intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huyết áp Cao (Phần 2)

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu Chứng Lâm Sàng a- Theo YHHĐ Tổ chức YTT.Giới phân bệnh HA cao làm 3 giai đoạn: + Giai Đoạn I: người bệnh ở trạng thái dễ bị kích thích, thường hay kêu đầu đau, đau về buổi sáng và sau khi làm việc căng thẳng, đau từng cơn, cơn ngắn vài giờ hoặc cả ngày, có thể có cơn đau vùng tim (30%), có triệu chứng này chứng tỏ có dấu hiệu co thắt của động mạch vành. Người bệnh mệt mỏi, hồi hộp mặt đỏ hoặc tái do co thắt mạch máu (HA tăng lên có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huyết áp Cao (Phần 2)

  1. Huyết áp Cao – Phần 2 F- Triệu Chứng Lâm Sàng a- Theo YHHĐ Tổ chức YTT.Giới phân bệnh HA cao làm 3 giai đoạn: + Giai Đoạn I: người bệnh ở trạng thái dễ bị kích thích, thường hay kêu đầu đau, đau về buổi sáng và sau khi làm việc căng thẳng, đau từng cơn, cơn ngắn vài giờ hoặc cả ngày, có thể có cơn đau vùng tim (30%), có triệu chứng này chứng tỏ có dấu hiệu co thắt của động mạch vành. Người bệnh mệt mỏi, hồi hộp mặt đỏ hoặc tái do co thắt mạch máu (HA tăng lên có người mặt đỏ có người mặt tái không nhất định). Sờ mạch tay quay thấy đập căng, mỏm tim đập mạnh, có tiếng thổi Tâm thu cơ năng, HA dao động, trường hợp này nên làm các nghiệm pháp xem HA có cao không:
  2. 1- Nghiệm pháp ngừng thở: gây hiện tượng thiếu oxy, gây co mạch, HA sẽ cao (ngưng chừng một phút sẽ đo). 2- Ngâm chân vào nước lạnh 40C chừng 2 - 3 phút, gặp lạnh mạch máu sẽ co lại, HA sẽ tăng lên (nếu đúng thì HA sẽ cao lên). * Giai Đoạn 2: HA cao thường xuyên có cơn cao kịch phát, đầu đau dữ dội, thở khó, phù phổi cấp do thất trái suy cấp. HA tối đa có khi lên đến 220/100mmHg, có thể bị xuất huyết não, hôn mê. . Dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não: chóng mặt, tai ù, muốn ói, đầu nhức dữ dội, có khi phát âm không rõ, có khi có hơi thoáng liệt, có khi ngất lịm... . Đối với võng mạc: thị lự c giảm, có dấu hiệu ruồi bay hoặc sương mù, soi đáy mắt thấy mao mạch ngoằn ngoèo, phù nề hoặc xuất huyết. . Đối với tim: có tiếng thổi tâm thu, nghe được tiếng thứ 2 do động mạch xơ cứng. Có cơn đau thắt ngực, loạn dưỡng cơ tim, nhồi máu cơ tim. . Đối với thận: bị thiếu máu nhẹ ở thận gây rối loạn chức năng thận,nước tiểu có hồng cầu hình trụ. +Giai Đoạn 3: Triệu chứng lâm sàng giống giai đoạn II nhưng nặng hơn. HA cao cố định, nếu tụt xuống là nguy vì đã suy tuần hoàn nặng rồi. Người bệnh thấy đầu đau, mất ngủ, trí nhớ giảm, mất khả năng lao động.
