intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết của Y. Kawabata

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết của Y. Kawabata" có mục đích tổng hợp và lí giải nguồn gốc của những giá trị văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Kawabata, chỉ ra mối liên hệ giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản và văn hóa hiện đại phương Tây trong tác phẩm của nhà văn; Tiếp cận tiểu thuyết của Kawabata dưới góc nhìn văn hóa, để lí giải những nhân tố: văn hoá, xã hội, tư tưởng, cảm xúc, thẩm mĩ… chi phối đến quá trình sáng tạo của nhà văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết của Y. Kawabata

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH NGA BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA Chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số: 9220242 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐÀO THỊ THU HẰNG 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI CHANH. TS. ĐÀO THỊ THU HẰNG 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI CHANH Phản biện 1: PGS. TS. PHÙNG NGỌC KIÊN – Viện Văn học Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THU HIỀN -Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN LINH CHI – Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi…..giờ… ngày… tháng… năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yasunary Kawabata (1899-1972) được xem là cây đại thụ của văn học hiện đại Nhật Bản, là tác giả đầu tiên của xứ sở hoa anh đào vinh dự được nhận giải thưởng Nobel văn học năm 1968. Tài năng, trí tuệ cũng như tầm tư tưởng của Kawabata đã được kết tinh và phản chiếu qua những tác phẩm đậm màu sắc văn hóa Nhật Bản của ông. 1.2. Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu nền văn hóa của một đất nước. Ngòi bút tài hoa kỳ lạ của Kawabata là tiêu biểu cho cái tinh túy của tư duy thẩm mỹ và tâm hồn Nhật Bản: duy mĩ, duy tình nhưng vẫn đậm tính triết lý. Cầu nối của nó là biểu tượng, và đây cũng là phương thức đặc trưng nhất để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc và quan điểm nghệ thuật của nhà văn. 1.3. Chúng tôi nhận thấy, xuyên suốt trong các sáng tác của Kawabata là những hình ảnh, hiện tượng, vật thể đều được khơi nguồn từ văn hóa truyền thống Nhật Bản, có khả năng biểu đạt hoàn hảo những ý nghĩa và quan niệm của con người về cuộc sống. Vì vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm một hướng tiếp cận và nghiên cứu về các tác phẩm của Kawabata. 1.4. Ở Việt Nam, đã có khá nhiều luận văn, các công trình nghiên cứu về tác giả Kawabata cũng như tác phẩm của ông dưới góc độ giải mã biểu tượng, nhưng thực tế chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về biểu tượng văn hóa truyền thống trong các tiểu thuyết Kawabata. Vì vậy, thực hiện đề tài này chúng tôi tin rằng sẽ gợi mở nhiều điều thú vị cho những độc giả yêu mến văn học Nhật Bản và Kawabata. Tất cả những lí do trên là căn cứ khoa học cho phép chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết của Y. Kawabata. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Lí giải nguồn gốc của những giá trị văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Kawabata; phân tích chỉ ra sự mối liên hệ giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản và văn hóa hiện đại phương Tây trong tác phẩm của nhà văn; qua đó làm rõ tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ chi phối sáng tạo của Kawabata. Lựa chọn và giải mã những biểu tượng tiêu biểu, có tần suất xuất hiện cao trong tiểu thuyết Kawabata, chỉ ra cái độc đáo, mới lạ - kết quả của quá trình vừa hấp thụ những tinh hoa của văn học phương Tây, vừa có sự kế thừa và cách tân truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Nhật. 2.2. Nhiệm vụ
  4. 2 Thứ nhất, giới thuyết về biểu tượng, biểu tượng văn hóa - văn học, lí giải cơ sở hình thành, cơ sở của việc sử dụng hệ thống biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Kawabata. Thứ hai, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại hệ thống biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết của Kawabata. Tiếp đó, lí giải và phân tích những biểu tượng văn hóa tiêu biểu, đồng thời làm rõ vai trò và ý nghĩa của biểu tượng văn hóa - văn học trong tác phẩm Kawabata, góp phần mở ra những lớp nghĩa khác của hệ thống biểu tượng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tìm hiểu biểu tượng văn hóa truyền thống Nhật Bản trong tiểu thuyết Y. Kawabata tập trung vào hai phương diện tiêu biểu: Biểu tượng tôn giáo tín ngưỡng (Thần đạo, Thiền tông) và biểu tượng nghệ thuật truyền thống. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Pham vi khảo sát của Luận án là các tiểu thuyết lớn của nhà văn được dịch và xuất bản tại Việt Nam trong Y. Kawabata Tuyển tập tác phẩm (nxb Lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005) bao gồm: Xứ tuyết (1935 - 1947), Ngàn cánh hạc (1951), Cố đô (1961), Tiếng rền của núi (1952), và Người đẹp say ngủ (1969). Tiểu thuyết Hồ (nxb Văn học Tp Hồ Chí Minh, 1954). - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu những ý nghĩa văn hóa từ góc độ biểu tượng với tư cách là một trong những phương diện thể hiện rõ nhất đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản. Thông qua việc lí giải và phân tích ý nghĩa các biểu tượng tiêu biểu trong tiểu thuyết của nhà văn, luận án hướng đến việc diễn giải sự kết hợp văn hóa Đông - Tây, truyền thống và hiện đại trong tiểu thuyết Kawabata. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn hai cách tiếp cận: kí hiệu học và Văn hóa học. Sử dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp liên ngành, phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp phê bình tiểu sử. Các thao tác chủ yếu bao gồm: lịch sử loại hình, so sánh – đối chiếu; Khảo sát – thống kê – phân loại. 5. Những đóng góp mới của luận án Phát hiện và phân loại biểu tượng văn hóa trong tiểu thuyết Kawabata theo lĩnh vực văn hóa. Luận án đi sâu lí giải biểu tượng trên các bình diện, ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau nhằm khám phá hiệu quả nhất các giá trị của tác phẩm. Từ đó, khẳng định mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản với văn hóa hiện đại phương Tây, quan hệ giữa văn học và văn hóa.
