intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ( DEEP VENOUSTHROMBOSIS )

Chia sẻ: Than Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ MỨC ĐỘ MẮC BỆNH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? một triệu bệnh nhân mỗi năm ở Hoa Kỳ. 2/ KỂ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NÊN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU.   Tuổi 70. Ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang được điều trị trong vòng 6 tháng nay. Phẫu thuật hoặc chấn thương vùng chậu hoặc chi dưới. Bất cứ phẫu thuật nào cần gây mê toàn thân trên 30 phút. Du lịch trên 1000 dậm 12 tuần trước đây. Điều trị bằng estrogen/progestérone. Tình trạng hậu sản. Những tình trạng tăng đông máu, bao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ( DEEP VENOUSTHROMBOSIS )

  1. HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ( DEEP VENOUSTHROMBOSIS ) 1/ MỨC ĐỘ MẮC BỆNH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? một triệu bệnh nhân mỗi năm ở Hoa Kỳ.  2/ KỂ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NÊN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU. Tuổi > 70.  Ung thư đang trong thời kỳ hoạt động hoặc đang đ ược điều trị  trong vòng 6 tháng nay. Phẫu thuật hoặc chấn thương vùng chậu hoặc chi dưới.  Bất cứ phẫu thuật nào cần gây mê toàn thân trên 30 phút.  Du lịch trên 1000 dậm 12 tuần trước đây.  Điều trị bằng estrogen/progestérone.  Tình trạng hậu sản.  Những tình trạng tăng đông máu, bao gồm circulating lupus  anticoagulant, thiếu hụt antithrombin III, và thiếu hụt protein C hay S. Liệt giường trên 3 ngày hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần trước  đó.
  2. 3/ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU PHÁT XUẤT TỪ ĐÂU ? Hơn 95% trường hợp phát sinh từ các tĩnh mạch sâu của chi dưới.  Phần lớn các trường hợp phát xuất từ xoang valve (valve sinuses)  của các tĩnh mạch bắp chân (calf veins). 4/ NGUỒN GỐC THƯỜNG THẤY CỦA NGHẼN MẠCH PHỐI Huyết khối tĩnh mạch bắp chân (calf vein thrombosis), có thể lan lên trên vào hệ tĩnh mạch sâu, gây huyết khối các tĩnh mạch kheo (popliteal), đùi (femoral) hoặc chậu (iliac) (hoặc là một phối hợp các tĩnh mạch). Các huyết khối tĩnh mạch sâu của các tĩnh mạch gần (proximal) này là nguyên nhân của hơn 90% nghẽn mạch phổi (pulmonary emboli). 5/ CÓ TRIỆU CHỨNG CỔ ĐIỂN VÀ DẤU CHỨNG KHÁM VẬT LÝ CỦA BỆNH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI KHÔNG ? Các thầy thuốc được dạy ở trường rằng ở các bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu, cẳng chân sưng và đau và lúc khám vật lý thì b ệnh nhân có một cẳng chân sưng và đỏ, sờ được một dây thừng nhỏ và có d ấu hiệu Homans dương tính.Trên thực tế, chỉ có một nửa bệnh nhân có những triệu chứng và d ấu chứng này, vi vậy quan trọng hơn hết là cần phải nghi ngờ chứng huyết khối tĩnh mạch nơi những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. 6/ NH ỮNG BỆNH NÀO KHÁC CÓ THỂ CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU CHỨNG TƯƠNG TỰ ?
