intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đạo tạo hướng dẫn viên Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:319

58
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm ra những nội dung, yêu cầu, kiến thức cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic 4 Cấp độ khác nhau, có trình độ phù hợp với yêu cầu xã hội, có sự khác biệt với các chương trình đào tạo một số quốc gia trên thế giới và của Liên đoàn Thể dục thế giới, phù hợp nhu cầu thực tiễn của Việt Nam tại trường Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. Có thể ứng dụng vào trong công tác đào tạo Hướng dẫn viên môn Aerobic cho Liên đoàn Thể dục TP. Hồ Chí Minh và Liên đoàn Thể dục Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đạo tạo hướng dẫn viên Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU  LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN TRUNG KIÊN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  HƯỚNG DẪN VIÊN AEROBIC TẠI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO  THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HOC ̣ TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU  LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN TRUNG KIÊN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  HƯỚNG DẪN VIÊN AEROBIC TẠI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO  THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nganh: Giáo d ̀ ục hoc̣ Ma sô:  ̃ ́ 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HOC ̣ Cán bộ hướng dẫn: HD 1: PGS.TS Nguyễn Tiên Tiến HD 2: GS.TS Nguyễn Xuân Sinh TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các   kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố   trong bất kỳ công trình nào của tác giả khác. Tác giả
  4. MỤC LỤC Trang
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVHTTDL Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch CĐ Cao đẳng CDIO Conceive ­ Design ­ Implement – Operate CĐR Chuẩn đầu ra CLB Câu lạc bộ CTĐT Chương trình đào tạo ĐH Đại học CDR_A Chuẩn đầu ra cấp cao CDR_B Chuẩn đầu ra trung cấp CDR_C Chuẩn đầu ra cơ bản CDR_D Chuẩn đầu ra sơ cấp GS.TS Giáo sư tiến sĩ HLV Huấn luyện viên HDV Hướng dẫn viên KHHL Kế hoạch huấn luyện KN Kỹ năng NK Năng khiếu PC Phong cách PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ PPHL Phương pháp huấn luyện SDB Sự đảm bảo SHLCT_A Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 4 SHLCT_B Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 3 SHLCT_C Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 2 SHLCT_D Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 1 STT Sự tự tin TC Tính cách TDTT Thể dục thể thao TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sĩ
  6. YC Yêu cầu VĐV Vận động viên
  7. DANH SÁCH CÁC BẢNG TT NỘI DUNG BẢNG TRANG Bảng 1.1 Phân loại các hình hình thức đào tạo Những định nghĩa chính thức về  Giới thiệu, Giảng dạy và   Bảng 1.2 Sử dụng Chuẩn đầu ra Cấp độ 3 theo phương pháp CDIO cho ngành  Bảng 1.3 kỹ sư cơ khí tại Học viện Công nghệ  Machassusette (MIT),  Hoa kỳ [90] Bảng 3.1 Ý kiến của chuyên gia về 34 biến thang đo sơ bộ ban đầu. Bảng 3.2 Hình thức trả lời bảng câu hỏi Hệ  số tin cậy của Cronbach's Alpha về thực trạng nhu cầu   Bảng 3.3 học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường   học ở TP. Hồ Chí Minh. Bảng 3.4 KMO and Bartlett's Test Kết quả  phân tích nhân tô về khảo sát nhu cầu tập Aerobic  Bảng 3.5 đối với công tác giảng dạy của hướng dẫn viên Kết quả  thống kê về  thực trạng nhu cầu học tập của học   Bảng 3.6 viên Bảng 3.7 Tính cách của HVD trong công tác giảng dạy môn Aerobic Bảng 3.8 Kỹ năng của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Bảng 3.9 Phong cách của HDV trong công tác giảng dạy môn Aerobic Bảng 3.10 Yêu cầu của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Chuẩn   đầu   ra   Cấp   độ   4   theo   phương   pháp   CDIO   cho  Bảng 3.11 chương trình đào tạo HDV các cấp Aerobic tại trường ĐH   TDTT TP.HCM Mô tả  hệ  số  tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn   Bảng 3.12 đầu ra CTĐT Cấp độ 1 Mô tả  hệ  số  tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn   Bảng 3.13 đầu ra CTĐT Cấp độ 2 Mô tả  hệ  số  tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn   Bảng 3.14 đầu ra CTĐT Cấp độ 3. Mô tả hệ  số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo  chuẩn  Bảng 3.15 đầu ra CTĐT Cấp độ 4. Bảng 3.16 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 1 Bảng 3.17 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 2 Bảng 3.18 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 3 Bảng 3.19 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 4 Kết quả  khảo sát ý kiến cơ  quan tuyển dụng lao động về  Bảng 3.20 CĐR Cấp độ 1 Kết quả  khảo sát ý kiến cơ  quan tuyển dụng lao động về  Bảng 3.21 CĐR Cấp độ 2 Kết quả  khảo sát ý kiến cơ  quan tuyển dụng lao động về  Bảng 3.22 CĐR Cấp độ 3 Kết quả  khảo sát ý kiến cơ  quan tuyển dụng lao động về  Bảng 3.23 CĐR Cấp độ 4
  8. TT NỘI DUNG BẢNG TRANG Kết quả phỏng vấn về lựa chọn nội dung chương trình Cấp   Bảng 3.24 độ 1 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình  Bảng 3.25 Cấp độ 2 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình  Bảng 3.26 Cấp độ 3 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình  Bảng 3.27 Cấp độ 4 Thống   kê   số   lượng   học   viên   tham   gia   chương   trình   học   Bảng 3.28 HDV Aerobic tại trường ĐH TDTT TP.HCM Thống   kê   số   lượng   học   viên   tham   gia   chương   trình   học   Bảng 3.29 HDV Aerobic của trường ĐH TDTT TP.HCM tại tỉnh Đồng  Nai Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp   Bảng 3.30 độ 1 Bảng 3.31 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 1 Kết quả ý kiến học viên về phương pháp kiểm tra, tổ chức  Bảng 3.32 Sau 130 thực hiện Cấp độ 1 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp   Bảng 3.33 Sau 132 độ 2 Bảng 3.34 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 2 Sau 133 Kết quả ý kiến học viên về phương pháp kiểm tra, tổ chức  Bảng 3.35 Sau 134 thực hiện Cấp độ 2 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp   Bảng 3.36 Sau 135 độ 3 Bảng 3.37 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 3 Kết quả ý kiến học viên về kiểm tra, phương pháp tổ chức  Bảng 3.38 thực hiện Cấp độ 3 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp   Bảng 3.39 Sau 138 độ 4 Bảng 3.40 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 4 Kết   quả   ý   kiến   học   viên   về   kiểm   tra,   phương   pháp   tổ  Bảng 3.41 Sau 140 chứcthực hiện Cấp độ 4 Kết quả ý kiến phản hồi của nhà quản lý có học viên tham  Bảng 3.42 gia chương trình đào tạo