  3. Cơn đau thắt tim tăng lên nhiều, suy tim độ 3,4, đe dọa nhồ máu cơ tim, xuất hiện phù nề, gan to, cổ trướng, tổn thương tuần hoàn não, muốn ói, co giật, bán hôn mê, xuất huyết não, không có đe dọa phù phổi cấp vì tuần hoàn đã giảm nhiều rồi. . Mắt: tổn thương mắt nặng, có thể bị mù. . Thận: tổn thương + thận viêm rõ, u rê huyết cao. Ở giai đoạn này (III) xuất huyết não và lượng đàm trong máu cao, người bệnh thường chết do nhồi máu cơ tim. b- Triệu Chứng Lâm Sàng Của HA Cao Theo YHCT Sách ‘Nội Khoa Học’ của Trung Y Thượng Hải và Thành Đô đều nêu ra 4 thể loại HA cao như sau: 1- Huyết Áp Cao Thể CAN DƯƠNG THƯỢNG CAN a - Chứng: Chóng mặt, đầu đau mỗi khi căng thẳng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, dễ tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền. b- Biện Chứng: + Chóng mặt, tai ù, đầu đau do Can dương bốc lên.
  4. + Mặt đỏ, dễ tức giận, ngủ ít, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ là biểu hiện của dương vượng. + Mạch Huyền là biểu tượng của Can. c- Nguyên Nhân: Giận dữ làm hại Can, Can uất hóa hỏa, Can âm bị tổn thương, hao tổn, làm cho Can dương bùng lên gây ra bệnh. d- ĐiềuTrị: . Bình Can, tiềm dương, thanh hỏa, tức phong (T. Hải). . Bình Can, tiềm dương, tư dưỡng Can Thận. (T. Đô). + Sách ‘Nội Khoa Học’ T. Hải và T. Đô cùng dùng bài: Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Tang ký sinh 16g, Ngưu tất 12g, Chi tử 8g, Dạ giao đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Câu đằng 12g, Ích mẫu 16g, Hoàng cầm 12g, Phục linh 12g, Thạch quyết minh 20g. Sắc uống. (Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình Can, tiềm dương ; Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can hỏa; Tang ký sinh để bổ Can, Thận; Dạ giao đằng, Phục linh để dưỡng tâm an thần). + Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ giới thiệu 3 bài thuốc sau:
  5. Giáng Áp Hợp Teà (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Huyền sâm 16g, Hạ khô thảo 16g, Táo nhân (sao) 10g, Địa long 10g, Dạ giao đằng 16g, Câu đằng (cho vào sau) 16g. Sắc uống. Trấn Can Tức Phong Thang Gia Giảm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược 40g, Nhân trần 24g, Mẫu lệ (sống) 40g, Huyền sâm 24g, Ngưu tất 40, Hoa hòe ( sống) 40g, Thiên môn 24g, Sinh địa 40g, Đại giả thạch 40g, Đan sâm 40g, Sung úy tử 24g, Dạ giao đằng 40g, Sắc uống. Ích Âm Tiềm Dương Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Huyền sâm 12g, Cúc hoa 10g, Đại giả thạch 16g, Mạch môn 10g, Câu đằng 10g, Mẫu lệ (sống) 16g, Ngưu tất 10g, Phục linh 10g, Long cốt (sống) 16g, Thuyền thoái 6g, Viễn chí 6g. Sắc uống. Tam Long Thang (Viện Nghiên Cứu Trung Y Trung Quốc): Long cốt (nấu trước) 30g, Long đởm thảo 10g, Tang chi 16g, Mẫu lệ (nấu trước) 16g, Linh từ thạch 30g, Tang diệp 10g, Địa long (khô) 16g. Sắc uống. Thanh Huyễn Giáng Áp Thang (Y Viện Thiên Tân): Trúc nhự 10g, Long đởm thảo 10g, Xương bồ 10g, Phục linh 16g, Tang ký sinh 10g, Long cốt 12g, Thiên ma 10g, Hạ khô thảo 10g, Mẫu lệ 16g, Hoàng cầm 10g, Xuyên khung 6g, Chi tử 10g. Sắc uống.