  5. 3 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Biểu tượng và biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata Chương 3. Biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng Chương 4. Biểu tượng nghệ thuật truyền thống Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nhiệm vụ đặt ra của chương này là tổng thuật tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Kawabata và biểu tượng văn hóa trong tiểu thuyết của nhà văn; xác định quan điểm và phương hướng tiếp cận của luận án. 1.1. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata và biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata trên thế giới Ngay sau khi Kawabata dành được giải Nobel văn học, xuất hện nhiều công trình nghiên cứu về Kawabata và tiểu thuyết của nhà văn trên các phương diện: Tiếp cận Tiểu sử (các công trình của Anders Osterling, Mary Jo Moran, Donald Keene), Từ góc độ nghiên cứu liên ngành (các công trình của Edward G.Seidensticker, Anders Osterling, Francis Mathy, Katsuhito Takeda, Setsuko Tsutsumi, Peter M. Carriere, Nawang Sari, Yuli Christiana Yoedo); Từ góc độ Thi pháp học (các công trình của Tsukimura, Gwenn R. Boardman, Mishima Yokio, Makoto Ueda, Itasaka,J.Thomas Rimer, Sidney DeVere Brown, Shuichi Kato, Fedorenko, Peter M.Carriere, Masaki Mori, Mitsuyoshi, Numano, Yuli Christiana, Laura Ricca) Qua việc tổng thuật trên, chúng tôi thấy rằng, tiểu thuyết của Kawabata là mảng tác phẩm thu hút được sự quan tâm và yêu mến đặc biệt của độc giả. Về vấn đề biểu tượng, các bài nghiên cứu ít nhiều cũng đã đề cập đến, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu như hướng đề tài mà chúng tôi khai thác. 1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết Y. Kawabata và biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Y.Kawabata ở Việt Nam Sau giải thưởng Nobel Văn học, tác phẩm Kawabata được độc giả Việt Nam quan tâm và yêu thích. của nhà văn đến với bạn đọc với số lượng phong phú, nhiều bản dịch chất lượng, đặc biệt là bộ ba tác phẩm Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết và Cố đô. Cùng với đó là các công trình nghiên cứu về Kawabata trên nhiều phương diện khác nhau: Từ góc nhìn Tiểu sử học, Từ góc nhìn Thi pháp học, Từ góc nhìn Phân tâm học, Từ góc nhìn Văn hóa học.
  6. 4 Tiểu kết: Qua khảo sát, chúng tôi thấy, đã có các cách hiểu, kiến giải về biểu tượng văn hóa và chỉ ra một số biểu hiện đặc trưng từ các công trình của nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu trước đó, sẽ là gợi mở quan trọng, là cơ sở cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cái nhìn hệ thống trong luận án vừa giúp chúng tôi sắp xếp lại vừa giúp chúng tôi khai thác sâu hơn các biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata. Chương 2 BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA Y. KAWABATA Ở chương này, nhiệm vụ trọng tâm là khảo cứu khái niệm Biểu tượng, Biểu tượng văn hóa, Biểu tượng văn hóa truyền thống; tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và biểu tượng trong tác phẩm văn học; lí giải cơ sở hình thành của biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata; Khảo sát và phân loại hệ thống biểu tượng văn hóa truyền thống làm cơ sở để triển khai luận án ở các chương tiếp theo. 2.1. Biểu tượng 2.1.1. Khái niệm biểu tượng có thể hiểu, biểu tượng là một hình ảnh, một kí tự, một vật, hoặc là một hành động… đại diện cho một tư tưởng hoặc xác lập một quan hệ nào đấy được số đông biết đến, được cộng đồng thừa nhận và có khả năng mở ra những tầng ý nghĩa mới. Biểu tượng có tính hàm súc, liên tưởng, ước lệ và khái quát cao, vì vậy có sức biểu đạt, truyền tải những giá trị, tư tưởng nhanh chóng dễ dàng. 2.1.2. Phân biệt biểu tượng với một số khái niệm khác Nhằm mục đích làm rõ đặc trưng, bản chất “khó xác định và sống động” của biểu tượng để phân tích lí giải biểu tượng ở các chương tiếp theo của luận án được chính xác và khoa học, chúng tôi tiến hành phân biệt: biểu tượng và kí hiệu; biểu tượng và hình ảnh; biểu tượng và hình tượng. 2.2. Biểu tượng văn hóa và biểu tượng văn hóa truyền thống Biểu tượng là đơn vị cơ bản của một nền văn hóa, bản sắc của một nền văn hóa được xác định bởi hệ thống các biểu tượng của nó. Vì vậy muốn hiểu khái niệm biểu tượng văn hóa, phải hiểu được thế nào là văn hóa? 2.2.1. Biểu tượng văn hóa Chúng tôi lựa chọn định nghĩa văn hóa của Unesco, “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể, những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
  7. 5 các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”. Từ khái niệm biểu tượng và định nghĩa văn hóa để đưa ra cách hiểu về Biểu tượng văn hóa truyền thống như sau: Biểu tượng văn hóa trước hết là biểu tượng (đối tượng, ý nghĩa, quan niệm…) tập hợp trong một hệ thống giá trị vật chất, tinh thần, đặc trưng cho một nền văn hóa nhất định, hay nói cách khác nó là kí hiệu có ý nghĩa đặc biệt để nhận diện giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, dân tộc. So với biểu tượng thông thường, biểu tượng văn hóa phải có những nét riêng biệt, là sản phẩm có giá trị vật chất, tinh thần được chắt lọc và lưu truyền qua thời gian, mang bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc. 2.2.2. Biểu tượng văn hóa truyền thống “Truyền thống”, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất của từ này là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống không chỉ là di tích của quá khứ mà còn là nhịp cầu nối kết giá trị mới. Từ quá trình khảo cứu, theo chúng tôi Biểu tượng văn hóa truyền thống là những kí hiệu, dấu hiệu, những đại diện thuộc về những giá trị vật chất, tinh thần mang tính tích cực, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, được bảo tồn và có khả năng truyền lại, biến đổi qua không gian, thời gian, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và biểu tượng trong sáng tác văn học 2.3.1. Biểu tượng trong đời sống văn hóa Trong đời sống văn hóa, biểu tượng tồn tại ở các dạng sau: Thứ nhất là biểu tượng vật thể, nó tồn tại trong đời sống vật chất là những hình ảnh, hình tượng cụ thể; Thứ hai là biểu tượng phi vật thể, bao gồm các biểu tượng thể hiện quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, các loại tư tưởng, mỹ cảm tôn giáo, tập tục của các dân tộc cũng như toàn nhân loại. Thứ ba là biểu tượng nghệ thuật. Tồn tại ở dạng này, biểu tượng văn hóa thường bao hàm cả giá trị vật chất và tinh thần. 2.3.2. Biểu tượng trong tác phẩm văn học Trong tác phẩm văn chương biểu tượng thường được xây dựng theo các cơ chế sau: Thứ nhất, biểu tượng văn học được lấy chất liệu từ trong kho tàng biểu tượng văn hóa của nhân loại, của dân tộc – của cộng đồng mình để nhào nặn lại và bồi đắp thêm những lớp nghĩa mới. Thứ hai, nhà văn cũng có thể từ cảm quan nghệ thuật riêng của mình kết hợp với phần “vô thức tập thể” ẩn sâu trong tiềm thức mà sáng tạo ra những biểu tượng trong các tác phẩm văn học. Thứ ba, từ quan sát thực tiễn, nhà văn chọn một biểu tượng vốn có của một dân tộc để xây dựng thành nhân vật trong tác phẩm của mình… Muốn khám phá ý nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm văn học, chúng
  8. 6 ta phải thực sự thâm nhập vào phong cách sáng tác và toàn bộ thế giới nghệ thuật của các nhà văn. 2.4. Cơ sở hình thành của biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata được hình thành từ những mạch nguồn cơ bản sau: 2.4.1. Văn hóa truyền thống Nhật Bản Những biểu tượng có nguồn gốc từ tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, sự hòa trộn giữa Thần đạo và Phật giáo mang lại một tinh thần riêng cho người Nhật trong suốt chiều dài lịch sử. Văn học truyền thống cũng là mảng đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản, có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của Kawabata. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản được thể hiện bởi năng lực cảm thụ tinh tế về cái đẹp của tự nhiên xã hội và con người. 2.4.2. Văn hóa phương Tây Điều làm nên sự khác biệt của Kawabata trước hết là tác phẩm của ông đã thấm đẫm tư tưởng và tinh thần nghệ thuật của thời đại - một thời đại mà giá trị của mỗi dân tộc được bồi đắp và phải chịu sự kiểm nghiệm qua cuộc cọ sát với những giá trị toàn nhân loại. Văn chương phương Tây thực tế đã tác động và có những ảnh hưởng nhất định đến sáng tác của Kawabata, nhất là tiểu thuyết của James Joyce, Marcel Proust, và phân tâm học của S.Freud. 2.4.3. Sự chi phối của quan điểm thẩm mĩ, dấu ấn Kawabata - “lữ khách ưu sầu” đi tìm cái đẹp Quan niệm thẩm mĩ về cái Đẹp và Buồn – yếu tố quan trọng chi phối ý nghĩa biểu tượng trong tiểu thuyết Y. Kawabata Cái đẹp và cái buồn luôn luôn song hành, hoàn thiện cho nhau. Cái đẹp phải gắn với cái buồn. Đây là quan niệm thẩm mĩ truyền thống ảnh hưởng đến các tác phẩm của Kawabata. Hiện thực xã hội – ảnh hưởng đến tư tưởng và quan điểm sáng tác của Y. Kawabata Kawabata sáng tác trong giai đoạn nước Nhật có nhiều biến động trước nguy cơ xâm thực của làn sóng văn hóa phương Tây. Văn hóa truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ mai một, phai tàn. Dấu ấn cuộc đời-chi phối con đường sáng tạo của Kawabata Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, dấu ấn cuộc đời “Bản chất cô độc và căn tính cô nhi” cũng hằn sâu trong các sáng tác của Kawabata. Do đó, mỗi tác phẩm là mỗi câu chuyện của chính cuộc đời tác giả. 2.5. Khảo sát và phân loại biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata
  9. 7 2.5.1. Tiêu chí phân loại Căn cứ vào các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học, chúng tôi phân chia biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata thành hai nhóm chính: nhóm (1) là biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng và nhóm (2) là biểu tượng nghệ thuật truyền thống. 2.5.2. Bảng thống kê các biểu tượng văn hóa truyền thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata Tần số Tên biểu Nhóm biểu tượng Tác phẩm xuất hiện tượng (lần) Xứ tuyết 132 Cố đô 15 Tuyết Người đẹp say ngủ 9 Đẹp và buồn 6 Hồ 9 Cố đô 67 Biểu Hoa anh đào Tiếng rền của núi 23 tượng Hồ 20 của Thần Suối nước Xứ tuyết 18 đạo nóng Tiếng rền của núi 5 Biểu Cánh hạc Ngàn cánh hạc 13 tượng tôn Xứ tuyết 81 giáo, tín Ngàn cánh hạc 28 Gương ngưỡng Đẹp và buồn 21 Hồ 73 Cố đô 7 Trà đạo Ngàn cánh hạc 329 Đẹp và buồn 13 Biểu Xứ tuyết Shimamura tượng Cố đô Takichiro của Ngàn cánh hạc Kikuji Thiền Lữ khách Tiếng rền của núi Shingo Người đẹp say ngủ Eguchi Đẹp và buồn Oki Toshio Biểu tượng Xứ tuyết 41 Biểu tượng nghệ thuật Cố đô 232 nghệ thuật dệt may Kimono Ngàn cánh hạc 17 truyền truyền Tiếng rền của núi 20 thống thống Người đẹp say ngủ 7
  10. 8 Đẹp và buồn 30 Vải chijimi Xứ tuyết 28 Biểu Xứ tuyết 68 tượng Geisha Người đẹp say ngủ 3 nghệ Đàn Xứ tuyết 37 thuật Shamisen biểu Tiếng rền của núi 45 Mặt nạ kịch diễn, sân Noh khấu (Biểu tượng Lữ khách: Vì mật độ xuất hiện dày đặc của nhân vật “lữ khách” trong sáng tác của Y. Kawabata, vì thế chúng tôi không khảo sát tần số xuất hiện, mà chỉ khảo sát tên của nhân vật lữ khách trong sáng tác của nhà văn) Tiểu kết: Chương II của luận án đã khảo cứu các khái niệm biểu tượng, biểu tượng văn hóa, và đưa ra cách hiểu về biểu tượng văn hóa truyền thống, soi chiếu, vận dụng để thống kê và phân loại các biểu tượng văn hóa trong tiểu thuyết Kawabata theo các tiêu chí cụ thể. Từ đó, sẽ cho chúng tôi những căn cứ để bước đầu lí giải cơ sở hình thành, sử dụng và sáng tạo hệ thống biểu tượng phong phú trong tác phẩm của nhà văn. Việc xây dựng hệ thống biểu tượng văn hóa hàm ẩn nhiều nghĩa không phải là sự đột phá khác lạ của nhà văn, mà điều độc đáo ở Kawabata chính là đã xây dựng thế giới biểu tượng mang đậm dấu ấn riêng. Vậy, đâu là điểm kế thừa truyền thống và đâu là nét mới để tạo nên “phong cách Kawabata”, những vấn đề ấy sẽ được chúng tôi giải đáp ở các chương tiếp theo của luận án. Chương 3 BIỂU TƯỢNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Căn cứ vào kết quả khảo sát và phân loại biểu tượng ở chương II, chúng tôi tiến hành lí giải và phân tích những biểu tượng có nguồn gốc từ Thần đạo và Thiền tông trong tiểu thuyết Kawabata. 3.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng và tôn giáo trong tiểu thuyết Y. Kawabata Biểu tượng không chỉ có trong nghệ thuật mà còn có trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, trong các tập tục văn hóa. Ở Nhật Bản, tín ngưỡng dân gian Thần đạo được kết hợp với Phật giáo một cách rất tự nhiên, vì vậy, tính duy mĩ của văn học Nhật cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thần đạo và Thiền tông. Luận án không nghiên cứu biểu tượng trong tôn giáo như một đối tượng mà những ý nghĩ, lời nguyện cầu tập trung vào. Chúng tôi chú trọng
  11. 9 tìm hiểu các biểu tượng mang ý nghĩa tôn giáo xuất hiện trong tiểu thuyết Kawabata để hiểu thêm về khả năng biểu đạt những ý nghĩa thẩm mỹ. 3.2. Biểu tượng của Thần đạo Khoảng thế kỷ thứ IV và V, ở Nhật Bản xuất hiện tín ngưỡng Shinto – tức Thần đạo. Thần đạo lấy tự nhiên làm gốc, đề cao quan niệm “vạn vật hữu linh”. Chúng tôi tìm thấy các ý nghĩa tôn giáo ấy thông qua khảo sát các biểu tượng có cội nguồn từ văn hóa truyền thống Nhật Bản: Hoa anh đào, tuyết trắng, gương soi, cánh hạc, suối nước nóng chính là hồn cốt của truyền thống văn học Nhật Bản. 3.2.1. Biểu tượng Hoa anh đào 3.2.1.1. Hoa anh đào trong văn hóa truyền thống Hoa chính là đấng kami (linh hồn), vì vậy người Nhật dâng hoa trong các nghi lễ tôn giáo. Hoa không chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà hoa còn là không gian sống, là biểu tượng văn hóa đặc trưng của đất nước Phù Tang. Trong văn thơ truyền thống, người Nhật thể hiện tình yêu, sự quan sát và nhạy cảm tinh tế trước thiên nhiên cảnh vật. Minh chứng cho điều này là thơ Haiku - thể thơ phụ thuộc nhiều nhất vào mùa; là Vạn diệp tập; hay Truyện Genji, đây thực sự là một tác phẩm miêu tả thiên nhiên tuyệt vời. 3.2.1.2. Hoa anh đào trong tiểu thuyết Y. Kawabata Hoa anh đào được nhắc đến 67 lần trong Cố đô, 23 lần trong Tiếng rền của núi và 20 lần trong tiểu thuyết Hồ, cho thấy vai trò quan trọng của hình tượng này trong thế giới nghệ thuật của Kawabata. Hoa anh đào – biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết, thấm đượm u sầu. Hoa anh đào trở thành biểu tượng cho nét đẹp trong sáng, thanh khiết của nhân vật Chieko trong tiểu thuyết Cố đô, của Komoko, Yoko trong Xứ tuyết, hay Otoko trong Đẹp và buồn. Đó là những tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp, luôn đắm say với thiên nhiên cảnh vật. Hoa anh đào trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tân, trong sáng của những nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn. Hoa anh đào - biểu tượng cho số phận mong manh, ngắn ngủi của cái đẹp Sự xuất hiện với tần số cao của hình ảnh hoa anh đào gợi nhớ đến sự bấp bênh, trôi nổi của số kiếp con người, sự vô thường của cuộc sống và đặc biệt là sự tàn phai nhanh chóng của cái đẹp. Kawabata viết về hoa anh đào trong tâm thế của người nuối tiếc về giá trị truyền thống, về quá khứ tươi đẹp của dân tộc.
  12. 10 3.2.2. Biểu tượng tuyết 3.2.2.1. Tuyết trong văn hóa truyền thống Với tín ngưỡng Thần đạo, người Nhật tìm thấy sự linh thiêng trong mọi hiện tượng tự nhiên. Tuyết cũng ẩn chứa những ý nghĩa sâu thẳm huyền bí, chứa đựng sức mạnh bên trong của tự nhiên, vũ trụ. Người ta cho rằng sự khắc nghiệt, “dữ dội” của thiên nhiên cũng đem lại sắc thái “dữ dội” cho tâm tính Nhật. Miền Bắc Nhật Bản là nơi băng giá, tuyết phủ trắng xóa, tạo nên những cảm xúc thiêng liêng và thần bí. Đây cũng là điểm đến của những lữ khách trên hành trình kiếm tìm bản ngã. 3.2.2.2. Tuyết trong tiểu thuyết của Y. Kawabata Vẻ đẹp của “tuyết” được miêu tả lặp đi lặp lại rất nhiều lần ngập tràn bởi sắc trắng tinh khôi và không khí trong trẻo trong sáng tác của Kawabata. Theo thống kê của chúng tôi, trong Xứ tuyết có tới 132 lần, Cố đô 15 lần, Hồ và Người đẹp say ngủ có 9 lần xuất hiện những chi tiết liên quan tới “tuyết” được nhắc đi nhắc lại, trong đó màu trắng của tuyết mang ý nghĩa biểu trưng cao trong các tác phẩm của nhà văn. Tuyết trắng – biểu tượng không gian tinh khiết, thanh sạch và thế giới huyền ảo của cái đẹp Tuyết trong tác phẩm của Kawabata mang vẻ đẹp thật sự khác biệt của thiên nhiên đó là cả một không gian mênh mông ngập trong sắc trắng. Màu trắng không chỉ là biểu tượng của sự tinh khiết mà nó còn là màu của sự hư ảo. Tuyết trắng mang ý nghĩa soi sáng, thanh lọc tâm hồn. Từ sự phong phú về ý nghĩa của màu trắng trong các nền văn hóa khác nhau, Kawabata hướng đến một ý nghĩa cao đẹp trong sáng tạo nghệ thuật. Xứ tuyết trở thành biểu tượng cho sự thanh khiết trinh bạch trong tâm hồn, tâm linh sâu thẳm. Đây cũng là giá trị mà con người luôn hướng tới và tìm thấy trong hành trình kiếm tìm giá trị đích thực chân – thiện – mĩ. Tuyết còn là biểu tượng cho hành trình trở về miền thẳm sâu thanh sạch, nguyên sơ của tâm hồn. Sự tồn tại trong khoảnh khắc và tan biến trong phút chốc của những bông tuyết trắng chính là biểu hiện của cái đẹp trường tồn trong thế giới tâm linh, vượt lên khỏi quan niệm sống – sinh tồn thuần túy. Người Nhật yêu chuộng cái đẹp nguyên sơ, tàn khuyết, bởi cuộc đời này không có gì là hoàn hảo. Vì thế mà những câu chuyện của Kawabata cũng không có kết thúc, tất cả đều hướng về cái vô cùng, vô tận của thế giới tâm linh. 3.2.3. Biểu tượng Gương 3.2.3.1. Gương trong văn hóa truyền thống
  13. 11 Trong văn học truyền thống Nhật Bản, gương gắn với một câu chuyện cổ: cô gái Phù Tang mỗi lần nhìn gương soi, không chỉ nhìn thấy bóng mình, mà còn một bóng dáng khác, giống hệt cô, đó chính là bóng của người mẹ. Bóng của người mẹ phải chăng là bóng của người phụ nữ vĩnh cửu và cái đẹp truyền thống trong văn học cổ Nhật Bản. Huyền thoại về nữ thần mặt trời sinh ra con người của người Nhật cũng phần nào thể hiện màu sắc của nữ tính trong quan niệm thẩm mĩ của họ. Gương cũng trở thành biểu tượng quen thuộc trong sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại thế kỉ XX như Murakami, Tanizaki, Kawabata. Đặc biệt chiếc gương soi mang ý nghĩa biểu tượng cho hành trình tự soi xét bản thân của nhân vật, giúp nhân vật tái định hướng cái nhìn vào nội tâm, cũng là một cách tìm về bản lai diện mục. 3.2.3.2. Gương và những biến thể trong tiểu thuyết của Y. Kawabata Gương – biểu tượng của sự thật, tính chân thực Soi gương là cách con người nhận diện được chính mình, những hỉ - nộ - ái - ố thường tình trên gương mặt mà tự mình không thể nhận ra. Nhân vật trong tác phẩm Kawabata dù là nam hay nữ của đều thích soi gương, ngắm nhìn chính mình, đây là hành động được lặp lại nhiều lần trong các tác phẩm của nhà văn. Qua gương soi, nhà văn gửi gắm những triết lí, quan niệm thẩm mĩ về vẻ đẹp của cuộc đời và con người. Gương – biểu tượng của thế giới nội tâm sâu thẳm và cái đẹp nữ tính vĩnh cửu Soi gương chính là hành động hướng vào nội tâm, hướng vào phật tính của chính mình, đạt đến trạng thái an yên tự tại. Chiếc gương không chỉ mang sứ mệnh là soi chiếu hình bóng của chính mình mà quan trọng hơn nó là chiếc gương của tâm hồn, đưa con người đến gần với nhau, cũng như đến gần với cái đẹp hơn. Cái đẹp trong văn chương Kawabata là vũ trụ vĩnh hằng và nữ tính vĩnh cửu. Nhưng bao giờ cũng là cái đẹp mong manh, hư ảo, cái đẹp được phản chiếu từ gương soi, đó là thế giới của cái đẹp và buồn có gốc rễ từ trong truyền thống văn học cổ điển Nhật Bản. Những biến thể của gương trong tiểu thuyết của Kawabata. Trong sáng tác của Kawabata, gương soi có đời sống riêng, được nhà văn sử dụng phổ biến và linh hoạt, tần suất xuất hiện cao, gần như xuyên suốt với những biến thể khá đa dạng, phong phú. Trong tiểu thuyết Xứ tuyết, gương soi xuất hiện tới 81 lần, cùng cách biến thể: tấm kính toa tầu 24 lần; dải Ngân Hà 19 lần, trong Tiểu thuyết Hồ, tấm kính toa tầu xuất hiện 12 lần,
  14. 12 hồ 32 lần. Tấm kính – biểu tượng cho sự đối lập của hai thế giới: hiện thực - ảo mộng Thế giới hiện thực và mộng ảo hiện ra trong cảm nhận của Shimamura trên con tàu xuyên bóng đêm như xuyên qua một tấm gương để đến xứ tuyết, anh mơ hồ cảm thấy như mình đang ở một thế giới khác. “bởi anh đang mê đi trước bức tranh vừa không thực lại vừa siêu nhiên”, “một vũ trụ duy nhất, một thứ thế giới siêu nhiên và tượng trưng không phải của thời gian này”. Dải Ngân Hà – con đường chia tách hai thế giới, là sự vỡ vụn của giấc mơ hạnh phúc và cái đẹp hư ảo Người Nhật coi dải Ngân Hà là một dòng sông, Kawabata đã kế thừa ý nghĩa đó trong hình ảnh ám ảnh nhất ở cuối tác phẩm Xứ tuyết, đó là dải Ngân Hà, là con đường mà Shimamura thấy mình bị cuốn vào đó. Trong những trang cuối của cuốn tiểu thuyết, Dải Ngân hà xuất hiện mười chín lần, trở thành nỗi ám ảnh đau đớn với những nhân vật của nhà văn. Shimamura đứng chôn chân giữa dãy Ngân Hà tuôn chảy trong tiếng thét gầm dằn dữ. Âm thanh “dữ dằn” ấy vang lên trong tâm khảm Shimamura, nó là tiếng lòng rạn vỡ, khi con người bừng ngộ, thoát xác tìm thấy chân lý cuộc đời. Hồ - biểu tượng kí ức đau buồn và ám ảnh cô độc Đọc tiểu thuyết Hồ, với nhiều sự soi chiếu, đó là thực tại xã hội, là tâm can con người cô độc, bất hạnh Gimpei. Vì vậy, nó trở thành kí ức, với những ám ảnh, day dứt đeo bám anh ta suốt cả cuộc đời. Hồ còn là thế giới kỳ ảo, ranh giới giữa thực và mộng đã bị xóa nhòa. “Hồ nước làng mẹ hắn” vang lên như một điệp khúc, kéo dài mãi trong kí ức, giống như những ám ảnh của nỗi buồn và sự cô đơn không lối