  9. DANH SÁCH CAC BI ́ ỂU ĐỒ TT NỘI DUNG BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % các chuyên gia được khảo sát Biểu đồ 3.2 Nguyên nhân học viên tham gia lớp hướng dẫn viên Aerobic Biểu đồ 3.3 Nhu cầu tham gia học môn Aerobic Biểu đồ 3.4 Động cơ tham gia giảng dạy môn Aerobic Biểu đồ 3.5 Sự hiểu biết về Aerobic của học viên Biểu đồ 3.6 Tham gia tập luyện môn Aerobic của học viên Biểu đồ 3.7 Thâm niên giảng dạy Aerobic của các học viên Biểu đồ 3.8 Nhu cầu tham gia lớp học của học viên Biểu đồ 3.9 Nguyên nhân tham gia công tác giảng dạy Aeobic Biểu đồ 3.10 Sự phát triển phong trào Aerobic tại địa phương Biểu đồ 3.11 Số CLB, trường học tổ chức giảng dạy môn Aerobic Biểu đồ 3.12 Số lượng giáo viên, HDV tham gia giảng dạy Aerobic Biểu đồ 3.13 Trình độ chuyên môn Aerobic của hướng dẫn viên Biểu đồ 3.14 Số lượng học sinh tham gia tập luyện thường xuyên Biểu đồ 3.15 Nguồn kinh phí dành cho môn Aerobic tại các đơn vị Biểu đồ 3.16 Tính cách của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Phong   cách   của   HDV   trong   công   tác   giảng   dạy  Biểu đồ 3.17 Aerobic Những kỹ  năng của HDV trong công tác giảng dạy  Biểu đồ 3.18 Aerobic Những yêu cầu của HDV trong công tác giảng dạy  Biểu đồ 3.19 Aerobic Thông tin về  học hàm, học vị của người được phỏng  Biểu đồ 3.20 vấn Biểu đồ 3.21 Ý kiến của chuyên gia  về CĐR Cấp độ 1 Biểu đồ 3.22 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 2 Biểu đồ 3.23 Ý kiến của chuyên gia  về CĐR Cấp độ 3 Biểu đồ 3.24 Ý kiến của chuyên gia  về CĐR Cấp độ 4 Thông tin về trình độ học vấn người được phỏng vấn   Biểu đồ 3.25 CĐR Biểu đồ 3.26 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 1 Biểu đồ 3.27 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 2 Biểu đồ 3.28 Ý kiến của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 3 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ  Biểu đồ 3.29 4 Biểu đồ 3.30 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 1 Biểu đồ 3.31 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 2
  10. TT NỘI DUNG BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 3.32 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 3 Biểu đồ 3.33 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 4 Biểu đồ 3.34 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức chương trình Cấp độ 1 Biểu đồ 3.35 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 1  Biểu đồ 3.36 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 1 Biểu đồ 3.37 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức chương trình Cấp độ 2 Biểu đồ 3.38 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 2  Biểu đồ 3.39 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 2 Biểu đồ 3.40 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức của chương trình Cấp độ 3 Biểu đồ 3.41 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 3  Biểu đồ 3.42 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 3 Biểu đồ 3.43 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức của chương trình Cấp độ 4 Biểu đồ 3.44 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 4  Biểu đồ 3.45 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 4 So sánh 4 cấp của chương trình về  ý kiến phản hồi của học   Biểu đồ 3.46 viên Sự hài lòng của nhà quản lý về chương trình đào tạo có học  Biểu đồ 3.47 viên sau khi tham gia chương trình học.  DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ TT NỘI DUNG HÌNH, SƠ ĐỒ TRANG Hình 1.1 Các bước của công tác đào tạo  Hình 1.2 Sơ đồ quy trình CDIO  Hình 1.3 Chuẩn đầu ra CDIO  Sơ đồ 2.1 Quy trình lập phiếu khảo sát của đề tài  Sơ đồ 2.2 .Mô hình chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic
  11. 11 PHẦN MỞ ĐẦU Đầu tư  cho Thể  dục thể  thao là đầu tư  cho con người, cho sự  phát triển của đất  nước. Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục,   thể  thao và đào tạo vận động viên thể  thao thành tích cao; Đồng thời phát huy các nguồn  lực của xã hội để phát triển Thể dục thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức   xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động Thể dục thể thao. Đặc biệt trong giai đoạn  gần đây, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngành không ngừng được đẩy mạnh với nhiều   kế  hoạch và hình thức như  đào tạo Đại học và Sau đại học đối với nhân lực ngành Văn  hóa, Thể thao và Du lịch, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán  bộ ngành ở quận ­ huyện, phường ­ xã. Aerobic (Thể  dục Nhịp điệu) là hình thức tập luyện phổ  biến, nó được xem là  phương pháp tập tuyệt vời để  nâng cao sức khoẻ  cho mọi người. Từ “Aerobic” được sử  dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ người Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần cho  cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy Lạp, từ này mang nghĩa chính là “Oxy cho cuộc   sống” (Oxygen for life). Nhu cầu tập luyện Aerobic tại các phòng tập của các câu lạc bộ, các trung tâm   chăm sóc sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tại các trường phổ  thông từ  những trường Mầm  non, Tiểu học, Trung học Cơ  sở, Trung học Phổ  thông, Trung học Chuyên nghiệp, Cao   đẳng và Đại học. Hiện nay theo thống kê của Sở  Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh   [86] thì tại TP. Hồ  Chí Minh có khoảng 1830 trường Mầm non, Nhà trẻ, Nhóm trẻ  công   lập và tư thục; 498 trường Tiểu học công lập và tư thục; 259 trường THCS và 188 trường  THPT. Đại đa số  các trường Mầm non, Tiểu học và THCS đều có nhu cầu tập luyện  Aerobic.  