đời. Sống trong hiện tại mà luôn khắc khoải với những sự bất an, sự mất mát diễn ra trong hiện tại. 3.3.2. Quá khứ - hiện tại - tương lai và sự mịt mờ, bất khả tri Ý thức được sự mong manh, hữu hạn của kiếp người, chính là con người hiện sinh đã ý thức được sự mịt mờ, bất khả tri trước thế giới. Bất khả tri có nghĩa là con người có nhiều giới hạn. Con người thoát ra từ chiến tranh cảm thấy lo âu bất an trước thực tại phi lí hỗn độn. Con người cảm thấy bị bỏ rơi lạc lõng nên luôn khát khao sự gắn kết, hòa nhập. Thơ đương đại Việt Nam có nhiều câu giàu suy tưởng, đưa đến cho người đọc những suy ngẫm sâu xa về chính bản thể con người. Tiểu kết chương 3 Qua thơ ca Việt Nam đương đại, người đọc nhận ra rõ nét những biểu hiện về các phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh. Đó là cái bản thể, là nỗi cô đơn, là sự phi lí, là vấn đề tính dục. Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh biểu hiện với những mức độ, cách biểu đạt khác nhau. Vấn đề trở đi trở lại trong tác phẩm của các nhà thơ Việt Nam đương đại là giá trị bản thể con người, là vấn đề thân phận con người hiện sinh. Các nhà thơ cũng đã bộc lộ rõ những suy tư trăn trở của người nghệ sĩ về những vấn đề thế sự nhân sinh có ý nghĩa với cuộc sống thực tiễn. Một thế hệ đông đảo các nhà thơ đã đi tiên phong trong quá trình tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh của phương Tây, góp phần khẳng định sự vận động, phát triển của thơ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với thế giới. Chương 4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 4.1. Bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ 4.1.1. Sự tương hợp giữa các nội dung hiện sinh và phương thức biểu hiện Nhìn chung thơ Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện sinh, có
  19. 17 sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ở mỗi bài thơ. Từng tác phẩm đều có kết cấu chặt chẽ giữa các yếu tố, là một chỉnh thể nghệ thuật. Nội dung của tác phẩm không thể hiện hữu ở ngoài hình thức, cũng như hình thức không thể “tự trị” so với nội dung. Giữa các yếu tố trong chỉnh thể cấu trúc tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ. Đặc biệt, tác phẩm là một chỉnh thể sống động trong đó các yếu tố quy định và phụ thuộc lẫn nhau và cùng cộng hưởng để thể hiện ý nghĩa của tác phẩm. 4.1.2. Những nét chính trong bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ Trong văn học, bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết. Vì trực tiếp gắn với cách viết, lối viết nên có phần tương đồng với khái niệm phong cách, văn phong. Bút pháp có khái niệm hẹp hơn, chỉ yếu tố của phong cách. Để tác phẩm dễ đi vào lòng người, mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình một thể thơ phù hợp... Thông qua thể thơ, người đọc phần nào nhận ra được tư tưởng tình cảm mà tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm. Nói đến cách tổ chức bài thơ là nói đến bố cục - kết cấu - cấu trúc một thi phẩm. Có rất nhiều bài thơ có bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ gây ấn tượng. Những thể nghiệm về hình thức luôn ẩn chứa những tư tưởng, suy nghĩ về cuộc đời, về kiếp người của các thi sĩ đương đại, nhất là các thi sĩ theo khuynh hướng hiện sinh. 4.2. Các sắc thái giọng điệu trữ tình hiện sinh nổi bật 4.2.1. Giọng điệu chán chường - sầu muộn Giọng điệu được xem là phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của nhà văn, là biểu hiện của thi pháp của từng giai đoạn thơ ca nói chung trong thơ ca đương đại nói riêng. Giọng điệu buồn chán thường xuất hiện qua những câu thơ được gợi cảm hứng từ những vấn đề nhân sinh thế sự, về đời sống riêng tư của con người. Thơ ca biểu đạt nỗi buồn chán mang tâm thức hiện sinh trên mấy cấp độ: 1) Buồn
  20. 18 chán chính mình; 2) Chán người khác; 3) Buồn chán về nhân thế. Nỗi buồn hiện sinh thường xuất hiện khi con người cảm thấy sợ hãi, âu lo. Đó là nỗi buồn cố hữu không rõ nguyên nhân. Nỗi buồn xuất phát từ việc con người ý thức giá trị cuộc sống của bản thân. Khi con người nhận thức được giá trị của cuộc sống, giá trị về sự tồn tại của mình thì con người càng cảm thấy ưu tư. Con người luôn hoài nghi về cuộc sống và về chính mình. Do vậy, nỗi buồn gắn với sự suy tư, sự truy vấn trước muôn vàn câu hỏi về cuộc sống đầy phi lí. 4.2.2. Giọng hoài nghi - cật vấn Sự hoài nghi là vì thực tại phi lý, vì sự tồn tại của kiếp người. Cuộc sống hiện đại với đầy đủ điều kiện vật chất nhưng các nhà hiện sinh khẳng định rằng con người ngày càng có cảm giác cô đơn. Con người cô đơn bởi thực tiễn cuộc sống tầm thường, rạn vỡ nhốn nháo tạo nên sự chấn thương tinh thần. Cuộc sống phi lí tầm thường tẻ nhạt dẫn đến trạng thái hoài nghi, ù lì, bi quan. Con người sống phụ thuộc tha nhân, không còn được là chính mình. Do vậy, họ có tâm trạng hoài nghi trước thực tại đầy phi lý, trước sự vô nghĩa vô vị của cuộc sống. Để tồn tại, con người trải qua quá trình đấu tranh tư tưởng, thức tỉnh để vươn lên. Giọng hoài nghi thường được tạo nên trên cơ sở xây dựng những vấn đề đối lập. Chẳng hạn thật và giả, thanh cao và thô tục, tốt và xấu, bề ngoài và thực chất bên trong, giữa lý thuyết và thực tế, giữa ảo và thật... 4.2.3. Giọng triết lý - tư biện Con người chỉ thực sự hiện sinh khi ý thức được mình sống để làm gì, con người biết tự phản tỉnh chính mình. Do đó, các nhà thơ theo khuynh hướng thường thao thức và không ngừng khám phá, thức nhận thực tại và chính mình. Họ đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trình bày vai trò sứ mệnh của thi ca trong cuộc sống. Để thực hiện thiên chức đó, người nghệ sĩ tìm đến nhiều cách diễn đạt khác nhau trong đó có ngôn từ mang màu sắc triết lý. Thơ Nguyễn Quang Thiều, Trương Đăng Dung... thể hiện giọng triết lí - tư biện sâu sắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2