intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN VIẾT TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ (LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH)

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

232
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó một viên chức hay nhà quản lý công hoặc tư phải đưa ra quyết định… Các tình huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh khác nhau mà viên chức hay nhà quản lý đó phải cân nhắc khi ra quyết định, và với những thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn vào lúc đó” (Gomez-Ibanez, 1986).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN VIẾT TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ (LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH)

  1. HƯỚNG DẪN VIẾT TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ (LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH) Ngô Văn Giang Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Kinh tế - Kế hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Khái niệm về tình huống QLNN 2. Trình tự và nội dung viết một bài tình huống 3. Hình thức trình bày
  3. TÌNH HUỐNG LÀ GÌ? “Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó một viên chức hay nhà quản lý công hoặc tư phải đưa ra quyết định… Các tình huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh khác nhau mà viên chức hay nhà quản lý đó phải cân nhắc khi ra quyết định, và với những thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thu ẫn vào lúc đó” (Gomez-Ibanez, 1986).
  4. TÌNH HUỐNG LÀ GÌ? “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học.” (Boehrer, 1995)
  5. KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG QLNN Tình huống QLNN là việc mô tả một sự kiện, một vụ việc xảy ra hoặc có thể xảy ra trong hoạt động QLNN đặt ra những vấn đề trước cán bộ, công chức nhà nước, đòi hỏi cán bộ, công chức có thẩm quyền và thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phương án và giải pháp để giải quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng QLNN
  6. MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TÌNH HUỐNG QLNN - Là việc mô tả về một sự kiện, một sự việc xảy ra trong hoạt động QLNN - Sự kiện, vụ việc xảy ra trong QLNN phải xuất hiện các vấn đề đòi hỏi cán bộ công chức phải phân tích và tìm cách đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết - Tình huống phải phản ánh thực trạng
  7. MỘT SỐ YẾU TỐ (tiếp) * Một số trường hợp không phải tình huống QLNN: - Việc mô tả tình hình, thực trạng một hoạt động QLNN nào đó mặc dù qua tình hình, thực trạng đó cũng xu ất hiện các vấn đề cần giải quyết - Một sự kiện, vụ việc không liên quan chức năng QLNN (hay nói cách khác không liên quan đến trách nhiệm xử lý của cán bộ, công chức theo thẩm quyền QLNN) * Trong trường hợp việc mô tả được hư cấu vẫn phải đảm bảo tính hiện thực của nó (sự kiện, vụ việc đó có thể xẩy ra, thường xẩy ra ở nơi này, nơi khác trong hoạt động QLNN)
  8. MỘT TÌNH HUỐNG TỐT - Ngắn gọn, viết tốt - Mang tính khiêu khích - Đầy những mâu thuẫn, mơ hồ và có thể có nhiều phản ứng mâu thuẫn nhau - Gây thích thú cho học viên - Có thể phân tích từ nhiều hướng lý thuyết - Có trọng tâm, và tự thân tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin
  9. MỘT TÌNH HUỐNG DỞ  Quá rõ ràng: kết quả được xác định và quá rõ ràng ngay từ ban đầu  Dài dòng lê thê, chứa quá nhiều chi tiết  Chỉ có một cách diễn dịch  Trình bày toàn bộ sự việc, hoặc chứa đựng tất cả những khía cạnh để tự phân tích  Nhàm chán đối với học viên  Thiếu những thông tin căn bản
  10. MỘT TÌNH HUỐNG DỞ (tiếp)  Trình bày rườm rà, luôm thuộm với những bảng số liệu khó hiểu  Tập trung quá nhiều vào một cá nhân ra quy ết đ ịnh chính sách  Thể hiện ý kiến thiên lệch  Thiếu vẻ mơ hồ, tính căng thẳng hay hồi hộp  Quá cá biệt nên khó liên hệ với những phần khác của môn học
  11. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG VIẾT BÀI TÌNH HUỐNG QLNN 1. Mô tả tình huống Là kể lại (viết lại) câu chuyện về sự kiện, vụ việc đã xảy ra hoặc dự kiến có thể xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước
  12. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) Một số lưu ý về phương pháp và yêu cầu của việc mô tả tình huống: - Cố gắng trình bày tình huống như là một câu chuyện, viết theo lối kể chuyện để gây sự hấp dẫn nhưng vẫn phải đảm bảo văn phong, ngôn ngữ hành chính - Trình tự câu chuyện được trình bày chặt chẽ, logic về thời gian và không gian - Các dữ liệu đưa vào cốt chuyện là sự việc, văn bản có thật nhưng có thể thay đổi địa danh, nhân vật để không gây sự bất tiện hoặc là những dữ liệu hư cấu nhưng phải hợp logic câu chuyện và phản ánh thực tiễn
  13. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) Một số lưu ý: - Kết thúc việc mô tả (câu chuyện kể) là những vấn đề "mở" đặt ra cho cán bộ, công chức phải suy nghĩ tìm cách để giải quyết. Các vấn đề mà câu chuyện đặt ra càng phức tạp và gợi mở nhiều phương án giải quyết thì tình huống càng có sức hấp dẫn và kích thích sự tham gia không những của bản thân mà còn cho cả đọc giả - Cố gắng tránh các tình huống "pháp lý" chỉ có một cách giải quyết duy nhất đúng hoặc các tình huống khác mà sau khi đọc đã thấy ngay cách giải quyết duy nhất, không có cách giải quyết thứ 2, thứ 3 khác
  14. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) 2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả - Là bước và nội dung quan trọng của xử lý tình hu ống, qua đây thể hiện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, vụ việc diễn ra. Đây cũng là cơ sở để xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình hu ống cũng như đề xuất các kiến nghị ở phần sau - Tùy thuộc từng tình huống cụ thể mà phân tích các nguyên nhân và hậu quả của sự kiện, vụ việc đó
  15. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) 2.1. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan Có thể là: + Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vụ việc + Thiếu sót trong tổ chức và hoạt động QLNN cấp trên (hoặc động điều hành, sử dụng thẩm quyền, công tác quy hoạch, kế hoạch, hoạt động kiểm tra, kiểm soát...)
  16. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) 2.1. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan Có thể là: + Sự thiếu trách nhiệm, sa sút phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc + Sự kém hiểu biết pháp luật của nhân dân, những người liên đới đến vụ việc xảy ra + Sự mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan nhà n ước hoặc mâu thuẫn trong nhân dân
  17. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) 2.2. Hậu quả Tình huống có thể xảy ra hậu quả trên các khía cạnh: - Gây ảnh hưởng tới chính trị - Thiệt hại về kinh tế cho tổ chức, cá nhân - Sự mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức và giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân - Sự giảm sút pháp chế XHCN
  18. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) 3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Mục tiêu xử lý tình huống nói chung thường xoay quanh các đích sau: - Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra Ví dụ: Giải quyết các rắc rối trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình công cộng thì rõ ràng mục tiêu hàng đầu là phải giải phóng được mặt bằng kịp thời hạn để thi công theo tiến độ đã định - Tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước - Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, của tổ chức xã hội và của công dân
  19. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) 4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống - Mặt mạnh, lợi thế của phương án: + Đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đặt ra, các mặt nhược điểm, khuyết điểm của phương án có thể chấp nhận được + Có tình, có lý, giải quyết vụ việc trên cơ sở kết h ợp giữa pháp lý và đạo lý được sự ủng hộ của nhân dân + Có tính khả thi: Trong thực tế có những phương án rất lý tưởng nhưng không được lựa chọn vì chúng không có tính khả thi, chỉ tồn tại trên lý thuyết - Mặt bất lợi, yếu điểm của phương án:
  20. TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp) * Điểm cần lưu ý: - Việc đánh giá chất lượng của việc lựa chọn phương án ngoài mặt chủ yếu là sự đúng, sai của phương án được lựa chọn còn cần chú ý tới kỹ năng phân tích và lựa chọn quyết định, tức là khả năng lập luận để đi đến quyết định cuối cùng - Vì vậy, một tình huống như nhau có thể có sự lựa chọn các phương án giải quyết khác nhau. Vấn đề là ở chỗ khi chọn phương án nào học viên phải phân tích lập luận cho ý kiến quyết định của mình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2