intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Huyết áp: Người sợ lên cao, kẻ e xuống thấp

Chia sẻ: Pepo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người quan niệm huyết áp thấp thì chỉ cần tăng bồi bổ là ổn, nên bệnh này tuy khá phổ biến trong cộng đồng, song ít được quan tâm chữa trị. Ai, tại sao, ở đâu, thế nào? Huyết áp thấp không chỉ gặp ở người gầy, mà cả những người béo, dư cân cũng có thể bị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Huyết áp: Người sợ lên cao, kẻ e xuống thấp

  1. Huyết áp: Người sợ lên cao, kẻ e xuống thấp Nhiều người quan niệm huyết áp thấp thì chỉ cần tăng bồi bổ là ổn, nên bệnh này tuy khá phổ biến trong cộng đồng, song ít được quan tâm chữa trị. Ai, tại sao, ở đâu, thế nào? Huyết áp thấp không chỉ gặp ở người gầy, mà cả những người béo, dư cân cũng có thể bị. Theo một số thống kê, hiện nay huyết áp thấp chiếm khoảng 5 - 7% dân số trưởng thành. Phái nữ mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần. Cuộc sống căng thẳng, môi trường làm việc ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng hóa chất trong thực phẩm đã làm cho bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng và không trừ một ai. Khi nào được coi là bị chứng huyết áp thấp? Theo quy định của y học, thường xuyên có chỉ số huyết áp tối đa trên tối thiểu dưới 100/60 thì được xem là huyết áp thấp. Có hai loại huyết áp thấp là huyết áp thấp cơ địa và huyết áp thấp bệnh lý. Huyết áp thấp cơ địa là do thể trạng hoặc di truyền, hay gặp ở những vận động viên hoạt động thể lực thường xuyên và những người sống ở vùng cao. Huyết áp thấp bệnh lý là do giảm
  2. trương lực thần kinh mạch máu, hoặc là hậu quả của các bệnh khác như thiếu máu, viêm gan, viêm họng, viêm đường mật, bệnh do ký sinh trùng... Nói chung, huyết áp thấp dù do cơ địa hay thứ phát cũng đều có thể gây ra những rối loạn như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt (nhất là khi thay đổi tư thế), rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, lạnh tay chân. Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Và một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não (chiếm tỷ lệ 10 - 15%) giống như tăng huyết áp. Không muốn mất bò thì hãy lo làm chuồng Để tránh những tác động cũng như biến chứng xấu từ tình trạng huyết áp thấp, nên thực hiện một số biện pháp dự phòng sau:
  3. - Thay đổi tư thế đúng: Khi ngủ, máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy; để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên. Trong sinh hoạt hằng ngày cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột. - Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. - Người bị huyết áp thấp nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya. Khác với cách hiểu sai lầm là huyết áp thấp do thiếu máu nên cần bồi bổ, người bị huyết áp thấp không nên ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo..., nên ăn mặn hơn bình thường, dùng nước khoáng mặn hằng ngày càng tốt. Cũng cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch. Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý. Nhân sâm: thảo dược cho người huyết áp thấp Nhân sâm có tác dụng làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm tăng huyết áp, kích thích thần kinh và hô hấp. Nhưng nếu sử dụng liều cao, nhân sâm lại có tác dụng ức chế tim mạnh và làm hạ huyết áp. Nhân sâm còn giúp làm giảm cholesterol máu, giảm
  4. cholesterol LDL có hại và tăng cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Không nên dùng nhân sâm trong các trường hợp sốt cao, nhiễm trùng cấp tính, bệnh suyễn, huyết áp cao, ra máu kinh quá nhiều, chảy máu cam. Đông y cho rằng, nhân sâm "thương âm động hỏa" nên người cao huyết áp không nên dùng; ngoài ra cũng không nên dùng nhân sâm cùng với hải sản. Nhân sâm có thể dùng riêng hay kết hợp với một số vị thuốc khác như gừng, cam thảo, chế phụ tử để chữa bệnh huyết áp thấp. * Ứng dụng chữa bệnh huyết áp thấp: nhân sâm 2 - 3g, can khương 2g, gừng khô 2g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc độ sâm thang: nhân sâm 4g, chưng cách thủy, uống nhiều lần trong ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2