intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

22
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc khảo sát yếu tố hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, luận án nhằm xác định sự hiện diện của khuynh hướng hiện sinh với những đặc điểm và ý nghĩa xă hội - thẩm mỹ riêng của nó, từ đó đề xuất một số vấn đề về tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, có thêm cơ sở để khẳng định những đóng góp của khuynh hướng hiện sinh trong thơ đương đại đối với sự phát triển của cả nền thơ ca dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐOÀN THỊ HẠNH KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGHỆ AN, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐOÀN THỊ HẠNH KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp NGHỆ AN, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5. Đóng góp của luận án ..................................................................................................4 6. Cấu trúc của luận án ....................................................................................................4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................5 1.1.1. Về nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại .....................................................................................5 1.1.2. Về nghiên cứu tư tưởng hiện sinh và khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ..............................................................................................................27 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài .......................................................................................34 1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh .............................................................................................34 1.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học ...........................................................................................................................36 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................42 Chương 2. NHẬN DIỆN KHUYNH HỨỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ................................................................................................................43 2.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại và việc phân loại các khuynh hướng thơ ..................................................................................................................................43 2.1.1. Bức tranh toàn cảnh thơ Việt Nam đương đại .....................................................43 2.1.2. Vấn đề phân loại các khuynh hướng thơ Việt Nam đương đại ...........................49 2.1.3. Cơ sở xác định sự hiện diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ..................................................................................................................................54 2.2. Sự xuất hiện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ..................57
  5. 2.2.1. Những tiền đề văn hóa, xã hội, thẩm mỹ của sự xuất hiện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ...............................................................................57 2.2.2. Diện mạo và đường hướng vận động của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ..............................................................................................................63 2.2.3. Vị thế của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ...................66 Tiểu kết chương 2..........................................................................................................69 Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ NỘI DUNG BIỂU HIỆN .........70 3.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ........70 3.1.1. Ý thức biểu đạt cái tôi theo hướng hiện sinh trong thơ ca nói chung .................70 3.1.2. Biểu đạt cái tôi hiện sinh - xu hướng phổ biến trong thơ Việt Nam đương đại ....73 3.1.3. Các dạng thái của cái tôi hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ....................78 3.2. Cảm nhận về con ngƣời theo hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại .....85 3.2.1. Một vài giới thuyết ..............................................................................................85 3.2.2. Con người sinh thể với mọi nhu cầu và khát vọng sống trần thế ........................86 3.2.3. Con người khát khao tự do, dấn thân và những giới hạn, bất khả.......................96 3.2.4. Con người thân phận với những buồn đau, âu lo về số kiếp, sự cô đơn và cái chết ...98 3.3. Quan niệm về thời gian “tồn tại” của con người hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại .................................................................................................................... 110 3.3.1. Sự mong manh, hữu hạn của kiếp người .......................................................... 110 3.3.2. Quá khứ - hiện tại - tương lai và sự mịt mờ, bất khả tri ................................... 112 Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 114 Chương 4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT .... 115 4.1. Bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ ........................................................... 115 4.1.1. Sự tương hợp giữa các nội dung hiện sinh và phương thức biểu hiện ............. 115 4.1.2. Những nét chính trong bút pháp, thể thơ và cách tổ chức bài thơ .................... 116 4.2. Các sắc thái giọng điệu trữ tình hiện sinh nổi bật ............................................... 120 4.2.1. Giọng điệu chán chường - sầu muộn ................................................................ 120 4.2.2. Giọng hoài nghi - cật vấn ................................................................................. 127 4.2.3. Giọng triết lý - tư biện ...................................................................................... 133
  6. 4.3. Ngôn ngữ và nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ ......................................................... 135 4.3.1. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc hiện sinh ........................................................... 135 4.3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ biểu tượng hàm ý hiện sinh ................................. 140 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................. 151 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 152