Trường Đại học TDTT TP.HCM, là một ngôi trường đào tạo trong lĩnh vực Thể  dục thể thao chuyên nghiệp với hơn 40 năm phát triển, mỗi năm nhà trường đào tạo được  rất nhiều sinh viên Chính quy và Vừa làm vừa học. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường   đào tạo ra Cử nhân TDTT như: ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, ĐH  Quốc tế  Hồng Bàng,…Tuy nhiên, đa số  những sinh viên tốt nghiệp với tâm lý thường có   xu hướng tìm các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học Phổ  thông hoặc về các Sở, ngành thuộc lĩnh vực TDTT, rất hiếm khi chịu đứng lớp giảng dạy  tại các trường Mầm non, Tiểu học. Do đó, lượng giáo viên vừa thừa và vừa thiếu. Thừa là  rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, nhưng vừa thiếu là không có giáo viên   giảng dạy tại các trường Mầm non và tiểu học. Hiện nay, nhiệm vụ  giảng dạy này do lực lượng giáo viên thuộc các Công ty tư  nhân, các Trung tâm tư  nhân và các CLB tư  nhân đảm nhiệm, nhưng lực lượng tham gia   giảng dạy thì vừa yếu vừa thiếu nghiệp vụ  chuyên môn, chưa được đào tạo sâu… Đặc   biệt là một số  người tham gia đứng lớp, nhưng chưa bao giờ  được tham dự  qua các lớp  chuyên môn, chỉ  được hướng dẫn một hoặc vài bài tập rồi đứng lớp hướng dẫn giảng   dạy, cho nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người học. Đây là một mối hiểm họa vô cùng to lớn, vì sản phẩm của họ tạo ra là những động   tác, bài tập rèn luyện thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến con người, mà lại là những trẻ em.   Trẻ  em là tương lai của đất nước với cấu trúc cơ  thể  đang phát triển rất nhanh và mạnh   mẽ, nếu tác động không đúng và chính xác sẽ  để  lại những di chứng, hay tổn thương  
  12. 12 nghiêm trọng đến hình thái, chức năng, cũng như cơ quan vận động của cơ thể, nếu đó là   những bài tập sai. Bản thân tham gia góp ý và giảng dạy một số  tiết trong chương trình đào tạo   hướng dẫn viên Aerobic tại một số trung tâm, câu lạc bộ, Hội Aerobic TP.HCM của Liên   đoàn Thể  dục TP.HCM và đặc biệt là Liên đoàn Thể  dục Việt Nam, nhưng chưa thấy có   một đơn vị chuyên môn nào, tổ chức chương trình học tập cho một lớp học cho học viên   một cách đầy đủ  và chính xác. Cho nên, cần phải có một nơi đứng tổ  chức một chương   trình các lớp học để học viên được tham gia nâng cao kiến thức, nhưng phải đảm bảo kiến  thức, đúng chức năng và phải đảm bảo tính khoa học. Liên đoàn Thể dục Việt Nam cũng có phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các  lớp bồi dưỡng môn Aerobic cho các tỉnh, thành trước các kỳ  Hội khỏe Phù Đổng toàn  quốc, nhưng với thời gian quá ngắn, tài liệu đơn giản, người tham dự  thì không phải là  những giáo viên, huấn luyện các đội, cho nên hiệu quả  không cao. Hội Aerobic TP.HCM  thuộc liên đoàn Thể  dục TP.HCM cũng thường mở  các lớp đào tạo hướng dẫn viên môn   Aerobic, nhưng chỉ  đào tạo về  chuyên môn kỹ  năng giảng dạy, thiếu những phần kiến  thức lý luận, phương pháp giảng dạy cơ bản và nền tảng dành cho các giáo viên giảng dạy   môn Aerobic. Tổ chức này không đủ chức năng pháp lý đào tạo các lớp học cho các cá nhân   ngoài tỉnh.  Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh có đủ chức năng và quyền hạn trong việc   tổ  chức các lớp học mang tính nghiệp vụ chuyên môn cao, đảm bảo tính pháp lý theo quy  định của Nhà nước. Cho nên, việc xây dựng chương trình đào tạo và phối hợp tổ chức các   lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn có trình độ cao, là một việc hết sức dễ dàng nhưng   mang lại hiệu quả cao trong xã hội.  Từ những vấn đề trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu: “Xây dựng chương trình  đào tạo hướng dẫn viên Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí  Minh”. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những nội dung, yêu cầu, kiến thức cần thiết để  xây dựng chương   trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic 4 Cấp độ khác nhau, có trình độ phù hợp với yêu cầu  xã hội, có sự khác biệt với các chương trình đào tạo một số quốc gia trên thế  giới và của   Liên đoàn Thể dục thế giới, phù hợp nhu cầu thực tiễn của Việt Nam tại trường Đại học   Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. Có thể ứng dụng vào trong công tác đào tạo Huớng   dẫn viên môn Aerobic cho Liên đoàn Thể dục TP. Hồ Chí Minh và Liên đoàn Thể dục Việt  Nam. Mục tiêu nghiên cứu: 1.  Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các   trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam Việt Nam. 2.  Xây dựng và  ứng dụng các chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic  tại trường Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. 3.    Đánh giá hiệu quả  chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic của  Trường ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh. Giả thuyết khoa học của đề tài: ­ Không có sự  khác biệt về  nhu cầu tham gia tập luyện giữa các đối tượng môn  Aerobic (Câu lạc bộ, Mầm non, Tiểu học, THCS,...); về  chất lượng đào tạo giữa các đối 
  13. 13 tượng tham gia học tập; cũng như về chất lượng giảng dạy của chương trình đào tạo các   Cấp độ. ­ Có sự khác biệt về nhu cầu chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn viên Aerobic giữa  các đơn vị quản lý (Câu lạc bộ, Mầm non, Tiểu học, THCS,...),  cũng như có sự khác biệt về  chương trình giảng dạy và phân cấp hướng dẫn viên. ­ Có sự hài lòng của các hướng dẫn viên Aerobic sau khi tham gia chương trình học   của từng Cấp độ và sự hài lòng của các nhà quản lý có học viên tham gia chương trình đào   tạo Hướng dẫn viên Aerobic  CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. 