  6. Hạ Ký Cầm Thược Thang (Trung Y Viện Thường Xuân): Hạ khô thảo 30g, Hoàng cầm 16g, Mẫu lệ 50g, Tang ký sinh 20g, Bạch thược 24g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 36g. Sắc uống. Thanh Giáng Thang (Y Viện Giang Tô): Tang bạch bì 30g, Địa cốt bì 30g. Sắc uống. Linh Dương Giác Thang (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Linh dương giác 4g, Quy bản 32g, Đơn bì 6g, Hạ khô thảo 6g, Sinh địa 24g, Sài hồ 4g, Thạch quyết minh 32g, Bạch thược 8g, Bạc hà 4g, Thuyền thoái 4g, Cúc hoa 8g, Táo 10 trái. Sắc uống. Linh Giác Câu Đằng Thang (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Linh giác phiến 4g, Sinh địa 20g, Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 12g, Bạch thược 12g, Bối mẫu 8g, Phục thần 12g, Trúc nhự 20g, Cam thảo 2,8g. Sắc uống. Trấn Tĩnh Khí Phù Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Thanh long xỉ 6g, Đại giả thạch 6g, Bá tử nhân 12g, Mẫu lệ (sống) 24g, Ích trí nhân 12g, Phục thần 12g, Tuyền phúc hoa 12g. Sắc uống. Tiềm Dương Tư Giáng Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Quy bản (nướng ) 18g, Nữ trinh tử 16g, Thục địa12g, Linh từ thạch 4g, Thuyền thoái 4g, Sinh địa 12g, Hắc đậu y 12g, Cúc hoa 12g, A giao 8g. Sắc uống.
  7. Trị Can Phong Thượng Thoán Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Sinh địa 24g, Câu đằng 12g, Bạch tật lê 12g, Bạch thược 12g, Cúc hoa 12g, Thiên ma 12g, Đơn bì 4g, Quất hồng 4g. Sắc uống. Trị Nội Phong Thần Bất Mỵ An Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Đan sâm 12g, Táo nhân 16g, Sinh địa 20g, Huyền sâm12g, Viễn chí 6g, Thiên môn 8g, Phục thần 16g, Xương bồ 32g, Mạch môn 8g, Cát cánh 4g, Chu sa 1,6g. Sắc uống. Tiêu Dao Hạ Áp Thang (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học): Đơn bì, Chi tử, Hoàng cầm, Cúc hoa, Sài hồ, Bạch linh, Câu đằng, Hạ khô thảo, Đương quy, Bạc hà. Sắc uống. 2- Huyết Áp Cao Thể ĐỜM TRỌC TRUNG TRỞ a- Chứng: Đầu choáng váng và nặng nề, hông bụng buồn đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu Hoạt (T.Hải), Huyền Hoạt(T.Đô) b- Biện Chứng: . Đầu choáng, nặng nề: do đờm trọc ngăn trở thanh khí không đưa được lên đầu. . Bụng đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì: do đờm trọc ngăn trở trung tiêu gây ra. . Mạch Nhu biểu hiện của Thấp, mạch Hoạt biểu hiện của Đờm. c- Nguyên Nhân :
  8. Do ăn nhiều các thức béo, bổ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương khiến cho thanh dương không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây ra bệnh. d- Điều Trị: + Táo thấp, tiêu đờm (T.Hải). + Táo thấp, bổ Tỳ, hóa đờm, khứ phong (T.Đô). - Sách ‘ Nội Khoa Học’ T.Hải và T.Đô đều dùng bài: Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Y Học Tâm Ngộ): Bán hạ (chế) 6g, Câu đằng 16g, Cam thảo 6g, Ý dĩ 16g, Tang ký sinh 16g, Thiên ma 16g, Trần bì 6g, Bạch truật 12g, Ngưu tất 16g, Phục linh 12g. Sắc uống. (Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo để hóa thấp, trừ đờm; Bạch truật kiện Tỳ; Thiên ma trị chóng mặt (huyễn vậng), Ngưu tất hạ áp; Tang ký sinh làm nhẹ đầu, hết chóng mặt). Một Số Bài Thuốc Tham Khảo Tức Phong Giáng Áp Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Toàn phúc hoa 16g, Ngưu giác tai 20g, Ngô công 3 con, Trân châu mẫu 24g, Thiên ma 16g, Toàn yết 6g, Thạch quyết minh 40g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 16g, Đại giả thạch 30g, Qua lâu 16g, Đởm tinh 10g. Sắc uống.
