Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức
lượt xem 3
download
Các bạn hãy tham khảo và tải về “Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MINH ĐỨC Quận 1, ngày 8 tháng 12. năm 2023 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 MÔN KHTN 8 Năm học: 2023-2024 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Có bao nhiêu ý dưới đây là quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm? (1) Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. (2) Trước khi sử dụng cần đọc cẩn nhận nhãn hoá chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn. (3) Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. (4) Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với nhóm trưởng để được hướng dẫn xử lí. (5) Các hoá chất dùng xong còn thừa nên đổ trở lại bình chứa đúng với hoá chất đó để tiết kiệm. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Đâu là nguyên tắc lấy hoá chất đúng trong phòng thí nghiệm? A. Lấy hoá chất rắn ở các dạng hạt to, dày, thanh không được dùng panh để gắp. B. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột phải dùng thìa thuỷ tinh hoặc kim loại để xúc. C. Có thể đặt lại thìa, panh, vào lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng. D. Lấy chất lỏng từ chai miệng nhỏ phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong không có mỏ. Câu 3: Đâu không phải là quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Trước khi sử dụng cần đọc sơ lược tính chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn. B. Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. C. Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí. D. Các hoá chất dùng xong còn thừa không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên. Câu 4: Biến đổi vật lí là : A. hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới. B. hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. C. hiện tượng chất bị phân hủy. D. hiện tượng biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không. Câu 5: Dấu hiệu chính để biến đổi vật lí và biến đổi hóa học: A. Sự thay đổi về màu sắc của chất. B. Sự xuất hiện của chất mới. C. Sự thay đổi kích thước. D. Sự thay đổi về hình dạng. Câu 6: Sự biến đổi hóa học là : A. sự biến đổi về trạng thái hay hình dạng của chất. B. sự thay đổi về thể tích của chất. C. sự biến đổi từ chất này thành chất mới.
- D. sự biến đổi từ dạng năng lượng này thành dạng năng lượng khác. Câu 7: Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt không có ứng dụng nào sau đây? A. Cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động. B. Cung cấp năng lượng cho động cơ điện. C. Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng. D. Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu thủy… Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Than đá cháy là phản ứng tỏa nhiệt , phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt. B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt , phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt. C. Than đá cháy và phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt. D. Than đá cháy và phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt. Câu 9: Trong các quá trình dưới đây, quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt: (1) Đá viên tan chảy (2) Đốt than (3) Nước bay hơi (4) Xăng cháy trong không khí (5) Đốt cháy cồn (6) Luộc trứng A. 2,4,6 B. 2,4,5 C. 1,3,6 D. 1,2,5 Câu 10: Cho hai quá trình sau, quá trình nào xảy ra phản ứng hóa học: (1) Đun nước đá nóng chảy. (2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra. A. 1 B. 2 C. 1,2 D. Không có đáp án đúng Câu 11: Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra? A. Dựa vào mùi của sản phẩm. B. Dựa vào màu của sản phẩm. C. Dựa vào sự tỏa nhiệt. D. Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành. Câu 12: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học? A. Đất đèn (CaC2) tác dụng với nước tạo thành khí acetylene (C2H2). B. Bơm khí H2 vào bóng bay. C. Quả bóng bay bay lên không trung rồi nổ tung. D. Cả 3 đáp án đều đúng. Câu 13: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học, chỉ có phân tử bị biến đổi còn các nguyên tử vẫn giữ nguyên, nên tổng khối lượng trước phản ứng luôn bằng tổng khối lượng sau phản ứng”. Hãy chọn phương án đúng dưới đây? A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2. D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2. Câu 14 : Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng: A. Số nguyên tử trong mỗi chất. B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. C. Số phân tử trong mỗi chất. D. Số nguyên tố tạo ra chất. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ. B. Trong phản ứng hóa học, liên kết các phân tử bị phá vỡ. C. Trong phản ứng hóa học, liên kết các phân tử không bị phá vỡ.