1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển môn Aerobic: II. 1.1.1. Lịch sử phát triển môn Aerobic thế giới: Từ thời Hy Lạp cổ đại, môn Thể dục được xem là một trong những môn thể thao đầu   tiên trong các kỳ Đại hội Olympic cổ đại. Lúc bấy giờ, đã có các bài tập Thể dục, các bài tập  nhảy múa nhằm giúp con người nâng cao thể chất, đã có rất nhiều các hệ thống bài tập ra đời   và phát triển cùng với sự phát triển xã hội. Thật ra từ  thời cổ  đại đã có các điệu nhảy và các bài tập Thể  dục, lúc bấy giờ  được ứng dụng để phát triển cơ thể, tạo tư thế cơ thể ngay ngắn, khoẻ đẹp, uyển chuyển   trong các bước đi và các cử  động trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra các bài tập đó còn   giúp cho việc phát triển các tố chất như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo.[69] Dần dần theo thời gian và sự tiến bộ của khoa học, với thành tựu ngày càng rực rỡ và sự  ứng dụng những thành tựu của khoa học vào chuyên môn nên Thể dục ngày càng được xã hội chú   ý nhiều hơn. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế  kỷ XX, đã có nhiều hệ thống Thể dục khác nhau   được thành lập như: Hệ thống Thể dục của Đức, của Thụy Điển và nhiều nhà Thể dục lớn như  Spinda, Miulera, Canđôva... Trong hệ thống các bài tập này đều không chú ý đến phụ nữ, họ được  chỉ dẫn những bài tập như nam giới mà không tính toán đến sự khác nhau về tâm, sinh lý giữa nam   và nữ. [56] Aerobic là hình thức tập luyện phổ  biến, nó được xem là phương pháp tập tuyệt   vời để  nâng cao sức khoẻ  cho mọi người. Từ  “Aerobic” được sử  dụng lần đầu tiên vào   năm 1875 do Bác sĩ người Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần cho cuộc sống tức là  “Aerobic”. Theo gốc Hy lạp, từ này mang nghĩa chính là “Oxy cho cuộc sống” (Oxygen for   life).[39] Chỉ  mãi đến những năm 20 và 30 của thế  kỷ  XX Zenebvactebin (Giennépvastabin)   và người kế  tục của mình là Becemencendir (Người Mỹ) dưới  ảnh hưởng của hệ  thống   Thể dục Thụy Điển và hệ thống Z. Đemenhi của Pháp, đã hình thành và đưa ra các phương   pháp tạo điều kiện phát triển tối  ưu tư  thế, vẻ  đẹp trong dáng đi và cử  động của người  phụ  nữ. Một trong những  ảnh hưởng lớn nhất cho sự  phát triển của Thể  dục của giai   đoạn này là hệ  thống của Fran – Dencap. Ông đã cố  gắng đưa ra mối liên hệ  nhất định   giữa nỗi đau khổ  của con người, sự  chịu đựng và tính hài hước để  giảm nhẹ  nó. Chính  công việc đó của ông và đồng nghiệp đã giúp cho việc đặt cơ sở của lý luận diễn tả, thể  hiện tình cảm qua hành động của môn múa Ballet và kịch câm. Đây chính là nền tảng của   việc sáng lập ra một hướng mới trong Thể dục đó là Aerobic. [57]
  14. 14 Đặc biệt sau chiến tranh Thế  giới thứ  hai, cuộc sống xã hội của nhiều nước trở  nên xấu đi rất nhiều và nhiệm vụ  được đặt ra lúc đó là làm sao có các bài tập Thể  dục  ngoài việc nâng cao thể  chất của con người, còn giúp con người giải tỏa được các nỗi   buồn phiền, căng thẳng trong cuộc sống thường ngày. Các nhà chuyên môn Thể  dục của các nước Châu Âu đã thử  nghiệm đưa âm nhạc  lồng vào làm nhạc nền cho các bài tập Thể  dục và đã nhanh chóng đi đến những thành   công, được công chúng yêu thích và tập luyện rộng rãi.  Sau nhiều tranh luận, đến khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XX, Aerobic bắt đầu phát   triển chính thống với sự  giúp đỡ  của âm nhạc và mang đầy tính nghệ  thuật. Aerobic  ở  những nước khác nhau, có những tên gọi cũng khác nhau như: Thể  dục – Jazz, Thể dục –   Pop, Thể  dục – mốt, Thể  dục  – làm  gọn người,  môn Thể  dục  múa hay  đơn  giản là  Aerobic. Một trong những nhiệm vụ chính của Aerobic, là làm cho người tập khỏe mạnh   nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Những năm 60 thế  kỷ  XX, Kenneth H.Cooper bắt đầu tập  luyện cho các nhóm sinh viên… đến năm 1968 lại mở rộng thêm cho 1 số khác. Năm 1970,  Jacki Sorensen viết cuốn sách mang tên “Chương trình tập luyện vũ điệu Aerobic” trên cơ  sở từ Kenneth H.Cooper. Đây là chương trình dùng những bài tập từ Canađa, hoạt động với  âm nhạc và giới thiệu một vài bước nhảy hiện đại, và đó là những lớp đầu tiên chỉ  dành  cho nữ. [40] Sau đó ở Mỹ, Phyllis C.Jacobson phát triển phương pháp tập luyện mới với tên gọi   là “Hooked on Aerobic” nhịp độ  của bài chậm và vừa. Với sự  cải tiến này Aerobic đã trở  thành nội dung tập luyện theo hình thức lớp. Không chỉ có tác dụng về rèn luyện sức khỏe,  nó còn có tác dụng rõ về  giảm cân và săn chắc cơ  bắp.  Ở  Châu Âu Monica Beckman là   những người đầu tiên mở lớp dạy có kết hợp với các bước nhảy Jazz.[39] Trong phong trào đó là, bà Jane Fonda là một trong những người có công lao rất lớn   với việc quảng bá môn Aerobic trên phương tiện thông tin đại chúng. Lúc đầu, bà Jane   Fonda chỉ nghe nhạc và ghép những động tác Thể dục và nhảy múa vào khớp với âm nhạc.  Sau đó, bà dần dần hình thành những bài tập với nhạc, bà đã cấp tốc mở  những lớp tập   luyện Aerobic cho thanh niên  ở  những câu lạc bộ, lúc đầu bà không thu tiền. Dần dần,   Aerobic đã trở  thành một nhu cầu cần thiết  đối với phụ  nữ  Châu Âu và cho tới nay,   Aerobic đã phát triển rộng khắp các quốc gia trên hành tinh chúng ta đều tập luyện những   bài tập này. Bà đã đưa ra chương trình tập Aerobic trong cuốn sách và băng video của mình.  Thành công lớn tiếp theo  ở những năm 80 là lần đầu tiên quy định về  cuộc thi Aerobic đã  được giới thiệu. Cơ sở của các bước nhảy Aerobic là các bước nhảy Jack, chống sấp và đá   lăng cao, cuộc thi đơn giản như  vậy được tổ  chức lần đầu tiên tại Mỹ  vào 1985. Sau đó  một số quốc gia khác như Canađa, Nhật Bản, Brazil cũng bắt đầu tổ chức thi Aerobic của   quốc gia và quốc tế.[40] Aerobic là môn thi pha trộn, bởi nó bao gồm các chuyển động như nhiều hoạt động  thể thao khác như Jack và nhảy hiện đại, Thể dục dụng cụ, Thể dục nhào lộn, tuy vậy nó  đã có bản sắc riêng của mình.  Năm 1994, FIG đã công nhận Aerobic là một môn thi đấu mới của gia đình Thể dục   và đã mở  lớp bồi dưỡng cho Trọng tài – Huấn luyện viên; cũng trong năm này, Giải Vô   địch Sport Aerobic Thế giới lần thứ I đã được tổ chức tại Pháp. Đến cuối năm 2006, đầu   năm 2007 môn Sport Aerobic được Liên đoàn Thể  dục Thế  giới (FIG) đổi tên là Aerobic  Gymnastic.[95] Hàng năm các giải Vô địch thế  giới môn Aerobic luôn được tổ  chức, bên cạnh đó  các giải châu lục và các khu vực trên toàn thế  giới luôn thường xuyên được tổ  chức.  