thoát, như sợi dây kết nối xuyên suốt tác phẩm. Hồ Biwa – hố thẳm ám ảnh nỗi đau khôn cùng Hồ Biwa xanh ngắt trở thành hố thẳm cướp đi sinh mạng chàng trai trẻ Taichiro, đồng thời cũng chôn lấp hạnh phúc và hi vọng của gia đình Oki Toshio, để lại Keiko với một thân xác trống rỗng và nỗi đau vô tận cho hai người phụ nữ Fumiko và Otoko. Cái đẹp trong tác phẩm gắn liền với sự tàn lụi, với nỗi đau đớn khôn cùng của các nhân vật. Vì vậy, hồ Biwa cũng trở thành một cõi đẹp đẽ thâm sâu và đầy huyễn ảo của thế giới văn chương Kawabata. Như vậy, có thể nói gương soi là một trong những hình tượng nghệ thuật xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Cũng giống như tất cả sự hư ảo trong các tiểu thuyết của Kawabata, Hồ cũng kết thúc trong không gian lơ lửng, như vì sao, như ánh trăng hay dải Ngân Hà trôi nổi trong Xứ tuyết. Cảm giác ranh giới giữa cái đẹp, cái xấu, cái
  15. 13 hiện thực và ảo mộng bị xóa nhòa. Khoảng không còn lại dành cho sự suy ngẫm, trải nghiệm của mỗi độc giả về cách sống, cách ứng xử và đánh giá những giá trị cốt lõi trong cuộc sống, cũng là để làm đầy thêm những ý nghĩa của biểu tượng gương soi trong các tác phẩm của Kawabata. 3.2.4. Biểu tượng Cánh hạc 3.2.4.1. Cánh hạc trong văn hóa truyền thống Trong quan niệm của người phương Đông, hạc là loài chim thiêng, sống lâu không thể tính được tuổi. Người Nhật Bản có niềm tin rằng hạc sống được đến hàng nghìn năm. Chim hạc thường được thể hiện với màu lông trắng muốt, biểu tượng cho sự thanh cao, trong sáng và tinh khôi. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng, hạc chính là loài chim biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Dù có sự khác biệt về văn hóa, về thời đại nhưng các nhà thơ vẫn tìm thấy sự tương đồng trong ý nghĩa của hình ảnh cánh hạc trong văn hóa nhân loại, tuy vậy vẫn có những sự sáng tạo “nguồn riêng giữa dòng chung” mà chúng ta sẽ tìm thấy trong sáng tác của Y. Kawabata. 3.2.4.2. Cánh hạc trong tiểu thuyết Y. Kawabata Cánh hạc biểu tượng cho cái đẹp thuần khiết, là điểm tựa tinh thần, sức mạnh của niềm tin sự trường tồn, bất tử của cái đẹp Chiếc khăn thêu hình ngàn cánh hạc là một hình ảnh cực kỳ thơ mộng không ngừng chi phối tâm hồn Kikuji trong Ngàn cánh hạc, biểu tượng cho sự thanh tao, trinh bạch trong hồn người, cho hương trà thanh khiết, cho vẻ đẹp vĩnh hằng mà con người luôn hướng tới. Nó là cái đẹp có khả năng cứu rỗi tâm hồn con người. Cánh hạc, đối lập giữa cái phàm tục - thanh cao, xấu - đẹp Hình ảnh ngàn cánh hạc xuất hiện 13 lần trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc ở những không gian và thời gian khác nhau nhưng luôn trong thế đối sánh giữa phàm tục và thanh cao, giữa cái ti tiện, nhỏ nhen, ích kỉ với sự trong sáng, thánh thiện. Người đọc chứng kiến sự lung lay tận gốc rễ của những nét truyền thống, mang hồn cốt dân tộc, sự mong manh, chóng phai tàn của cái đẹp và cùng với đó là lời nhắn nhủ của Kawabata về hành động bảo tồn cái đẹp, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa của xứ sở hoa anh đào. 3.2.5. Biểu tượng Suối nước nóng 3.2.5.1. Suối nước nóng trong văn hóa truyền thống Suối nước nóng được coi là một biến thể của biểu tượng nước trong văn hóa nhân loại. Nó mang tính chất thanh tẩy tâm hồn thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng Thần đạo Shinto trong đời sống tâm linh của người Nhật. Sự gặp gỡ
  16. 14 của các tôn giáo về ý nghĩa của tắm nói chung chính là sự tẩy rửa, phục hồi. Nước có khả năng thanh lọc, khiến cho tâm hồn con người trở nên sạch sẽ và thuần khiết. 3.2.5.2. Suối nước nóng trong tiểu thuyết Kawabata Suối nước nóng là một biểu tưởng nổi bật, xuất hiện trong nhiều tác phẩm của nhà văn Kawabata như Hồ, Tiếng rền của núi, nhưng lặp lại nhiều nhất là trong tiểu thuyết Xứ tuyết (18 lần). Biểu tượng cho nguồn sống, nuôi dưỡng, thanh lọc tâm hồn Kawabata nhấn mạnh ý nghĩa là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trong Xứ tuyết khi nhà văn bàn đến việc Komako được tắm thường xuyên ở suối, ham chuộng những hiệu quả thâm nhập bền bỉ của nước nóng. Biểu tượng cho ranh giới của hai thế giới tinh thần: thực-ảo Shimamura vượt qua đường hầm dài giữa hai vùng đất, cũng chính là vượt qua ranh giới của hai thế giới: thế giới hiện thực của Tokyo phồn hoa và thế giới siêu thực mộng ảo của xứ tuyết. Biểu tượng suối nước nóng xuất hiện với ý nghĩa là ranh giới của hai thế giới tinh thần còn được thể hiện qua sự đối lập của hai nhân vật Komako và Yoko. 3.3. Biểu tượng Thiền Thiền ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và quan niệm thẩm mĩ của người Nhật rất đậm nét. Thiền ở Nhật không chỉ được khai sáng bằng con đường tọa Thiền, mà còn bằng con đường nghệ thuật như trà đạo, hoa đạo, vườn cảnh, hội họa, và đặc biệt là nghệ thuật thi ca. Có thể thấy, hầu hết các hình thái nghệ thuật và văn hóa đều chịu tác động của Thiền, sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức đã trở thành tinh túy, thành đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, Thiền tông còn hòa nhập sâu xa vào đời sống người Nhật. Tác phẩm của Kawabata, ít thấy sự phân chia rạch ròi những tuyến nhân vật chính diện và phản diện, tốt và xấu, những nấc thang giá trị luân lí, đạo đức, phải chăng đây chính tinh thần vô phân biệt của Thiền đem lại. Chúng tôi lựa chọn, những biểu tượng của trà đạo, biểu tượng lữ nhân để khám phá ý nghĩa tinh thần Thiền trong sáng tác của Y. Kawabata. 3.3.1. Biểu tượng trà đạo 3.3.1.1. Biểu tượng trà đạo trong văn hóa truyền thống Trà đạo hay nghi thức dùng trà là một nét đẹp độc đáo của người Nhật. Trà đạo trở thành phương tiện để Thiền và thậm chí là con đường dẫn đến giác ngộ, phỏng theo giáo lí Thiền rằng mọi hành động hằng ngày, bất kể trần tục thế nào, đều có thể dẫn đến giác ngộ nếu được thực hiện theo tinh thần