  3. Viêm tĩnh mạch huyết khối nông (superficial thrombophlebitis), đụng dập (contusion), bọc máu (hematoma), kyste Baker, viêm mô tế b ào (cellulitis) và căng cơ (muscle strain). 7/ KỂ 4 TRIỆU CHỨNG CỦA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? sưng một bên chi.  đau vùng bắp chân.  căng phồng tĩnh mạch.  dấu chứng Homans.  8/ DẤU CHỨNG HOMANS LÀ GÌ ? đau bắp chân lúc gấp bàn chân (calf pain with dorsiflexion of the  foot) không trung thực : độ chính xác khoảng 50%.  9/ D-DIMERE CÓ HỮU ÍCH TRONG CHẤN ĐOÁN HUYẾT KHỐI-TẮC MẠCH CẤP TÍNH (ACUTE VENOUS THROMBOEMBOLISM) KHÔNG ? D-dimer là thoái hóa của fibronectin, được tìm thấy với nồng độ  cao trong máu của bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch cấp tính (acute venous thrombosis). Nồng độ D-dimer tăng cao với tuổi và cũng có thể tăng cao trong  những bệnh khác như sepsis, nhồi máu cơ tim hay đột quy mới xảy ra, mới được giải phẫu hay bị chấn thương, đông máu rải rác trong
  4. long mạch (DIC : disseminated intravascular coagulation), bệnh collagen mạch máu đang hoạt động, ung thư di căn và bệnh gan. Đo D -dimères bằng ELISA (enzyme-linked immunosorbent assay)  là xét nghiệm chuẩn có giá trị. Một nồng độ dưới 500 ng/ml có thể hữu ích để loại bỏ chẩn đoán khi xét nghiệm quang tuyến cũng âm tính. 10/ TRIADE DE VIRCHOW LÀ GÌ ? ứ máu tĩnh mạch (venous stasis).  tính tăng đông máu (hypercoagulability) (thiếu anti-thrombine III,  protéine C, S). thương tổn nội mạc tĩnh mạch (endothelial injury).  11/ CẦN SỰ HIỆN DIỆN CỦA BAO NHIÊU Y ẾU TỐ CỦA VIRCHOW'S TRIAD ĐỂ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CÓ THỂ XẢY RA ? Trong hầu hết các bệnh nhân với huyết khối tĩnh mạch sâu, ít nhất phải có sự hiện diện 2 trong 3 yếu tố kể trên. 12/ CẦN PHẢI TÌM KIẾM NHỮNG BẤT THƯ ỜNG ĐÔNG MÁU NÀO ? BẤT THƯ ỜNG ĐÔNG MÁU BẨM SINH.  (anomalies constitutionnelles de la coagulation) Thiếu những yếu tố cản đông máu : o Protéine C 
  5. Protéine S  Anti-Thrombine III  Vài bất th ường đông máu bẩm sinh là nguyên nhân của nghẽn mạch phổi nơi các b ệnh nhân trẻ, đôi khi tái phát và có tính chất gia đình : thiếu hụt antithrombine III, protéine C và protéine S. Các bất thường sinh học di truyền này được tìm thấy ở 8% trong số những bệnh nhân bị nghẽn mạch phổi và ở 1 /3 trong số những bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát và có tính cách gia đình. Facteur du système fibrinolytique. o Đề kháng Protéine C activée. o Đề kháng protéine C activée là một bất thường bẩm sinh liên kết với đột biến di truyền của facteur V (được gọi là đột biến Leiden).Tần số mắc phải bất thường này được ước định là 20% nơi những bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu lần đầu tiên và 50% nơi những bệnh nhân bị nghẽn mạch phổi tái phát không rõ nguyên nhân. BẤT THƯ ỜNG ĐÔNG MÁU THỤ ĐẮC :  ACC = antithrombinase o Thrombopénie à l'héparine o CIVD o Syndrome néphrotique o 13/ TRƯỜNG HỢP HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU NÀO LÀM LIÊN TƯỞNG ĐẾN MỘT BẤT THƯỜNG ĐÔNG MÁU ?
  6. Phải luôn luôn tìm kiếm một bất thường đông máu nếu huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi, với huyết khối tĩnh mạch sâu tái đi tái lại nhiều lần hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu không có nguyên nhân làm dễ. 14/ BẤT THƯỜNG ĐÔNG MÁU BẨM SINH XẢY RA NƠI THỂ TẠNG ĐIỂN HÌNH NÀO ? Huyết khối tĩnh mạch sâu tái đi tái lại nhiều lần.  Huyết khối tĩnh mạch sâu nội tạng (não).  15/ BẤT THƯỜNG ĐÔNG MÁU THỤ ĐẮC XẢY RA Ở THỂ TẠNG ĐIỂN HÌNH NÀO ? Maladie du système.  Ung thư.  16/ NGUYÊN NHÂN DI TRUYỀN THƯỜNG GẶP NHẤT CỦA CHI DƯỚI ? Đề kháng protéine C activée.  17/ LÀM THẾ NÀO Đ Ể XÁC LẬP CHẨN ĐOÁN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? nghi ngờ trên lâm sàng.  siêu âm doppler tĩnh mạch (venous duplex scan, échodoppler  veineux). chụp tĩnh mạch (venography, phlébographie) : gold standard. 
  7. 18/ KỂ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG XÂM NHẬP (NONINVASIVE METHODS) ĐỂ CHẮN ĐOÁN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? RADIOFIB RINOGEN LEG SCANNING :  phương pháp đồng vị phóng xạ (méthodes radio- o isotopiques)(fibrinogène marqué). ít được sử dụng o phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu phần dưới của chi dưới. o IMPEDANCE PLETHYSMOGRAPHY :  chứng tỏ sự gia tăng tính dẫn điện của chi. o SIÊU Â M DOPPLER TĨNH MẠCH (DUPLEX  ULTRASOUND) : khám bằng échographie-Doppler tĩnh mạch chi dưới. o tính nhạy cảm và đặc hiệu tùy thuộc vào kỹ thuật viên. o có thể phát hiện với độ chính xác trên 95% các huyết khối o tĩnh mạch sâu cấp tính của phần trên chi dưới (các huyết khối những tĩnh mạch nằm phía trên tĩnh mạch bắp chân). đặc biệt hữu ích trong trường hợp huyết khối các tĩnh mạch o chậu (iliac), đùi (femoral) và kheo. SPIRAL CT VENOGRAPHY :  hiếm khi đ ược sử dụng. o độ nhạy cảm và đặc hiệu tương tự siêu âm. o MRI VENOGRAPHY : 
  8. có thể hữu ích, đặc biệt những bệnh nhân mà kết quả siêu âm o không xác định được. chính xác không những đối với huyết khối tĩnh mạch sâu chi o dưới mà còn cho cả huyết khối tĩnh mạch sâu vùng chậu. 19/ XÉT NGHIỆM N ÀO LÀ GOLD STANDARD TEST ĐỂ CHẤN ĐOÁN HUY ẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? CHỤP TĨNH MẠCH (VENOGRAPHY, PHLEBOGRAPHIE). Chụp tĩnh mạch với chất cản quang (contrast venography) rất nhạy  cảm nhưng liên kết với nhiều biến chứng như xuất ra ngoài mạch chất cản quang (dye extravasation), phản ứng dị ứng và huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra sau thủ thuật nơi 2% bệnh nhân. phương pháp đáng tin cậy nhất nhưng trở nên hiếm được thực hiện.  20/ TẠI SAO CHỤP TĨNH MẠCH HIẾM KHI Đ ƯỢC THỰC HIỆN ? chụp tĩnh mạch (venography, phlébographie) là phương pháp xâm  nhập, đòi hỏi tiêm chất cản quang (contrast), bệnh nhân phải chịu bức xạ (radiation), có thể gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu, khó thực hiện ở những bệnh nhân nằm bất động (phòng hồi sức ICU). 21/ Đ Ộ CHÍNH XÁC CỦA SIÊU ÂM DOPPLER TĨNH MẠCH TRONG CHẨN ĐOÁN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? Siêu âm doppler tĩnh mạch (duplex ultrasound, échographie doppler veineux) có độ nhạy cảm và đ ặc hiệu cao (>90%) trong chẩn đoán huyết
  9. khối tĩnh mạch sâu cấp tính nơi những bệnh nhân có những triệu chứng cấp tính một bên chi làm nghi ngờ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. 22/ KHI NÀO THÌ SIÊU ÂM DOPPLER TĨNH MẠCH ÍT XÁC THỰC HƠN TRONG CHẨN ĐOÁN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? Huyết khối tĩnh mạch sâu chậu (iliac và pelvic thrombosis), các bệnh nhân không có triệu chứng, các bệnh nhân chỉnh hình và huyết khối tĩnh mạch sâu mãn tính. 23/ LÀM THẾ NÀO ĐIỀU TRỊ CỦA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? CHỐNG ĐÔNG MÁU (ANTICOAGULATION) : điều quan  trọng là phải đảm bảo điều trị chống đông máucó hiệu quả bởi vì nguy cơ biến chứng nghẽn mạch phổi gia tăng đáng kể trên những bệnh nhân không được điều trị chống dòng máu đúng đắn trong vòng 24 giờ đầu CẮT BỎ CỤC NGHẺN MẠCH (THROMBECTOMY) VÀ  TAN HUYẾT KHỐI (THROMBOLYSIS) : trong trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu chậu đùi (iliofemoral DVT). TAN HUYẾT KHỐI (THROMBOLYSIS) :  chỉ định dùng rất giới hạn nếu không có nghẽn mạch phổi. o làm cục huyết khối tan nhanh hơn nhưng nguy cơ xuất huyết o dĩ nhiên quan trọng hơn tan huyết khối (thrombolysis) cho phép ngăn ngừa syndrome o postphlébitique.