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng luôn vận động và phát triển trong những bối cảnh lịch sử văn hóa nhất định. Từng giai đoạn lịch sử thường xuất hiện một thế hệ nhà thơ đem đến các thể nghiệm, sáng tạo mới mẻ, giúp người đọc nắm bắt được những đặc điểm riêng biệt của thơ thời đại ấy, Thơ Việt Nam đương đại, từ công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986, đã có sự thay đổi mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Thực ra không chỉ thơ, mà cả nền văn học nghệ thuật đã có sự khởi sắc, nhưng thơ được xem là thể loại có sức cảm hoá lớn. Do gắn chặt với đời sống của con người, nhất là ở phương diện cảm xúc, tình cảm, trực giác nên thơ thích ứng nhanh và phát triển đa dạng. Sau 35 năm đổi mới, thơ đương đại Việt Nam đã có sự xác lập rõ nét về thi pháp, diện mạo, càng ngày càng được hiện đại hóa. Việc xuất hiện hàng loạt các khuynh hướng, trào lưu, trường phái đã phần nào cho thấy nỗ lực tìm kiếm dân chủ trong thơ và khát vọng đổi mới, đa dạng hóa thơ. Trong số đó, hiện sinh là một khuynh hướng đem lại cho thơ Việt Nam đương đại nhiều sáng tạo độc đáo, từ phương diện cảm quan về đời sống về con người cho đến kĩ thuật viết. 1.2. Gốc rễ của khuynh hướng hiện sinh là từ triết học hiện sinh. Giữa triết học hiện sinh và văn học có mối quan hệ, tác động ảnh hưởng rất lớn. Các nhà hiện sinh chủ nghĩa đồng thời là nhà văn, nhà tiểu thuyết như Camus, Sartre... Từ châu Âu, chủ nghĩa hiện sinh nhanh chóng ảnh hưởng đến các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng thể hiện rõ trong văn học và thơ ca. Tác phẩm của nhiều nhà thơ đương đại đã đề cập đến các chủ đề của chủ nghĩa hiện sinh như: bản thể, buồn nôn, cô đơn, phi lý, tính dục, …Sự tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại không chỉ ở số lượng tác giả, tác phẩm mà còn ở bề sâu nhận thức, tư tưởng, tạo nên một hiện tượng ghi dấu ấn đậm nét trong thơ Việt Nam, như một dấu mốc đánh dấu sự cách tân đổi mới của nền thơ ca dân tộc. Cốt lõi của tư tưởng hiện sinh là quan tâm đến thân phận con người trong đời sống thực tiễn. Khi tiếp nhận luồng tư tưởng mới mẻ này các nhà thơ Việt Nam đương đại đã đến gần hơn nữa với độc giả, chia sẻ cộng hưởng với họ những trăn trở suy tư về thân phận con người trong đời sống thực tại, giữa cuộc đời hiện sinh. Nghiên cứu, nhận diện thực tiễn vận động và phát triển của một khuynh hướng thơ ca nổi trội và quan trọng như vậy được xem là một yêu cầu cần kíp góp phần nắm bắt mạch vận động của tiến trình
  8. 2 thơ ca dân tộc, qua đó, nhận diện rõ hơn cảm thức trữ tình cơ bản của thời đại và xã hội. Thời đại và xã hội nói đến ở đây trước hết là thời đại và xã hội đất nước dân tộc nhưng đó cũng không thể và không phải là một giới hạn cô lập. Nói cách khác, giao lưu và tiếp biến văn hóa xuyên siêu quốc gia luôn là một hiện tượng phổ quát. Vì vậy, nghiên cứu thơ ca Việt Nam đương đại từ góc nhìn hiện sinh chủ nghĩa cũng là để nhận chân ảnh hưởng tiếp nhận của thơ Việt Nam đương đại đối với một trong những trào lưu triết học được cho là lớn nhất của thế kỷ XX. 1.3. Thực tế đánh giá về khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại không thuần nhất mà có những ý kiến trái chiều. Có người phê phán chủ nghĩa hiện sinh, khuynh hướng hiện sinh; có người lại cổ súy; cũng có người trung dung, cẩn trọng, ngại khen chê lộ liễu...Tất cả những điều này cho thấy “câu chuyện” về hiện sinh tương đối phức tạp và để hiểu bản chất của chủ nghĩa hiện sinh, nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ là không dễ dàng. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn truy nguyên bản chất của vấn đề, bắt đầu từ những khái niệm có tính chất triết học, từ đó, thấy được sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy sáng tạo và cảm quan thẩm mĩ mang tâm thức hiện sinh của các nhà thơ đương đại góp phần khẳng định sự tồn tại khuynh hướng này, đưa đến cho người đọc một cái nhìn đúng đắn khoa học, khách quan về lịch sử - tiến trình và hiện tượng của nền thơ ca Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát yếu tố hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, luận án nhằm xác định sự hiện diện của khuynh hướng hiện sinh với những đặc điểm và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ riêng của nó, từ đó đề xuất một số vấn đề về tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, có thêm cơ sở để khẳng định những đóng góp của khuynh hướng hiện sinh trong thơ đối với sự phát triển của cả nền thơ ca dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Khái quát, đánh giá khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại và xác lập cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện đề tài. 2.2.2. Bao quát thơ Việt Nam từ năm 1986 đến nay, phân loại các khuynh hướng và nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. 2.2.3. Khảo sát, phân tích, làm rõ những đặc điểm của khuynh hướng hiện sinh
  9. 3 trong thơ Việt Nam đương đại trên phương diện nội dung biểu hiện. 2.2.4. Khảo sát, phân tích, khái quát những đặc điểm của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại trên phương diện nghệ thuật tổ chức ngôn từ. Cuối cùng rút ra một số kết luận về vai trò và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài trên cơ sở bao quát toàn bộ thơ Việt Nam đương đại, tập trung vào mảng thơ thuộc khuynh hướng hiện sinh. Phạm vi tư liệu khảo sát là các tác phẩm thơ Việt Nam từ năm 1986 đến nay viết theo cảm hứng hiện sinh. Các tác giả - tác phẩm thơ Việt Nam đương đại tiêu biểu thuộc khuynh hướng hiện sinh gồm: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trương Đăng Dung, Inrasara, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến, Phan Huyền Thư … 4. Phương pháp nghiên cứu Chọn đề tài Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại, luận án vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính sau đây: 4.1. Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử giúp cho việc nhìn nhận, xác định diễn tiến của thơ Việt Nam đương đại với quá trình tiếp thu và xuất hiện những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. 4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp cho việc phân tích và tổng hợp các vấn đề, các nội dung được khảo sát theo định hướng của luận án. 4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này được dùng để đối chiếu so sánh sự tương đồng và khác biệt trong cảm thức hiện sinh của các nhà thơ Việt Nam trên cả hai trục đồng đại và lịch đại, sự tương đồng và khác biệt của các khuynh hướng tư tưởng trong thơ Việt Nam đương đại. 4.4. Phương pháp loại hình: Phương pháp này được dùng để nhìn nhận, đánh giá, luận giải các vấn đề được tìm hiểu, nghiên cứu theo đặc điểm loại hình tư tưởng và loại hình - thể loại.