  17. 15 đúng đắn. Trà đạo chính là con đường trở về với bản lai diện mục nguyên sơ, đưa con người đến cõi an yên, xóa bỏ được những âu lo, phiền muộn để chú tâm vào cái vô ngã của tự nhiên. 3.3.1.2. Biểu tượng Trà đạo trong tiểu thuyết của Y. Kawabata Những biểu tượng của trà đạo được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm của Kawabata, 7 lần trong Cố đô, 13 lần trong Tiếng rền của núi, và 329 lần trong Ngàn cánh hạc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trà đạo truyền thống được coi là bối cảnh chính trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, cùng với đó là những băn khoăn trăn trở về nguy cơ suy vi, mai một của truyền thống văn hóa Nhật Bản qua sự mô tả của nhà văn về số phận của bình trà, chén trà và nghi lễ uống trà đang thay màu, biến chất trong bối cảnh xã hội hiện đại. Biểu tượng trà thất Trà thất - Không gian kí ức, ám ảnh nỗi cô đơn Không gian trà thất vốn là không gian kí ức, lưu giữ, bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trong tác phẩm của Kawabata nó trở thành biểu tượng cho kí ức đau buồn, ám ảnh cô đơn của nhân vật Kikuji. Câu chuyện trong Ngàn cánh hạc được kể theo dòng kí ức của Kikuji. Đó là kí ức buồn về cuộc đời ngắn ngủi của người cha quá cố, là hình ảnh của người mẹ chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Vì vậy, cuộc đời Kikuji dường như cũng bị bủa vây bởi những muộn phiền. Trà thất - không gian ẩm mốc, ô uế - biểu hiện sự suy tàn của cái đẹp Không gian trà thất “ẩm mốc”, “cửa đóng then cài” được miêu tả trong tác phẩm chính là dấu hiệu, biểu hiện sự hoen ố, suy vi của trà đạo và sự suy tàn của cái đẹp. Trà thất giờ chỉ còn là cái xác không hồn. Vẫn là những mái tranh “nghèo nàn”, là những bức tranh thủy mặc, những bình hoa cắm đơn sơ... nhưng hồn trà đã bay đi mất. Biểu tượng Trà cụ: Chén trà, bình trà Shino Chén trà – lưu giữ và kết nối giá trị cái đẹp từ quá khứ đến hiện tại Chén trà Shino là một biểu tượng rất Nhật Bản, tiêu biểu cho một nghệ thuật truyền thống nổi tiếng của đất nước xứ Phù Tang. Suy tư của Kikuji cho thấy sự trân trọng và nâng niu những gì còn lại từ tàn dư quá khứ, đồng thời cũng muốn bất tử hóa cho chiếc chén Shino ẩn chứa nhiều ý nghĩa của cuộc đời. Đó cũng chính là khát vọng và niềm tin vào cái đẹp, vào những giá trị truyền thống sẽ hằng tồn. Chén trà – biểu tượng cho sự tàn phai, hoen ố của cốt cách văn hóa truyền thống hay vận mệnh của cái đẹp Xây dựng hình ảnh mang giá trị lịch sử gắn với vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, Kawabata không chỉ thể hiện được sự am hiểu tường tận
  18. 16 gốc rễ văn hóa của đất nước mình mà đó còn là sự nuối tiếc, hoài vọng về những giá trị của một thời đã xa. Như vậy, câu chuyện về nghệ thuật trà đạo cũng như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ mai một, suy tàn. Nhưng thứ luôn tồn tại, hiện hữu trong trí óc tâm hồn con người chính là hương trà, hồn trà còn đọng mãi. Đây là giá trị truyền thống văn hóa, sự vĩnh cửu của cái đẹp và tình yêu được lưu giữ trong những hình ảnh đã trở thành biểu tượng trong tác phẩm của Kawabata. 3.3.2. Biểu tượng lữ khách 3.3.2.1. Tính chất lữ khách trong văn hóa truyền thống Tính chất lữ khách (lữ nhân) từ lâu đã trở nên quen thuộc với nền văn hóa và văn học Nhật Bản. Kết thúc với họ không phải là mục đích của những chuyến đi ấy, mà điều quan trọng hơn chính là con người tìm thấy ý nghĩa sau những cuộc hành trình: đó là “ngộ” ra chân lí và thu nhận được những giá trị của cảm xúc, tinh thần. 3.3.2.2. Lữ khách trong tiểu thuyết của Kawabata Biểu tượng của hành trình kiếm tìm cái đẹp trong vô vọng Kawabata đã kế thừa và sáng tạo tính chất lữ nhân từ trong truyền thống văn học Nhật Bản. Trong tác phẩm của mình, Kawabata khắc họa hình ảnh những con người, những nhân vật của thời đại mới, nhưng tâm hồn vẫn luôn vọng “tiếng ngàn xưa, vẫn luôn trăn trở với những giá trị truyền thống của dân tộc. Những lữ nhân ấy chính là hóa thân của tác giả, “người lữ khách đi tìm cái đẹp” Kawabata. Biểu tượng của hành trình trở về miền tâm linh tinh khiết nơi sâu thẳm tâm hồn Hành trình đi tìm cái đẹp truyền thống của Kawabata chính là hành trình khám phá bản thể của chính mình, tìm về với bản thân, tự giác ngộ và mong muốn giác ngộ cho nhiều người thông qua các tác phẩm tiêu biểu độc đáo. Như vậy, đi là để trở về, sau những hành trình đường đời đầy gió bụi, con người nhận ra được giá trị, chân lí của cuộc đời. Tiểu kết: Chương 3, tập trung giải mã, tìm hiểu ý nghĩa tôn giáo qua các biểu tượng. Chúng tôi nhận thấy nguồn mạch chính trong các tiểu thuyết của Kawabata là giá trị văn hóa truyền thống có gốc rễ từ tôn giáo bản địa Thần đạo và tinh thần của Phật giáo Thiền tông. Điểm nổi bật nhất trên con đường sáng tạo nghệ thuật của Kawabata là ý thức tiếp nối giá trị truyền thống và tinh thần làm giàu thêm cho những giá trị đẹp đẽ trong quá khứ của dân tộc ấy.