  10. 24 A/ NHỮNG MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA ĐIỀU TRỊ NGHẼN MẠCH PHỐI VÀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? LÀM SAO ĐẠT ĐƯỢC ? Những mục tiêu chú yếu của điều trị nghẽn mạch phổi (pulmonary embolism) và huyết khối tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis) là ngăn ngừa sự tạo thành thêm nữa cục máu đông, làm tan biến cục máu đông hiện có, và ngăn ngừa các di chứng. Trong giai đoạn cấp tính, nên cho heparin bằng đường tĩnh mạch. Trước hết, người ta tiêm tĩnh mạch trực tiếp 5000 đơn vị héparine standard, Tiếp theo sau đó, tiêm truyền tĩnh mạch liên tục 1000 đơn vị/giờ, bằng bơm tiêm điện, cần thích ứng để duy trì một APTT (activated PTT hay temps de céphaline) với trị số giữa 1,5 và 2,5 lần trị số bình thường. Điều thiết yếu là cần có trị số APTT khởi đầu. Người ta kiểm tra APTT, 6 giờ sau khi bắt đầu héparine liệu pháp. Nếu sự kéo dài của APTT không đủ, người ta tiêm trực tiếp một liều lượng nhỏ héparine và gia tăng tiêm truyền từ 2 -300 đơn vị/giờ. Ngược lại, nếu APTT kéo dài quá mức, người ta giảm liều lượng từ 2 đến 300 đơn vị/giờ, đôi khi ngừng truyền tạm thời. Sau đó, trong tất cả các trường hợp, người ta kiểm tra APTT lần nữa vào 4 đến 6 giờ sau. Một khi tình trạng kháng đông (anticoagulation) được đánh giá là có hiệu quả, người ta chỉ còn kiểm tra APTT một đến hai lần mỗi ngày. Trong trường hợp đề kháng với điều trị, cần đo nồng độ héparine trong máu và nồng độ antithrombine III. Trong trường hợp chảy máu quan trọng, ta có thể tiêm tĩnh mạch 10 mg protamine, lập lại nếu cần. Nói chung liệu pháp héparine được theo đuổi trong khoảng 8 ngày.
  11. Ngay vào ngày thứ ba, nơi b ệnh nhân ổn định, ta có thể bắt đầu cho uống antivitamine K (warfarin). Sau khi đo nồng độ PT ( prothrombin time hay temps de Quick), nói chung, người ta bắt đầu cho acénocoumarol (Sintrom) theo liều lượng 3mg mỗi ngày trong 2 ngày, rồi kiểm tra INR (International Normalised Ratio), mà người ta thường duy trì trị số giữa 2 và 3. Dẫu sao, phải cần vài ngày trong đó điều trị đồng thời với héparine và antivitamine K (Sintrom).Thật vậy, antivitamine K có thể gây nên một tình trạng tăng đông máu (hypercoagulabilité) tạm thời, do giảm nồng độ protéine C. Trên thực tiễn, người ta chỉ ngừng liệu pháp héparine khi hai trị số INR được đo liên tiếp cách nhau 24 giờ vẫn nằm trong vùng điều trị. Thích ứng liều lượng héparine tùy theo APTT Bắt đầu cho héparine 1.250 đơn vị /giờ ; sau 6 giờ và vào những kiểm tra sau đó. ĐÁP ỨNG Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 5000 đơn vị và gia tăng lưu lượng < 45 giây giờ 200 đơn vị/giờ. Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 2000 đơn vị và gia tăng lưu lượng 45-55 giây giờ 100 đơn vị/giờ. 55-90 giây K hông thay đổi
  12. 90- 110 G iảm lưu lượng giờ 100 đ ơn vị/giờ. giây N gưng tiêm truyền trong 1 giờ và giảm lưu lượng giờ 200 > 110 giây đơn vị/giờ. 24 B/ CHỐNG ĐÔNG MÁU ĐUỢC THỰC HIỆN NH Ư THẼ NÀO IV HEPARIN :  Héparine standard : truyền liên tục 5 ngày, sau đó thay thế o bởi antivitamine K. mục đích : activated PTT=55 đến 85. o LMW HEPARIN :  Héparine có trọng lượng phân tử thấp (héparine de bas poids o moléculaire hay HBPM). cũng hiệu quả như héparine standard trong điều trị huyết o khối tĩnh mạch sâu. LMW Heparin được ưa thích sử dụng hơn trong trường hợp o huyết khối tĩnh mạch sâu ít nghiêm trọng. 1mg/kg,chích dưới da, mỗi 12 giờ. o antivitamine K có thể bắt đầu gần như cùng lúc hoặc 3 ngày o sau đó WARFARIN :  Nên bắt đầu sau khi hoặc đồng thời với Heparin. o