  10. 4 4.5. Phương pháp liên ngành: Phương pháp giúp cho việc huy động tri thức của một số ngành khác như văn hóa học, triết học, tâm lý học, ngôn ngữ học... nhằm tham chiếu, soi tỏ các vấn đề được khảo sát, tìm hiểu trong luận án. 4.6. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được dùng để xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển để tìm ra nét bản chất và quy luật vận động của vấn đề được nghiên cứu trong luận án. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình tìm hiểu, nghiên cứu Khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại với một cái nhìn tập trung, hệ thống và với tư cách là một vấn đề chuyên biệt. - Luận án trong khi diễn giải trở lại các luận điểm đặc trưng của triết thuyết hiện sinh vì mục đích phục vụ cho nhiệm vụ chính yếu là nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại ít nhiều cũng đã nêu bật được một số nhận xét cá nhân về quá trình tiếp nhận và vận dụng hiện sinh luận tại Việt Nam trong nửa thế kỉ qua. - Luận án trình bày một cách bao quát, xác định và nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại bằng và với những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu văn hóa học, thi pháp học thích hợp. - Luận án là một sự khẳng định có cơ sở sự xuất hiện của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại với diện mạo và những đặc điểm riêng trên cả hai phương diện nội dung biểu hiện và nghệ thuật tổ chức ngôn từ. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào việc dạy - học ngữ văn ở nhà trường. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm bốn chương. Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 2. Nhận diện khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. Chương 3. Những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại nhìn từ nội dung biểu hiện. Chương 4. Những đặc điểm chính của khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại nhìn từ hình thức nghệ thuật.
  11. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Về nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại 1.1.1.1. Việc giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, mối liên hệ giữa chủ nghĩa hiện sinh với văn học và văn học Việt Nam hiện đại “Hiện sinh”, “Chủ nghĩa hiện sinh” là những khái niệm đã khá quen thuộc với người Việt đương đại. Sự phổ biến của chúng trong ngữ vựng tiếng Việt có thể đã bắt đầu từ giữa thập niên 1950 - 1960 ở miền Nam nước ta. Theo Từ điển Tiếng Việt, “chủ nghĩa hiện sinh” là “khuynh hướng triết học quan niệm con người là độc nhất và đơn độc trong một vũ trụ lãnh đạm, thậm chí thù địch, con người là hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm về những hành động của mình” [160, tr. 176]. Điều đáng chú ý là Từ điển Tiếng Việt coi “hiện sinh” là một danh từ nói tắt của “chủ nghĩa hiện sinh”, và cụm danh từ đồng nghĩa với nó là “chủ nghĩa sinh tồn” (được xem là từ cũ) [160, tr. 177]. Thực ra, “Hiện sinh” hay hơn thế nữa, “chủ nghĩa hiện sinh” không đơn thuần chỉ là triết thuyết (chủ nghĩa, lý luận, lý thuyết, học thuyết, …) hay chỉ là một phương pháp nghiên cứu phê bình, một cảm hứng sáng tạo hay khuynh hướng sáng tác hay đơn giản hơn nữa - một thái độ chính trị, tôn giáo... “Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism - còn gọi là Thuyết sinh tồn, Thuyết hiện sinh, Triết hiện sinh, Phong trào hiện sinh) là một trào lưu triết học phi duy lý phát triển với nhịp điệu chóng mặt (theo cách nói của một số học giả nghiên cứu về triết thuyết hiện sinh) ở châu Âu và nhanh chóng trở thành xu hướng thời thượng của xứ này sau thế chiến II. Khoảng hai mươi năm sau năm 1945 là thời kỳ hoàng kim của triết thuyết này. Chủ nghĩa hiện sinh cắm rễ và lan tỏa đến mọi ngõ ngách của đời sống, thấm cả vào những lĩnh vực khó biểu hiện nhất như âm nhạc. Cũng có thể nói “Hiện sinh trở thành tôn chỉ cho phong cách sống của những người dám là chính mình và sống cho chính mình” [29, tr. 69]. Theo Trần Nhật Thu, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” (L'existentialisme) được nhà triết gia Pháp Grabiel Marcel tuyên xưng lần đầu và ngay sau đó được J.P. Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào ngày 29 tháng 11 năm 1945 tại Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành sách mỏng với tựa đề “L’existentialisme est un humanisme” (Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân
  12. 6 bản)”. Điều đáng chú ý là cuốn “sách mỏng với tựa đề L’existentialisme est un humanisme” này đã được dịch giả Thụ Nhân dịch sang tiếng Việt Hiện sinh - một nhân bản thuyết và xuất bản ở Sài Gòn năm 1965 [124]. Trần Đình Sử cho rằng “Chủ nghĩa hiện sinh đi theo cách nghĩ của hiện tượng học, kiên quyết phản đối đối lập bản chất với hiện tượng mà chủ trương hiện tượng tức bản chất, kêu gọi trở về với bản thân sự vật”. Bản thể luận của họ chính là tồn tại luận. Vì thói quen ở đây vẫn dùng bản thể, nhưng sẽ hiểu là tồn tại luận. Theo Heidegger vấn đề căn bản của triết học là đi tìm ý nghĩa của tồn tại (sein), chứ không phải vật tồn tại, khách thể (seinde), mà tồn tại thì chỉ có con người là hiểu được, bởi con người nêu ra vấn đề ý nghĩa của tồn tại. Ông gọi con người là Dasein - Tồn tại đó (Da nghĩa là đó, đây, này, cái có thể nhìn thấy trước mặt. Việt Nam có người dịch là Hữu đó, Trung Quốc dịch là Thử tại, tức tồn tại này. Trần Công Tiễn dịch là hiện hữu, cái hữu hiện đó. Cái tồn tại đó khác các vật tồn tại khác ở chỗ ngay từ đầu, nó đã cảm thấy mình ở đó, bị ném ở đó, và do đó mà khác với mọi vật. Sự tự cảm thấy mình đó gọi là hiện sinh - ex-sistenz. Do có năng lực tự nhận biết mình, biết ý nghĩa của tồn tại mình mà sự tồn tại được hiện ra. Không có con người thì tồn tại sẽ vô nghĩa. Chủ nghĩa hiện sinh xem sự tồn tại của con người là một hiện sinh, thực tồn (existenz/existence) và phân tích trạng thái hiện sinh đó [128]. Theo Lê Công Sự, thuật ngữ Existentialism (Chủ nghĩa hiện sinh), có gốc từ “Existence” có nghĩa là sự tồn tại hay hiện hữu, nhưng không phải là sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật lý hay sự tồn tại của sinh vật mà là sự tồn tại của con người” [130]. Như vậy, đi tìm một định nghĩa đầy đủ về chủ nghĩa hiện sinh là rất khó “vì nó là trào lưu vào loại phức tạp nhất, được diễn đạt dưới dạng tư tưởng phi lý, bằng loại tư duy và từ vựng còn xa lạ nhiều với chúng ta” [127, tr. 219]. Chủ nghĩa hiện sinh nghiên cứu về con người đang hiện hữu, đang sinh hoạt vật chất và đầy cảm xúc sinh học. Theo 150 thuật ngữ văn học, “Chủ nghĩa hiện sinh là khuynh hướng triết học hình thành trước Thế chiến I ở Nga (L. Lshestov, N.A. Bedyaev), sau Thế chiến I ở Đức (M. Heidergger, C. Japer, M. Buber), trong thời kỳ Thế chiến II ở Pháp (J.P. Sartre, Merleau-Ponty, A. Camus, S. de Beauvoir), sau đó phổ biến ở các nước khác tại châu Âu và ở Hoa Kỳ [17, tr. 75]. Bắt đầu là hiện tượng học thuần túy của Husserl, tiếp đến là hiện tượng học hiện sinh của M. Heidegger và sau đó là triết học hiện sinh của J.P. Sartre. Các nhà triết học đã có cái nhìn mới về con người với tư cách là chủ
  13. 7 thể trong quan hệ với khách thể. Triết học hiện sinh đã xuất hiện như là triết học nhân sinh trong bối cảnh đổ vỡ và khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực của đời sống ở phương Tây. Triết học hiện sinh mặc dù đã tiếp thu những quan điểm cơ bản của hiện tượng học, nhưng nó đã phát triển những quan điểm đó thành một học thuyết có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về con người, nó kêu gọi con người chủ động dấn thân và nhập cuộc để vượt lên những lo âu và bất an thường trực thế giới phi lí, nơi con người từ khi bị sinh ra đã phải nhận bản án là “sẽ phải chết như một con chó” (ý của Kafka trong tác phẩm Vụ án). Triết học hiện sinh cho thấy nỗi lo âu và sự tha hóa là những hiện tượng đi cùng với nhau, cùng tăng lên hoặc giảm đi trong quá trình lịch sử nhân loại. Xã hội hiện đại đang phát sinh những nỗi lo âu mới, bên cạnh nỗi sợ có nguồn gốc tự nhiên đã xuất hiện nỗi sợ có nguồn gốc xã hội do mối quan hệ giữa người với người ngày càng xấu đi. Mỗi khi thế giới thay đổi thì cái sinh tồn cũng thay đổi theo. Trong chủ nghĩa hiện sinh, triết học được khảo sát như một lĩnh vực nhận thức gần với sáng tác nghệ thuật và khác với khoa học. Nhận thức duy lý được coi là bất cập đối với hiện sinh (esistenia) của con người. Các đại diện của chủ nghĩa hiện sinh nhiều khi trình bày quan điểm của mình không phải dưới hình thức những luận văn có cấu tạo hệ thống hóa mà là dưới hình thức tác phẩm nghệ thuật, như tiểu thuyết, kịch... hoặc thông qua việc phân tích sáng tác nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện sinh được xem là triết học của sự khủng hoảng bởi nó ra đời vào thời kỳ của những chấn động và tai biến xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh có phái hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần. Nhánh vô thần có sự thừa nhận Thượng đế đã chết, sự tồn tại của con người đã mất hết ý nghĩa. Nhánh hữu thần cho rằng chính nghệ thuật là cái sáng tạo ra nội dung nhân loại cho thế giới. Điểm gặp gỡ của các nhánh hiện sinh là “có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể cá nhân con người - không chỉ đơn thuần là chủ thể tư duy mà còn là chủ thể hành động, cảm nhận và sống [158]. Trong văn học, chủ nghĩa hiện sinh chỉ bộc lộ rõ rệt như một trào lưu ở Pháp thời kỳ trước và trong thế chiến II (1939 - 1945) và thời kỳ ngay sau chiến tranh. J.P. Sartre đã đưa chủ nghĩa hiện sinh đến với nhiều người trên thế giới. Với công trình nghiên cứu “Hành trình khám phá triết học phương Tây”, William F. Lawhead đã nghiên cứu rất kĩ về các nhà hiện sinh như S.Kierkegaard - Người sáng lập hiện sinh tôn giáo, F. Nietsche - người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh thế tục. Công trình nghiên cứu của William F. Lawhead đã diễn giải khá tường tận về tư tưởng, quan điểm của các nhà hiện sinh từ hữu thần đến vô thần và các nhánh