  15. 15 Aerobic luôn là môn nằm trong hệ  thống thi đấu của các giải thế  giới như: Suzuki Cup,   Indoor Games, World Games và môn Aerobic đang phấn đấu đưa vào thi đấu chính thức  của Olympic. [95] III. 1.1.2. Sự phát triển môn Aerobic tại Việt Nam: ­ Năm 1984 trong đợt tập huấn về  Thể  dục Nghệ  thuật tại TP. Hồ  Chí Minh,  chuyên gia người Bungary đã giới thiệu về  loại hình tập luyện Thể  dục mới đang thịnh  hành tại Mỹ đã giới thiệu khái quát và 1 số dạng động tác cụ thể. Tiếp sau đó, thông qua   sách báo và băng hình gửi về  từ  Mỹ  một số  huấn luyện viên, giáo viên Thể  dục ( Bà   Huỳnh thị Lài – Nhà thiếu nhi Thành phố, bà Trịnh Trang Thanh – Quận 1, ông Trần Việt   Hoàng – HLV Thể dục Nhào lộn…) đã tìm hiểu và tiến hành tổ  chức tập luyện môn này   với tên gọi Thể dục nhịp điệu. (Tài liệu lớp Hướng dẫn viên Aerobic năm 1999). [39] ­ Các thầy cô, sau khi nghiên cứu nội dung và chương trình tập luyện, đã tổ  chức  lớp tập huấn để  giới thiệu và hướng dẫn môn mới cho phong trào tập luyện tại TP.HCM   nói riêng và các tỉnh thành lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Vũng Tàu,…  Phong trào tập luyện Aerobic đã được phát triển rất mạnh trong những năm sau đó và được  tổ  chức Hội thi hàng năm. Các tỉnh thành khác cũng tổ  chức tập luyện và thi đấu như  Hà  Nội, Tiền Giang… Bài thi giai đoạn đó là những bài tập gồm những động tác Thể dục kết  hợp âm nhạc hiện đại thời bấy giờ, gồm các giai điệu Cha cha cha, Bebop, Model Talking, …[39] ­ Trong giai đoạn này, một số  quận nội thành được đầu tư  mạnh mẽ, các VĐV  Quận 1 trong TP.HCM   được tiếp cận với hình thức tập luyện và thi đấu tập mới do   chuyên gia Pháp Mr.Cao Minh Hùng (Việt Kiều – Hạng ba giải Vô địch Thế giới lần đầu   tiên tại Pháp), trực tiếp huấn luyện. ­ Tháng 12 năm 1994, lần đầu tiên đội tuyển Sport Aerobic đã được thành lập gồm  các thành viên 1 HLV (Hứa Mỹ Ý) và các VĐV (Đỗ Thị Thu Nhi, Nguyễn Thị Thanh Hiền,   Lê Thùy An và Phạm Thị Hồng Trang) với bài nhạc “Cái Trống Cơm” tham dự giải Vô địch  thế  giới lần thứ  nhất tổ  chức tại Pháp, tuy không đạt được thứ  hạng nhưng cũng đã gây  bất ngờ  và được giới chuyên môn đánh giá cao về  trình độ  và phong cách trình diễn của  các VĐV Việt Nam lần đầu tiên tại giải Thế  giới với một môn Thể  thao hoàn toàn mới   trên thế  giới. Đây là sự  cố  gắng, đóng góp lớn của ông Trần Thanh Ngữ  – Nguyên Giám   đốc Trung tâm TDTT Quận 1 TP.HCM, đây cũng chính là cái nôi để phát triển phong trào   môn Aerobic tai Việt Nam. [39] ­ Tháng 7/1995 Tại giải vô địch Thế  giới “SUZUKI WORLD CUP” Tại Nhật Bản   do HLV Trần Việt Hoàng và các VĐV Bùi Huỳnh Quốc Thắng, Vũ Điền An, Trương Huy   Văn tham gia với thành tích thứ  hạng 10 thế  giới. Đây là bước ngoặc lớn để  khẳng định   trình độ VĐV Việt Nam trên đấu trường Quốc tế. ­ Năm 1996, Liên đoàn Thể dục TP.HCM đã tổ chức giải Vô địch Sport Aerobic lần đầu  tiên và đã thu hút rất nhiều vận động viên của các tỉnh và các quận huyện TP.HCM tham gia tiếp   theo những năm sau đó giải vẫn thường xuyên được tổ  chức hàng năm với hai hệ  thống giải   Aerobic đồng đội và Sport Aerobic. ­ Trong thời gian này, Tổng cục Thể  dục Thể  thao đã in và ban hành luật Sport   Aerobic chu kỳ  I từ  năm 1994 ­1998. Tiếp theo các năm sau Bộ  môn Thể  dục – Uỷ  ban  TDTT Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật luật Sport Aerobic theo chu kỳ (4 năm), mời  chuyên gia của FIG  hướng dẫn bồi dưỡng và tập huấn cho cán bộ, huấn luyện viên   Aerobic Việt Nam.[41]
  16. 16 ­ Tháng 7/1997 đội tuyển Việt Nam xếp hạng thứ  5 (trong 40 quốc gia tham d ự)   trên thế  giới về  đồng đội (3 người) do HLV Trần Việt Hoàng hướng dẫn với các VĐV:  Vũ Điền An, Bùi Huỳnh Quốc Thắng, Diệp Tuấn Cường, Phạm Thị Hồng Trang tại giải   Vô địch thế  giới môn Sport Aerobic lần thứ  IV tổ chức tại thành phố  Perth của Australia  năm 1997.  ­ Từ  những năm 1999, Bộ  môn Thể  dục – Uỷ  ban TDTT Việt Nam cũng thường   xuyên mời chuyên gia của FIG sang mở lớp bồi dưỡng và tập huấn cho cán bộ, huấn luyện   viên của Việt Nam tại câu lạc bộ Phan Đình Phùng quận 3. Các chuyên gia người Pháp đã   hướng dẫn và giảng dạy phương pháp huấn luyện môn Sport Aerobics trong 7 ngày. Hơn   100 huấn luyện viên của các tỉnh thành trong cả nước về tập trung học tập. ­ Từ những năm 2000, phong trào tập luyện môn Sport Aerobic đã phát triển rộng khắp cả  nước, một số tỉnh thành bắt đầu tham gia như: Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng,  Khánh Hòa, Phú Yên, Trà Vinh, Tiền Giang,… ­ Trong xu thế  hội nhập, khi FIG ban hành bộ  Luật mới, thì Bộ  môn Thể  dục –   UBTDTT Việt Nam đã dịch và ban hành để