  9. Bát Vị Giáng Áp Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Câu đằng (song) 16g, Mã đâu linh 30g, Ngưu tất 16g, Thích tật lê 16g, Hạ khô thảo 30g, Đan sâm 30g, Đại giả thạch 30g, Đơn bì (phấn) 16g. Sắc uống. Hoàng Tinh Tứ Thảo Thang (Y Viện Bắc Kinh): Hoàng tinh 20g, Ích mẫu thảo16g, Hy thiêm thảo 16g, Hạ khô thảo 16g, Xa tiền thảo 16g. Sắc uống. * Phương Thuốc Đơn Giản + Theo Nội Khoa Học Thành Đô: - Trạch tả 30g, Bạch truật 12g. Sắc uống. - Trần bì 6g, Bán hạ 10g. Sắc uống. - Phục linh 10g, Sinh khương 10g. Sắc uống. 3- Huyết Áp Cao Thể THẬN TINH BẤT TÚC a- Chứng: Chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, lưng gối đau yếu, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm,Tế. (Dương hư). . Nếu thiên về âm hư: lòng bàn tay, chân và ngực nóng + bứt rứt (ngũ tâm phiền nhiệt), lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế (T.Hải) hoặc Huyền Tế Sác (T.Đô). b- Biện Chứng:
  10. + Thận tàng tinh, sinh tủy, Thận hư yếu gây ra di tinh, Thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên. + Lưng đau: dấu hiệu Thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của Thận). + Thận chủ xương, Thận hư làm cho xương đau. + Thận khai khiếu ra tai, Thận hư sinh ra tai ù. + Chân tay lạnh: dấu hiệu thiên về dương hư.(dương hư sinh ngoại hàn). + Mạch Trầm,Tế: Thận dương hư. + Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt). c- Nguyên Nhân: Do tiên thiên suy yếu hoặc lao lực khó nhọc làm cho Thận tinh khô, Thận suy không sinh được tủy, tủy không thông được lên não gây ra bệnh. d- Điều Trị: + Thiên về dương hư: bổ Thận, trợ dương, dùng bài Hữu Quy Hoàn. + Thiên về âm hư: bổ Thận, ích âm, dùng bài Tả Quy Hoàn. Hữu Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 320g, Phụ tử (chế) 80g, Nhục quế 80g, Sơn thù 120g, Câu kỷ tử 160g, Sơn dược 160g, Lộc giác giao 160g, Thỏ ty tử 180g, Đỗ trọng 160g,
  11. Đương quy 120g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 8 - 12g, với nước muối nhạt. (Thục địa tư âm, bổ thận, thêm tinh, ích tủy, sinh huyết ; Sơn thù bổ Can Thận, thu sáp tinh khí ; Sơn dược kiện Tỳ ; Câu kỷ tư,û Thỏ ty tử, Đỗ trọng để ôn dương cho Can Thận; Đương quy, Lộc giác giao bổ sung tinh huyết ; Nhục quế, Phụ tử để bổ Thận dương (theo ý: ‘Khéo bổ dương tất phải trọng cầu âm’). Tả Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 320g, Quy bản (cao) 160g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Lộc giác giao 160g, Ngưu tất 120g, Câu kỷ tử 160g, Thỏ ty tử 160g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 8 - 12g, với nước muối loãng. (Thục địa tư âm, bổ Thận, thêm tinh, sinh huyết ; Sơn thù bổ Can, Thận, thu sáp tinh khí; Sơn dược kiện Tỳ ; Câu kỷ tử, Thỏ ty tử bổ ích Can, Thận ; Quy bản, Lộc giác giao bổ tinh huyết, Ngưu tất cường tráng gân cốt, dẫn hỏa xuống).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2