  14. 8 hiện sinh khác” [92, tr. 12]. Chủ nghĩa hiện sinh quan tâm đến thân phận con người. Con người sinh ra không có bản chất sẵn có, tự con người tạo nên chính nó. Chủ nghĩa hiện sinh quan tâm nhiều đến con người bản thể, soi chiếu vào chiều sâu với nhiều chiều kích bên trong phức tạp, bí ẩn. Triết học hiện sinh là triết học về con người. Đây được xem là một “nhân bản thuyết”. Với thuyết hiện sinh “nó coi trọng tính độc đáo tuyệt đối của con người có vị trí quan trọng, hàng đầu” [113, tr. 23]. Chủ nghĩa hiện sinh được du nhập nhiều vào các nước phương Đông trong đó có Việt Nam và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần xã hội cũng như văn học ở các nước này. Ở nước ta, có thể nói chủ nghĩa hiện sinh được du nhập sớm hơn cả cũng như đã thực sự tạo dựng ảnh hưởng sâu rộng quy mô xã hội là ở miền Nam. Huỳnh Như Phương đã dựng lại diễn trình du nhập của chủ nghĩa hiện sinh tại miền Nam trong “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 (trên bình diện lý thuyết)”. Theo ông, “Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 -1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp. Ảnh hưởng đó thể hiện cả trên bình diện lý luận lẫn trên bình diện sáng tác, cả trong giới chuyên môn lẫn trong độc giả phổ cập, cả trong nhà trường lẫn ngoài nhà trường” [117, tr. 162]. Trong công trình này, Huỳnh Như Phương một mặt vừa tuân theo diễn biến lịch đại, một mặt vừa điểm chọn những trường hợp đại diện, đồng thời ông cũng không quên dừng lại bình luận. Ông viết “chủ nghĩa hiện sinh, đến một cách muộn màng từ quê hương của nó sau gần hai thập kỷ, càng ngày càng lôi cuốn một bộ phận lớn trí thức ở đây. Đáp ứng niềm say mê của bạn đọc đối với chủ nghĩa hiện sinh, những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa… đều có những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng những tác giả của nó như J.P Sartre, A. Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết là các công trình của F. Nietzsche, K. Jaspers, M. Heidegger, J.P. Sartre… Về sáng tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A. Camus, J.P. Sartre, S. de Beauvoir, F. Sagan…” [117, tr. 163]. Sau khi giới thiệu thời điểm du nhập và các tên tuổi đại biểu của chủ nghĩa hiện sinh tại miền Nam như trên, tác giả lần lượt điểm thuật những đại diện trí thức, nhà văn miền Nam đã tham dự vào công cuộc giới thiệu và thực hành hiện sinh luận tại
  15. 9 miền Nam. Một trong những tên tuổi lớn nhất được nhắc đến đầu tiên là Trần Thái Đỉnh. Trần Thái Đỉnh với Triết học hiện sinh tập hợp một loạt bài giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh công bố trong quãng thời gian từ tháng 10 năm 1961 đến tháng 9 năm 1962 tại miền Nam. Công trình cho thấy cái nhìn tổng quan của tác giả về chủ nghĩa hiện sinh. Tác giả đã đưa ra quan niệm về hiện sinh của các nhà hiện sinh tiêu biểu, nhấn mạnh nội dung cơ bản của triết học hiện sinh là quan niệm con người như một nhân vị độc đáo tự do. “Nội dung của triết học hiện sinh là con người, con người có xương thịt đang hoạt động hàng ngày trong xã hội. Con người ở đây là tôi là anh, là chúng ta hết thảy và từng người” [40 tr. 24]. Qua công trình Triết học hiện sinh, Trần Thái Đỉnh khẳng định hiện sinh với tư cách là một phạm trù triết học được manh nha từ những tên tuổi lớn. Socrate là nhà triết học đầu tiên đã quan tâm đến bản thể con người với phương châm nổi tiếng “Hãy biết bản thân ta” [40, tr. 24]. Pascal tư duy về con người trong tình trạng bất an với tư cách một cá nhân cụ thể và một toàn thể khi con người ý thức về sự liên quan của nó với những cực đoan đối lập trong thế giới [28, tr. 25]. Pascal đã đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa con người và thiên đàng hay địa ngục chỉ có một cuộc sống duy nhất và đó là thứ mong manh nhất trong vũ trụ. Chính vì vậy, con người luôn sống trong sự bất an. Triết học hiện sinh kế thừa tư tưởng từ rất nhiều tên tuổi trong quá khứ ở Anh như Bacon, Hobbes, Looke, Berkeley nhất là David Hume. Ở Đức