  19. 17 Chương 4 BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG Các loại hình nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa Nhật Bản, dưới ngòi bút sáng tạo của Kawabata đã trở thành những biểu tượng, những kí hiệu đặc biệt giàu ý nghĩa. Ở Kawabata, văn hóa truyền thống Nhật Bản gắn bó bền chặt tới mức qua mỗi tác phẩm của ông, người đọc sẽ lần lượt được tiếp xúc với từng phương diện của nghệ thuật của xứ Phù Tang. 4.1. Mối quan hệ giữa biểu tượng và nghệ thuật truyền thống trong tiểu thuyết Y. Kawabata Quan điểm mỹ học của Kawabata là cái đẹp sâu thẳm sinh ra từ cội nguồn triết lí phương Đông, vẻ đẹp của thiên nhiên, của người phụ nữ xứ Phù Tang ngọt ngào. Đó là nét đặc trưng của các môn nghệ thuật truyền thống, dòng văn chương duy mỹ, duy tình.... bao trùm hơn cả là linh hồn của vạn vật trong thần đạo đã hòa quyện với cái tình của Thiền tông tạo nên triết lí mỹ học Kawabata. Vẻ đẹp của nghệ thuật Nhật Bản được thể hiện trong tiểu thuyết Kawabata đã minh chứng cho khả năng cảm thụ tinh tế về cái đẹp thanh nhã, hữu tình của tự nhiên và nhẹ nhàng, thuần khiết của con người trong xã hội. 4.2. Biểu tượng nghệ thuật dệt may 4.2.1. Biểu tượng Kimono 4.2.1.1. Kimono trong nghệ thuật truyền thống Nhật Bản Người Nhật Bản nổi tiếng với kỹ nghệ dệt lụa đạt đến trình độ cao. Nói đến Nhật Bản là người ta nghĩ ngay đến sắc áo kimono với hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp duyên dáng. Kimono chính là sản phẩm của nghề dệt truyền thống nổi tiếng nhất, trở thành biểu tượng của người dân xứ sở Phù Tang. Có thể nói, kimono là một nét văn hóa đặc trưng, là tài sản quốc gia và mãi là niềm tự hào của người Nhật. 4.2.1.2. Kimono trong tiểu thuyết của Y. Kawabata Trong tác phẩm của Kawabata, kimono có mặt gần như trong tất cả các tác phẩm, đi bên cạnh các nhân vật với tần số xuất hiện cao. Ngàn cánh hạc 17 lần, Tiếng rền của núi 20 lần, Xứ tuyết 41 lần, Đẹp và buồn 30 lần… và nhiều nhất là tiểu thuyết Cố đô với 232 lần. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, ở Cố đô nhà văn đặc biệt dành sự quan tâm lớn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Bởi lẽ Cố đô – Kyoto chính không gian văn hóa lưu giữ bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc được trân trọng từ ngàn đời. Trong tác phẩm của Kawabata, kimono trở thành một trong những biểu tượng nổi bật, giàu ý nghĩa biểu đạt nhất trong thế giới biểu tượng phong phú của nhà văn. Kimono – Tấm áo lưu giữ vẻ đẹp ngàn xưa
  20. 18 Kyoto – thủ đô cổ kính của nước Nhật, chính là không gian văn hóa, nơi hội tụ của những giá trị truyền thống đã hiện ra sinh động đầy tự hào song cũng chất chứa nỗi buồn, niềm tiếc nuối cho tà áo kimono, thắt lưng obi và sự suy vi của một nghề truyền thống biểu hiện qua mỗi trang văn của Kawabata. Kimono – biểu tượng cho chỉnh thể của vẻ đẹp nữ tính Văn chương Kawabata thiên về đề cao vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống. Cái đẹp trong tác phẩm Kawabata là sự mong manh, mau chóng phai tàn nhưng là cái đẹp thuần khiết có khả năng cứu rỗi con người. Xuyên suốt trong các tác phẩm của Kawabata, những hình ảnh mang đặc tính nữ đã trở thành những biểu tượng độc đáo truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa đến với người đọc, trong đó kimono thực sự là biểu tượng cho chỉnh thể của vẻ đẹp nữ tính. Kimono – niềm tiếc nuối trước số phận mong manh, dễ phai tàn của cái đẹp, hay sự suy vi của nghệ thuật truyền thống Cố đô đang trở nên ồn ào, xô bồ, thương mại hóa, nhuốm màu sắc của đô thị Tây phương, suy tàn ngành nghề truyền thống, song trong tâm hồn những người con của nền văn hóa cũ, đó vẫn là không gian văn hóa tươi đẹp, miền ký ức trong veo, tĩnh lặng và an yên vô cùng. 4.2.2. Vải dệt Chijimi 4.2.2.1. Chijimi trong truyền thống văn hóa Nhật Bản Đây là một nghề thủ công truyền thống tao nhã, giúp tẩy trắng vải dệt kimono bằng tuyết ở Nhật Bản, vì vậy sản phẩm làm ra được gọi là một thứ vải của tuyết. Những người thợ thủ công đã dệt nên những bộ kimono bằng vải chijimi truyền thống. Đây chính là thứ vải tuyết, ra đời và hoàn thiện vẻ đẹp giữa vùng tuyết lạnh. 4.2.2.2. Chijimi trong tiểu thuyết của Kawabata Chijimi xuất hiện 28 lần trong tiểu thuyết Xứ tuyết của Kawabata, Cùng với áo kimono, nghề dệt vải chijimi – những tấm vải dệt áo được bắt đầu và kết thúc trong tuyết, đem đến vẻ đẹp tinh khiết cho những ngành nghề truyền thống, giàu giá trị văn hóa Nhật Bản Chijimi - Tấm áo tinh khiết của tuyết, có khả năng thanh lọc Tuyết trắng tinh khiết chính là cội nguồn, làm nên nét đẹp độc đáo chỉ riêng xứ tuyết mới có: tuyết kéo ra từng sợi, tuyết dệt sợi thành vải và tuyết lại giặt tẩy cho nó sạch bong ra. Có thể nói, tất cả sự tạo thành, bắt đầu và kết thúc của tấm vải chimiji đều diễn ra trong tuyết. Quả thật, tuyết chính là mẹ đẻ của vải chijimi. Vẻ đẹp tinh khiết của tuyết đích thị trở thành biểu tượng của cái đẹp nguyên sơ trinh bạch, cái đẹp có khả năng thanh lọc và có sức mạnh cứu rỗi tâm hồn con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2