  13. Warfarin liệu pháp có thể bắt đầu trong vòng 24 giờ đầu của o liệu pháp heparin với mục tiêu đạt được trị số của INR (international normalized ratio) trong khoảng 2 và 3. Điều quan trọng là tiếp tục cho heparin trong ít nhất 4 ngày và cho đến khi INR nằm trong vùng điều trị trong ít nhất hai ngày. Mặc dầu thời gian tối ưu của điều trị chống đông máu vẫn không chắc chắn, warfarin nên được tiếp tục trong một thời gian toàn bộ 3 đến 6 tháng, đối với các đợt huyết khối tĩnh mạch sâu hay nghẽn mạch phổi. Độ dài của thời gian điều trị tùy thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của những yếu tố nguy cơ và tình trạng huyết khối-nghẽn mạch (thromboembolism) có tái phát hay không. 25/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA HEPARINE STANDARD VÀ LMW HEPARIN ? LMW Héparine được sản xuất bằng fractionnement và  dépolymérisation héparine standard dưới tác dụng của enzyme. So với Héparine Standard, HBPM có tác dụng quan trọng hơn đối  với yếu tố Xa và kém quan trọng hơn đối với Thrombine. HBPM không liên kết với protéine huyết thanh và với những tế bào  nội mô, vì vậy có biodisponibilité lớn hơn và hoạt tính dễ tiên đoán hơn. HBPM được hấp thụ tốt hơn lúc tiêm dưới da và có demi-vie 2 -4  lần d ài hơn so với héparine standard. HBPM ít gây biến chứng thrombocytopénie hơn so với héparine  standard.
  14. 26/ BIOAVAILIBILITIES GIỮA HEPARINE STANDARD VA LMW HEPARIN CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG ? Không  LMW Heparin : 90% bioavailable (biodisponible).  Héparine Standard : 20% bioavalable.  27/ ACTIVATED PTT CÓ CẦN ĐƯỢC THEO DÕI LÚC ĐIỀU TRỊ VỚI LMW HEPARIN ? Không.Các tác dụng của LMW Heparin chủ yếu là lên factor Xa và  ít quan trọng hơn lên thrombine. Mặc dầu điều trị với HBPM tốn kém hơn héparine standard nhưng  vì đường cho thuốc dễ dàng thực hiện (chích dưới da) và lại không phải xét nghiệm máu kiểm tra nên đây là một điều trị tuyệt hảo đứng trên phương diện phí tổn và hiệu quả. 28/ ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU BẮP CHÂN NHƯ THỂ NÀO ? còn được bàn cãi.  nguy cơ biến chứng dưới 5% sau 5 năm.  đối với những bệnh nhân mà nguy cơ huyết khối không đuợc loại  bỏ thì có thể anticoagulation. 29/ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU ? Huyết khối tĩnh mạch sâu không rõ nguyên nhân : 6 tháng. 
  15. Huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát (lần 1) : 6 tháng.  Huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát (lần 2) : 1 năm.  Huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát (lần 3 hoặc hơn) : suốt đời  Ung thư với huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc tình trạng tăng đông  máu (hypercoagulable state) : suốt đời Thời gian điều trị đôi khi giảm còn 6 tuần khi yếu tố nguy cơ hoàn  toàn có thể hồi phục (ví dụ huyết khối tĩnh mạch sâu sau giải phẫu, không biến chứng) và khi có nguy cơ gây biến chứng xuất huyết thật sự (loét dạ dày tá - tràng). một điều trị lâu dài có thể được mong muốn trên những bệnh nhân  có nguy cơ thường trực (ví dụ ung thư ho ặc không xác định được).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2