có các nhà triết học như Kant, Fichte, Scheling, Hegel và cả Mark… Chủ nghĩa hiện sinh gắn với tên tuổi của một số tác giả tiên phong như Heidegger, Sartre, Jacpers (Đức), Marcel (Pháp), Chestow và Berdiaev (Nga)… xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ II. Trần Thái Đỉnh chỉ rõ một số trường phái của chủ nghĩa hiện sinh. Trước hết là trường phái hiện sinh hữu thần với đại diện là Kierkegaard - triết gia người Đan Mạch. Đối với ông, điều quan trọng trong cuộc đời là có một Thiên Chúa. Suy nghĩ trọng tâm của Kiekegaard là cái cá nhân. Ông quan niệm rằng “mỗi cá nhân không có trung tâm nào khác hơn chính mình” [127, tr. 225]. Và muốn là chính mình, cần nhận ra sức mạnh của Người đã thiết định nên đó là Thiên Chúa. Hãy đến với Chúa, con người sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Ông là một tín đồ Cơ đốc giáo, đối với ông, chặng đường đời cuối cùng của con người là trở về với Chúa. Sống một mình với Thiên Chúa mới là cuộc sống đầy đủ ý nghĩa của một nhân vị độc đáo. Ông nhấn mạnh tính chủ thể và tính nội tâm đến mức rơi vào cực đoan. Trọng tâm suy tư và triết
  16. 10 học của Kiekegaard là khái niệm “tồn tại”, muốn đi tìm chân lý của tồn tại mà triết học truyền thống chưa đạt tới. Ông quan tâm những câu hỏi truy vấn: Tôi là ai? Tôi đến đây từ đâu? Tôi có mặt trong thế giới này như thế nào? Trong tư tưởng của Kiekegaard, sự lo âu trở thành một khái niệm quan trọng. Ông thường dùng các khái niệm như nội tâm cá tính, cảm xúc, đam mê để miêu tả hiện sinh người. Ông phủ nhận chân lý khách quan... Thứ hai là trường phái hiện sinh vô thần với đại diện là Nietzsche - triết gia người Đức. Ông được coi như “người tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh vì nhấn mạnh vai trò cá nhân, nhấn mạnh sự vươn tới, sự tự do lựa chọn của cá nhân, nhấn mạnh bản năng đối với lý trí” [127, tr. 243]. Ông không đồng tình với các tôn giáo và luân lí cổ truyền về tội miệt thị những giá trị hiện sinh, khiến cho con người sống trong sự bi quan bạc nhược trong tinh thần, khiến con người sống mà như chết. Theo ông, những tư tưởng không gắn với cuộc sống hiện sinh thực tại thì thà đừng sống nữa. Sống chối bỏ cuộc hiện sinh là một cuộc sống thừa, một cuộc sống câm, thực chất đó là cách chờ chết chứ không phải là sống. Trái lại, Nietzsche lấy những giá trị hiện sinh và các triết thuyết mà giúp con người phát triển khả năng vô tận của hiện sinh. Triết học hiện sinh của Nietzsche “gớm ghét tất cả mọi hình thức tôn giáo và coi tôn giáo là hình thức hiện sinh nô lệ” [39, tr. 134]. Hiện sinh của ông cũng như Sartre là hướng vào cuộc sống thực tại chứ không hướng về Thượng đế hay mai sau. Giá trị đời sống không tự nhiên mà có. Điều đó do con người chủ thể hiện sinh đặt ra cho nó. Tuyên ngôn của ông là “Hãy luôn luôn trở nên chính mình anh, hãy là chủ nhân ông và là nhà điêu khắc để tạc nên chính mình anh” [117 tr. 136]. Trong xã hội có bộ phận lớn vẫn sống trong cảnh nô lệ tinh thần, sống như vậy còn đáng khinh bỉ và đáng thương hơn cảnh nô lệ thân thể nhiều nên Nietzsche mong muốn con người phải vượt lên trên cái thông thường ấy. Ông muốn con người phải tự chủ, dùng cuộc đời mình để thể hiện quyền tự chủ. Khi anh tự chủ tự quyết được thì con người xứng đáng là người hùng, siêu việt. Muốn là người hùng thì phải có cái nhìn khác biệt về vũ trụ. Vì vũ trụ do cái nhìn của ta tạo nên. Muốn là người hùng thì phải có tính độc lập, tự chủ độc đáo thậm chí dám sống cô độc chứ không sống theo quan niệm dân chủ của quần chúng. Đó là lối sống của bọn nhu nhược tầm thường. Khi sống tự chủ con người không tránh khỏi cô đơn. Theo ông, con người cần hãnh diện với sự cô đơn đó. Cô đơn giúp người quân tử, người anh hùng tách ra khỏi đám đông quần chúng tầm thường. Cô đơn được xem là nhân đức đưa con người tới chỗ cao thượng. Không chỉ có người hùng, tư tưởng của ông còn đề cao con người siêu nhân. Đó là con người biết xấu hổ
  17. 11 khi nhìn vào những gì mình làm được và không nên tự bằng lòng thỏa mãn mà luôn nỗ lực vươn lên. Con người siêu nhân cần tự giác hành động. Sự xuất hiện của Nietzsche được cho là như một cơn bão táp kinh thiên động địa tạo nên sự rung động ghê sợ lay tỉnh toàn nhân loại. Đại diện nổi bật tiếp theo trong nhánh hiện sinh vô thần cần phải nói đến là J.P. Sartre, một trong bốn triết gia được biết đến nhiều nhất trong nền hiện sinh. Ông quan niệm triết học cũng như cuộc sống luôn vận động. Con người không phải là một cái gì thiết yếu. Nó là một cái gì thừa thãi với sự bất lực của lý trí. Lý trí của con người bất lực trong việc tìm hiểu vận mệnh của mình. Do đó cần phải sống theo tiếng gọi sâu thẳm của