intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Insulin là gì?

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

552
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Insulin là một loại chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Insulin được tụy tiết ra một cách liên tục suốt 24 giờ trong ngày, số lượng tùy thuộc vào lượng đường do gan cung cấp vào khoảng 200 – 300g/ngày. Lượng insulin này được gọi là lượng insulin nền, khoảng 0,3-0,5 đơn vị/kg tức là vào khoảng 2/3 tổng số insulin trong 24 giờ. Insulin còn được tiết ra theo nhu cầu từng lúc của cơ thể, kích thích chủ yếu là sự tăng đường máu, nhất là sự gia tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Insulin là gì?

  1. Insulin là gì? Insulin dạng ống Insulin là một loại chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Insulin được tụy tiết ra một cách liên tục suốt 24 giờ trong ngày, số lượng tùy thuộc vào lượng đường do gan cung cấp vào khoảng 200 – 300g/ngày.
  2. Lượng insulin này được gọi là lượng insulin nền, khoảng 0,3-0,5 đơn vị/kg tức là vào khoảng 2/3 tổng số insulin trong 24 giờ. Insulin còn được tiết ra theo nhu cầu từng lúc của cơ thể, kích thích chủ yếu là sự tăng đường máu, nhất là sự gia tăng đường máu sau các bữa ăn. Lượng insulin này tùy thuộc vào: * Khối lượng thức ăn đưa vào. * Khả năng kích thích của thức ăn có đường lên tế bào bêta của tụy. Lượng insulin được tiết ra theo ăn uống vào khoảng 0,3 đơn vị/kg. Nhu cầu tổng cộng về insulin trong 24 giờ là 0,7 – 0,8 đơn vị/kg. Ví dụ như một người có cân nặng 50kg cần khoảng 35 – 40 đơn vị/24 giờ, trong đó lượng insulin nền là 25 đơn vị, lượng insulin theo nhịp ăn uống là 15 đơn vị. Vì insulin là chất đạm nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy do đó cần phải tiêm. Ai cần được điều trị bằng insulin 1. Bệnh ĐTĐ tyoe 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin) 2. Bệnh ĐTĐ type 2 Bệnh ĐTĐ type 2 cần được điều trị bằng insulin khi:
  3. * Có các triệu chứng rõ ràng khi không dùng Insulin (týp 1 chậm). - Khát, uống – đái nhiều, ăn nhiều, gầy sút, teo cơ. - Xuất hiện ceton trong nước tiểu. - Tăng đường máu thường xuyên (> 3g/l hoặc > 16 mmol/l). * Các tình huống đòi hỏi phải dùng insulin trong bệnh ĐTĐ týp 2: - Hôn mê tăng đường máu. - Các loại nhiễm trùng: đường hô hấp, tiết niệu, răng và tai mũi họng.. - Tai biến mạc rộng: nhồi máu cơ tim… - Can thiệp phẫu thuật làm nhanh lành sẹo vết thương, vết loét ở chân… - Dùng các thuốc làm tăng đường máu: corticoide (dexammethazon, prenisolon…). - Có các biến chứng ĐTĐ: bệnh lý võng mạc, đau do tổn thương thần kinh trong bệnh lý ĐTĐ… Các chỉ số lâm sàng là rất cơ bản để chuyển đoán bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin, điều trị bằng insulin là bắt buộc, có tính chất liên tục và vĩnh viễn.
  4. Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nguồn gốc các loại insulin 1. Từ nguồn gốc động vật: 2. Từ tụy của bò hay lợn, có khác biệt một chút về cấu trúc so với insulin của người. Ngày nay loại insulin này được tinh chế bằng phương pháp sắc ký đạt độ tinh khiết hóa rất cao. 3. Insulin người: 4. Được sản xuất từ insulin động vật qua các phương pháp: 5. * Bán tổng hợp từ insulin lợn. 6. * Tái tổ hợp gen: là loại insulin trung tính đơn thành phần, được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp AND, sử dụng nấm men làm cơ thể sinh sản đạt đến độ tinh khiết hóa và chất lượng cao nhất, có cấu trúc giống hệt như insulin tự nhiên của người, do vậy ít tạo kháng thể và thời gian tác dụng ngắn hơn. Lưu ý: Nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1ml.
  5. - Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (400 đơn vị/lọ). - Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100 đơn vị đóng trong ống 1,5ml hay 3ml (150 đơn vị hay 300 đơn vị/ống). - Loại dùng cho bơm tiêm nồng độ từ 100 – 500 đơn vị/ml hiện nay chưa có tại Việt Nam. Khi mua insulin cần xem kỹ nồng độ insulin và tổng lượng insulin có trong lọ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2