áp dụng cho các cuộc thi Sport Aerobics ở Việt   Nam. Đầu năm 2000, Bộ luật Sport Aerobics chu kỳ 2001 – 2004 đã được Bộ môn Thể dục  – Uỷ ban TDTT Việt Nam dịch sang tiếng Việt  giới thiệu và ban hành, cũng chính năm này  lớp học trọng tài theo đúng luật Quốc tế. [71] ­ Từ  những năm 2000 đến 2002, đội tuyển Sport Aerobic Việt Nam tham gia giải   Vô địch Sport Aerobic thế giới tại các nước: Đức, Ý, Nga,… nhưng chưa đạt được thành   tích cao. ­ Tháng 07 năm 2000 đội tuyển Sport Aerobic Việt Nam tại Giải Sport Aerobic Vô địch   Đông Nam Á lần 1 tại Indonesia các vận động viên Việt Nam đã giành được nhiều thành tích:  Trịnh Hồng Thanh (HCV đơn nữ), Diệp Tuấn Cường – Trịnh Hồng Thanh (HCB đôi nam nữ),  Nguyễn Tấn Thành (HCV Đơn nam), Phạm Thị Hồng Trang – Thái Anh Tuấn – Nguyễn Tấn   Thành (HCV ba người).  ­ Bắt đầu từ những năm 2000, Hội Aerobic TP.HCM trực thuộc Liên đoàn Thể dục  TP.HCM phối hợp với Sở TDTT TP.HCM thường xuyên tổ chức các giải Aerobic dành cho   học sinh vào tháng 03 hàng năm, Giải Aerobic thiếu nhi vào ngày 01 tháng 06 hàng năm và  giải Vô địch Aerobic và Sport Aerobic vào tháng 08 hàng năm. ­ Năm 2001, lớp trọng tài Quốc tế môn Sport Aerobic đầu tiên được tổ chức tại Thủ  đô Hà Nội, Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, những trọng tài chuyên nghiệp môn Sport  Aerobic của Việt Nam  được chứng nhận  đẳng cấp quốc tế: bà Nguyễn Kim Lan, bà  Nguyễn Thanh Mai, bà Phan Thanh Liên, bà Phan Thanh Lan, bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, bà   Nguyễn Thị  Thanh Thúy, bà Dương Xuân Trang, bà Bùi Thị  Ngọc Bích, bà Nguyễn Anh   Minh, bà Nguyễn Ngô Hồng Đào, ông Nguyễn Tri Khanh, ông Nguyễn Trung Kiên,… ­ Năm 2002, môn Sport  Aerobic chính thức đưa vào hệ thống các môn thi đấu của   Đại hội Thể  dục thể thao toàn quốc và Giải vô địch Sport Aerobic Đại hội Thể  dục thể  thao toàn quốc lần IV được tổ chức tại Nhà hát Bến Thành, quận I TP.HCM với các đơn vị  tham gia: Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, TP.HCM. [85] ­ Trong giải Đại hội Thể  dục Thể  thao Đông Nam Á (Sea Game) lần thứ  22 tổ  chức tại Việt Nam tháng 12 năm 2003, đây là lần đầu tiên môn Sport Aerobic được đưa vào   thi  đấu trong  Đại hội.  Đội tuyển Sport Aerobic gồm các huấn luyện viên: Trần Việt  Hoàng, Nguyễn Thị Tuyết Mai và chuyên gia người Bulgaria là cô Tina với thành tích xếp  nhất toàn đoàn 3 HCV, 1 HCB trong bộ 4 huy chương: Đơn nữ Trịnh Hồng Thanh (HCV),  Mai Bích Lâm (HCB), Đơn nam: Trần Minh Khôi (HCB), Đôi nam – nữ: Nguyễn Tấn  
  17. 17 Thành ­ Nguyễn Thị  Thanh Hiền (HCV), Bài 3 người: Nguyễn Tấn Thành ­ Khưu Tấn  Phát – Thái Anh Tuấn (HCV). [87] ­ Môn Aerobic đã được Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào thi đấu tại Hội khỏe   Phù   Đổng   toàn   quốc   lần   VI   –   2004,   Điều   lệ   của   Giải   tiếp   cận   gần   với   Luật   Sport   Aerobics của FIG. Các đơn vị  tham gia bài thi lứa tuổi cấp II chia thành 4 cụm thi đấu  Cụm I: Hải Phòng; Cụm II: Huế; Cụm III: Lâm Đồng; Cụm IV: Đồng Tháp. Có 11 đơn vị  tham gia thi bài lứa tuổi cấp III tại vòng chung kết  ở  Huế. TP. Hồ  Chí Minh cái nôi của   phong trào đã đứng nhất toàn đoàn với 3 HCV – 1 HCB, thứ nhì là Thừa Thiên Huế với 3   HCV – 1 HCĐ. Sau khi tổ chức thành công chương trình thi đấu môn Aerobic tại Hội khỏe  Phù Đổng lần VI. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã duy trì thi đấu môn Aerobic tại các kỳ Hội   khỏe Phù Đổng toàn quốc tiếp theo: Lần VII năm 2008 tại Phú Thọ, lần VIII năm 2012 tại  Cần Thơ, lần IX năm 2016 tại Nghệ An. [88] ­ Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thành tích của các VĐV Việt Nam đã không còn   duy trì được thành tích đã đạt được trước đây:  + Trong giải Đại hội Thể  dục Thể  thao Đông Nam Á (Sea Game) lần thứ  23 tổ  chức tại Philippin tháng 11 năm 2005. Đội tuyển Sport Aerobic chỉ đạt HCB và HCĐ.  + Trong giải Đại hội Thể  dục Thể  thao Đông Nam Á (Sea Game) lần thứ  25 tổ  chức tại Thái Lan tháng 12 năm 2007. Đội tuyển Aerobic Gymnastics (các VĐV thuộc đơn  vị Hải Phòng) chỉ đạt duy nhất 1HCV còn lại HCB và HCĐ. [95] Thành tích thi đấu của các vận động viên đội tuyển Aerobic bị  giảm sút là do  chương trình đào tạo các tuyến trẻ không đáp ứng được thành tích và thiếu hẳn lực lượng   kế  thừa. Trình độ  của các huấn luyện viên trong giai đoạn này còn thiếu và yếu những   phương   pháp   huấn   luyện   hiện   đại,   không   được   thường   xuyên   cập   nhật   và   học   hỏi  chương trình huấn luyện của quốc tế. 1.1.3 Đặc điểm về môn Aerobic:  * Khái niệm môn Aerobic:[40]  Aerobic là một hệ thống các bài tập thể dục được chọn lọc, sáng tạo và phân định   về  mức độ  tập luyện phù hợp với âm nhạc và thực hiện trong một chế  độ  nhất định,   nhằm tập luyện phát triển sức chịu đựng của người tập.  * Đặc điểm môn Aerobic: ­ Môn Aerobic là một trong những loại hình của môn Thể  dục cho nên đặc điểm  chung của môn Aerobic cũng gần giống với đặc điểm môn Thể  dục, đó là có thể  hình  thành từng bước, có phân biệt và chọn lọc từng mặt và từng phần hợp thành động tác  (phương hướng, biên độ, tốc độ, lực, nhịp độ, nhịp điệu và cách thức phối hợp  động   tác,...). ­ Đặc điểm quan trọng của Aerobic là khả năng tác động có chọn lọc và riêng biệt   đến cấu trúc và chức năng cơ thể. Cụ thể là, có thể tác động không những đến từng nhóm  cơ, mà cả đối với từng mặt riêng biệt trong trạng thái hoạt động của cơ như: phát lực, thả  lỏng, kéo giãn của cơ,... Nhờ đó Aerobic có thể sử dụng để phát triển thể lực chung, chuẩn  bị chuyên biệt cho một số hoạt động mang tính chất ngành nghề  riêng biệt, cũng như  để  khắc phục một cách có hiệu quả những khuyết tật trong sự phát triển của các cơ quan vận   động. ­ Những đặc điểm về  phương pháp giảng dạy của Aerobic như: Sự tác động toàn   diện lên cơ  thể  người tập, sự  sử  dụng rộng rãi các động tác khác nhau, khả  năng điều  chỉnh chính xác lượng vận động, khả năng tác động có lựa chọn lên các hệ thống cơ quan   và bộ  phận cơ  thể  khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ  giáo dục, có thể  thay đổi phương 
  18. 18 pháp thực hiện bài tập, khả năng kết hợp với nhạc đệm, khả  năng quy định chặt chẽ  quá  trình sư phạm. [39] * Tác dụng cơ bản của môn Aerobic:  ­ Giúp tim hoạt động có năng suất tốt và khỏe mạnh hơn, kiểm soát được trọng   lượng của cơ thể, làm tăng các tế bào hồng cầu, tạo điều kiện cho oxy lưu thông cung cấp  đến toàn bộ cơ thể. ­ Hạn chế các nguy cơ liên quan đến vấn đề  tim mạch, phát triển các nhóm cơ  và  tăng độ  linh hoạt của cơ, hạn chế  những thói quen tác động ảnh hưởng bệnh tăng huyết  áp.  ­ Bài tập Aerobic làm gia tăng số lượng kháng thể  của người tập và quá trình giải   phóng năng lượng trong vận động nhanh hơn, làm tăng khả  năng dự  trữ  năng lượng dưới   dạng phân tử như chất béo và cacbohydrat bên trong cơ bắp làm tăng sức bền ở cơ. [40] * Phân loại bài tập Aerobic: ­ Aerobic được chia theo các chức năng khác như: + Phát triển sức khoẻ. + Chữa bệnh và ứng dụng. + Aerobic thi đấu. ­ Aerobic dùng để  phát triển sức khoẻ, tùy theo lứa tuổi được chia thành các loại   như sau:  + Aerobic dành cho trẻ em (thiếu nhi, nhi đồng) + Aerobic dành cho thanh thiếu niên. + Aerobic dành cho những người trung niên và cao tuổi. ­ Aerobic dùng cho chữa bệnh và ứng dụng: + Bài tập Aerobic có thể  được sử  dụng rộng rãi trong chữa bệnh TDTT chủ  yếu  trong các bệnh về  tim mạch và hô hấp, giải tỏa bệnh căng thẳng về  thần kinh và các  chấn thương của cơ quan vận động (khớp, thoái hóa…).[42] + Các dạng Aerobic có thể được tiến hành trong nhà, ngoài trời hoặc dưới nước +  Bài tập Aerobic có thể thực hiện ở các tư  thế khác nhau như  đứng, ngồi, quỳ, nằm.   Ngoài ra có thể tập với các dụng cụ khác nhau như (ghế, bóng, tạ, gậy, bục).  ­ Aerobic đồng đội dùng cho thi đấu phong trào, được chia theo lứa tuổi như sau: + Dành cho nhi đồng (lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi) + Dành cho thiếu nhi (từ 7 đến 11 tuổi) + Dành cho thiếu niên (từ 12 đến 17 tuổi) + Dành cho thanh niên (từ 18 tuổi trở lên) ­ Aerobic đồng đội thi đấu Hội khỏe Phù Đổng dành cho học sinh: + Dành cho thiếu nhi (từ 7 đến 9 tuổi) + Dành cho thiếu nhi (từ 9 đến 11 tuổi) + Dành cho thiếu niên (từ 12 đến 15 tuổi) + Dành cho thanh niên (từ 16 đến 18 tuổi) [39] ­ Aerobic Gymnastics thi đấu đỉnh cao dành cho các giải chuyên   nghiệp của quốc gia, khu vực, châu lục và quốc tế:  gồm các nội  dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ, nhóm 3 người, nhóm 5 người,  Aerobic Dance và Aerobic Step (8 người); được phân chia thành các  nhóm tuổi như sau:
  19. 19 + Lứa tuổi Phát triển quốc gia (từ 7 đến 9 tuổi) + Lứa tuổi Nhóm I (từ 9 đến 11 tuổi) + Lứa tuổi Nhóm II (từ 12 đến 14 tuổi) + Lứa tuổi Nhóm III (từ 15 đến 17 tuổi) + Nhóm thanh niên (trên 18 tuổi) [73] IV. 1.2. Nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực: V. 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực: Tiếp cận dựa trên khả năng lao động của con người: Nguồn nhân lực bao gồm tất  cả những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động. Tiếp cận dựa vào khả  năng lao động và giới hạn tuổi lao động: Nguồn nhân lực  bao gồm tất cả  những người từ  đủ  15 tuổi trở  lên, có khả  năng lao động không kể  đến  trạng thái có việc làm hay không có việc làm. Tiếp cận theo cách hiểu của các nhà kinh tế: Nguồn nhân lực là tổng thể  những   tiềm năng của con người của một quốc gia có trong một thời kỳ nhất định. Tiềm năng đó  bao gồm tổng hòa năng lực về  thể  lực, trí lực, nhân cách của con người đáp ứng một cơ  cấu do nền kinh tế ­ xã hội đòi hỏi (về số lượng, chất lượng và cơ cấu). [27] Như vậy, khi nghiên cứu về nguồn nhân lực không chỉ xem xét về mặt số lượng mà   phải xem xét cả về mặt chất lượng nguồn nhân lực bao gồm sức khỏe, trình độ  học vấn,  trình độ chuyên môn lành nghề, năng lực, phẩm chất và thái độ lao động của cá nhân người  lao động, cũng như  phải xem xét cả về mặt cơ cấu nguồn nhân lực. Trong đó ngành Thể  dục thể  thao (TDTT) cũng không ngoại lệ, chất lượng nguồn nhân lực của ngành TDTT   còn phụ  thuộc vào cơ  cấu đội ngũ chủ  chốt, trình độ, năng lực tổ  chức và quản lý, khả  năng phối hợp để thực hiện các mục tiêu đặt ra. [26] VI. 1.2.2. Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực “Quản lý nguồn nhân lực là tìm mọi cách tạo thuận lợi cho mọi người trong tổ  chức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược và các kế  hoạch của tổ  chức, tăng cường   cống hiến của mọi người theo hướng phù hợp với chiến lược của tổ chức, đạo đức và xã  hội”. [26] Ở Cấp độ vi mô tổ chức ở đây là: tổ, khu, phòng ban, đơn vị, doanh nghiệp. Và các  hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở  cấp độ  này bao gồm các hoạt động tuyển mộ  tuyển   chọn, bố  trí lực lao động trong tổ  chức, tổ  chức đào tạo và phát triển lao động… nhằm  đảm bảo một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt   số lượng và chất lượng. Ở Cấp độ vĩ mô thì tổ chức ở đây có thể là địa phương, quốc gia, có thể là khu vực   và quốc tế. Và hoạt động quản lý nguồn nhân lực  ở  đây bao gồm một số hoạt động như  quyết định các chính sách quốc gia, kế  hoạch về  nguồn nhân lực, phân bổ  sử  dụng lao  động toàn xã hội. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động và kiểm  tra việc thi hành pháp luật lao động… Và các hoạt động trên nhằm tạo ra một lực lượng   lao động đủ  về  số  lượng và cao về  chất lượng, có cơ  cấu hợp lý đáp ứng được yêu cầu  của xã hội.
  20. 20 Như  vậy, quản lý nguồn nhân lực là một quá trình phải được xem xét trong mối  quan hệ  không thể  tách rời giữa các quá trình: Phát triển nguồn nhân lực, phân bố  nguồn   nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực. TDTT cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng  và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát   triển TDTT và tạo nên những thành tích thể thao. [26] VII. 1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực: Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu   tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu   để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới, là phải có được một nguồn nhân lực có  đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời   đại. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay không   thành công trong phát triển kinh tế ­ xã hội của quốc gia. Ðể phát triển nguồn nhân lực cần thực   hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc nghiên cứu đào tạo, đánh giá nguồn nhân lực   với các nội dung như chất lượng, cơ cấu, kết quả làm việc... tuỳ  theo mục đích, yêu cầu mà  việc đào tạo, đánh giá phải đáp ứng.  Tóm lại, khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội, con người đóng   vai trò chủ  động, là chủ  thể  sáng tạo và chi phối toàn bộ  quá trình đó, hướng nó tới mục   tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực của ngành TDTT nói   riêng không chỉ  đơn thuần là số  lượng lao động đã có và sẽ  có, mà nó còn phải bao gồm   một tổng thể  các yếu tố  thể  lực, trí lực, kỹ  năng làm việc, thái độ  và phong cách làm   việc... Tất cả  các yếu tố đó, ngày nay đều thuộc về  chất lượng nguồn nhân lực và được  đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động.[28] VIII. 1.3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo: IX. 1.3.1. Khái niệm chương trình đào tạo: Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chương trình đào tạo: Theo từ điển Giáo dục học, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu  là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến  thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập   theo từng năm học, tỷ  lệ  giữa các bộ  môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy   định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ  sở  vật chất, chứng chỉ  và  văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”. [68]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0