tâm hồn, tiếng gọi mà Pascal gọi là tiếng nói của con tim, sự nhảy vọt của con người. Con người phải nỗ lực tuyệt đỉnh để tạo nên cuộc đời của mình bằng cách tiến vượt, nhảy vọt, hàng giây, hàng phút, mặc dầu là nhảy vọt vào hư vô, sự phóng thể. Con người không thể làm chủ được mình, không tự làm chủ được cuộc đời mình. Đời người có giới hạn, thần chết lại vội vã. Sự thật đầy bi đát của cuộc sống đó là sinh ra để rồi chết đi. Sự cô độc và bí mật. Con người có xu hướng sống đơn độc và chết cô độc. Sau Trần Thái Đỉnh có khá nhiều tác giả quan tâm và tìm cách giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh: Phạm Công Thiện, Ngô Trọng Anh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị, Nguyễn Văn Trung, …vv… Nói đến “chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam, cần phải dành một chỗ quan trọng cho Nguyễn Văn Trung, không chỉ vì ông là một trong những giáo sư triết học viết nhiều về trào lưu này mà còn vì các tác phẩm của ông có một tiếng vang lớn trong những năm tháng đó. Có thể nói Nguyễn Văn Trung là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện sinh đi vào xã hội miền Nam và toả ra đến tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên” [117, tr. 186]. Trong các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh cần phải nhắc đến bản dịch Hiện sinh - một nhân bản thuyết của dịch giả Thụ Nhân. Cuốn sách đã thể hiện trung thành những lời biện luận của J.P. Sartre dành cho chủ nghĩa hiện sinh rằng thuyết hiện sinh là một thuyết yêu đời, thuyết hiện sinh không mang tư tưởng vô vi vì nó định nghĩa con người bằng hành động của chính họ, thuyết hiện sinh không hề bi quan vì nó khẳng định vận mệnh của con người nằm trong tay của con người, rằng con người chỉ có thể hi vọng vào hoạt động của chính bản thân mình. Từ sau ngày giải phóng miền Nam, bẵng đi một thời gian cả hàng thập niên, đề tài chủ nghĩa hiện sinh dường không còn được nhắc đến bao nhiêu. Ở mức chuyên
  18. 12 khảo phải đợi đến mốc 1986. Có thể nhắc đến cuốn sách Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986) của Phạm Văn Sĩ. Sách đã giành toàn bộ chương ba từ trang 219 đến trang 336 để bàn về chủ nghĩa hiện sinh. Tác giả cho rằng chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu tư tưởng vào loại phức tạp nhất, nó lại được diễn đạt dưới dạng tư tưởng phi lý, bằng loại tư duy và từ vựng còn xa lạ nhiều với chúng ta. Tác giả cũng nêu nguyên nhân ra đời, các trường phái, các tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa chủ quan phi lý. Ông cho rằng “người hiện sinh chủ nghĩa muốn coi tính chủ thể như là nguồn cội duy nhất, là kho tàng đầu tiên và cuối cùng mà mỗi cá nhân có thể khai thác” [127, tr. 247]. Tác giả bàn về các quan niệm về tự do, dấn thân của chủ nghĩa hiện sinh. Theo tác giả, tự do của chủ nghĩa hiện sinh là tự do lựa chọn, “Tôi lựa chọn ấy là tôi tồn tại” (K. Jasper). Tác giả cũng cho rằng người hiện sinh chủ trương nhập cuộc, ném mình vào cuộc sống để tạo nên bản chất của mình Nguyễn Hào Hải trong công trình Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại (2001) đã giành chương 3 từ trang 149 đến trang 223 để bàn về chủ nghĩa hiện sinh. Tác giả bàn về bối cảnh, nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. Theo tác giả, yếu tố đưa đến khả năng xuất hiện chủ nghĩa hiện sinh là nguồn gốc bản thể luận, cơ sở nhận thức luận, hiện tượng luận của Husserl. Trong đó, tác giả nhấn mạnh yếu tố nhận thức về vai trò của lý tính khoa học. Khoa học và lý tính bị tố cáo là sai lầm vì đã xem con người như một khách thể vật lý thuần túy trong thế giới vật chất và không thấy được vị thế đặc biệt độc đáo của tồn tại người [48]. Một trong số ít những nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng sinh trưởng tại miền Nam, tu nghiệp tại Pháp mà sau hồi đất nước thống nhất, đặc biệt là sau thời kì Đổi mới có sách xuất bản tại Hà Nội là Trần Thiện Đạo. Năm 2001, Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Chủ nghĩa hiện sinh & Thuyết cấu trúc. Tuy nhan đề là “Chủ nghĩa hiện sinh” nhưng thực tế tác giả dành giới thiệu đại biểu vĩ đại của triết thuyết này - J.P. Sartre. Ông viết: “Chủ nghĩa hiện sinh trình bày sự hiện sinh, l'existence, như một hiện tượng đối lập với bản chất, l'essence, vốn hết sức mù mờ, đổi thay, thay đổi không ngừng; sự hiện sinh do ngẫu sinh, contingence, mà ra, nghĩa là có đó vậy thôi, có một cách vô cớ, không bao hàm một ý nghĩa tiên nghiệm nào, và không được biện minh bởi một bản chất có sẵn nào. Chủ nghĩa hiện sinh đã được chính Jean - Paul Sartre tóm tắt và định nghĩa bằng một câu cô đọng: Hiện sinh có trước bản chất” [34, tr. 18].
  19. 13 Đoạn văn trên còn có một chú thích của chính tác giả. Vì tầm quan trọng của nội dung của nó chúng tôi xin trích dẫn kèm đây cả chú thích (ngoại trừ phần tiếng Pháp): “Chủ nghĩa hiện sinh khẳng định rằng ở con người - và chỉ ở con người thôi - sự hiện sinh có trước bản chất. Câu này có một ý nghĩa giản dị là con người trước hết là có đó rồi chỉ sau đó mới là thế này hay thế nọ. Tóm lại, con người phải tự tạo ra cho mình chính bản chất của mình (Jean - Paul Sartre, trong tạp chí Action, Hành động 29-XII-1944)”. Diễn giải trên đây càng cho thấy mối liên hệ tự nhiên, khăng khít giữa một triết thuyết và bản thân hoạt động nghệ thuật nói chung, sáng tác văn chương nói riêng. Vì rằng, khác với khoa học tự nhiên tìm hiểu “bản chất” vật vô tri, nghệ thuật chỉ là sự biểu hiện trực tiếp hình tượng con người trong sống - tức con người có đó hiện sinh. Thậm chí, xuất phát từ tinh thần định nghĩa “hiện sinh” của J.P Sartre, ta dường như còn thấy trong văn chương, trữ tình thơ ca còn “hiện sinh” hơn cả tự sự tiểu thuyết. Vì thơ là sự tự giãi bày trực tiếp cảm thức cuộc sống, làm thơ hay rung động trữ tình đó chính là hiện sinh…, khác với tự sự tiểu thuyết dù sao cũng là một sự hồi cố, hoặc là một giả định tương lai và quá trình kể chuyện ít nhiều cũng nhắm tới phát hiện lại “bản chất” cuộc đời. Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt như Chủ nghĩa hiện sinh của Jacques Colette (do Hoàng Thạch dịch, Nxb Thế giới, 2011) [75]. Tác phẩm đề cập các chủ đề hiện sinh như tự do, siêu việt, thời gian, … và giới thiệu về lý thuyết và thực hành suy tư qua các tác giả tiêu biểu như Kiekegaard, Marcel, Jaspers, Husserl, Heidegger, Sartre, Merleau-Ponty. Trong công trình này, tác giả cho rằng triết học hiện sinh là triết học về sinh tồn. Con người căn cứ vào khả năng tồn tại riêng của mình con người biết rõ chính mình làm nên giá trị hiện sinh cho chính mình, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình. Trong công trình Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học phương Tây hiện đại của Lưu Phóng Đồng, tác giả đã trình bày khái luận về chủ nghĩa hiện sinh và phân tích tư tưởng của các nhà triết học hiện sinh như M. Heidegger, K. Jaspers, J.P. Sartre. Qua công trình tác giả nhấn mạnh những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. Đó là những mâu thuẫn xã hội và cuộc khủng hoảng của chế độ tư bản chủ nghĩa và hiện tượng tha hóa nghiêm trọng bắt đầu từ thế kỷ XX. Thuộc vào loại tài liệu dịch quan trọng, có tính cách tổng kết khái quát hóa về chủ nghĩa hiện sinh, được công bố trở đi trở lại trên vài trang web lớn, có tác dụng giới thiệu, dẫn giải cập nhật đối với giới học thuật, có thể kể đến bài “Đôi nét về chủ nghĩa
  20. 14 hiện sinh” của học giả Gordon E. Bigelow do Cao Hùng Lynh dịch, vừa được đăng lại trên Phebinhvanhoc.com.vn ngày 7/6/2021 [46]. Tác giả bài viết nói rõ ngay từ đầu mục đích bài viết: “Hoá ra, hiện sinh lại đóng một vai trò rất mực quan trọng đối với văn chương và nghệ thuật, đối với triết học và thần học, và ngày càng quan trọng hơn đối với các lãnh vực khoa học xã hội. Thế nên, nơi đây, tôi muốn cung cấp một điều gì đó được coi là hiển nhiên trong hầu hết các cuộc luận bàn về chủ nghĩa hiện sinh, một sự trình bày giản lược về các đặc điểm căn bản của chủ thuyết này. Đây quả thực là một hành động khinh suất, bởi vì có nhiều loại hiện sinh, và những gì người ta nói về loại này lại có thể không đúng với loại kia; tuy nhiên, vẫn có một lãnh vực đạt được sự đồng thuận, và đây chính là điểm chung mà tôi muốn trình bày” [46]. Tác giả đã tổng kết và lí giải 6 nét đặc trưng tổng quát của trào lưu hiện sinh: 1) Hiện sinh có trước bản chất (existence precedes essence); 2) Lý trí luôn bất lực khi đề cập đến chiều sâu của đời sống con người; 3) Sự xung khắc với đấng tối cao hay niềm tin; 4) “Run sợ” và âu lo; 5) Đối diện với hư vô; 6) Lý tưởng tự do. Tác giả đề cập lại một lần nữa tinh thần của nhận thức về hiện sinh trong những lời hết sức cô đúc: “Sở dĩ được gọi là chủ nghĩa hiện sinh là vì chủ nghĩa này nhấn mạnh rằng đời sống nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua sự hiện sinh của cá nhân, tức là thông qua kinh nghiệm riêng biệt của anh ta về cuộc đời. Người ta sống, chứ không phải tồn tại, trong mỗi phút giây, và kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có tính chất độc đáo, khác biệt hoàn toàn với kinh nghiệm của mọi người, và chỉ có thể được hiểu đúng thông qua sự dấn thân của anh ta vào cuộc sống” [46]. Thấu hiểu điều trên là điều thực sự có ích cho việc tìm hiểu khuynh hướng hiện sinh trong thơ Việt Nam đương đại. Luận giải của tác giả ở đoạn trên cho thấy chỉ có văn chương là biểu hiện, phản ánh tốt nhất, đáng tin nhất điều đó. Đó là lý do mà các chủ nghĩa hay triết thuyết khác có thể chỉ cần trình bày thẳng các biểu hiện tư tưởng, hoặc cùng nữa để cho sinh động - mượn văn chương. Trong lúc với chủ nghĩa hiện sinh thì bản thân văn chương nói chung, thơ ca nói riêng chính là sân vườn của chính triết thuyết này. Trong diễn giải về đặc trưng thứ hai của hiện sinh, chúng ta thấy mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa tất yếu của mối liên hệ đó giữa tinh thần hiện sinh và nghệ thuật. Hiện sinh cho thấy lý trí luôn bất lực khi đề cập đến chiều sâu của đời sống con người: Chủ nghĩa hiện sinh trong thời đại chúng ta, đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nó, nhất mực thống nhất phần “thấp kém”, phần phi lý trí của tinh thần, với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0