- D. Trong phản ứng hóa học, các phân tử được bảo toàn. Câu 16: Bỏ quả trứng vào dung dịch Acid chloride thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng Acid chloride đã tác dụng với Calcium carbonate (chất này trong vỏ trứng) tạo ra Calcium chloride (chất này tan), nước và khí Carbon dioxide thoát ra. Ý nào dưới đây biểu diễn đúng phương trình chữ của phản ứng trên. A. Acid chloride + Calcium carbonate → Calcium chloride + Carbon dioxide. B. Calcium chloride + Carbon dioxide + nước → Acid chloride + Calcium carbonate. C. Acid chloride + Calcium carbonate → Calcium chloride + Carbon dioxide + nước. D. Calcium chloride + nước → Acid chloride + Calcium carbonate. Câu 17: Iron cháy trong oxygen, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là Oxide Iron từ, phương trình chữ của phản ứng hóa học là: A. Iron + Oxygen → Oxide Iron từ B. oxygen + Oxide Iron từ → Iron C. Oxide Iron từ → Iron + Oxygen D. Iron + Oxide Iron từ → Oxygen Câu 18: Khi nung Potassium permanganate ở nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là dipotassium permanganate; mangan dioxide và oxygen. Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên? A. dipotassium permanganate → potassium permanganate + mangan dioxide + oxygen B. potassium permanganate → dipotassium permanganate + mangan dioxide C. potassium permanganate → dipotassium permanganate + oxygen D. potassium permanganate → dipotassium permanganate + mangan dioxide+ oxygen Câu 19: Hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng : Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 lần lượt là : A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 2 : 6 : 2 : 3 C. 2 : 3 : 1 : 3 D. 1 : 2 : 1 : 2 Câu 20: Hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng : Zn + AgNO3 → Zn(NO3)2 + Ag lần lượt là : A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 1: 2 : 1 : 2 C. 1 : 1 : 2 : 2 D. 2 : 2 : 1 : 1 Câu 21: Hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng : Fe + HCl → FeCl2 + H2 lần lượt là : A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 1: 2 : 1 : 2 C. 1 : 2 : 1 : 1 D. 2 : 1 : 2 : 2 Câu 22: Trong các khí sau CO2, SO2, N2, H2. Số khí nhẹ hơn hơn không khí là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Khí nào nặng nhất trong các khí sau? A. CH4 B. CO2 D. N2 D. H2 Câu 24: Khí A nào sau đây có dA/Không khí >1 A. NH3 B. O2 D. N2 D. H2 Câu 25 : Tốc độ phản ứng không phụ thuộc các yếu tố nào sau đây? A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 26: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để pha rượu? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 27: Những phát biểu nào sau đây là đúng? A. Có thể dùng chất ức chế để làm giảm tốc độ phản ứng. B. Một chất xúc tác có thể là chất xúc tác cho tất cả các phản ứng. C. Trong quá trình sản xuất rượu (ethylic alcohol) từ gạo, người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
- D. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy, dầu hỏa là chất xúc tác trong quá trình này. Câu 28: Trong bài thơ “Hoa với rượu” của nhà thơ Nguyễn Bình đã viết: “ Thấy rét u tôi bọc lại mền Cô nàng cất rượu ủ thêm men” Để tăng tốc độ của phản ứng lên men rượu đối phó với mùa đông lạnh giá, cô gái đã sử dụng yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ chất phản ứng B. Chất xúc tác C. Nhiệt độ D. Kích thước hạt Câu 29: Acid là: A. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+. B. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử phi kim. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+. C. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion âm gốc acid. C. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử phi kim liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion âm gốc acid. Câu 30: Acid có trong dịch dạ dày là: A. Hydrochloric acid B. Acetic acid C. Sulfuric acid D. Hydrobromic acid Câu 31: Để làm cho món phở có mùi vị thơm ngon hơn thì trước khi ăn, người thực khách thường cho thêm giấm. Acid có trong giấm ăn là: A. Hydrochloric acid B. Acetic acid C. Sulfuric acid D. Hydrobromic acid Câu 32: Dung dịch hydrochloric acid (HCl) làm quỳ tím : A. chuyển sang màu xanh B. không đổi màu C. chuyển sang màu đỏ D. mất màu Câu 33: Kim loại nào sau đây có thể phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2? A. Cu B. Zn C. Ag D. Hg Câu 34: Điền vào chỗ trống: "Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm ... . Khi tan trong nước, base tạo ra ion ..." A. Đơn chất, hydrogen, OH− B. Hợp chất, hydroxide, OH− C. Đơn chất, hydroxide, H+ D. Hợp chất, hydrogen, H+ Câu 35: Tìm phát biểu đúng: A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại. B. Axit là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H. C. Base hay còn gọi là kiềm. D. Chỉ có base tan trong nước mới gọi là kiềm. Câu 36: Dãy gồm base tan trong nước là: A. NaOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 B. KOH ; NaOH ; Ba(OH)2 C. Cu(OH)2 ; NaOH ; KOH D. Fe(OH)3 ; Cu(OH)2 ; Ca(OH)2 Câu 37: Điền vào chỗ trống: "Oxide là hợp chất của ... với một nguyên tố khác." A. Oxygen B. Hydrogen C. Nitrogen D. Carbon Câu 38: Oxide là:
- A. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác. B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác. C. Hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen. D. Hỗn hợp của nguyên tố oxygen với một nguyên tố hóa học khác. Câu 40: Cho các oxide sau: CO2, K2O, CaO, BaO, P2O5. Oxide tác dụng với acid để tạo thành muối và nước sau: A. CO2, CaO, BaO B. K2O, CaO, BaO C. K2O, CaO, P2O5 D. CO2, BaO, P2O5 Câu 41: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng: (1) Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen. (2) Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với axit, bazơ, nước. (3) Oxide NO2 khi tan trong nước làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh. (4) Dung dịch acid tạo thành khi cho P2O5 tác dụng với nước là: H3PO4. A. (1) (2) (3) B. (2) (3) (4) C. (1) (2) (4) D. (1) (2) (3) (4) Câu 42: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO? A. Tác dụng với acid. B. Tác dụng với base. C. Tác dụng với oxide acid. D. Tác dụng với muối. Câu 43: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit. B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước. C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Axit, sản phẩm là muối và nước. Câu 44 : Chất có khả năng vừa phản ứng với acid vừa phản ứng với base là : A. Al2O3 B. NaOH C. HCl D. NaCl Câu 45: Điền vào chỗ trống: "Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion ... trong ... bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH+4)." A. OH−, base B. OH−, acid C. H+, acid D. H+, base Câu 46: Muối không tan trong nước là: A. CuSO4 B. CaSO4 C. Ca(NO3)2 D. BaSO4 Câu 47: Dãy muối gồm các chất tan tốt trong nước là: A. NaCl, AgNO3, CaCO3 B. Ba(NO3)2, FeCl2, K2CO3 C. AgCl, BaCl2, Na2CO3 D. Fe(NO3)3, FeCl2, BaCO3 Câu 48: Dựa vào bảng tính tan, em hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các muối carbonate đều tan. B. Tất cả các muối của kim loại K,Na đều tan. C. Tất cả các muối của kim loại Cu,Ag đều tan D. Tất cả các muối sulfate đều không tan. Câu 49: Muối của hydrochloric acid có tên gọi là: A. Muối chloride B. Muối phosphate C. Muối carbonate D. Muối sulfate Câu 50: Tên gọi đầy đủ của hợp chất CuCl2 là: A. Copper chloride. B. Copper (II) chloride C. Copper sulfate D. Copper (II) sulfate Câu 51: Công thức hóa học của magnesium carbonate là: A. Mg(NO3)2 B. MgSO4 C. MgCl2 D. MgCO3 Câu 52: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa: A. FeCl3 B. BaCl2 C. NaNO3 D. K2SO4 Câu 53: Cho phản ứng sau: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O . Chất cần tìm là: A. CO B. Cl2 C. H2 D.CO2 Câu 54: Cho sơ đồ phản ứng sau: X + HCl → ZnCl2 + H2 . Chất thích hợp để điền vào X là:
- A. Zn(OH)2 B. ZnO C. Zn D. ZnCO3 Câu 55: Cho các hỗn hợp: (1) Dung dịch acid và dung dịch base (2) Dung dịch acid và oxide base (3) Dung dịch acid và dung dịch muối (4) Dung dịch base (kiềm) và oxide acid (5) Hai dung dịch muối khác nhau Số trường hợp có thể tạo ra cho sản phẩm có muối là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 56: Đâu là đơn vị đo của khối lượng riêng? A. m3 B. N/m3 C. kg/m3 D. kg/m Câu 57: Đơn vị nào được sử dụng để đo khối lượng riêng theo hệ thống đo lường quốc tế (SI)? A. kg/m3 B. N/m3 C. g/m3 D. N/cm3 Câu 58: Khi một vật được đặt trong chất lỏng, thì nó sẽ chịu tác dụng của một lực có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên . Tên gọi của lực đó là? A. Trọng lực B. Lực ma sát C. Lực đẩy Acsimet D. Lực kéo Câu 59: Đâu là công thức tính lực đẩy Acsimet? A. F = d.V B. P = d.V C. FA = d/V D. FA = d.V B. PHẦN TỰ LUẬN. Bài 1: Cho phương trình phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2. Để điều chế 0,1 mol khí CO2 thì khối lượng của CaCO3 cần dùng là bao nhiêu? Bài 2 : Cho 4,8 gam magnesium (Mg) tác dụng với dung dịch acid hydrochloric (HCl) theo phương trình sau : Mg + HCl → MgCl2 + H2. Khối lượng của muối MgCl2 tạo thành bao nhiêu? Bài 3: Hòa tan 14,4 gam NaCl vào 40,0 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì ta thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính: a) Độ tan của NaCl ở nhiệt độ ? b) Nồng độ phần trăm của dung dịch . Bài 4: a) Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC . Biết ở nhiệt độ đó, khi hòa tan 40,0 gam KNO3 vào trong 95,0 gam nước thì được dung dịch bão hòa. b) Tính nồng độ mol của dung dịch sulfuric acid (H2SO4) biết 250ml dung dịch chứa 9,8 gam H2SO4 Bài 5: Antacid là tên gọi nhóm hợp chất có tính base yếu, được sử dụng trong điều trị dạ dày. Những hoạt chất chính trong nhóm thuốc Antacid là một số hydroxide, thường dùng nhất trong điều trị là aluminium hydroxide Al(OH)3, magnesium hydroxide Mg(OH)2 kết hợp với các chất khác . Biết trong dịch dạ dày có hydrochloric acid . a) Hãy cho biết công thức hóa học của acid đó có trong dịch dạ dày. b) Tại sao khi bị đau dạ dày, bệnh nhân uống thuốc lại có cảm giác các cơn đau giảm đi? c) Viết phương trình hóa học xảy ra. Bài 6: a) Hãy nêu các quy tắc bón phân hiệu quả tối đa. b) Hãy nêu các tác hại khi bón phân dư thừa ? c) Em hãy đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.
- Bài 7: Một khối hình hộp chữ nhật có kích thước 3cm x 4 cm x 5 cm, khối lượng 48 gam. Khối lượng riêng của vật liệu làm khối hình hộp là là bao nhiêu ? Bài 8: Một cái dầm sắt có thể tích là 60 dm3, biết khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3. Tính khối lượng của dầm sắt. Bài 9: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi có khối lượng m thì ba bạn Tí, Tèo, Na đưa ra ý kiến như sau: - Bạn Tí : Mình chỉ cần một cái cân là đủ. - Bạn Tèo: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng. - Bạn Na: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ! Theo em, em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? Bài 10: Nếu thả dầu ăn vào nước thì dầu ăn nổi trên nước, bởi vì khối lượng riêng của dầu ăn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Vậy nếu thả sắt vào thủy ngân thì sắt có bị chìm trong thủy ngân không? Vì sao? Biết : Dsắt = 7800 kg/m3 ; Dthủy ngân = 13600 kg/m3 -----------------------------------------HẾT----------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ
5 p | 14 | 5
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Huệ
5 p | 14 | 4
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường Vinschool, Hà Nội
13 p | 14 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức
5 p | 9 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 12 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
9 p | 13 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
9 p | 11 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường Vinschool, Hà Nội
11 p | 16 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường Vinschool, Hà Nội
12 p | 9 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Văn Ơn
5 p | 18 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thạch Bàn
10 p | 20 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội
4 p | 36 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 13 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 15 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN (Phân môn Hóa học) lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 18 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 29 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 17 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Du
5 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn